Bài 3 phương pháp phân tích khối lượng tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả cá...
Trang 1Bài 3 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG
Phân tích khối lượng là phương pháp định lượng cấu tử X thông qua phép cân
II PHÂN LOẠI
1 Phương pháp trực tiếp
Tách X dưới dạng đơn chất hay hợp chất bền, ít tan khỏi mẫu và cân X :
AX → A + X↓
Ví dụ 1
Định độ tro của một chất: nung chất cần xác định độ tro ở nhiệt độ thích hợp cho đến khi lượng tro còn lại đạt khối lượng không đổi Cân lượng tro sẽ xác định được độ tro
Ví dụ 2
Định lượng vàng trong mẫu hợp kim: hòa tan hợp kim có chứa vàng bằng nước cường thủy, thu được dung dịch chứa ion vàng và các ion khác Thêm H2O2 vào dung dịch, ion vàng được khử thành vàng nguyên tố trong khi các ion còn lại không bị ảnh hưởng Vàng được tách khỏi dung dịch, rửa sạch và cân
2 Phương pháp gián tiếp
- Tách X dưới dạng hợp chất dễ bay hơi ra khỏi mẫu: AX → A + X↑
- Cân mẫu trước và sau khi tách
Phương pháp này dùng để xác định độ ẩm hoặc nước kết tinh của mẫu, hoặc hàm lượng chất khí trong mẫu, ví dụ như hàm lượng CO2 trong mẫu đá vôi
Phương pháp gián tiếp còn là phương pháp xác định các khí như CO2, O2, CO… bằng cách hấp thu chất cần xác định vào một hóa chất thích hợp; cân chất này trước và sau khi hấp thu sẽ suy ra lượng chất cần xác định
3 Phương pháp tạo kết tủa
- Hòa tan mẫu để chuyển X thành ion trong dung dịch:
AX → A+ + X−
- Dùng thuốc thử C kết tủa và tách X dưới dạng hợp chất ít tan CX rồi cân CX :
X− + C+ → CX↓
Ví dụ1
Xác định hàm lượng Ba2+ trong mẫu BaCl2.2H2O, hòa tan mẫu và dùng dung dịch H2SO4 kết tủa thành tinh thể BaSO4 Rửa sạch tủa, sấy (nung) và cân BaSO4
Ví dụ 2
Định lượng ion Fe3+: làm kết tủa dưới dạng Fe(OH)3, nung và cân Fe2O3
Trong các phương pháp phân tích khối lượng, phương pháp phân tích kết tủa đóng vai trò quan trọng và được ứng dụng rộng rãi nhất Dù bằng phương pháp nào trong các phương pháp, từ lượng mẫu ban đầu xác định và từ khối lượng cân được có thể tính hàm lượng của X trong mẫu một cách dễ dàng
Trang 2Ưu điểm của phương pháp phân tích khối lượng là dụng cụ đơn giản, độ chính xác cao (nên thường dùng làm phương pháp trọng tài) Sai số hệ thống của phương pháp được quyết định chủ yếu do độ tan của tủa, sai số của cân (có thể khống chế dễ dàng bằng cách chọn dạng tủa, tiến hành tạo tủa ở điều kiện thích hợp và chọn cân phân tích có độ chính xác cao)
Nhược điểm của phương pháp là thao tác phức tạp, mất nhiều thời gian (nửa ngày, thậm chí cả ngày) để thực hiện
III CÁC GIAI ĐOẠN CỦA PP PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG TẠO TỦA
Phương pháp dùng nhiều nhất là chuyển X thành hợp chất ít tan, bao gồm các giai đoạn :
- Tạo tủa
- Lọc và rửa tủa
- Chuyển dạng tủa sang dạng cân
- Cân
Trước khi thực hiện phải chọn mẫu đại diện và tính toán sơ bộ lượng mẫu cần cân để thu được lượng tủa đem cân thích hợp (phụ thuộc vào dạng tủa):
- Tủa tinh thể
- Tủa vô định hình
0,200 − 0,500 g 0,100 − 0,300 g
1 Tạo tủa
1.1 Chọn thuốc thử thích hợp để tạo tủa C + X → CX↓
- Thuốc thử có tính chọn lọc cao (chỉ tạo tủa với cấu tử cần xác định)
- Tủa CX↓ phải có tích số tan đủ bé (< 10−7 − 10−8) để tủa bền, ít tan, tủa tạo thành hoàn toàn, nhưng đồng thời CX↓ phải có tích số tan đủ lớn để tủa thu được là tinh thể càng to càng có lợi cho quá trình phân tích (ít tan, độ tinh khiết cao, ít hấp phụ hay nhiễm bẩn, dễ lọc và rửa tủa)
- Tủa CX↓ có dạng hợp chất xác định, có thể chuyển hoàn toàn sang dạng cân một cách dễ dàng
- Để phản ứng hoàn toàn, thuốc thử thường được dùng thừa từ 10 đến 50% Lượng thuốc thử dùng thừa phải được loại bỏ dễ dàng trong quá trình lọc, rửa tủa Cần lưu ý các phản ứng phụ có thể làm tan tủa khi dùng thừa thuốc thử, ví dụ :
Al3+ + 3OH− → Al(OH)3↓ + OH− → AlO2− (tan) + H2O
hoặc HgI2↓ + 2KI → K2[HgI4] (tan)
1.2 Tiến hành tạo tủa CX↓ ở điều kiện thích hợp
Quá trình tạo tủa gồm hai giai đoạn : tạo mầm tinh thể và phát triển mầm Tinh thể càng to càng dễ lọc rửa và giảm nhiễm bẩn, do đó cần hạn chế số hạt mầm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mầm
Muốn được vậy, sau khi chọn thuốc thử, tiến hành tạo tủa ở các điều kiện sau đây:
- Tiến hành kết tủa từ dung dịch loãng, nóng; thêm chậm thuốc thử vào dung dịch, khuấy đều để làm giảm độ quá bão hòa cục bộ của dung dịch Dung dịch nóng
Trang 3còn giúp giảm hiện tượng hấp phụ các ion lạ gây bẩn tủa và giúp cho tủa không bị tạo thành trạng thái keo
- Tiến hành kết tủa ở pH thấp (ở điều kiện này, kết tủa sẽ tan nhiều) Sau khi tạo tủa xong, đưa dung dịch về pH thích hợp có độ tan của tủa thấp nhất
- Sau khi tạo tủa, để yên một thời gian nhằm tạo điều kiện cho tủa lớn lên gọi
là làm muồi tủa (20 - 30 phút hoặc có thể kéo dài từ 1 đến 6 giờ) Việc làm muồi tủa
thường được tiến hành ở nhiệt độ khá cao nhưng tránh để dung dịch sôi bùng Trong thời gian này, các tinh thể nhỏ sẽ tan ra, bám trở lại vào các tinh thể lớn và làm tủa lớn lên Thời gian làm muồi tủa cần cân nhắc để tránh dẫn đến các sai số khác, ví dụ như sai số do “hậu tủa” do thời gian làm muồi tủa kéo dài
- Để tránh hiện tượng quá bão hòa, còn có thể dùng phương pháp kết tủa đồng thể (hay còn gọi là kết tủa trong môi trường đồng tướng) bằng cách tạo thuốc thử từ từ trong dung dịch phân tích qua một hóa chất trung gian thay vì cho thẳng thuốc thử vào dung dịch Ví dụ, để kết tủa các hydroxyd kim loại, người ta sử dụng phản ứng thủy phân urê (NH2)2CO khi đun sôi dung dịch :
(NH2)2CO + H2O 2 NH3 + CO2
NH3 sinh ra làm tăng pH của dung dịch lên từ từ , tạo kết tủa hydroxid kim loại không tan Quá trình kết tủa đồng thể tạo cho dung dịch có độ quá bão hòa rất thấp, giúp thu được kết tủa tinh thể có kiến trúc tinh thể hoàn chỉnh, thậm chí đối với một số kết tủa vốn là kết tủa vô định hình như kết tủa hydroxid chẳng hạn
Nếu trong điều kiện tạo tủa chắc chắn thu được tủa vô định hình, để giảm sự
hấp phụ tạp chất (tủa vô định hình được tạo thành do sự đông tụ của dung dịch keo nên
có kích thước rất nhỏ, từ 10 A – 1000 o A , nghĩa là có diện tích bề mặt rất lớn nên rất o
dễ hấp phụ tạp chất), cần tạo tủa trong các điều kiện sau đây :
- Dung dịch mẫu và thuốc thử cần nóng và khá đậm đặc để giảm hấp phụ, tủa ít xốp, dễ lắng
- Thuốc thử được thêm nhanh và khuấy đều để chất bẩn không bám được lên tủa
- Ngay sau khi tạo tủa, thêm ngay dung dịch điện ly mạnh để phá lớp điện tích kép trên bề mặt hạt keo, làm tủa dễ đông tụ
- Thêm vào dung dịch một lượng nước nóng trước khi lọc để tách tủa ra khỏi dung dịch và làm giảm nồng độ của cấu tử lạ trong dung dịch
- Tủa được lọc ngay để tránh phản ứng phụ Nếu tủa dễ tan ở nhiệt độ cao thì làm nguội tủa trước khi lọc
Trong thực tế, kết tủa luôn luôn có khả năng bị nhiễm bẩn do kéo theo một số chất có mặt trong dung dịch Hiện tượng này gọi là sự cộng kết (kết tủa theo) Các loại cộng kết gây tác dụng nhiễm bẩn có thể kể như sau:
Hấp phụ bề mặt
Hấp phụ là hiện tượng các cấu tử lạ dạng ion (do thuốc thử dùng thừa hoặc do sự có mặt của một số chất điện li khác) bám vào cấu tử chính, xảy ra mạnh khi tủa chính ở dạng keo hay tinh thể mịn Nếu hấp phụ các anion, kết tủa sẽ mang điện tích âm và có khả năng hấp phụ tiếp các cation khác, làm cho kết tủa bị nhiễm bẩn bởi các
Trang 4tủa khác Quá trình hấp phụ bề mặt có tính chọn lọc (ưu tiên hấp phụ các ion có trong
thành phần kết tủa hoặc những ion có cùng bán kính ion với kết tủa) Có thể làm giảm
hiện tượng hấp phụ bề mặt bằng các biện pháp :
- Tạo tủa tinh thể to hay giảm diện tích bề mặt của kết tủa
- Tạo tủa ở nhiệt độ cao (vì hấp phụ là quá trình tỏa nhiệt)
- Pha loãng dung dịch mẫu và thuốc thử để làm giảm nồng độ tạp chất
- Rửa kết tủa sau khi lọc bằng dung dịch rửa có mặt một số chất điện li có thể
hấp phụ cạnh tranh với các ion gây nhiễm bẩn Các chất điện li còn có tác dụng chống
hiện tượng pepti hóa (tủa vô định hình trở lại trạng thái keo)
Nội cộng kết
Nội cộng kết là hiện tượng gây nhiễm bẩn bên trong hạt kết tủa, do một số tủa
phụ tủa theo cùng với tủa chính Hiện tượng nội cộng kết bao gồm 3 loại chính: cộng
kết đồng hình, cộng kết do sự tạo tủa phụ từ mầm tinh thể của tủa chính và cộng kết
do sự tạo thành hợp chất hóa học
Cộng kết đồng hình
Các vị trí của ion là thành phần của kết tủa ở trong mạng lưới tinh thể bị thay
thế bởi ion khác, thường xảy ra với các ion có điện tích và bán kính giống nhau hoặc
gần giống nhau Ví dụ, khi tạo tủa BaSO4 có mặt Pb2+, một số ion Ba2+ trong mạng lưới
tinh thể của BaSO4 bị thay thế bởi một số ion Pb2+ theo cân bằng :
Ba2+ (tt) + Pb2+ (dd) Ba2+ (dd) + Pb2+ (tt)
Chỉ có thể khắc phục hiện tượng cộng kết đồng hình bằng việc tiến hành kết tủa lại
Cộng kết do sự tạo tủa phụ từ mầm tinh thể của tủa chính
Một số hợp chất không tủa trong điều kiện riêng lẻ, nhưng lại tủa khi cùng hiện
diện với với một chất khác Ví dụ : Fe2(SO4)3 tan, nhưng thêm thuốc thử SO42- vào
dung dịch Ba2+ có lẫn Fe3+, ta có hai phản ứng tạo tủa:
Ba2+ + SO42- BaSO4↓
2Fe3+ + 3SO42- Fe2(SO4)3↓
Giảm hiện tượng này bằng cách chuyển ion ảnh hưởng sang dạng khác, ví dụ
Fe3+ → Fe2+
(cộng kết) (không cộng kết)
Cộng kết do tạo thành hợp chất hóa học
Khi thực hiện phản ứng tạo tủa Ba2+ bằng SO42 trong dung dịch có Fe2(SO4)3 , ngoài
phản ứng tạo tủa:
Ba2+ + SO4 2- BaSO4↓
Fe3+ có thể tạo phức với SO4 2- thành [Fe(SO4)2] - Ion phức này tác dụng với Ba2+ tạo
thành hợp chất bền:
Ba2+ + 2 [Fe(SO4)2] - Ba[Fe(SO4)2]2 ↓
Cộng kết do sự hấp lưu
Cộng kết do sự hấp lưu là hiện tượng bẩn bị giữ trong tủa trong quá trình lớn
lên của tinh thể kết tủa Tạp chất bị cộng kết vào kết tủa phân bố không đều mà tập
trung chủ yếu ở những chỗ khuyết tật của tinh thể kết tủa Biện pháp giảm hiện tượng
hấp lưu là tạo tủa từ dung dịch loãng, thêm chậm thuốc thử , khuấy đều hoặc kết tủa từ
môi trường đồng thể
Trang 5Cộng kết hậu tủa
Cộng kết hậu tủa là hiện tượng cấu tử phụ tủa theo cấu tử chính nếu tủa chính để lâu trong dung dịch, ví dụ ZnS tủa theo CuS↓, HgS↓ nếu trong dung dịch có Zn2+ Giảm hiện tượng này bằng cách lọc, rửa tủa ngay
2 LoÏc và rửa tủa
2.1 Lọc
Lọc là biện pháp nhằm tách tủa ra khỏi dung dịch Tùy lượng tủa và cách chuyển dạng tủa sang dạng cân, dụng cụ lọc phù hợp sẽ được sử dụng:
- Nếu tủa được nung ở nhiệt độ cao : dùng phễu thủy tinh và giấy lọc không tro Giấy lọc có kích thước lỗ xốp thay đổi, được lựa chọn sao cho tủa không chui được qua giấy lọc mà thời gian lọc không quá chậm
- Nếu tủa được sấy dưới 250 oC : dùng phễu thủy tinh cà hay chung lọc gooch Màng lọc là lớp thủy tinh cà nhỏ hay lớp bột amiăng Độ mịn của màng lọc cũng được lựa chọn phụ thuộc vào kích thước tủa
2.2 Rửa tủa
Rửa tủa nhằm mục đích làm sạch tủa, thường được tiến hành song song với quá trình lọc tủa Việc rửa tủa được thực hiện nhiều lần bằng cách gạn tủa với các lượng nhỏ dung dịch rửa Lượng dung dịch rửa dùng vừa đủ để làm sạch tủa nhưng không làm tan tủa và đỡ mất thời gian Dung dịch rửa thường có các đặc điểm :
- Nóng (để tăng quá trình giải hấp)
- Chứa ion chung so với tủa chính (để làm giảm độ tan tủa)
- Có thể chứa lượng nhỏ acid hay baz để làm giảm sự thủy phân
- Cần thêm chất điện ly thích hợp để giảm hiện tượng pepti hóa (tủa vô định hình trở lại dạng keo) Thường dùng NH4NO3 hay các acid dễ loại sạch khi chuyển sang dạng cân
3 Chuyển sang dạng cân
Dạng cân là dạng trực tiếp được cân, phải có công thức và thành phần xác định, bền với nước, O2, CO2, N2, Việc chuyển dạng tủa sang dạng cân có thể thực hiện theo hai cách :
- Sấy dưới 250oC nếu chỉ cần loại nước hấp phụ hay kết tinh
ví dụ:tủa NH4PO4.6H2O (chỉ cần làm khô bằng hỗn hợp rượu, eter và để khô vài phút trong không khí); tủaAgCl : sấy ở 100 – 130 0C
- Nung ở nhiệt độ từ 600 đến 1200oC tùy theo dạng tủa :
BaSO4 → BaSO4 : 700 – 800oC (đủ cháy giấy lọc)
Fe(OH)3 → Fe2O3 : 900oC
Al(OH)3 → Al2O3 : 1000 – 1100oC
CaC2O4 → CaCO3 ( 600oC) → CaO (1000 – 1200oC)
Thời gian sấy hay nung được lựa chọn sao cho khi cân, tủa có khối lượng không còn thay đổi
Trang 64 Cân
Cân dùng để xác định khối lượng dạng cân thu được Vật chứa tủa được sấy hay
nung trước ở cùng nhiệt độ sẽ sấy và nung tủa, để nguội trong bình hút ẩm và cân
(mo) Vật chứa tủa cùng tủa được sấy (nung), để nguội và cân (m1)
m1 = mo + m↓ ⇒ m↓ = m1 − mo Các phép cân được thực hiện trên cân phân tích (chính xác 0,001g hay hơn nữa)
5 Tính kết quả – hệ số chuyển F
5.1 Mẫu rắn
Nếu dạng cân cũng là dạng cần tính hàm lượng
Cân a(g) mẫu, bằng phương pháp phân tích khối lượng thu được m(g) cấu tử dưới dạng
đơn chất hoặc hợp chất:
X% =
a
×
↓
ag : khối lượng mẫu đem phân tích
Ví dụ: từ 0,3200 g mẫu đất, bằng phương pháp phân tích khối lượng thu được 0,1200 g
SiO2:
3200 , 0
100 1200
, 0
Nếu dạng cân khác dạng cần tính hàm lượng
Sử dụng hệ số chuyển F để chuyển từ khối lượng dạng cân sang khối lượng
dạng cần tính :
F =
cân dạng
tính dạng
M
M
(hệ số thích hợp)
Ví dụ 1 : Định hàm lượng Si trong mẫu, với dạng cân là SiO2 = 0,1200 g ta có : mSi = mSiO2 xF =
2 2
SiO
Si SiO
M
M
08 , 60
08 , 28 1200 ,
3200 , 0
100 08
, 60
08 , 28 1200 , 0
Ví dụ 2 : Dạng cân Mg2P2O7, dạng tính Mg, MgO, MgCO3 :
FMg =
7 2 2
2
O P Mg
Mg
M
M ; FMgO =
7 2 2
2
O P Mg
MgO
M
M
; FMgCO3 =
7 2 2 3
2
O P Mg
MgCO
M M
Ví dụ 3 : Dạng cân là Fe2O3, dạng tính là Fe, Fe3O4 :
FFe =
3 2
2
O Fe
Fe
M
M ; FFe3O4 =
3 2
4 3
3
2
O Fe
O Fe M M
Ghi chú: nếu cân a(g) mẫu, hòa tan thành V(ml) dung dịch Từ VX(ml) dung dịch mẫu
bằng phương pháp phân tích khối lượng thu được m(g) cấu tử dưới dạng đơn chất hoặc
hợp chất:
%X =
a V
V F m
X
100
×
×
×
Trang 75.2 Mẫu lỏng
- Lấy Vx (mL) mẫu đem tạo tủa, sau khi nung cân được m (g) dạng cân :
C (g/L) =
x
V F
m× ×1000
- Lấy V (mL) dung dịch mẫu đem pha loãng thành V1 (mL) dung dịch (loãng), lấy Vx
(mL) dung dịch loãng đem tạo tủa, nung và cân được m (g) dạng cân
C (g/L) =
V V
V F m
X
1000
1 ×
×
×
IV ỨNG DỤNG
1 Xác định độ ẩm - nước kết tinh - chất dễ bay hơi – độ tro và mất khi
nung (MKN)
1.1 Xác định độ ẩm hoặc nước kết tinh
Nguyên tắc xác định độ ẩm hoặc nước kết tinh là sấy mẫu ở nhiệt độ thích hợp
(100-1100C để xác định độ ẩm; 120 -2000C nếu muốn xác định nước kết tinh) để đuổi
nước ra khỏi mẫu cho đến khi phần còn lại của mẫu có khối lượng không đổi Cách
thực hiện như sau:
- Sấy chén đến khối lượng không đổi,cân, được mo(g)
- Cho mẫu vào chén với lượng mẫu từ 1 – 10 g, cân, được m1 (g):
m1 = mo + mmẫu
- Sấy chén và mẫu đến khối lượng không đổi, cân, được m2 (g) :
m2 = mo + m’ ( m’ : khối lượng mẫu khô, g)
% ẩm = − ×100
mẫu
mẫu
m
) ' m m
(
1
2
−
−
o
m m
m m
1.2 Xác định chất bay hơi
Thực hiện tương tự như cách xác định độ ẩm nhưng ở nhiệt độ cao Ví dụ để
xác định hàm lượng CO2 trong mẫu đá vôi, nung mẫu ở 500 -6000C để đuổi CO2 đến
khối lượng không đổi :
Khối lượng bì : mo (g)
Khối lượng bì + mẫu : m1 (g) = mo + mmẫu
Sau khi đuổi CO2 , cân lại : m2 (g) = mo + m’
1
2
−
−
=
×
−
o mẫu
mẫu
m m
m m m
' m m
1.3 Xác định độ tro hay chất mất khi nung (MKN)
Thực hiện tương tự như cách xác định chất bay hơi nhưng ở nhiệt độ 600-800oC và
độ tro hoặc MKN được tính trên mẫu đã sấy khô :
% độ tro = 100
1
−
−
o
o
m m
m m
1
2
−
−
o
m m
m m
(m1 = mo + mmẫu với mmẫu đã sấy khô)
Định lượng bằng cách tạo tủa
Chọn thuốc thử thích hợp để tạo tủa, chuyển dạng tủa thành dạng cân, cân và tính kết
quả theo yêu cầu xác định
Trang 8Ví dụ : định lượng Na2SO4 hay Al2(SO4)3 trong mẫu, dùng thuốc thử BaCl2 tạo tủa BaSO4 → dạng cân BaSO4
mNa2SO4 =
4
4 2 4
BaSO
SO Na BaSO
M
M
hoặc mAl2(SO4)3 =
4
3 4 2 4
3 BaSO
) SO ( Al BaSO
M
M
Cũng có thể định lượng Ba2+ bằng cách cho dung dịch Ba2+ tác dụng với H2SO4 để tạo tủa BaSO4
BÀI TẬP
1 Phân tích 2 mẫu quặng chì :
Mẫu 1 : %độ ẩm = 1,56 ; % Pb = 24,02
Mẫu 2 : % độ ẩm = 0,58 % ; % Pb = 24,26
Tính hàm lượng Pb của mỗi mẫu ở dạng khô và nhận xét
2 Kết quả phân tích độ ẩm một mẫu phân photphat bằng phương pháp
phân tích khối lượng cho các số liệu như sau:
- Chén sứ có mẫu (chưa sấy) m1 = 11,4585 g
- Chén sứ có mẫu (đã sấy) m2 = 11,3762 g
a) Tính độ ẩm của mẫu phân bón nói trên?
b) Tính thành phần % của P2O5 và Ca(H2PO4)2 H2O trong mẫu phân bón chưa làm khô, biết kết quả phân tích hàm lượng P2O5 trong mẫu đã sấy khô là 16,5
%
3 Một mẫu quặng oxyt sắt nặng 0,5000 g được làm kết tủa dưới dạng Fe(OH)3 và nung thành oxyt sắt ba cân nặng 0,4980 g Tính hàm lượng sắt dưới dạng % Fe và %Fe3O4?
4 Định lượng phospho trong mẫu phân bón, 1,000 g mẫu được tạo tủa dưới dạng MgNH4PO4 Nung tủa ở 6000C được dạng cân Mg2P2O7 có khối lượng 0,2350
g Tính % P và % P2O5 trong mẫu phân bón?
5 Một mẫu đá vôi cân nặng 1,2300 g được hòa tan trong acid Lọc bỏ tủa, dung dịch qua lọc cho tác dụng với NH4OH Khối lượng các oxyt kim loại hóa trị 3 thu được là 0,0584 g Nhôm được cô lập riêng và dạng cân thu được là Al2O3 nặng 0,0232 g Tính %Fe và %Al trong mẫu?
6 0,8325 g một hợp kim Cu + Sn + Zn Phân tích bằng PPPTKL, thu được 0,6728 g CuSCN và 0,0423g SnO2 Xác định hàm lượng các thành phần trong hợp kim
7 Để tính hàm lượng nước kết tinh trong BaCl2 xH2O, người ta dùng
PPPTKL và được các kết quả thực nghiệm như sau:
* Đĩa cân có mẫu m2 = 2,3762 g
* Chén sứ + ↓ BaSO4 m4 = 9,9464 g
Trang 9Tính % Ba, % BaCl2 và xác định trị số x trong công thức phân tử
8 Phân hủy 0,1500 g một hợp châùt hữu cơ có công thức C6H 6-x Cl x được
ion Cl- Kết tủa ion Cl- bằng Ag+ thu được 0,4040 g AgCl dạng cân Xác
định x trong công thức phân tử ? (hợp chất hữu cơ được xem là nguyên
chất )
9 Để xác định hàm lượng của một mẫu KAl(SO4)2 x H2O, người ta cân 0,5260 g mẫu , hòa tan và tạo tủa bằng dung dịch Ba2+ Khối lượng dạng cân thu được là 0,4591 g và từ đó, người ta tính được % KAl(SO4)2 x H2O trong mẫu là 88,7% Hãy xác định :
a) Giá trị của x trong công thức phân tử nói trên
b) % KAl(SO4)2 trong mẫu
10 Để xác định hàm lượng lưu huỳnh trong gang, cân 5,904 g mẫu và hòa tan trong HCl H2S sinh ra được cho qua một dung dịch Cd2+ để làm kết tủa dưới dạng CdS Chuyển hóa tủa CdS bằng dd CuSO4 dư ở điều kiện thích hợp , thu được tủa CuS Nung ở điều kiện nhiệt độ và thời gian xác định, thu được 0,0732 g CuO Tính % S?
11 Người ta dùng H2PtCl6 để làm kết tủa NH4+ dưới dạng (NH4)2PtCl6 Nung (NH4)2PtCl6 ở nhiệt độ thích hợp, thu được 0,1032 g Pt Tính khối lượng NH3 có trong mẫu khảo sát, biết rằng (NH4 )2 PtCl6 nung lên sẽ bị phân hủy thành Pt↓ + 2NH4Cl+ 2 Cl2
12 Hỗn hợp NaCl, NaBr và tạp chất cân nặng 1,000 g được hoà tan Làm kết tủa các halogenur bằng dd AgNO3 thu được lượng tủa cân nặng 0,5260 g Cho khí Cl2 qua kết tủa này và đun nóng để chuyển AgBr thành AgCl Lượng tủa được cân lại chỉ còn nặng 0,4260g Tính % NaCl và % NaBr trong mẫu?