Thương hiệu mạnh - Giá trị của doanh nghiệp Ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm xây dựng thương hiệu; qua đó khẳng định uy tín, chất lượng, sự cam kết của mình đối với khách hàng, từng bước tạo chỗ đứng vững trên thị trường trong nước và quốc tế Trong xu hướng toàn cầu hoá, với sự phát triển vượt bậc của các ngành và nguồn hàng, sự ra đời của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ là tất yếu, và điều đó cũng có nghĩa “miếng bánh” thị trường liên tục bị chia năm sẻ bảy. Làm thế nào để chiếm lĩnh thị trường, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, không chỉ trong nước mà còn cả ở nước ngoài? Với các doanh nghiệp đã gặt hái ít nhiều thành công trên thương trường, bài toán xây dựng thương hiệu mạnh được coi là “chìa khoá vàng”. Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An mới thành lập được 3 năm, nhưng bước đầu đã khẳng định được thương hiệu trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Đây là một trong số 43 doanh nghiệp được bình chọn là doanh nghiệp có thương hiệu mạnh của Việt Nam năm 2010. Thương hiệu sẽ tạo thuận lợi cho việc bao tiêu sản phẩm Năm 2007, doanh thu Công ty chưa đầy 100 tỷ nhưng đến năm 2009, con số này đã đạt 1.300 tỷ đồng. Dự tính năm 2010, Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An đạt doanh thu 2.000 tỷ đồng. Bà Phạm Thị Diệu Hiền, Chủ tịch HĐQT Công ty cho rằng: Việc tạo dấu ấn thương hiệu rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tạo được dấu ấn thương hiệu, điều đó cũng có nghĩa sức bao tiêu đầu ra cho sản phẩm sẽ thuận lợi, thị trường mở rộng. Nhờ tập trung xây dựng thương hiệu mà Công ty Cổ phần Thuỷ sản Bình An đã liên tục phát triển thời gian qua, giúp cho nhiều người lao động nghèo, người nuôi cá và những công ty nhỏ cùng phát triển. Doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm tới thương hiệu, vì các sản phẩm được công nhận thương hiệu mạnh là những sản phẩm có chất lượng và uy tín, được Nhà nước bảo trợ, tạo điều kiện giúp đỡ - bà Phạm Thị Diệu Hiền nhấn mạnh. “Trong kinh doanh, muốn thắng phải có con người giỏi, thiết bị hiện đại và mục tiêu phấn đấu. Chúng tôi tự bảo vệ công ty mình bằng những sản phẩm chất lượng cao. Những gì bạn hàng yêu cầu chúng tôi đều đáp ứng được. Công ty đã đề ra 6 mục tiêu chất lượng: Chất lượng cho cuộc sống, chất lượng cho vùng nuôi, chất lượng cho nhà máy, chất lượng cho sản phẩm, chất lượng cho dịch vụ và chất lượng cho người tiêu dùng”, bà Phạm Thị Diệu Hiền chia sẻ. Giống như Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An, Công ty Vina Café Biên Hòa đã thành công trong việc chiếm lĩnh một số thị trường khó tính như Mỹ, Trung Quốc, ASEAN… Có được kết quả này là nhờ ngay từ đầu, ban lãnh đạo Công ty đã xây dựng chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường, chiến lược con người và một số chiến lược maketting nhằm khẳng định, và đưa thương hiệu của Vina Café tới khách hàng trong nước và thế giới. Nhờ vậy mà doanh thu của công ty đã không ngừng tăng lên đáng kể. Ông Phạm Quang Vũ, Phó Tổng Giám đốc Công ty Vina Cafe Biên Hòa cho biết: “Nhờ quảng bá thương hiệu, Vina Café Biên Hoà đã có những phát triển vượt bậc, thông qua đó doanh số tăng trưởng và lợi nhuận tăng theo từng năm. Đặc biệt, có những thời điểm Vina Café Biên Hoà đạt doanh thu xuất khẩu 7,5 triệu USD/năm…” Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều mặt hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, gây ảnh hưởng lớn tới thương hiệu của doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực nước uống giải khát. Vì thế, đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng này, bên cạnh việc xây dựng thương hiệu thì bảo vệ thương hiệu cũng là việc làm tối cần thiết. Tiến sỹ Trần Quý Thanh – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết: “Chúng tôi rất tự hào được bình chọn là doanh nghiệp có thương hiệu quốc gia. Trong vinh dự đó, chúng tôi càng cần có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sự phục vụ, mở rộng thị trường, giữ vững cam kết của doanh nghiệp”. Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên, việc xây dựng Chương trình thương hiệu quốc gia là điều cần làm của mỗi doanh nghiệp, ngoài đẩy mạnh sự phát triển thị trường trong nước, còn đưa tên tuổi hàng hoá của Việt Nam ra thế giới, giới thiệu đến bạn bè thế giới hình ảnh của Việt Nam. Thương hiệu có uy tín chính là sự cam kết trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp đối với các đối tác và người tiêu dùng. Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp tham gia sản xuất hàng hóa cũng như cung cấp dịch vụ cần hoàn chỉnh, phấn đấu đưa các hàng hóa, dịch vụ của mình cung ứng đáp ứng tiêu chí về thương hiệu quốc gia. Bởi yếu tố thương hiệu sẽ tạo nên sự khác biệt về hình ảnh doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng…”. . Thương hiệu mạnh - Giá trị của doanh nghiệp Ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm xây dựng thương hiệu; qua đó khẳng định uy tín, chất lượng, sự cam kết của mình đối với. được thương hiệu trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Đây là một trong số 43 doanh nghiệp được bình chọn là doanh nghiệp có thương hiệu mạnh của Việt Nam năm 2010. Thương. tới thương hiệu của doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực nước uống giải khát. Vì thế, đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng này, bên cạnh việc xây dựng thương hiệu thì bảo vệ thương