de cuong cho khoa luan
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “phát triển nguồn nhân lực trong quá trình pháttriển kinh tế xã hội tỉnh Kiên Giang dến năm 2020” là do tôi tự nghiên cứu vàhoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Văn Chiển
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này
Trang 2MỤC LỤC
Lời cam đoan.
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt.
Danh sách các bảng số liệu.
Danh sách các biểu đồ.
Bản đồ.
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 1
3 Mục đích và nhiệm vụ 2
3.1 Mục đích 2
3.2 Nhiệm vụ 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
4.2 Phạm viên nghiên cứu 3
5 Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu 3
5.1 Cơ sở lý kuận 3
5.2 Nguồi tài liệu tham khảo 3
5.3 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Đóng góp mới của luận văn 3
7 Bố cục 4
Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 5
1.1.1 Các quan niệm về nguồn nhân lực 5
1.1.2 Phát triển nguồn nhân lực 7
1.1.3 Sự cần thiết khách quan phát triển nguồn nhân lực 8
Trang 31.2.1 Dân số, giáo dục - đào tạo 10
1.2.2 Hệ thống các chỉ số ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực .14
1.2.3 Thị trường sức lao động 15
1.3 Vai trò của nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển KT - XH 17
1.3.1 Vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế 17
1.3.2 Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế xã hội 18
1.4 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới .20
Chương 2 THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH KIÊN GIANG 2.1 Các nhân tố kinh tế - xã hội ở Kiên Giang ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực 23
2.1.1 Những đặc điểm về tự nhiên 23
2.1.2 Những đặc điểm kinh tế - xã hội 24
2.1.3 Về văn hóa - xã hội 28
2.2 Thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Kiên Giang 29
2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực 29
2.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực 34
2.2.3 Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực 42
2.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực 54
2.3.1 Những thành tựu và hạn chế về phát triển nguồn nhân lực 54
2.3.2 Những thách thức, tồn tại 55
Chương 3
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2020.
Trang 43.1 Mục tiêu, quan điểm cơ bản phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Kiên
Giang 62
3.1.1 Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Kiên Giang 62
3.1.2 Quan điểm phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Kiên Giang 62
3.2 Những giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực 63
3.2.1 Giải pháp về đầu tư cho giáo dục đào tạo 63
3.2.1.1 Đầu tư phát triển nâng cao dân trí, giáo dục hướng nghiệp 63
3.2.1.2 Đầu tư cơ sở vật chất trường lớp; đội ngũ giáo viên đạt chuẩn .66
3.2.2 Tăng cường phát triển lĩnh vực đào tạo nghề 67
3.2.2.1 Dự báo nhu cầu về học nghề 67
3.2.2.2 Các cơ sở đào tạo và năng lực đào tạo nghề 67
3.2.2.3 Chương trình và thời gian đào tạo nghề 68
3.2.2.4 Cơ sở vật chất và định mức chi phí đào tạo 69
3.2.3 Duy trì tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiến bộ 71
3.2.4 Gắn đào tạo với sử dụng 72
3.2.5 Phát triển thị trường sức lao động 73
3.2.6 Thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân tài 74
3.3 Các kiến nghị đối với Nhà nước, Tỉnh 75
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC 82
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- Chỉ số phát triển con người (Huma Development Index) : HDI
- Chỉ số đánh giá sự bình đẳng về cơ hội phát triển giữa phụ nữ và namgiới : GDI
- Chỉ số nghèo khổ tổng hợp : HPI
- Giá trị tổng sản phẩm xã hội : GDP
- Công nghiệp hóa – hiện đại hóa : CNH-HĐH
- Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế Châu Âu : OCDE
- Khoa học công nghệ : KHCN
- Ủy ban nhân dân : UBND
Trang 6DANH SÁCH CÁC BẢNG SỐ LIỆU
1- Bảng 1: Tổng GDP chỉ số phát triển phân theo các ngành kinh tế so với
2000 (so sánh 1994) Trang 25
2- Bảng 2: Tăng trưởng GDP Trang 26
3- Bảng 3: Giá trị sản xuất (giá cố định năm 1994) Trang 27
4- Bảng 4: Lao động làm việc trong các ngành kinh tế Trang 28
5- Bảng 5: Dân số và tỷ lệ phát triển dân số theo thời kỳ 2001 - 2007.Trang 30
6- Bảng 6: Tốc độ tăng nguồn nhân lực Trang 36
7- Bảng 7: Dân số và lao động đang làm việc trong ngành kinh tế quốcdân của Tỉnh qua các năm Trang 33
8- Bảng 8: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm tuổi.Trang 33
9 Bảng 9: Trình độ học vấn phân theo giới tính và khu vực thành thị thông thôn Trang 39
-10- Bảng 10: Nguồn lực phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật 2007.Trang 41
14- Bảng 14: Sự phân bố lao động trong ngành ở các khu vực ngành kinh
tế quốc dân của Tỉnh qua các năm Trang 47
15- Bảng 15: Hệ thống trường lớp, giáo viên phổ thông Trang 48
16- Bảng 16: Hệ thống đào tạo chuyên nghiệp Trang 49
17- Bảng 17: Tổng hợp đào tạo sử dụng giai đọan 2001-2005 Trang 5118- Bảng 18: Tỷ lệ lao động qua đào tạo Trang 53
Trang 719- Bảng 19: Trình độ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tếquốc dân tỉnh Kiên Giang 2001 - 2005 và năm 2007 Trang 54
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
1- Biểu đồ 1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế Trang 26
2- Biểu đồ 2: Cơ cấu dân số phân theo giới tính Trang 30
3- Biểu đồ 3: Cơ cấu dân số phân theo khu vực Trang 31
4- Biểu đồ 4: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên theo giới tính năm
2007 Trang 32
5- Biểu đồ 5: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo nhóm khuvực thành thị và nông thôn năm 2007 Trang 34
6- Biểu đồ 6: Tình hình lao động Kiên Giang năm 2007 Trang 43
7- Biểu đồ 7: Số người từ 15 tuổi trở lên thất nghiệp phân theo trình độchuyên môn kỹ thuật Trang 46
BẢN ĐỒ
01 Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang Trang 24
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Trong toàn bộ các nhân tố quyết định sự phát triển nền sản xuất xã hội,nhân tố đóng vai trò có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của nền sản xuất
xã hội nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng đó là nguồn nhân lực Khẳng địnhtầm quan trọng của nó V.I Lênin đã viết: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toànthể nhân loại là người công nhân là người lao động” Tầm quan trọng này đượcĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, khẳng định: “Phát triển nguồn nhân lực, bảođảm đến năm 2010 có nguồn nhân lực với cơ cấu đồng bộ và chất lượng cao; tỷ
lệ lao động trong nông nghiệp còn dưới 50% lực lượng lao động xã hội” (trang93)
Đặc biệt, đối với vùng Tây Nam Bộ nói chung và tỉnh Kiên Giang nóiriêng, Nghị quyết chỉ rõ: “Tỷ trọng lao động trong nông nghiệp còn cao Laođộng thiếu việc làm và không có việc làm còn nhiều Tỷ lệ qua đào tạo rất thấp”(trang 166) Do vậy, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xãhội của tỉnh Kiên Giang trong quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp và nôngthôn đang là những vấn đề cấp bách Chính sức lôi cuốn thực tiễn ấy của tiềm
năng chưa được đánh thức, đã thúc đẩy tôi chọn đề tài: “ Phát triển nguồn
nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020” làm luận văn cao học kinh tế.
Đề tài, không phải tìm ra giải pháp đào tạo hay sử dụng có hiệu quả; mà
là dưới góc độ phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hộicủa Tỉnh
2 Tình hình nghiên cứu đề tài:
Bàn về phát triển nguồn nhân lực đã có nhiều công trình khoa học nghiên
cứu, hội thảo, các bài viết đăng tải trên trên nhiều tạp chí khác nhau như: “Quản
lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, của Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân;
“Những luận cứ khoa học của việc phát triển nguồn nhân lực công nghiệp cho
Trang 9vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” của TS Trương Thị Minh Sâm, Viện Khoa
học và Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và
Nhân văn Quốc gia; “ Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước” của TS Nguyễn Thanh, Trường Đại học Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh
Các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định trongviệc cung cấp lý luận về phát triển nguồn nhân lực nói chung trên các lĩnh vực,các ngành, các vùng của nền sản xuất xã hội trong phạm vi cả nước Song đốivới tỉnh Kiên Giang chưa có công trình nghiên cúu nào về phát triển nguồn nhânlực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội Vì vậy, tôi chọn “Phát triển nguồnnhân lực cho Tỉnh nhà trong quá trình phát triển kinh tế xã hội” làm luận văn caohọc kinh tế là một yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
3 Mục đích và nhiệm vụ:
3.1 Mục đích:
Thông qua việc nghiên cứu nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lựctỉnh Kiên giang nói riêng, mục đích của đề tài là phát triển nguồn nhân lực trongquá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang đến 2020
3.2 Nhiệm vụ:
Một là, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản, cơ sở lý luận về phát triển
nguồn nhân lực về đào tạo và sử dụng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.Bài học kinh nghiệm về quá trình phát triển nguồn nhân lực vận dụng trong việcphát triển nguồn nhân lực
Hai là, phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực trong quá trình phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang thông qua các chỉ số phát triển trên cácmặt: số lượng, chất lượng gắn với cơ sở vật chất năng lực đào tạo, mức độ đápứng… Trên cơ sở đó rút ra nguyên nhân và bài học kinh nghiệm từ thực trạngcủa nó trong thời gian qua
Ba là, vạch ra những quan điểm và giải pháp cơ bản về nguồn nhân lực để
thực hiện mục tiêu chiến lược kinh tế xã hội của Tỉnh đến năm 2020
Trang 104 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về nguồn nhân lựcnói chung và nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang nói riêng Tuy nhiên, đây là mộtlĩnh vực rất rộng liên quan đến tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân Vìvậy, trong luận văn này chỉ đi vào những nội dung cơ bản về Phát triển nguồnnhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu về Phát triển nguồn nhân lực trongquá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh kiên Giang từ năm 2000 đến 2020 và cácgiải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
5 Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu, phương pháp nghiên cứu:
5.1 Cơ sở lý luận:
Những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vềnguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực Các văn kiện của Đảng cộng sảnViệt Nam về phát triển giáo dục đào tạo phát triển nguồn nhân lực Các nguyên lýcủa kinh tế chính trị Mác - Lênin
5.2 Nguồn tài liệu tham khảo:
Các tác phẩm kinh điển của Karl Marx, F.Engels, V.I Lênin về nguồnnhân lực; Kinh tế chính trị Mác – Lênin, các Văn kiện của Đảng Cộng sản ViệtNam, các tư liệu của Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báocáo của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Kiên Giang
5.3 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp luận cơ bản, chỉ đạo xuyên suốt trong quátrình nghiên cứu là phép biện chứng duy vật Vận dụng phương pháp luận chung;phương pháp cụ thể là logic lịch sử, phân tích và tổng hợp so sánh, theo dõi, thống
kê, mô hình hóa
6 Đóng góp mới của luận văn:
Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn
Trang 11Hai là, bằng các số liệu chứng minh, luận văn phân tích và làm sáng tỏ
thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Kiên Giang; qua đó rút ra nguyênnhân và bài học kinh nghiệm cho việc phát triển nguồn nhân lực quan trọng củatỉnh trong qúa trình phát triển kinh tế - xã hội
Ba là, vạch ra quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu thực hiện mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh đến năm 2020
Bốn là, cung cấp số liệu thực tế dùng làm tài liệu để triển khai thực hiện
các nhiệm vụ kinh tế xã hội của tỉnh, nhất là một số cơ quan: Sở Kế hoạch vàĐầu tư, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Nội Vụ, Sở Công An, Sở Nôngnghiệp và phát triển Nông thôn…
7 Bố cục:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungchính của đề tài chia làm 3 chương, 9 tiết
Trang 12Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực.
1.1.1 Các quan niệm về nguồn nhân lực
Theo Từ điển thuật ngữ của Pháp, nguồn nhân lực xã hội bao gồm nhữngngười trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và mong muốn có việc làm.Như vậy theo quan điểm này thì những người trong độ tuổi lao động có khảnăng lao động nhưng không muốn có việc làm thì không được xếp vào nguồnnhân lực xã hội
Ở Úc xem nguồn nhân lực là toàn bộ những người bước vào tuổi lao
động, có khả năng lao động Trong quan niệm này không có giới hạn trên vềtuổi của nguồn lao động
Theo Liên Hợp quốc, Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, kiến thứcnăng lực, toàn bộ cuộc sống của con người hiện có, thực tế hoặc tiềm năng đểphát triển kinh tế xã hội trong một cộng đồng
Nhân lực dưới góc độ từ và ngữ là danh từ (từ Hán Việt): nhân là người,lực là sức Ngay trong phạm trù sức người lao động cũng chứa một nội hàm rấtrộng Nếu dừng lại ở các bộ phận cấu thành đó là sức óc, sức bắp thịt, sứcxương… Sức thể hiện thông qua các giác quan mắt nhìn, tai nghe, mũi ngửi, dacảm giác… Còn chất lượng của sức lao động đó là trình độ văn hóa, trình độchuyên môn kỹ thuật, lành nghề…
Nếu xét theo nghĩa rộng, toàn bộ tổng thể nền kinh tế được coi là mộtnguồn lực thì nguồn lực con người (Human Resources) là một bộ phận của cácnguồn lực trong nền sản xuất xã hội Chẳng hạn nguồn lực vật chất (PhysicalResources), nguồn lực tài chính (Financial Resources)…
Theo quan điểm của tổ chức Liên Hợp Quốc, nguồn nhân lực là trình độlành nghề, kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống, sức khỏe con ngườihiện có, thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội trong một cộng đồng
Trang 13Đại từ điển kinh tế thị trường, nguồn nhân lực là nhân khẩu có năng lựclao động tất yếu, thích ứng được với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội Nhânlực là chỉ tổng nhân khẩu xã hội, là nguồn tài nguyên Tài nguyên nhân lực làtiền đề vật chất của tái sản xuất xã hội Tài nguyên nhân lực vừa là động lực vừa
là chủ thể của sự phát triển, có tính năng động trong tái sản xuất xã hội Chính vì
lẽ đó khi phân tích về nguồn tài nguyên nhân lực, phải xem xét nó trong mốiquan hệ với tốc độ tăng dân số, sự phát triển của giáo dục đào tạo, nâng caophẩm chất của người dân, và những điều kiện vật chất cần thiết đảm bảo tái sảnxuất sức lao động, tái sản xuất nguồn lực cho xã hội [42-1064]
Có ý kiến cho rằng: nguồn lao động bao gồm những người trong độ tuổilao động, có khả năng lao động Như vậy, nguồn nhân lực rộng hơn nguồn laođộng; bởi nguồn nhân lực bao gồm cả những người ngoài tuổi lao động thực tế
có tham gia lao động Tuy nhiên, “Ở chừng mực nào đó, có thể coi nguồn laođộng hay nguồn nhân lực, đồng nhất về số lượng, cả hai cùng bao gồm nhữngngười trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, cũng như cả người ngoàituổi lao động có nhu cầu và khả năng tham gia lao động” [25.29]
Nguồn nhân lực là tổng hợp tiềm năng lao động của con người trong mộtquốc gia, một vùng, một khu vực, một địa phương trong một thời điểm cụ thểnhất định Tiềm năng của nguồn nhân lực bao gồm thể lực, trí lực và tâm lực(đạo đức, lối sống, nhân cách và truyền thống, lịch sử, văn hóa, dân tộc) của bộphận dân số có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội “Chúng tôi hiểusức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinhthần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đóđem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó” [10 217]
Đề cao vai trò của yếu tố con người cũng là nét nổi bật trong tư tưởngkinh tế của Karl Marx với tư tưởng chủ đạo: chỉ có lao động mới tạo ta giá trịnguồn gốc duy nhất của mọi của cải trong xã hội Tư tưởng này có ý nghĩa quantrọng; nó cho thấy tiến bộ kỹ thuật không hề làm giảm ý nghĩa của yếu tố con
Trang 14người mà ngược lại, cùng với quá trình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vàosản xuất con người cùng với tiềm năng trí tuệ có vai trò ngày càng quan trọng
Nguồn nhân lực của xã hội bao gồm những người trong độ tuổi lao động(theo Bộ Luật Lao động) và ngoài độ tuổi lao động nhưng có khả năng hoặc sẽtham gia lao động Số lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào tỷ lệ tăng dân số tựnhiên và độ tuổi lao động; chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào sự nghiệpgiáo dục đào tạo và thể chất người lao động, yếu tố di truyền, nhu cầu sử dụnglao động ở địa phương Trong một chừng mực nào đó nguồn nhân lực đồngnghĩa với nguồn lao động, nhưng nói về nguồn nhân lực là nói tới chất lượngcủa lao động
Đề cập đến nguồn nhân lực, việc sử dụng nguồn nhân lực liên quan đếnviệc làm Đây chính là tiêu chí xác định hiệu quả nguồn nhân lực Guy Hân-tơ,chuyên gia Viện phát triển hải ngoại Luân đôn đã đưa ra định nghĩa: “ Việc làmtheo nghĩa rộng là toàn bộ các hoạt động kinh tế của một xã hội, nghĩa là tất cảnhững gì quan hệ đến cách thức kiếm sống của con người, kể cả các quan hệ xãhội và các tiêu chuẩn hành vi tạo thành khuôn khổ của quá trình kinh tế”[30.62]
1.1.2 Phát triển nguồn nhân lực
Từ khái niệm về nguồn nhân lực, chúng ta có thể hiểu về phát triển nguồnnhân lực là gia tăng giá trị cho con người trên các mặt đạo đức, trí tuệ, kỹ nănglao động, thể lực, tâm hồn… Để họ có thể tham gia vào lực lượng lao động, thựchiện tốt quá trình sản xuất và tái sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm, góp phần làmgiàu cho đất nước làm giàu cho xã hội
Phát triển nguồn nhân lực được xem xét trên hai mặt chất và lượng Vềchất phát triển nguồn nhân lực phải được tiến hành trên cả ba mặt: phát triểnnhân cách, phát triển trí tuệ, thể lực, kỹ năng và tạo môi trường thuận lợi chonguồn nhân lực phát triển; về lượng là gia tăng số lượng nguồn nhân lực, điềunày tùy thuộc vào nhiều nhân tố trong đó dân số là nhân tố cơ bản
Trang 15Bất kỳ quá trình sản xuất nào cũng có 3 yếu tố: sức lao động, đối tượnglao động và tư liệu lao động Do vậy, phát triển nguồn nhân lực chính là đầu tưvào các các yếu tố của quá trình sản xuất Cần lưu ý rằng trong tất cả các yếu tốđầu tư thì đầu tư vào con người, đầu tư cho nguồn nhân lực là đầu tư quan trọngnhất Đầu tư cho con người được thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau, chẳnghạn: giáo dục tại nhà trường, đào tạo nghề nghiệp tại chỗ, chăm sóc y tế….
Phát triển nguồn nhân lực dưới góc độ của một đất nước là quá trình tạodựng một lực lượng lao động năng động, thể lực và sức lực tốt, có trình độ laođộng cao, có kỹ năng sử dụng, lao động có hiệu quả Xét ở góc độ cá nhân thìphát triển nguồn nhân lực là việc nâng cao kỹ năng, năng lực hành động và chấtlượng cuộc sống nhằm nâng cao năng suất lao động Tổng thể phát triển nguồnnhân lực là các hoạt động nhằm nâng cao thể lực, trí lực của người lao động, đápứng tốt hơn nhu cầu sản xuất Trí lực có được nhờ quá trình đào tạo và tiếp thukinh nghiệm Thể lực có được nhờ vào chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thân thể vàchăm sóc y tế, môi trường làm việc…
1.1.3 Sự cần thiết khách quan phát triển nguồn nhân lực.
Sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước đòi hỏi phải có nguồn nhân lựckhông chỉ về chất lượng và số lượng mà còn phải có một cơ cấu đồng bộ Nguồnnhân lực được coi là vấn đề trung tâm của sự phát triển Đại hội Đại biểu toànquốc lần thứ IX của Đảng khẳng định “nguồn lực con người - yếu tố cơ bản đểphát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [40,108] “con người
và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa” [40,201] Nguồn lực con người là điểm cốt yếunhất của nguồn nội lực, do đó phải bằng mọi cách phát huy yếu tố con người vànâng cấp chất lượng nguồn nhân lực
Vai trò và vị trí của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của đất nướcngày càng cao đặc biệt đối với khoa học xã hội và nhân văn Nó là cơ sở “cungcấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách phát triển kinh
Trang 16tế xã hội, xây dựng con người, phát huy những di sản văn hóa dân tộc, sáng tạonhững giá trị văn hóa mới của Việt Nam” [40,112]
Trong chương trình KX - 05 “Xây dựng văn hóa, phát triển con người vànguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã phản ánh mộtcách đầy đủ và súc tích về mối quan hệ các vấn đề văn hóa, con người nguồnnhân lực gắn quyện với nhau: hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do conngười tạo ra qua giáo dục lại trở lại với con người được con người thừa kế vàphát triển, phải trở thành sức mạnh ở mỗi con người cũng như trong từng tập thểlao động thành vốn người, nguồn lực con người tạo ra các giá trị mới, đáp ứngnhu cầu phát triển của từng người nhóm người, đội lao động, tập thể một đơn vịsản xuất, kinh doanh đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nói chung và của từng
tế bào kinh tế nói riêng
Sự cần thiết khách quan phát triển nguồn nhân lực xuất phát từ nhiềunguyên nhân khác nhau Trước hết sự phát triển nguồn nhân lực xuất phát từ nhucầu về lao động Sở dĩ như vậy bởi yêu cầu phát triển của xã hội nguồn nhân lực
xã hội ngày càng tăng nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng lớn, ngày càngphong phú đa dạng Điều đó tất yếu xã hội phải tạo ra nhiều của cải theo đà pháttriển ngày càng tăng của xã hội; nghĩa là lực lượng tham gia vào các hoạt độngcủa nền sản xuất xã hội phải ngày càng nhiều, chất lượng lao động phải ngàycàng nâng lên, phải nâng cao trình độ trí tuệ và sức sáng tạo của con người haynói cách khác phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tạo ra một đội ngũlao động có trình độ ngày càng cao mới đáp ứng được yêu cầu đó
Sự cần thiết phải nâng cao trình độ sức lao động còn cần thiết ở chỗ từnhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của con người Khi kinh tế phát triểnmạnh hơn, xã hội trở nên văn minh hơn thì con người luôn luôn được hoàn thiện
ở cấp độ cao hơn Đến lượt nó đòi hỏi việc nâng cao trình độ tri thức của ngườilao động; nghĩa là không phải chỉ do yêu cầu thực tiễn của sản xuất mà do yêucầu đòi hỏi từ chính bản thân con người, hay nói cách khác, chất lượng của
Trang 17nguồn nhân lực sẽ tăng lên là điều tất yếu trong tiến trình phát triển của nền sảnxuất xã hội
Sự phát triển của nguồn nhân lực còn là một tất yếu do tiến trình pháttriển của nền sản xuất xã hội, đặc biệt là sự phát triển của cuộc cách mạng khoahọc công nghệ, yêu cầu khoa học của tính đồng bộ trong tiến trình phát triển.Đối với Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế,chất lượng nguồn nhân lực tăng lên không chỉ có ý nghĩa để sử dụng các thànhtựu mới của khoa học công nghệ mà còn có điều kiện để sáng tạo ra các tư liệulao động mới Hơn thế quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa yêu cầu nguồnnhân lực phải có sự chuyển biến về chất từ lao động thủ công sang lao động cơkhí và lao động trí tuệ
Sự phân tích trên cho thấy nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng, việcnâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là một tất yếukhách quan, là xu thế phát triển của thời đại là yêu cầu tất yếu của quá trìnhcông nghiệp hóa hiện đại hoá là sự cần thiết khách quan đối với Việt Nam nóichung và tỉnh Kiên Giang nói riêng Một nguồn nhân lực chất lượng cao là tiền
đề, là cơ sở quyết định sự thành bại trong công cuộc xậy dựng và phát triển đấtnước Hơn nữa nguồn nhân lực chất lượng cao còn là nhân tố khắc phục đượcnhững hạn chế của đất nước về tài nguyên thiên nhiên, môi trường, vị trí địalý… Là cách duy nhất để đưa đất nước thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu thúcđẩy kinh tế tăng trưởng nhanh bền vững
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển nguồn nhân lực
1.2.1 Dân số, giáo dục - đào tạo.
Như chúng ta đều biết bất kỳ một quá trình sản xuất xã hội nào cũng cần
có 3 yếu tố: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động; trong đó sứclao động là yếu tố chủ thể của quá trình sản xuất; nó không chỉ làm “sống lại”các yếu tố của quá trình sản xuất mà còn có khả năng sáng tạo ra các yếu tố củaquá trình sản xuất Điều đó chứng tỏ vai trò của nguồn nhân lực có ý nghĩa cực
kỳ quan trọng Trong các nguồn nhân lực sẵn có thì chất lượng nguồn nhân lực
có ý nghiã đặc biệt quan trọng Như đã phân tích trên để cải biến đối tượng lao
Trang 18động thông qua tư liệu lao động phải sử dụng lao động chân tay, song để sángtạo ra các đối tượng lao động và tư liệu lao động mới tất yếu cần đến đội ngũ laođộng trí óc
Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trước hết phải
kể đến là sức khỏe của nguồn nhân lực Đây là một yêu cầu tất yếu, tiên quyết
và không thể thiếu Bởi sức khỏe là nhân tố quyết định để duy trì sự tồn tại, là cơ
sở cốt yếu để tiếp nhận, duy trì và phát triển trí tuệ Hơn thế, chỉ có sức khỏemới là cơ sở cho giáo dục đào tạo tốt hơn, mới hình thành được nguồn nhân lực
có sức khỏe tốt không chỉ về thể trạng mà cả nội dung bên trong của nó nguồnnhân lực có chất lượng cao
Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học côngnghệ thì vai trò của đội ngũ trí thức, lao động chất xám ngày càng tăng và càng
có ý nghĩa quyết định Điều này đã được Karl Marx dự báo khoa học về vai tròcủa lao động trí tuệ: đến một trình độ nào đó, tri thức xã hội biến thành lựclượng sản xuất trực tiếp Sự tiên đoán của Karl Marx đã trở thành hiện thựctrong điều kiện ngày nay khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
Trí tuệ - lao động trí tuệ là nhân tố quan trọng hàng đầu đội ngũ nguồnnhân lực trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội ngày nay Trí tuệ của nguồnnhân lực được thể hiện thông qua tri thức Tuy nhiên, tri thức chỉ thực sự trởthành nguồn lực khi nó được con người tiếp thu, làm chủ và sử dụng chúng Hơnnữa dù máy móc công nghệ hiện đại đến đâu mà không có phẩm chất và nănglực cao, có tri thức khoa học thì không thể vận hành để làm “sống lại” nó chứchưa nói đến việc phát huy tác dụng của nó thông qua hoạt động của con người
Việc phân tích nhân tố trên đây cho thấy vai trò của nguồn nhân lực nóichung đặc biệt là nguồn lao động chất xám lao động trí tuệ là hết sức cần thiết,nhân tố đóng vai trò quyết định đối với nguồn nhân lực của xã hội, đánh dấubước phát triển của một xã hội nhất định trong điều kiện quốc tế hóa, toàn cầuhóa hiện nay Để có được nguồn nhân lực có chất lượng cao không có cách nàokhác hơn đó là sự tác động sự quyết định của giáo dục đào tạo Sự nghiệp giáo
Trang 19dục đào tạo góp phần quan trọng nhất tạo nên sự chuyển biến căn bản về chấtlượng của nguồn nhân lực.
Phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam là luôn tu dưỡng học tập nângcao trình độ; trong đó hiếu học là không thể thiếu được: “Hiếu học, trọng học làmột truyền thống quan trọng của người Việt Nam 99,12% số người được hỏi bày
tỏ lòng mong muốn con cái mình được học hành, 78,13% mong muốn con cái họ
có trình độ đại học và trên đại học…” [14.52] Gắn liền với truyền thống hiếuhọc, trọng học là vấn đề tôn sư trọng đạo Đây là giá trị truyền thống đang chiphối giá trị cuộc sống của con người Việt Nam hiện nay
Trong các quan hệ cộng đồng thì quan hệ gia đình là tế bào của xã hội.Đối với con người Việt Nam hiện đại, cuộc sống gia đình hòa thuận theo quanniệm truyền thống là nhân tố quan trọng chí phối tâm thức của họ Đối với một
số quy phạm đạo đức truyền thống như đạo hiếu, lối sống thanh bạch, trongsạch, lòng nhân ái, sẵn sàng tương trợ người khác trong những lúc gặp khó khănhoạn nạn là những nhân tố cần phát huy và có ý nghĩa nhất định đối với chấtlượng nguồn nhân lực
Cũng cần lưu ý rằng, cuộc sống theo cơ chế thị trường thời mở cửa cũng
có không ít những tác động làm biến đổi những giá trị truyền thống những nhân
tố tác động “Trong cuộc điều tra xã hội học của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằmtìm hiểu mục đích của sinh viên cho thấy 92,8% trả lời rằng: phấn đấu để cóđược địa vị xã hội là mục đích gần với mong muốn của họ nhất Xếp thứ haitrong bảng giá trị là làm giàu (87,2%) Trong khi đó mục đích phấn đấu để thànhđạt trong chuyên môn đứng ở vị trí gần cuối bảng (62,8%)” [14.55]
Bên cạnh những tác động của giá trị truyền thống đối với chất lượngnguồn nhân lực cũng có những tác động ngược chiều đáng suy nghĩ Trước hết,
đó là thực trạng thái độ thờ ơ, thiếu quan tâm, chưa thấy được sự kế thừa cầnthiết với những di sản văn hóa dân tộc, công trình văn hóa, di tích lịch sử, cácloại hình nghệ thuật truyền thống, số người ham thích, yêu mến rất khiêm tốn…Tác động đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chất lượng nguồn nhânlực Việt Nam trong kinh tế thị trường
Trang 20Chất lượng nguồn nhân lực, được phân tích làm sáng tỏ trên các mặt cơcấu nguồn nhân lực hiện có, trình độ học vấn, số năm đi học bình quân Tìnhtrạng thể lực nguồn nhân lực về tình trạng sức khỏe, trọng lượng, chiều cao, tìnhtrạng bệnh tật… Chất lượng nguồn nhân lực gắn với nghề nghiệp chuyên mônnhất định Như vậy, “có thể phân loại tất cả lực lượng lao động ra 5 loại: laođộng tri thức, lao động quản lý, lao động dữ liệu, lao động cung cấp dịch vụ vàlao động sản xuất hàng hóa Nồng độ tri thức, trí tuệ cao hay thấp trong sảnphẩm lao động phụ thuộc chủ yếu vào đóng góp của lực lượng lao động tri thức”[25.78].
Trình độ trí lực và kỹ năng của nguồn nhân lực, trình độ học vấn của dân
số trong độ tuổi lao động, số năm học văn hóa phổ thông, số năm đào tạo nghề.Trình độ văn hoá tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông, trình độchuyên môn nghề nghiệp, lao động kỹ thuật được đào tạo chính qui, phân bổgiữa các vùng Trình độ lao động được đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học, trênđại học Cơ cấu nguồn lao động được đào tạo và sử dụng… Người công nhân cótrình độ cao là người lao động theo phương pháp tiên tiến, giỏi nghề chính vàbiết thêm nghề khác, thâm nhập nhanh để vận hành được máy móc
Về chất lượng nguồn nhân lực, đặc trưng nguồn nhân lực Việt Nam cótrình độ học vấn khá, thông minh, cần cù, chịu khó, sáng tạo có khả năng nắmbắt nhanh những thành tựu mới của khoa học công nghệ trên nhiều ngành nhiềulĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, thích ứng với kinh tế thị trường Nguồn nhânlực đã qua đào tạo từ nhiều địa chỉ ở nhiều nước khác nhau trên thế giới Đây lànguồn lực cơ bản cần thiết cho trước mắt và tương lai để tiến hành lao động sảnxuất đạt hiệu quả cao
Ở nước ta lao động nông nghiệp chiếm phần lớn trong tổng số lực lượnglao động Do đó trong tiến trình phát triển, cơ cấu lao động phải được chuyểndịch theo hướng tăng lao động công nghiệp, lao động dịch vụ, lao động tri thứctheo yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực không chỉ là trítuệ mà còn là sức khỏe Một yêu cầu không thể thiếu để đảm bảo cho chất lượng
Trang 21nguồn nhân lực Sức khỏe là điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển trí tuệ,
là phương tiện chủ yếu để chuyển tải tri thức, biến tri thức thành sức mạnh vậtchất Sở dĩ như vậy, bởi các bộ phận cấu thành sức lao động đó là sức dốc, sứcbắp thịt, sức thần kinh của một con người… Chỉ có sức khỏe tốt, mới có điềukiện để tiếp thu tri thức của nhân loại, mới có khả năng xử lý các thông tin, ứngdụng tri thức của nhân loại vào thực tiễn
Truyền thống lịch sử, thói quen, tập quán, văn hóa, đạo đức, lối sống, lànhững nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực Trong những biểuhiện về thái độ của những người hiện đại với những di sản truyền thống thì ýthức tự tôn dân tộc và lòng tự hào về những giá trị truyền thống là yếu tố rất cơbản, có ý nghĩa xuyên suốt Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để nhận
ra mức độ ảnh hưởng của truyền thống lên cuộc sống của con người hiện đại
Phần lớn người Việt Nam nói chung và đội ngũ nguồn nhân lực nói riêngtruyền thống là niềm tự hào chân chính, thôi thúc suy nghĩ và hành động của họ
“Trong bảng điều tra có câu hỏi thăm dò thái độ ứng xử của người được hỏitrong tình huống giả định về nguy cơ độc lập tổ quốc bị đe dọa, ở những mức độ
và hình thức khác nhau 97,28% số người trả lời đã biểu thị thái độ trách nhiệm
và ý thức tự giác cao trước vận mệnh của tổ quốc như sẵn sàng tình nguyện nhậpngủ” Tinh thần truyền thống ấy có ý nghĩa nhất định với tri thức của mỗi ngườiViệt Nam nhất là khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giớiWTO
1.2.2 Hệ thống các chỉ số ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực
Có nhiều chỉ số đánh giá chất lượng nguồn nhân lực, Song chỉ số quantrọng nhất mà Tổ chức Liên Hiệp quốc đưa ra là chỉ số phát triển con người(Human Development Index (HDI) để đo lường kết quả và đánh giá thành tựuphát triển con người Đây là một tiêu chí đánh giá sự tiến bộ và phát triển củamỗi quốc gia về con người Chỉ số HDI được xây dựng với ba chỉ tiêu cơ bản là:tuổi thọ bình quân, số năm sống bình quân của mỗi người dân ở một quốc gia từkhi sinh ra đến khi chết (tuổi thọ bình quân) Thành tựu giáo dục, được tính bằng
Trang 22trình độ học vấn của người dân và số năm đi học bình quân của mỗi người dântính từ tuổi đi học (mặt bằng dân trí) Mức thu nhập bình quan đầu người Theocon số thống kê được công bố ngày 28/11/2007 chỉ số HDI của Việt Nam là0,733 xếp thứ 105/177 quốc gia so với các nước kém phát triển chỉ số là 0,518;tuổi thọ bình quân là 73,7; số người biết chữ 90,3%, trong đó tiểu học 97,5% sốsinh viên đại học cao đẳng tăng 8,4% năm, chi cho ngân sách giáo dục 18%, 200sinh viên /10.000 dân Đây là một trong những con số chứng minh làm sáng tỏchất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đang ngày càng được nâng lên.
Chỉ số GDI, đây là chỉ số đánh giá sự bình đẳng về cơ hội phát triển giữaphụ nữ và nam giới Theo số liệu công bố ngày 28/11/2007 bình đẳng nam nữViệt Nam là một trong 10 nước có tỷ lệ chỉ số phát triển liên quan tốt giới caonhất
Chỉ số nghèo khổ tổng hợp HPI là chỉ số đo lường các kết quả về xóa đóigiảm nghèo, bảo đảm các nhu cầu cơ bản cho tất cả mọi người Đây cũng là mộttrong những chỉ số thể hiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bởi giải quyếttốt vấn đề này sẽ là cơ sở để sản xuất và tái sản xuất sức lao động
Trên đây là những tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng nguồn nhân lực;ngoài ra còn có các chỉ tiêu cụ thể đánh giá từng lĩnh vực, từng khía cạnh cụ thểcủa đời sống xã hội như: y tế, giáo dục, dinh dưỡng, nước sạch, dân số, môitrường, văn hóa, tội phạm… Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng mỗi chỉ tiêuriêng lẻ chỉ đánh giá trên từng khía cạnh cụ thể, để thấy hết ý nghĩa của nó cầnphải có sự phối hợp tổng thể với các chỉ tiêu khác như: HDI,GDI, HPI… Mớiđánh giá một cách đầy đủ và chính xác nhất về chỉ số phát triển con người, chấtlượng nguồn nhân lực của mỗi quốc gia, trong từng giai đoạn cụ thể theo yêucầu sự phát triển của kinh tế xã hội
1.2.3 Thị trường sức lao động.
Đề cập về phát triển nguồn nhân lực trong kinh tế thị trường, không thểkhông đề cập đến thị trường sức lao động Đây là một trong những đặc điểm làmthay đổi về chất và lượng việc phát triển nguồn nhân lực gắn với trạng thái
Trang 23định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế là thành viên của Tổ chứcThương mại thế giới WTO.
Nâng cao tính linh hoạt của thị trường sức lao động, tức là tránh nhữngquy định sơ cứng mà cần phải để cho giá cả sức lao động, số lượng, chất lượngsức lao động, cơ cấu lao động tự thích ứng với những thay đổi của thị trường,nâng cao tính linh hoạt của tổ chức sản xuất, chế độ làm việc, phương thức hợpđồng thuê mướn nhân công, trình tự và nội dung thương lượng thỏa thuận giữagiới chủ và giới thợ
Như chúng ta đều biết thị trường sức lao động ra đời gắn liền với sự ra đời
và vận động của một loại hàng hóa đặc biệt hàng hóa sức lao động Các yếu tố
cơ bản trên thị trường sức lao động trước hết và quan trọng hơn hết là hàng hóasức lao động, là cung cầu, giá cả sức lao động
Nguồn cung và cầu về sức lao động thực chất là cung và cầu về nguồnnhân lực được hình thành từ các yếu tố khác nhau Nguồn cung về nhân lực đượchình thành từ các cơ sở đào tạo như các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề và các
cơ sở đào tạo khác Nguồn cung còn được thể hiện từ những người đang tìm việclàm, từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc nguồn cung còn được thể hiện từnguồn lao động nhập khẩu Một nguồn cung khác được bổ sung thường xuyên từnhững người đến độ tuổi lao động Đối với nước ta đây là nguồn cung rất lớn vớiđặc điểm Việt Nam dân số trẻ
Nguồn cầu về lao động được hình thành từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổchức hoặc từ nhu cầu lao động nhập khẩu của nước ngoài Sự tác động qua lạicủa cung cầu hình thành nên giá cả sức lao động, khoản thù lao mà người laođộng nhận được phản ánh trạng thái cân bằng trên thị trường sức lao động
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: “ Phát triển thị trườngsức lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung - cầu lao động, pháthuy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm Cóchính sách ưu đãi các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động, nhất là ở khu vựcnông thôn Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động đã quađào tạo nghề, lao động nông nghiệp Hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển chọn
Trang 24và sử dụng lao động trong khu vực kinh tế nhà nước và bộ máy công quyền”[41.82]
Hệ thống các chính sách xã hội cũng là một trong những nhân tố liên quanđến nguồn nhân lực, đến thị trường sức lao động Hệ thống các chính sách xãhội nhằm vào mục tiêu vì con người, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo củanguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, với phương hướng pháthuy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi vànghĩa vụ công dân, giải quyết tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xãhội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trướcmắt với việc chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xãhội
1.3 Vai trò của nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
1.3.1 Vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế: điều tất yếu ngoài những nguồn lực cơ bản cho sựlớn lên, tăng lên về số lượng chất lượng sản phẩm thì nguồn lực con ngườikhông chỉ làm sống lại các yếu tố của quá trình sản xuất mà còn sáng tạo ranhững tư liệu lao động trong đó nhân tố cốt lõi là công cụ lao động, những đốitượng lao động mới, những đối tượng lao động chưa từng có trong tự nhiên
Nhấn mạnh vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế, Hộinghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ra nghị quyết về
“Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợptác quốc tế, cần kiệm để công nghiệp hóa, hiện đại hóa…”
Bàn về vai trò của nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong sự pháttriển kinh tế xã hội, thì vai trò của nguồn nhân lực có ý nghĩa đặc biệt quantrọng Nguồn nhân lực đã trở thành nhân tố không chỉ quyết định đối với việcthực hiện thành công các mục tiêu kinh tế - xã hội cả trung và dài hạn, mà đốivới một số nước, việc thiếu đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ giỏi còn trởthành lực cản đối với tiến trình đi tới những mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao vàbền vững “Trên thế giới hiện nay, việc thành công trong tăng trưởng kinh tế
Trang 25không chỉ phụ thuộc vào nguồn tài nguyên, vào vốn vật chất, mà yếu tố ngàycàng chiếm vị trí quan trọng là con người và quản lý” [25-287].
Có nhiều nhân tố cấu thành nguồn nội lực: nguồn lực con người, đất đai,tài nguyên, trí tuệ, truyền thống, trong đó năng lực con người Việt Nam với trítuệ truyền thống dân tộc là trung tâm nội lực, là nguồn lực chính quyết định sựtăng trưởng kinh tế
Khi phân tích các yếu tố của quá trình sản xuất và mối quan hệ giữachúng trong tiến trình tăng trưởng kinh tế giữa các yếu tố cơ bản có mối quan hệchặt chẽ với nhau Điều đặc biệt cần lưu ý là trong các nguồn lực nội sinh;nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật thìnguồn nhân lực được xem là năng lực nội sinh nhân tố đóng vai trò quyết định,chi phối các nhân tố khác trong quá trình tăng trưởng Sở dĩ như vậy, bởi so vớicác nguồn lực khác thì đây là nguồn lực “sống” nó không chỉ làm sống lại các tưliệu sản xuất mà còn sáng tạo ra các tư liệu lao động và dối tượng lao động mới.Hơn thế với nguồn lực con người là trí tuệ chất xám nếu biết đào tạo, bồi dưỡng
và vun đắp thì nguồn lực con người là nguồn lực vô tận, nó không có giới hạnkhông bị cạn kiệt như các nguồn tài nguyên khác
Ngay cả các nhân tố liên quan đến tăng trưởng kinh tế, khoa học côngnghệ, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị đều xuất phát từ nguồn lực con người
Nó là nguồn lực chính quyết định sự tăng trưởng bởi nguồn gốc của cải xã hội là
do con người tạo ra
1.3.2 Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế xã hội.
Phát triển theo nghĩa đó phát triển kinh tế không chỉ là sự tăng lên về sốlượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm mà còn làm thay đổi cả cơ cấu kinh
tế Dưới góc độ đó, những nhân tố liên quan đến phát triển kinh tế có những đặcđiểm riêng của nó Nhân tố đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tếtrước hết đó là phát triển lực lượng sản xuất trong đó nhân tố cốt lõi là nguồn laođộng V.I Lênin cho rằng: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại làngười công nhân, là người lao động”
Trang 26Như vậy nguồn lực con người không chỉ có ý nghĩa đối với tăng trưởngkinh tế mà còn đóng vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế Nguồn lực conngười không chỉ có ý nghĩa trong việc kết hợp các yếu tố tự nhiên, mà còn cảitạo tự nhiên để tạo ra của cải có ích cho con người và xã hội Chính vì vậy sựphát triển của một quốc gia về kinh tế, chính trị, xã hội đều do con người và lấycon người là nhân tố trung tâm của sự phát triển nhanh và bền vững
Nhân tố thứ hai liên quan đến phát triển kinh tế là quan hệ sản xuất Nhưchúng ta biết quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trìnhsản xuất thể hiện tính chất tốt xấu về mặt xã hội của những quá trình sản xuất đó.Quan hệ sản xuất được thể hiện trên ba nội dung quan hệ sở hữu về tư liệu sảnxuất, quan hệ về tổ chức quá trình sản xuất xã hội hay trao đổi kết quả lao độngcho nhau và quan hệ phân phối sản phẩm Trong ba mặt của quan hệ sản xuất thìquan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất là quan trọng nhất; sở dĩ như vậy vì khi tư liệusản xuất nằm trong tay ai thì người đó trực tiếp tổ chức quá trình sản xuất vàngười đó trực tiếp chi phối sản phẩm
Hơn thế, nguồn lực con người không chỉ là nhân tố quyết định về pháttriển kinh tế mà còn quyết định cả về mặt xã hội Như chúng ta đều biết tổng thểcác mặt của quan hệ sản xuất hợp thành cơ sở hạ tầng của một hình thái kinh tế
xã hội, nó quyết định mối quan hệ giữa người và người Do vậy nguồn lực conngười chất lượng nguồn nhân lực càng cao thì ý thức xã hội càng phát triển,càng làm cho quan hệ giữa người càng tốt hơn thúc đẩy sự phát triển nhanh của
xã hội
Nhân tố thứ ba quyết định sự phát triển kinh tế, phát triển xã hội thuộc vềkiến trúc thượng tầng Kiến trúc thượng tầng có tác động đến sự phát triển kinh
tế Kiến trúc thượng tầng bao gồm nhiều bộ phận cấu thành mỗi một bộ phận có
sự tác động nhất định đến sự phát triển kinh tế Các yếu tố thuộc về tư tưởng đạođức có tác động gián tiếp đến phát triển kinh tế còn các nhân tố khác như thểchế, thiết chế, thể chế chính trị, pháp luật lại có tác động trực tiếp thúc đẩykinh tế, khi các chính sách kinh tế phù hợp và ngược lại
Trang 27Cũng cần lưu ý rằng sự tác động của kiến trúc thượng tầng đến sự pháttriển kinh tế theo các chiều hướng khác nhau: sự tác động đó nếu phù hợp với sựphát triển lực lượng sản xuất sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, phát huynội lực nền kinh tế phát triển nhanh và ngược lại Trong thực tiễn xây dựng vàphát triển kinh tế cho ta thấy rõ các chính sách kinh tế khi phù hợp sẽ tạo độnglực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và ngược lại
1.4 Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới.
Kinh nghiệm của Hàn Quốc và Đài Loan cho thấy để tăng trưởng kinh tế cần
có sự đồng bộ trong tiến trình phát triển, sự đồng bộ trong các yếu tố, các bộ phậncấu thành lực lượng sản xuất, trong đó nhân tố quan trọng là nguồn nhân lực:
“không một chính sách công nghệ nào có thể mang lại kết quả nếu không cóchuyên gia làm chủ và áp dụng kỹ thuật mới” [29.78]
Chính vì lẽ đó trong xây dựng và phát triển kinh tế việc đào tạo xây dựng
và phát triển nguồn nhân lực phải đi trước một bước Sự thiếu hụt trong lĩnh vựcđào tạo nhất là đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật ắt hẳn sẽ không tiếnkịp theo đà phát triển kinh tế Ngay trong đào tạo theo quan điểm của họ tùytừng giai đoạn phát triển khác nhau trong giai đoạn đầu cần phải chú trọng giảngdạy các kiến thức khoa học ứng dụng nhiều hơn các kiến thức khoa học cơ bản.Một con số mà chúng ta cần suy ngẫm ở Đài Loan nếu cấp tiểu học tỷ lệ đếntrường là 100% thì trung học là 94%, đại học cao đẳng là 32%, tỷ lệ dân số đăng
ký học các môn khoa học cơ bản, khoa học tự nhiên và kỹ thuật Hàn Quốc đứngđầu sau đó là Đài Loan
Ở Malaysia tiến trình công nghiệp hóa đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tếnhanh Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi nguồn nhân lực phải phát triển tương ứngnhưng trong thực tiễn ở nước này đã không giải quyết được, vì vậy một loạt vấn đềđặt ra cần phải giải quyết về đào tạo nguồn nhân lực phát triển tương ứng “Điểmyếu nhất của chúng ta là nguồn nhân lực ở mọi cấp” (Dato Ahmad Tadjudin Ali,Tổng Giám đốc SIRIM -Malaysia) [29.79]
Trang 28Họ cho rằng sự thiếu hụt nhân công có trình độ cao là do hệ thống giáodục kém, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao là do giáo dục bậc đại học.
Ở Malaysia tỷ lệ bậc trung học là 72% so với bậc học phổ thông thì tỷ lệ nhậphọc bậc đại học chỉ còn 10% tính cả số sinh viên đang được đào tạo ở nước ngoài.Không chỉ tình trạng thiếu nguồn nhân lực có trình độ do lĩnh vực giáo dục đàotạo, mà cơ cấu ngành nghề được đào tạo đảm bảo cân đối cho sự phát triển kinh tếcũng là kinh nghiệm quý báu đối với Việt Nam trong đào tạo đội ngũ công nhân
có trình độ chuyên môn kỹ thuật “Ở Thái Lan văn học và sư phạm thu hút gần2/3 số sinh viên; luật 24%, trong khi các ngành có nhu cầu khá nhiều như: chếtạo, cơ khí, nông học thì chỉ có khoảng 2 - 2,3% số sinh viên theo học ỞMalaysia, tỷ lệ giữa sinh viên khối văn và sinh viên các khối khoa học khác cânđối ổn định khoảng 47% Ngược lại với trình độ “chứng chỉ” ưu thế nghiêng hẳn
về các môn khoa học và kỹ thuật là (15-85) trước đây và 40 - 60 trong các kếhoạch gần đây” [29 79-80]
Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở Nhật Bản cho thấy đây là mộtnước có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực vững chắc có tác động quan trọngđến quá trình tạo dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao Nhật Bản là nướcđứng đầu thế giới trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực từ xa thông qua quátrình giáo dục từ tiền phổ thông cho đến khi thạo nghề làm ra sản phẩm Cáchgiáo dục của họ đã tạo dựng nguồn nhân lực sự cần cù lòng kiên trì, bền bỉ, kỷluật lao động nghiêm, trung thành tận tụy với công việc và gắn bó sống còn với
tổ chức mà họ đang làm việc “Ngay từ những ngày đầu bước chân vào trườngtiểu học, người Nhật đã tạo cho trẻ thói quen kỹ thuật, tinh thần hợp tác trongsinh hoạt cũng như trong lao động Năm 1972, Nhật Bản thực hiện chế độ giáodục bắt buộc với khẩu hiệu: “Văn minh và khai hóa, làm giàu và bảo vệ đấtnước, học tập văn minh và kỹ thuật Âu - Mỹ bảo trì truyền thống văn hóa đạođức Nhật Bản” [29.82]
Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở Nhật Bản nhấn mạnh đào tạophát triển nguồn nhân lực Thông thường hoạt động giáo dục đào tạo được chia
Trang 29thành hai loại; đào tạo tại chỗ và đào tạo bên ngoài xí nghiệp Trong đó dạngđào tạo tại chổ vừa học vừa làm giữ vai trò quan trọng nhất Sở dĩ người NhậtBản chú ý loại hình này vì họ cho rằng đây là dạng đào tạo ít tốn kém, người laođộng học hỏi ngay trong quá trình làm việc, hơn nữa hoạt động đào tạo tại chỗ
có tính linh hoạt cao, có thể điều chỉnh những hoạt động để đáp ứng nhu cầuthực tiễn, đặc điểm và năng lực của từng cá nhân Hơn thế, đào tạo tại chỗ chophép tập trung sự chú ý trực tiếp vào việc phát triển các tri thức và kỹ năng cầnthiết ngay trong công việc thường ngày của đối tượng được đào tạo “Nhật Bản
đã mở rộng chế độ giáo dục phổ cập không mất tiền từ 6 năm thành 9 năm trong
hệ thống giáo dục 12 năm… Các trường đại học kỹ thuật hệ 1 năm và 2 năm đàotạo các kỹ sư thực hành rất được chú ý phát triển” [25.387]
Chương 1, Luận văn đã phân tích làm sáng tỏ những khái niệm cơ bản về
nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực; những nhân tố ảnh hưởng đến pháttriển nguồn nhân lực; vai trò của nguồn nhân lực đối với quá trình phát triểnkinh tế xã hội Đồng thời, nêu lên một số bài học kinh nghiệm của các nước vềphát triển nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và pháttriển kinh tế xã hội để vận dụng vào Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nóiriêng
Trang 30Chương 2
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH KIÊN GIANG
2.1 Các nhân tố kinh tế - xã hội ở Kiên Giang ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực.
2.1.1 Những đặc điểm về tự nhiên
Kiên Giang là một tỉnh ở cực Nam tổ quốc, nằm trong vùng Đồng bằngSông Cửu Long, có đường biên giới đất liền chung với Vương Quốc Campuchiadài 56,8 km, phía Bắc giáp Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, tỉnh CàMau, phía Đông và Đông Nam giáp các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang vàphía Tây giáp Vịnh Thái Lan với bờ biển dài 200 km; là một tỉnh giáp biển vàvịnh Thái Lan tạo điều kiện giao lưu thuận lợi giữa các nước, có điều kiện thuậnlợi để phát triển ngư nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và du lịch
Về cơ cấu hành chính: toàn tỉnh chia thành 14 huyện, thị xã, thành phốbao gồm: 01 thành phố Rạch Giá trực thuộc tỉnh, 01 thị xã Hà Tiên, 10 huyệnđất liền và 2 huyện đảo Phú Quốc và Kiên Hải, trải rộng trên 04 vùng sinh thái:vùng Tứ Giác Long xuyên, vùng Tây Sông Hậu, vùng Bán Đảo Cà Mau, vùngBiển và Hải Đảo, với tổng diện tích tự nhiên 6.346,1 km2 Vùng biển có haihuyện đảo với 140 hòn đảo lớn nhỏ
Địa hình phần đất liền tương đối bằng phẳng có hướng thấp dần từ ĐôngBắc xuống Tây Nam Riêng Bán Đảo Cà Mau độ cao trung bình từ 0,2 đến0,4m, một số nơi có độ cao dưới 0,0m so với mực nước biển Phần hải đảo chủyếu là địa hình đồi núi, xen kẽ đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cảnh quan thiênnhiên Kiên Giang đựợc ví như một đất nước Việt Nam thu nhỏ, bởi vì KiênGiang được hội đủ mọi cảnh quan thiên nhiên, có sông có biển, có tài nguyênkhoáng sản, đặc biệt thiên nhiên ban tặng cho Hà tiên một cảnh quan đã đi vàothơ ca hiện tại là nơi có tiềm năng phát triển tốt về du lịch; một Phú Quốc giàu
có và là nơi được Chính phủ phê duyệt quy họach trở thành khu du lịch sinh tháichất lượng cao và cũng là nơi hiện đang thu hút rất nhiều các dự án đầu tư
Trang 31Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang có hệ thống sông ngòi dày đặc rất thuận lợi cho việc vậnchuyển cũng như lưu thông hàng hóa bằng đường thủy Ngoài ra, còn có cáckinh, rạch dày đặc phục vụ phát triển ngành nông nghiệp, giao thông nông thôn,
có tổng chiều dài 2.055 km
Khí hậu Kiên Giang được chia thành 2 mùa rõ rệt đó là mùa khô và mùamưa, thuận lợi cho trồng trọt và chăn nuôi, nhất là mùa khô rất thuận lợi choviệc phát triển các ngành dịch vụ du lịch
2.1.2 Những đặc điểm kinh tế - xã hội.
Là một tỉnh đi lên từ nông nghiệp, trong những năm qua lực lượng lao độngtập trung vào các ngành sau đây: Nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, dịch vụ, dulịch Tổng sản phẩm xã hội năm 2001 là 6.881,77 triệu đồng, đến năm 2005 tăng lên10.829,300 triệu đồng và đạt 11.916,500 triệu đồng vào năm 2006 Tốc độ tăng GDPchung của tỉnh từ 107,48% năm 2001 lên 110,04% vào năm 2006 Tỷ trọng pháttriển các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ của tỉnhtrong những năm qua như sau:
Trang 32Bảng 1 :Tổng GDP chỉ số phát triển phân theo các ngành kinh tế so với
2000 (so sánh 1994)
Năm Tổng số
(Triệu đồng)
Nông Lâm Ngư
Công Nghiệp và Xây dựng
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2007
Chỉ tiêu phát triển của các ngành trong giá trị tổng sản phẩm xã hội củatỉnh hàng năm đều tăng; tốc độ phát triển cao nhất là năm 2002, kế đến là 2004 –
2005 - 2007; so với các ngành tốc độ phát triển của dịch vụ tăng lên đáng kể từ108,83% năm 2001 tăng lên 111,76% năm 2007, tốc độ tăng trưởng đó thíchứng với định hướng phát triển theo yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa hiệnđại hóa
Cơ cấu GDP thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọngcông nghiệp và dịch vụ Năm 2001 khu vực I chiếm 46,41%, khu vực II chiếm28,70% và khu vực III là 24,90% Đến năm 2005 cơ cấu này là du lịch 27,97%,công nghiệp và xây dựng 25,36%, nông nghiệp 46,66% Năm 2007 công nghiệpđóng góp vào GDP cao hơn theo mô hình dịch vụ - nông nghiệp - công nghiệp xâydựng và tỷ lệ lần lượt là: 30,06% - 43,67% - 26,26%
Trang 330 10 20 30 40 50 60
NLN CN&DV DV
- Nông – Lâm - thủy sản 2650,7 3.594,0 5.236,9 6,28 7,82
- Công nghiệp - xây dựng 897,2 1.559,0 3.204,0 11,68 15,50
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000 – 2005 Cục thống kê Kiên Giang
Giai đoạn 1996-2005 là mốc thời gian quan trọng của thời kỳ đổi mới,thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước theo mục tiêu Đại hội VII của Đảng đề
ra Tỉnh Kiên Giang đã tập trung triển khai thực hiện đồng loạt các chương trình,
dự án trên tất cả các lĩnh vực nông - lâm - ngư, công nghiệp, giao thông, giáodục 10 năm qua từ 1996-2005 nền kinh tế của tỉnh đã đạt mức tăng trưởngkhá, bình quân hàng năm là 10,50% Giai đoạn 1996-2000 tăng 7,99%( mục tiêu7,92%) và 2001-2005 tăng 11,09% (mục tiêu 9-10%), với giá trị GDP năm 2005đạt 10.834,9 tỷ đồng, tăng 12,83% so năm 2004 và tăng gần gấp 2,48 lần so năm
1995 Cả 02 giai đoạn thực hiện giá trị GDP đều tăng so mục tiêu qui hoạch đềra
Biểu đồ 1: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế.
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kiên Giang năm 2006- 2007.
Số liệu trên đây cho thấy cơ cấu ngành kinh tế dịch vụ có tăng lên từ24,9% năm 2001 tăng lên 30,06% năm 2007, tăng gần xấp xỉ 6%, con số này chỉ
Trang 34giảm bớt từ nông lâm - ngư nghiệp chưa đến 3% số còn lại giảm ở ngành côngnghiệp và xây dựng Đành rằng Kiên Giang có thế mạnh là nông - lâm - ngưnghiệp, trong đó có đánh bắt thủy hải sản, tuy nhiên theo xu thế chung là phải tăngcông nghiệp - xây dựng và dịch vụ, du lịch giảm tỷ trọng lao động ở các ngànhnông nghiệp, song ở Kiên Giang tốc độ chuyển dịch còn diễn ra chậm chạp.
Bảng 3: Giá trị sản xuất (giá cố định năm 1994)
n v tính: t đ ng Đơn vị tính: tỷ đồng ị tính: tỷ đồng ỷ đồng ồng
Năm Tổng số Nông LâmNgư
Công Nghiệp và Xây dựng
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007 Cục thống kê Kiên Giang.
Về giá trị sản xuất, tổng giá trị sản xuất năm 2007 đạt 24.996,353 triệuđồng dựa theo giá so sánh năm 1994, thì năm 2007 tăng 14,91% so với năm
2006 Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 đạt 9.648,140 triệu đồng(theo giá cố định năm 1994), giá trị sản xuất nông nghiệp là 10.718,481 triệuđồng và ngành dịch vụ đạt 4.629,732 triệu đồng
Bảng thông kê trên đây cho thấy giá trị sản xuất các ngành kinh tế trongtỉnh hàng năm tăng lên không đáng kể Nếu so với tổng số năm 2001 thì năm
2007 chỉ số phát triển tăng gần 3%, nông lâm nghiệp giảm hơn 3% công nghiệpxây dựng tăng hơn 6%, dịch vụ tăng hơn 7% Đây là chiều hướng tích cực trong
cơ cấu giá trị sản xuất của tỉnh, điều này chứng tỏ trong xu thế chung sự pháttriển kinh tế xã hội của tỉnh, kinh tế đã vận động theo yêu cầu của quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa
Nhu cầu lao động để tạo ra 1 tỷ đồng GDP đối với các ngành kinh tế củatỉnh qua các năm 2001- 2006 và năm 2007
Bảng 4: Lao động làm việc trong các ngành kinh tế
Trang 35Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000 – 2007 Cục thống kê Kiên Giang.
Năm 2000 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốcdân của tỉnh là 759.469 người, tạo ra một khối lượng tổng sản phẩm xã hội (GDP)
là 6.403 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994), như vậy để tạo ra 1 tỷ đồng GDPthì trung bình phải cần 118,6 lao động Năm 2007 tổng số lao động đang làm việctrong các ngành kinh tế quốc dân của tỉnh là 882.010 lao động, để tạo ra một khốilượng tổng sản phẩm xã hội là 13.448,660 tỷ đồng Như vậy để tạo ra 1 tỷ GDPthì trung bình chỉ cần 65,3 lao động Số lao động để tạo ra 1 tỷ GDP so sánh quatừng năm có chiều hướng giảm dần, nếu như năm 2000: 118,6 lao động thì dếnnăm 2007 chỉ còn 65,3 lao động / 1 tỷ GDP, đây là điều mong muốn của các nhàquản lý cũng như các nhà kinh doanh
2.1.3 Về văn hóa - xã hội.
Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, y tế - giáo dục, thể dục thể thao… Nhữngnăm qua đã thay đổi tích cực Hầu hết các xã, phường, thị trấn đều có trạm y tế,trường học, các phương tiện truyền thông được trang bị đầy đủ, nhiều trung tâmvăn hóa được xây dựng, các chính sách xã hội đều thực hiện khá tốt Hệ thốngđiện và nước sạch đã đến được với người dân Nâng cao chất lượng đời sốngvăn hóa, tinh thần của người dân trong tỉnh Kiên Giang
Nhìn chung, trong những năm gần đây, Kiên Giang đã đạt được nhữngthành tựu khá toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế xã hội Tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao, bình quân 5 năm (2001- 2005) tăng 11,09% Riêng trong 2 năm 2005) tăng bình quân hơn 13%, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng
Trang 36(2004-tích cực, tăng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng nôngnghiệp trong cơ cấu GDP Sản phẩm nông nghiệp có nhiều tiến bộ trong chuyểnđổi cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa, gắn với thị trường,tăng năng suất và chất lượng sản phẩm Giá trị sản xuất các ngành tăng, giá trịsản xuất ngành công nghiệp tăng nhanh nhất, tăng hơn 15,5% so với cùng kỳnăm trước.
Các yếu tố kinh tế - xã hội của Kiên Giang đã góp phần thúc đẩy tích cực
sự phát triển nguồn nhân lực cả về thể chất lẫn tinh thần Thứ nhất, kinh tế pháttriển, quy mô sản xuất được mở rộng, giải quyết việc làm cho người lao động;thứ hai, thu nhập bình quân đầu người tăng, điều kiện sống được cải thiện, đồngthời các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, giải trí… Ngày càng phát triển, ngườidân có điều kiện và cơ hội để nâng cao dân trí, sức khỏe, đời sống văn hóa tinhthần
Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế - xã hội đặt ra vấn đề phát triển nguồnnhân lực, đòi hỏi nguồn nhân lực ngày càng có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầungày càng cao của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu nói chung và quá trình đôthị hóa nói riêng
2.2 Thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Kiên Giang.
2.2.1 Quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực.
Dân số và nguồn nhân lực là vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau, sựthay đổi của quy mô, tốc độ phát triển dân số sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quy môtốc độ phát triển của nguồn nhân lực Trong giai đoạn 2001 - 2007 cùng vớinhững biến đổi nhanh về kinh tế - xã hội, công tác kế hoạch và gia đình, tuyêntruyền giáo dục vận động nhân dân, cùng với thực hiện tốt công tác truyềnthông dân số Tỉnh Kiên Giang đã thực hiện tốt công tác này, hạn chế được tốc
độ gia tăng dân số, giảm sinh có hiệu quả Tốc độ tăng dân số qua các năm từ1,16% năm 2002 giảm còn 1,15% năm 2007 Tỷ suất sinh từ 20,48% năm 2001giảm xuống còn 18,35% năm 2007 Tỷ lệ tăng tự nhiên bình quân mỗi năm là
Trang 3714,50% Đây là một trong những nhân tố quyết định đối với nguồn nhân lựccủa tỉnh trong tiến trình phát triển kinh tế tế - xã hội
Bảng 5: Dân số và tỷ lệ phát triển dân số theo thời kỳ 2001-2007
Nguồn: Niên giám thống kê Kiên Giang 2007 Cục thống kê Kiên Giang.
So sánh giữa tỷ suất sinh và tỉ lệ chết thì tỷ lệ tăng tự nhiên dân số củanăm 2007 là 13,55% nếu so với năm 2001 là 16,18% tỷ lệ đó cho thấy tốc độtăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm xuống Tuy nhiên, điều lo ngại ở chỗnếu 2001 tỷ lệ chết chỉ 4,3% thì năm 2007 tỷ lệ chết tới 4,8%, chỉ số này liênquan đến chỉ số HDI, tuổi thọ bình quân mà tỉnh cần quan tâm giải quyết và đặcbiệt phát triển nguồn nhân lực cho việc phát triển kinh tế xã hội trong nhữngnăm sắp tới
Biểu đồ 2 : Cơ cấu dân số phân theo giới tính
0 500000 1000000 1500000 2000000
Nam Nữ Chung
Nam 771922 778262 791374 805402 816060 829874 840548
Nữ 802333 806919 817429 824964 838966 853167 864991 Chung 1574255 1585181 1608803 1630366 1655026 1683041 1705539
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2007 Cục thống kê Kiên Giang.
Bảng cơ cấu dân số phân theo giới tính trên đây cho thấy: tỷ lệ nữ qua cácnăm cao hơn nam khoảng 1,38% đến 1,94% Cụ thể năm 2001 tỷ lệ nam giớichiếm 49,03% đến năm 2007 tăng lên 49,28%; trong khi đó tỷ lệ nữ giảm từ50,97% năm 2001 xuống còn 50,72% năm 2007 Tỷ lệ này có khuynh hướng
Trang 38dần dần tiến đến cân bằng giới, số lượng nam giới ngày càng tăng lên và nữ giớigiảm xuống
Biểu đồ 3 : Cơ cấu dân số phân theo khu vực
0 200000
Nguồn Cục Thống kê tỉnh Kiên Giang
Trong những năm qua cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,quá trình đô thị hóa nông nghiệp nông thôn của cả nước, ở một số tỉnh diễn rakhá nhanh, song xu thế này ở Kiên Giang diễn ra chậm hơn so với các tỉnh khác.Năm 2001, dân số tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn chiếm 78,12%, nhưng
từ khi bắt đầu đô thị hóa, một số khu vực được đầu tư, nâng lên thành thị, cơ cấudân số có sự thay đổi song sự thay đổi đó còn chậm, năm 2001 dân số sống ởthành thị là 21,88% đến năm 2007 tăng lên là 25,98%
Số liệu trên cho thấy tỷ trọng lao động trong nông nghiệp nông thôn cònrất cao Vì vậy trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội phải tạo ra những ngànhnghề mới để chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành khác, trên cơ
sở phát huy thế mạnh của tỉnh Kiên Giang nhất là dịch vụ, thủy sản và du lịch
Trang 39Bảng 6: Tốc độ tăng nguồn nhân lực.
Nguồn: Số liệu thống kê lao động-Việc làm 2001-2007
Như đã phân tích ở trên, lực lượng lao động được xem như là nguồn nhân lựccủa tỉnh là đồng nghĩa với dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế Do đóvới qui mô dân số giảm cùng với cơ cấu dân số trẻ (63,58% dân số trong độ tuổi laođộng) nên qui mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực không đáng kể Tốc độ tăng lựclượng lao động trung bình giai đoạn 2001-2007 là 2,76% tốc độ tăng trung bình dân sốtrong cùng giai đoạn là 1,41%
Trang 40Biểu đồ 4: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên theo giới tính năm 2007.
550269 564993
1115262
0 200000
Nguồn: Số liệu thống kê lao động việc làm 2007.
Lực lượng lao động nữ (50,66%) chiếm tỷ lệ cao hơn nam (49,34%) điềunày phù hợp quy hoạch và cơ cấu dân số phân theo giới tính thì tỷ lệ nữ cao hơnnam Trong vài năm gần đây một số tỉnh tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ đang
là một báo động; song trong điều kiện của quá trình công nghiệp hóa, sử dụnglực lượng lao động đòi hỏi phải phát triển một số ngành nghề có tính chất nặngnhọc, độc hại, những công trình có tính lưu động cao Ngành công nghiệp, khaithác khoáng sản, khai thác thủy sản, sản xuất vật liệu và các công trình xâydựng Đây là những ngành mũi nhọn trong nền kinh tế của tỉnh, nhưng tỷ lệgiới tính (nam) ít cũng là những hạn chế trong tiến trình phát triển
Bảng 7: Dân số và lao động đang làm việc trong ngành kinh tế quốc dân
của tỉnh qua các năm