Trên báo cáo tài chính riêng: Lợi nhuận sau thuế năm 2020 đạt 123,3 tỷ đồng, giảm 50% tương đương với giảm 122,4 tỷ đồng so với năm 2019 nguyên nhân chủ yếu do tác động của dịch covid trên toàn thị trường, làm giảm sức mua dẫn đến việc doanh thu giảm 16% tương đương với 2.647 tỷ đồng so với năm 2019. Do đó, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm và đạt 123,3 tỷ đồng trong năm 2020.
Trên báo cáo tài chính hợp nhất: Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2020 đạt 10,2 tỷ đồng giảm 95% tương đương với 193,6 tỷ đồng so với năm 2019, nguyên nhân do:ngoài việc lợi nhuận sau thuế thu nhập trên báo cáo tài chính riêng giảm như đã trình bày ở trên; FPT Long Châu vẫn đang trong giai đoạn đầu tư, mở rộng, cụ thể đã mở them 130 cửa hàng so với cuối năm 2019 dẫn đến làm tăng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 11% so với năm 2019 tương đương tăng 195 tỷ đồng, do đó lợi nhuận sau thuế trên báo cáo hợp nhất năm 2020 giảm so với lợi nhuận sau thuế năm 2019.
2019 2020-1,800,000,000,000.00 -1,800,000,000,000.00 -1,600,000,000,000.00 -1,400,000,000,000.00 -1,200,000,000,000.00 -1,000,000,000,000.00 -800,000,000,000.00 -600,000,000,000.00 -400,000,000,000.00 -200,000,000,000.00 0.00
Trong đó: Chi phí lãi vay Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí tài chính
Biểu đồ 4. Chi phí 2019-2020
Các chi phí đều tăng đáng kể bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Đều này cũng là dễ hiểu khi công ty đang đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh chuỗi nhà thuốc FPT Long Châu như đã giải thích ở trên. Cũng có mặt tích cực chi phí tài chính giảm 15%.
2.2. Phân tích các tỷ số tài chínha) Cơ cấu tài sản a) Cơ cấu tài sản
Cơ cấu tài sản Năm 2019 Năm 2020
Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản 93.62 92.03
Tiền/ Tài sản ngắn hạn 14.09 14.15
Phải thu ngắn hạn/ Tài sản ngắn hạn 19.08 30.22
Hàng tồn kho/ Tài sản ngắn hạn 54.81 36.64
Tài sản ngắn hạn khác/ Tài sản ngắn hạn 4.01 2.90
Đầu tư tài chính ngắn hạn/ Tài sản ngắn hạn 8.01 15.90
Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản 6.38 7.97
Tài sản cố định/ Tổng tài sản 0.74 0.94
Tài sản cố định hữu hình/ Tài sản cố định 13.62 17.20
Tài sản vô hình / Tài sản cố định 86.38 82.80
Bảng 11. Cơ cấu tài sản 2019-2020
Mặc dù cơ cấu tài sản có giảm nhẹ nhưng không có gì đáng lo ngại như đã phân tích về bản cân đối kế toán, là do hàng tồn kho giảm. Với sự sụt giảm nhu cầu của người tiêu dùng và quy mô ngành thu hẹp thì việc giảm hàng tồn kho trong thời điểm hiện tại là hoàn toàn hợp lý.
b) Dòng tiền
(ĐVT:%)
Chỉ số dòng tiền Năm 2019 Năm 2020
Tỷ số dòng tiền HĐKD/ Doanh thu thuần -0.65 10.36
Khả năng chi trả nợ ngắn hạn từ dòng tiền HĐKD -2.04 36.48
Khả năng chi trả nợ ngắn hạn từ lưu chuyển tiền thuần trong kỳ -1.48 -36.52
Tỷ lệ dồn tích (phương pháp cân đối kế toán) 13.58 -47.71
Tỷ lệ dồn tích (phương pháp dòng tiền) 28.62 -37.62
Dòng tiền từ HĐKD / Tổng tài sản -1.64 28.18
Dòng tiền từ HĐKD/ Vốn chủ sở hữu -8.46 123.93
Dòng tiền từ HĐKD/ Lợi nhuận thuần từ HĐKD -39.66 10.603,46
Khả năng thanh toán nợ từ dòng tiền HĐKD -2.4 36.46
Dòng tiền HĐKD trên mỗi cổ phần(CPS) -1.370 19.224
Bảng 12.Chỉ số Dòng tiền 2019-2020
Khác với các chỉ số khác có mặt yếu thế vì doanh nghiệp vẫn đang phải gồng vì chi phí để mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng biên lợi nhuận và định giá của doanh nghiệp . Thì các chỉ số dòng tiền tốt hơn nhiều so với năm trước, cho thấy nội tại của công ty bớt rủi ro hơn, không quá lo lắng vì dòng tiền của doanh nghiệp được hoạt động tốt hơn.