Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 16 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
16
Dung lượng
110,5 KB
Nội dung
Trường THCS Long Hòa Trường THCS Long Hòa GV: Trần Thị Nhàn GV: Trần Thị Nhàn ĐỀ TÀI: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY – BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU MÔN NGỮ VĂN A. ĐẶT VẤN ĐỀ: hực tế đã cho thấy: lịch sử càng tiến lên, xã hội càng phát triển, khoa học công nghệ ngày càng thêm phong phú; cuộc sống đòi hỏi ngày được nâng lên. Để đáp ứng mọi yêu cầu của thời đại đòi hỏi con người phải có tri thức. Thế nên việc nâng cao chất lượng giáo dục đã được Đảng và nhà nước rất quan tâm. Như các đồng nghiệp cũng đã biết, từ khi nước nhà mới được giải phóng, Bác Hồ có nói “giặc đói ta không sợ mà chỉ sợ giặc dốt”. Tại sao Bác phải nói vậy? Đó là vấn đề để cho ta suy nghĩ. Vì đối với một đất nước muốn thoát nghèo thì việc trước tiên phải xóa hết nạn mù chữ. Chính điều này đã làm cho các nhà mô phạm trăn trở nhiều hơn. T Chúng ta cũng đã biết rằng, đất nước ta đã trãi qua bao biến cố lịch sử, phải chịu mọi áp lực của giặc ngoài; Hán học và Tây học lấn áp Tiếng Việt ta rất nhiều bởi nhu cầu phát triển về kinh tế. Đến khi nước nhà được thống nhất, ngành giáo dục được đổi mới, Tiếng Việt có điều kiện phát triển và vươn lên. Song, vấn đề cần giải quyết là phải làm thế nào để mọi người, mọi lứa tuổi đều biết viết, biết đọc. Đây cũng là việc không khó gì, từng bước, từng bước đã tháo gỡ dần. Nhưng ngày nay do mưu cầu về cuộc sống, về sự phát triển của đất nước đòi hỏi mỗi người phải biết chữ, đặc biệt là đối với trẻ đúng 6 tuổi phải vào lớp 1 và hết độ tuổi 15 phải tốt nghiệp THCS. Trong khi đó phổ cập THCS phi chính qui mở ra hàng loạt, ở các địa phương, số lượng và chất lượng đang chạy đua nhau làm cho rất nhiều giáo viên phải đau đầu và đặt ra nhiều câu hỏi (?) Làm thế nào để giải phóng các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục? và làm cách nào để thực hiện triệt để trong việc thực hiện hai không theo chỉ đạo của bộ giáo dục – đào tạo? Trang 1 Trường THCS Long Hòa Trường THCS Long Hòa GV: Trần Thị Nhàn GV: Trần Thị Nhàn hực chất trong môi trường giáo dục cũng có rất nhiều giáo viên muốn đem hết khả năng của minh để truyền đạt cho học sinh; muốn dạy cho các em hiểu thấu đáo những gì các em chưa biết. Nhưng vẫn có một số em do ảnh hưởng của cuộc sống gia đình và hoàn cảnh xã hội hoặc cha mẹ thiếu quan tâm… làm các em mất đi khả năng nhận thức về việc tiếp thu kiến thức ở trường, từ đó sinh ra lười học, biếng học thậm chí còn sinh ra các tệ nạn khác làm cho môi trường giáo dục không đạt theo ý muốn. Và cũng bắt đầu từ những hiện tượng này để chạy theo số lượng, một số giáo viên không tự tìm ra cho mình một giải pháp tối ưu nào để ngăn chặn mà chỉ biết dùng những con số “trái lương tâm” để cuối năm các em cũng là những học sinh được lên lớp. Chính điều này mà mỗi năm cứ từ lớp dưới đưa lên lớp trên đến khi xét tốt nghiệp THCS thì cũng đạt theo đúng chỉ tiêu, đến thi tuyển sinh vào lớp mười thì vần đề cần xem lại! T ậy bản thân là một giáo viên dạy cuối cấp THCS, một mặt quyết tâm tháo gỡ những vướng mắc mà một số học sinh đã trãi qua ở các lớp dưới; một mặt trang bị cho mình một số giải pháp, xây dựng kế hoạch để đút kết thành sáng kiến kinh nghiệm là làm thế nào để “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY – BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU MÔN NGỮ VĂN” đúng với chỉ đạo của ngành “Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong thi cử”. V B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG: I.1 Những thuận lợi và khó khăn: I.1.1 Thuận lợi: Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương, Hội cha mẹ học sinh và Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện thích hợp trong việc sắp xếp giờ giấc hợp lí, phân công đúng với chuyên môn, cùng với sự giúp đỡ của đồng Trang 2 Trường THCS Long Hòa Trường THCS Long Hòa GV: Trần Thị Nhàn GV: Trần Thị Nhàn nghiệp đặc biệt là tổ chuyên môn tiếp sức để từng bước nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng giảng dạy. Phần đông là học sinh ở trong địa bàn và giáo viên chủ nhiệm gần địa phương nên việc liên hệ trong giảng dạy và liên hệ cha mẹ học sinh thuận tiện hơn so với trước. I.1.2 Khó khăn: Do trường THCS Long Hòa mới tách ra từ trường THCS Long Sơn cách đây 2 năm và năm đầu còn học tạm ở trường THCS Long Sơn, giáo viên thực dạy 2 buổi, giữa các giáo viên trong tổ dạy trùng buổi, trùng tiết ảnh hưởng không nhỏ đến việc dự giờ rút kinh nghiệm cũng như trong hội họp hay bồi dưỡng trái buổi, dạy bù, . . . đều gặp khó. Từ việc dạy trái buổi mà giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm ít gặp nhau để thông tin về tình hình học tập của các em, chỉ thông qua việc ghi sổ đầu bài; đôi lúc sự việc kéo dài đến năm – ba ngày hoặc một tuần mới được giải quyết thì cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em. Đến năm học 2009 – 2010, trường được chuyển về địa bàn mới (trường THCS Long Hòa). Cơ sở vật chất, đồ dùng, thiết bị chưa đủ, mọi thứ còn phải mượn hoặc giáo viên tự làm. Học sinh phải học 2 buổi, việc bồi dưỡng học sinh yếu còn phải tùy thuộc vào điều kiện trường, lớp. Đến học kỳ II mới thực hiện được toàn cấp nhưng mỗi khối chỉ bồi dưỡng 2 tiết trên một tuần của một bộ môn. I.2 Thực trạng về chất lượng: Tính từ năm 2005 (thay sách) đến nay, việc đổi mới phương pháp giảng dạy, bản thân còn gặp nhiều cái khó, cần đầu tư thêm về chuyên môn nhất là việc thảo luận nhóm của học sinh; thứ hai là trong giảng dạy giáo viên cần đặt câu hỏi thích hợp Trang 3 Trường THCS Long Hòa Trường THCS Long Hòa GV: Trần Thị Nhàn GV: Trần Thị Nhàn sao cho khoa học, vừa ôn lại kiến thức cũ vừa gây hứng thú trong học tập của các em. Đặc biệt là làm cách nào để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Cụ thể là một số học sinh viết chữ yếu, vậy trong thảo luận: các em phải luân phiên làm thư ký, liệu có thực hiện được không? Từ những yếu điểm của học sinh mà bản thân từng bước đưa ra những giải pháp để áp dụng sao cho phù hợp với tình hình học tập của các em. Kết quả giảng dạy năm học 2008 – 2009. Chất lượng giảng dạy của bản thân năm học 2008 – 2009 (thực dạy 3 lớp 9) Ở học kỳ I: Lớp 9 1,2,3 : trên trung bình 65,3% Cả năm học: Tổng số 108 Giỏi Khá TB Trên TB Yếu Kém Dưới TB SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 6 5,56 43 39,81 37 34,26 86 79,63 22 20,37 0 0 22 20,37 II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT: II.1 Giai đoạn 1: - Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm xây dựng nề nếp học tập, phân công cán bộ lớp kiểm tra tình hình học tập của các em, báo cáo kịp thời những hiện tượng tiêu cực trong mỗi giờ học, buổi học. - Sắp xếp chỗ ngồi cho từng đối tượng, chia đều theo nhóm (mỗi nhóm có giỏi, khá, trung bình, yếu). Phát động phong trào đăng ký đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ nhau trong học tập, tổ chức học nhóm có kiểm tra, . . . Trang 4 Trường THCS Long Hòa Trường THCS Long Hòa GV: Trần Thị Nhàn GV: Trần Thị Nhàn - Kết hợp với tổ phát động phong trào học sinh làm đồ dùng học tập chấm điểm, khuyến khích lấy điểm cộng vào cột 15 phút. - Tham mưu với tổ chuyên môn và ban chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu, mục đích yêu cầu, chương trình thực hiện đúng đối với đối tượng học sinh. - Thường xuyên cho kiểm tra 15 phút, kể cả bài tập ở nhà để khích lệ tính ham học của các em (qui định đối với những bài làm ở nhà điểm giỏi cộng 2 vào cột 15 phút ở lớp, điểm khá cộng 1 điểm, trung bình cộng nửa điểm). II.2 Giai đoạn 2: Xây dựng kế hoạch. Định hướng: Sau khi xây dựng được nề nếp học của học sinh, bản thân là giáo viên dạy lớp tự định ra kế hoạch học tập của học sinh là: ngoài việc chuẩn bị ở nhà (học thuộc bài cũ, làm bài tập và soạn bài mới) học sinh cần phải nắm bắt các thao tác ở các phân môn như sau: II.2.1 Đối với học sinh: - Đối với một tác phẩm văn học phải nắm thời gian và hoàn cảnh sáng tác. Ngoài ra: + Đối với tác phẩm thuộc thể loại truyện, tiểu thuyết, ngoài việc phải nắm nội dung, phân tích học sinh phải tóm tắt được tác phẩm. + Đối với tác phẩm thơ: học sinh phải thuộc lòng thơ và nắm nội dung từng phần và nghệ thuật của bài thơ đó. - Đối với tiếng Việt: phải biết ứng dụng lí thuyết vào thực hành và giải quyết mọi bài tập (ở lớp + ở nhà). - Đối với tập làm văn: thuộc ghi nhớ để ứng dụng vào thực hành, biết vận dụng một cách thích hợp ở phân môn văn và tiếng Việt vào bài tập làm văn. Trang 5 Trường THCS Long Hòa Trường THCS Long Hòa GV: Trần Thị Nhàn GV: Trần Thị Nhàn II.2.2 Đối với giáo viên (bản thân): - Thường xuyên theo dõi sát các em qua từng tiết học. - Em nào thực hiện tốt hoặc chưa tốt hay không thực hiện được thì tìm cách giúp đỡ. Hướng dẫn các em cách học, cách làm, có thể hỏi bạn, trao đổi trong học nhóm, . . . - Theo dõi kết quả học tập trong tuần, trong tháng để khen ngợi, khuyến khích hoặc góp ý xây dựng. Đồng thời giành ít thời gian riêng tư góp ý về phương pháp học tập cũng như làm công tác nhẹ nhàng một vài học sinh cá biệt để bước đầu các em nhận thức được mục đích học tập của mình. - Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm thông tin nhanh những biểu hiện lơ là trong học tập của học sinh. Bên cạnh đó cũng trực tiếp gặp những phụ huynh có con em học tốt, cần tạo điều kiện cho các em phấn đấu tốt hơn. - Đối với học sinh có ý thức học tập tốt, bản thân cũng giới thiệu thêm một số tài liệu tham khảo truy cập trên mạng nhằm nâng cao kiến thức, phát huy khả năng vượt trội làm gương tốt trong tập thể lớp. II.3 Biện pháp thực hiện: II.3.1 Những biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng học sinh trung bình, yếu, kém: II.3.1.1 Thực hiện trên lớp (dạy buổi chính thức): Song song với kế hoạch và những định hướng đã đề ra, bản thân đã trang bị cho mình một số biện pháp dựa trên sự chỉ đạo của trường và ngành giáo dục sao cho kết quả giảng dạy đạt mức cao nhất. - Thực tế hiện nay đang dạy 2 lớp 9 và một lớp 8. Trang 6 Trường THCS Long Hòa Trường THCS Long Hòa GV: Trần Thị Nhàn GV: Trần Thị Nhàn Theo tình hình chung đầu năm học (đầu tháng 8) giáo viên chủ nhiệm huy động học sinh xây dựng nề nếp cùng với việc ôn tập của giáo viên bộ môn (ở 2 tuần đầu), bản thân đã dự kiến kế hoạch ôn tập của năm cũ và đưa ra một số yêu cầu để các em có một số hướng chuẩn bị. - Một là: giới thiệu nội dung chương trình của phân môn ngữ văn đang học (năm 2009 – 2010) khối lớp này có liên quan đến phần nào của các lớp trước. Nêu một số câu hỏi có liên quan để các em về nhà tham khảo những kiến thức cũ để chuẩn bị cho phần học sắp tới. - Hai là: làm công tác tư tưởng, xây dựng nề nếp học tập và xác định mục đích học tập của mình sao cho cuối năm đạt kết quả khả quan. - Ba là: Mỗi học sinh phải tự sắp xếp cho mình phương pháp học tập, có sổ tay, nhật kí ghi chép những thông tin của thầy cô, nhà trường dặn dò những việc hằng ngày để nhớ mà về nhà thực hiện. - Bốn là: đòi hỏi tính năng động của mỗi học sinh, thực hiện tốt phương châm “học đi đôi với hành”, học về kiến thức ở nhà trường, học về đạo đức, tác phong, lối sống của người học sinh trong môi trường xã hội đang phát triển. Các em có quyền học ở mọi nơi, mọi lúc, học ở thầy, ở bạn, không ngần ngại khi gặp khó. Cùng với những giải pháp phát sinh của cá nhân đặt ra cho mình trong quá trình giảng dạy, bản thân còn thực hiện: II.3.1.2 Thực hiện ở trường: + Khâu kiểm tra bài cũ, đầu giờ giáo viên qui định học sinh được mở tập, tất cả các em nghe đặt câu hỏi và cách trả lời của bạn, sau đó có thể nhận xét bổ sung khi nghe giáo viên gọi. Trang 7 Trường THCS Long Hòa Trường THCS Long Hòa GV: Trần Thị Nhàn GV: Trần Thị Nhàn Mục đích của giáo viên là cốt để các em tập trung vào nội dung bài cũ, đồng thời ôn lại kiến thức giúp các em cũng cố lại phần đã học nhằm khắc sâu kiến thức. + Bài mới: Trong quá trình giảng bài, giáo viên có qui định từ đầu năm: các em có quyền nghe và trả lời câu hỏi, riêng những câu hỏi khó có điểm cá nhân hoặc bài tập (nhóm) cũng vậy, có điểm khuyến khích cộng cho nhóm. Nhưng đối với học sinh thiếu tập trung, trả lời không được, sau khi nghe bạn nhắc nội dung bài học lần 2, nếu lặp lại không được thì sẽ có dấu trừ trong cột kiểm tra miệng. Mục đích là để học sinh tập trung vào nội dung bài học, không phải phân tâm vào chuyện riêng tư. + Phần luyện tập (bài tập): • Bài tập dành cho cá nhân lên bảng làm. Sau khi làm xong, giáo viên cho gọi các em khác lên nhận xét, sau đó giáo viên chốt lại nội dung và hình thức (xem có đúng với yêu cầu của bài tập không? Và nhận xét cách viết: lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, dấu câu, . . .) nhằm điều chỉnh cách viết văn của các em. • Bài tập nhóm (thảo luận), thực hành qua bảng phụ, sau khi nhóm thống nhất, thư kí ghi, các em khác phải tập trung theo dõi và kiểm tra cách viết về lỗi thường mắc phải mà giáo viên đã sửa như phần bài tập cá nhân. Mục đích là luyện cho các em cách viết đúng, từng bước có khả năng diễn đạt tốt khi viết tập làm văn. II.3.1.3 Thực hiện ở nhà: - Học sinh phải làm bài tập, học bài cũ và soạn bài mới. Về việc làm bài tập và soạn bài mới đối với học sinh trung bình, yếu khó mà thực hiện tốt được. Ở phần này các em có thể học hỏi lẫn nhau, trao đổi trong học nhóm. Trang 8 Trường THCS Long Hòa Trường THCS Long Hòa GV: Trần Thị Nhàn GV: Trần Thị Nhàn Mục đích là tất cả đều có làm bài tập và soạn bài mới, các em tự kiểm tra và quan tâm giúp đỡ nhau trong học tập. Riêng đối với một số bài có địa chỉ tích hợp về môi trường và kế hoạch hóa gia đình, ngoài việc hướng dẫn theo yêu cầu sách giáo khoa, còn nêu một vài câu hỏi phụ có liên quan đến môi trường hoặc dân số tùy theo đặc thù của mỗi bài gắn với thực tế, đời sống để các em liên hệ. Song song với vấn đề trên, còn hướng dẫn các em về cách học ứng dụng công nghệ thông tin, phần nào xem trả lời, phần nào là nội dung bài học cần ghi giúp các em thực hiện hoàn hảo trong tiết học, không có em nào phải lúng túng. Đó là một số biện pháp mà bản thân xem là biện pháp cứng. Nhưng cũng không quên rằng bên cạnh đó có rất nhiều học sinh trung bình, yếu, dạng cá biệt đôi lúc áp dụng không đúng sẽ gây phản tác dụng. Vì vậy mà trong quá trình giảng dạy bản thân luôn theo dõi thái độ, tác phong của từng học sinh để xem khả năng tiếp thu bài của các em thế nào, dành riêng một số câu hỏi để cho đối tượng này, khuyến khích các em trả lời để lấy điểm nếu cần nhằm kích thích các em có tinh thần ham học. Với những đối tượng này, bản thân cần gần gũi nhiều hơn, trao đổi, tìm hiểu nguyên nhân do hoàn cảnh, điều kiện gia đình, động viên các em khá giỏi tạo điều kiện giúp đỡ để các em không chán học. II.3.2 Bồi dưỡng học sinh trung bình, yếu trái buổi: II.3.2.1 Nhận thức tình hình chung: Để đạt được mục tiêu giáo dục của ngành và kết quả đăng kí của trường, bản thân đã kết hợp với tổ chuyên môn, ban chuyên môn đề ra kế hoạch bồi dưỡng học sinh trung bình, yếu. Nhưng do mới vừa về trường mới, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa đáp ứng đủ yêu cầu học tập. Cho nên kế hoạch mới được thực hiện kể từ học kỳ II (đối với lớp 9 và 8). Trang 9 Trường THCS Long Hòa Trường THCS Long Hòa GV: Trần Thị Nhàn GV: Trần Thị Nhàn Kết quả bước đầu: số lượng học sinh có trong danh sách bồi dưỡng đến lớp khoảng 80%, nề nếp học tập khá ổn định. Các em chịu khó học hỏi, ít nhiều nhận thức được vai trò học tập của mình và có chiều hướng phấn đấu. Riêng đối với một số học sinh không đến lớp, bản thân có tham mưu với Ban giám hiệu kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, cho mời phụ huynh của những em đó để nắm lí do, cùng tạo điều kiện cho các em học tập tốt hơn. Trước tình hình chung của trường, hầu như còn gặp khó, nên việc bồi dưỡng chỉ thực hiện có 2 tiết trên một tuần. Vậy bản thân phải làm gì để đạt kết quả khả quan! Đây là vấn đề nan giải trong nghề nghiệp. II.3.2.2 Kế hoạch thực hiện: - Bước một là: làm công tác tư tưởng các em, xác định được mục đích học tập, lấy ví dụ từ bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”. Cái quan trọng nhất là sự chuẩn bị của con người. - Bước hai là: xây dựng cho mình kế hoạch là làm sao cho tất cả học sinh dự tuyển vào lớp mười không bị điểm cản. Bằng mọi cách các em phải viết được, làm được dù là mức thấp nhất. - Bước ba là: xây dựng kế hoạch cụ thể dựa theo phân phối chương trình: + Xác định mục tiêu cần bồi dưỡng. + Rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. + Yêu cầu nội dung bài học: • Giải quyết mọi tồn đọng, vướng mắc còn lại ở giờ học chính thức mà các em chưa nắm. • Dạy từ kiến thức cơ bản và từng bước nâng lên. • Củng cố lại các kiến thức của tiết học trước có liên quan và kiến thức trước đó để các em vận dụng vào thực hành. Trang 10 [...]... ngừng học hỏi nâng cao tay nghề, bồi dưỡng chuyên môn, học hỏi thêm ở đồng nghiệp qua việc dự giờ rút kinh nghiệm, tham dự các tiết chuyên đề thao giảng có ứng dụng công nghệ thông tin do trường tổ chức cũng như ở hội đồng bộ môn Trang 12 Trường THCS Long Hòa GV: Trần Thị Nhàn - Thường xuyên kết hợp sát giữa sách giáo khoa và sách giáo viên cùng một số tài liệu có liên quan đến môn ngữ văn để tham khảo;... bản thân: - Không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề, vận dụng việc đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng chất cho học sinh - Áp dụng công nghệ thông tin nhiều hơn trong giảng dạy để gây hứng thú cho học sinh học tập - Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm theo dõi sát tình hình học tập của từng đối tượng học sinh - Dành ít thời giờ đến gia đình những học sinh trung bình, yếu, tìm hiểu, giúp đỡ các em vươn... sinh trung bình, yếu nhận biết, bước đầu kích thích tính ham học của các em, sau đó vận dụng vào các bài tập ở sách giáo khoa, từng bước nâng lên từ thông hiểu đến vận dụng, thấp đến vận dụng cao, - Cùng với những việc làm trên, bản thân cũng luôn quan tâm đến việc làm bài của học sinh yếu, xem các em hiểu ở mức độ nào để có những giải pháp thích ứng với từng đối tượng học sinh trong giảng dạy Tạo... bình, yếu trái buổi, tăng tiết ở môn ngữ văn vì đây là môn thi tuyển sinh vào lớp 10 - Ban ngoài giờ kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và hội cha mẹ học sinh cùng với gia đình các em theo dõi sát tình hình học tập của các em nhất là những ngày học trái buổi - 0 - T rước khi dứt lời, tôi xin kính chúc ban chấm chọn dồi dào sức khỏe và thành công trong công tác Và, luôn mong rằng ban chuyên môn. .. tổ học tập để cùng nhau tiến bộ, * Tổ chuyên môn: - Tổ hỗ trợ về mặt chuyên môn – dự giờ rút kinh nghiệm, xây dựng tiết dạy chuyên đề trường, thao giảng có ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng tiết dạy hoàn chỉnh để nâng cao tay nghề, góp ý trong giảng day, quản lí lớp, - Hướng dẫn cách ra đề kiểm tra đúng với chỉ đạo của ngành, phù hợp với từng đối tượng học sinh để khỏi ảnh hưởng về chất lượng... thông tin chuyên môn: phần nào giảm tải phần nào hướng dẫn đọc thêm hoặc thay đổi tiết phân phối chương trình hoặc chỉnh sửa một số từ ngữ trong sách giáo khoa - Luôn quan tâm học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khen ngợi các em chịu khó học tập, biết giúp đỡ nhau để vượt lên hoàn cảnh Động viên các em xây dựng tổ học tập để cùng nhau tiến bộ, * Tổ chuyên môn: - Tổ hỗ trợ về mặt chuyên môn – dự giờ rút... được Song, để cho chất lượng giảng dạy đạt hiệu quả, bản thân xin kiến nghị về phía: - NGÀNH: Trang bị kịp thời các thiết bị, đồ dụng dạy học, tranh ảnh hay băng đĩa về danh lam thắng cảnh hoặc khu di tích lịch sử để trình chiếu cho học sinh thực hành ở các tiết “chương trình địa phương phần tập làm văn (đối với những học sinh chưa có điều kiện đến đó tham quan) nhằm phục vụ giảng dạy tốt hơn - TRƯỜNG:... tuần ở các môn và tổ chức thi rung chuông vàng ở các ngày chủ điểm giúp các em say mê học tập - Tổ chức ngoại khóa, thi đố vui dành cho học sinh trung bình, yếu III.3.2 Hạn chế: Còn do một số hoàn cảnh khách quan như một bộ phận học sinh có gia đình đi làm ăn xa, các em ở nhà với ông bà hoặc chú, bác nên ít được quan tâm do đó ảnh hưởng nhiều đến việc học - Một số học sinh chữ viết còn yếu nên làm... Rèn luyện cho mình là tấm gương mẫu mực, tạo sự tin cậy ở học sinh và phụ huynh các em IV KẾT LUẬN: Q ua quá trình giảng dạy nhiều năm, tiếp xúc với từng đối tượng học sinh khác nhau, bản thân đã rút ra một số giải pháp xem như là bài học kinh nghiệm áp dụng trực tiếp trong thời gian giảng dạy gần đây Tuy nhiên, nó chưa hẳn là hoàn hảo, cần học hỏi thêm ở đồng nghiệp; nắm bắt thêm từng đối tượng học... những kinh nghiệm như sau: * Về học sinh: - Tạo cho các em môi trường thân thiện trong quan hệ giữa thầy và trò, tránh sự mặc cảm giữa học sinh trung bình, yếu với học sinh khá, giỏi qua các đợt thi đua, phong trào, thảo luận nhóm - Trong soạn giảng có những câu hỏi vừa sức, đúng với từng đối tượng học sinh, cô đọng phần chính, phần trọng tâm để các em nhận biết - Chấm, sửa bài: Có lời phê cụ thể, . Hòa Trường THCS Long Hòa GV: Trần Thị Nhàn GV: Trần Thị Nhàn ĐỀ TÀI: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY – BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU MÔN NGỮ VĂN A. ĐẶT VẤN ĐỀ: hực tế đã cho thấy: lịch sử càng tiến lên, xã. hoạch để đút kết thành sáng kiến kinh nghiệm là làm thế nào để “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY – BỒI DƯỠNG HỌC SINH YẾU MÔN NGỮ VĂN” đúng với chỉ đạo của ngành “Nói không với tiêu cực và bệnh. nhằm nâng cao kiến thức, phát huy khả năng vượt trội làm gương tốt trong tập thể lớp. II.3 Biện pháp thực hiện: II.3.1 Những biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng học sinh trung bình, yếu,