Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của lao động tiền lương trong các Doanh nghiệp cũng như trong các tổ chức sản xuất kinh doanh khác và xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, tôi đã đi vào tìm hiểu và nghiên cứu đề tài : Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Xí nghiệp khai thác công trình Thuỷ lợi Huyện Ninh Giang .
PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU 1 .1- Sự cần thiết nghiên cứu đề tài : Từ sau Đại hội Đảng cộng sản việt Nam toàn quốc lần thứ VI đến nay nước ta có nhiều đổi mới quan trọng ; đặc biệt là việc chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế đó chịu sự tác động nhiều mặt của các quy luật kinh tế như : quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu Chính vì vậy, một Doanh nghiệp để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường thì phải luôn luôn tìm cách tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, có uy tín trên thị trường và mục đích cuối cùng là đạt được lợi nhuận cao. Để tồn tại và phát triển , Doanh nghiệp cần phải quan tâm đến mọi khâu sản xuất từ khâu lao động đến trang thiết bị máy móc, nguyên, nhiên vật liệu, từ tổ chức sản xuất sản phẩm đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định cho sự tồn tại và phát triển sản xuất của Doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay là việc quản lý và sử dụng lao động hợp lý, có hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp nào cũng cần sử dụng một lực lượng lao động nhất định, tuỳ theo quy mô và yêu cầu sản xuất . Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm tác động biến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của con người . Trong mọi chế độ xã hội , việc sáng tạo ra của cải vật chất đều không tách rời khỏi lao động. Do đó lao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Đồng thời nó cũng là yếu tố cơ bản, tác động quyết định trong quá trình sản xuất . Để cho quá trình tái sản xuất xã hội nói chung và quá trình sản xuất kinh doanh ở các Doanh nghiệp nói riêng được diễn ra thường xuyên liên tục thì một vấn đề thiết yếu là phải tái sản xuất sức lao động. Trong nền kinh tế hàng hoá thì thù lao lao động được thể hiện bằng thước đo giá trị gọi là tiền lương. Như vậy tiền lương chính là hao phí của lao động sống cần thiết mà Doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng, chất lượng công việc mà người lao động đã cống hiến. Chi phí về tiền lương là một trong những yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm. Do đó muốn tiết kiệm được chi phí tiền lương thì phải sử dụng hợp lý lao động sống trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường và đem lại lợi nhuận cao cho Doanh nghiệp . Ngoài tiền lương để đảm bảo tái sản xuất sức lao động và cuộc sống lâu dài, bảo vệ sức khoẻ và đời sống tinh thần cho người lao động theo chế độ tài chính hiện hành, Doanh nghiệp còn phải tính vào chi phí sản xuất một bộ phận chi phí gồm các khoản trích Bảo hiểm xã hội ( BHXH ) Bảo hiểm y tế (BHYT) kinh phí công đoàn (KPCĐ ). Cùng với tiền lương , các khoản bảo hiểm và kinh phí nói trên hợp thành khoản chi phí về lao động sống trong tổng chi phí của Doanh nghiệp. Điều này tạo sự công bằng trong xã hội, hướng cho người lao động hăng say làm việc và được hưởng đúng với sức lao động bỏ ra. Trong những gần đây Nhà nước ta cố gắng hoàn thiện những quy định, những chính sách về công tác tổ chức tiền lương và các khoản trích theo lương, đồng thời hướng các Doanh nghiệp , đơn vị thực hiện đúng các quy chế mà Nhà nước quy định, phát huy hiệu quả thiết thực, công bằng của việc chi lương cho người lao động nhằm thúc đẩy sự phát triển của Doanh nghiệp và thúc đấy tinh thần trách nhiệm làm việc của người lao động góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển . Như vậy, có thể tiền lương và các khoản trích theo lương là một vấn đề rất thiết thực đối với người lao động. Nó sẽ góp phần làm cho người lao động có tinh thần trách nhiệm cao hơn nếu như họ được trả mức tiền lương thích đáng. Đây là một vấn đề được nhiều người quan tâm . Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của lao động tiền lương trong các Doanh nghiệp cũng như trong các tổ chức sản xuất kinh doanh khác và xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, tôi đã đi vào tìm hiểu và nghiên cứu đề tài : " Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Xí nghiệp khai thác công trình Thuỷ lợi Huyện Ninh Giang ". 1.2 - Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 - Mục tiêu tổng quát : Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Xí nghiệp khai thác công trình Thuỷ lợi Huyện Ninh giang. 1.2.2 - Mục tiêu cụ thể : - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn của hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. - Phân tích thực trạng hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Xí nghiệp khai thác công trình Thuỷ lợi Huyện Ninh giang. - Đưa ra một số nhận xét chung về công tác hạch toán tiền lương ở Xí nghiệp và nêu ra một số định hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương. 1.3 - Đối tượng và phạm vị nghiên cứu 1.3.1 . Đối tượng nghiên cứu: Lao động và tiền lương 1.3.2. Phạm vị nghiên cứu: Xí nghiệp khai thác công trình Thuỷ lợi Huyện Ninh giang PHẦN THỨ HAI CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1 - Các khái niệm cơ bản về tiền lương và các khoản trích theo lương 2.1.1. Tiền lương và quỹ tiền lương 2.1.1.1. Tiền lương: Tiền lương là phần thù lao lao động để tái sản xuất sức lao động bù đắp hao phí lao động của người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tiền lương gắn liền với thời gian và kết quả lao động mà công nhân viên đã tham gia, thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp . Tiền lương là mối quan hệ giữa xã hội và con người lao động nói chung. Người lao động ở đây có thể là một tập thể lao động, một nhóm lao động hay một cá nhân lao động. Người lao động là một bộ phận gắn bó của xã hội; họ tham gia vào quá trình sản xuất và nhận từ đó một phần tiền thưởng tương ứng với công sức của mình đã bỏ ra. Xã hội sẽ không tồn tại nếu không có sản xuất, hay nói cụ thể hơn là không có sự cống hiến sức lao động của người lao động. Và ngược lại, sự cống hiến đó không được bù đắp thì người lao động sẽ không tồn tại . Mối quan hệ này là tiền đề cho sự phát triển sản xuất và nền kinh tế xã hội. Tiền lương còn có thể đánh giá được trình độ phát triển kinh tế, xã hội. Về mặt giá trị, tiền lương bao giờ cũng nhỏ hơn giá trị do sức lao động tạo ra trong quá trình sản xuất . Một phần sức lao động dôi ra đó được đóng góp cho xã hội nhằm phục vụ cho sự họat động, tồn tại và phát triển của xã hội. Tiền lương ( hay tiền công ) bao gồm nhiều loại. Tuy nhiên, về mặt hạch toán ta có thể chia thành tiền lương lao động trực tiếp và tiền lương lao động gián tiếp, trong đó chi tiết theo tiền lương chính và tiền lương phụ . - Tiền lương chính : Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế có làm việc ( tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên và tiền thưởng trong sản xuất ) . - Tiền lương phụ : Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế không làm việc nhưng được hưởng chế độ quy định ( như nghỉ phép, lễ, tết, chủ nhật, hội họp, tiền lương trong thời gian ngừng sản xuất ). 2.1.1.2. Quỹ tiền lương * - Khái niệm: Quỹ tiền lương của Doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương của Doanh nghiệp phải trả cho tất cả công nhân viên thuộc số tiền lương của Doanh nghiệp. Quỹ lương gồm các khoản sau : + Tiền lương tháng, tiền lương ngày theo hệ thống các thang bậc lương do Nhà nước quy định. + Tiền lương trả theo sản phẩm, tiền lương khoán . + Tiền lương trả cho người lao động mặc dù làm ra sản phẩm hỏng hay xấu ( cho phép ) . + Các loại tiền phụ cấp làm đêm, thêm giờ, độc hại, khu vực. + Các loại tiền thưởng có tính chất thường xuyên. Quản lý quỹ lương thực chất là xác định mối quan hệ giữa người lao động, người quản lý lao động với Nhà nước trong việc quản phân chia lợi ích sau một kỳ kinh doanh. Việc quản lý quỹ lương phải đảm bảo sự công bằng trong trả công cho người lao động, đảm bảo năng xuất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân. Quỹ lương của Doanh nghiệp được xác định thông qua đơn giá tiền lương. Trên cơ sở các nguyên tắc trên, cán bộ quản lý quỹ lương sẽ xác định quỹ lương của Doanh nghiệp mình theo các quy định của nhà nước và đặc điểm của Doanh nghiệp mình. * - Phương pháp tính đơn giá tiền lương và quỹ lương *) Đối với Doanh nghiệp sản xuất ít mặt hàng, các mặt hàng đều là truyền thống và có hệ thống định mức lao động chi tiết, đầy đủ, đơn giá tiền lương được xác định theo công thức: ĐG = T * LCB Trong đó : ĐG : là đơn giá tiền lương tính theo đơn vị sản phẩm T : Là hao phí thời gian lao động để làm một sản phẩm LCB : Là lương cấp bậc ( kể cả phụ cấp ) Và: quỹ lương thực hiện = ĐG *Sản phẩm hàng hoá thực hiện +Quỹ lương bổ xung Quỹ lương bổ xung là quỹ lương trả cho người thời gian không tham gia sản xuất theo chế độ hưởng lương và tiền lương chức vụ của Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng. * Đối với các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều sản phẩm nhiều mặt hàng nhưng chưa có định mức lao động cho từng loại sản phẩm thì đơn giá tiền lương được xác định dựa trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí. V kh ĐG = _____________________________________________________ Doanh thu kế hoạch - chi phí kế hoạch Trong đó : V kh : quỹ tiền lương kế hoạch ( không bao gồm lương Giám đốc , Phó giám đốc, Kế toán trưởng ) Quỹ tiền lương kế hoạch được xác định dựa trên tiền lương bình quân theo chế độ và định biên lao động hợp lý theo công thức : V kh = Tiền lương bình quân theo chế độ * Lao động định biên Chi phí kế hoạch gồm toàn bộ các khoản chi phí hợp lệ, chi phí hợp lý trong giá thành sản phẩm, chi phí khác và các khoản phải nộp ngân sách theo quy định hiện hành. Quỹ lương thực hiện = ĐG * ( Doanh thu thực hiện - chi phí thực hiện ) * Đối với các Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả ổn định thì đơn giá tiền lương được xác định trên cơ sở lợi nhuận của Doanh nghiệp . V kh ĐG = _________________ P kh Trong đó : P kh là lợi nhuận kế hoạch Doanh nghiệp Quỹ lương thực hiện = ĐG * P th P th là lợi nhuận thực hiện * Các Doanh nghiệp mà sản xuất kinh doanh không ổn định và không thể tính toán tiền lương theo các phương pháp đã nêu ở trên thì sử dụng phương pháp xác định tiền lương trên Doanh thu. V kh ĐG = _______________________________ Doanh thu kế hoạch Quỹ lương thực hiện = ĐG * Doanh thu thực hiện Sau khi xác định được quỹ lương theo chế độ, Doanh nghiệp xây dựng quy chế trả lương cho phù hợp với nguyên tắc trả lương theo lao động. Quản lý quỹ lương có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Quản lý quỹ lương phải trong mối quan hệ với việc thực hiện kế hoạch sản xuất của Doanh nghiệp . Quản lý tốt quỹ lương tránh được tình trạng chi phí lãng phí, không có hiệu quả; đồng thời sẽ giúp được hạ giá thành sản phẩm thúc đẩy tăng năng suất lao động: 2.1.2. Quỹ Bảo hiểm xã hội , quỹ Bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn 2. 1.2.1 - Quỹ Bảo hiểm xã hội : Nguồn tài chính hình thành Bảo hiểm xã hội cho người lao động và người sử dụng lao động đóng góp. Nó thể hiện mối quan hệ về lợi ích của 2 bên . Ngoài ra, quỹ Bảo hiểm xã hội còn có sự tham gia đóng góp của Nhà nước. Sự tham gia đóng góp của Nhà nước rất quan trọng; một mặt để hỗ trợ cho quỹ Bảo hiểm trong thời gian ban đầu, mặt khác sự tham gia của Nhà nước sẽ trở thành một chỗ dựa đảm bảo cho hoạt động của quỹ BHXH được chắc chắn ổn định. Ngoài sự đóng góp của các bên còn phải kể đến một số nguồn khác như lãi suất của bản thân tiền BHXH: Điều 149 trong bộ luật lao động quy định quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn sau : + Người sử dụng lao động đóng 15% trên tổng quỹ lương tính vào chi phí kinh doanh. + Người lao động đóng 5% trên tổng quỹ lương ( được trừ trực tiếp vào thu nhập của người lao động ). Như vậy có thể khẳng định quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp theo quy định của Nhà nước được thực hiện hàng tháng theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân trong tháng. Quỹ BHXH được trích lập ra nguồn tài trợ cho người lao động có tham gia đóng góp trong các trường hợp họ bị mất khả năng lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động , hưu trí , mất sức Tuỳ thuộc từng trường hợp thời gian đóng BHXH mà người lao động được hưởng tỷ lệ trợ cấp BHXH khác nhau: 75% mức lương tháng, 100% mức lương tháng hay trợ cấp 1 lần. Thực chất của BHXH là giúp mọi người đảm bảo về mặt xã hội để người lao động có thể duy trì và ổn định cuộc sống khi họ gặp khó khăn, rủi ro bất hạnh khiến họ mất sức lao động tạm thời hay vĩnh viễn. Đồng thời BHXH còn giúp người lao động chống đỡ được khó khăn thiếu hụt về kinh tế, tạo ra chỗ dựa tâm lý để họ yên tâm làm việc, từ đó nâng cao hiệu quả lao động, hạn chế được tình trạng ngừng trệ , đình đốn của sản xuất kinh doanh và giảm thiệt hại cho người sử dụng lao động . Quỹ Bảo hiểm xã hội làm cho người lao động gắn bó hơn với Nhà nước, cơ quan và toàn xã hội . Những khoản trợ cấp thực tế cho người lao động tại Doanh nghiệp trong các trường hợp họ bị mất khả năng lao động được tính toán trên cơ sở mức lương ngày của họ, thời gian nghỉ ( có chứng từ hợp lệ ) và tỷ lệ trợ cấp BHXH. Khi người lao động được nghỉ hưởng chế độ BHXH, kế toán phải lập phiếu nghỉ hưởng BHXH cho từng người ( mẫu số 3 - LĐTL ) và từ các phiếu nghỉ hưởng BHXH , kế toán phải lập bảng thanh toán BHXH ( mẫu số 4 - LĐTL ). BHXH trích được trong kỳ, sau khi trừ đi các khoản đã trợ cấp cho người lao động tại Doanh nghiệp ( được cơ quan BHXH phê duyệt ) phần còn lại phải nộp vào quỹ BHXH tập trung. 2.1.2.2 - Quỹ Bảo hiểm y tế ( BHYT ) Quỹ Bảo hiểm y tế được sử dụng để đài thọ người lao động có tham gia đóng góp trong các hoạt động khám chữa bệnh . Theo chế độ hiện hành, quỹ Bảo hiểm y tế được hình thành bằng cách trích 3% trên số thu nhập tạm tính của người lao động. Trong đó, người sử dụng lao động phải chịu 2% và tính vào chi phí kinh doanh, người lao động trực tiếp nộp 1% ( trừ vào thu nhập của người lao động ). Quỹ BHYT do cơ quan BHYT thống nhất quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế . Vì vậy , khi tính được mức trích BHYT, các Doanh nghiệp phải nộp toàn bộ cho cơ quan BHYT. 2.1.2.3 - Kinh phí công đoàn ( KPCĐ ) Kinh phí công đoàn là nguồn quỹ tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp theo chế độ hiện hành, kinh phí công đoàn được trích lập vào chi phí sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp hàng tháng theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên của Doanh nghiệp trong tháng. Người sử dụng lao động đóng 2% so với tổng quỹ lương. Quỹ kinh phí công đoàn một phần nộp cho công đoàn cấp trên , một phần để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại đơn vị. Người lao động chịu 1% được và trừ vào lương hàng tháng. Thực chất của hoạt động công đoàn tại cơ quan tại đơn vị là nhằm bảo vệ quyền lợi của công nhân và tổ chức các phong trào thi đua hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất ; mặt khác quán triệt chủ chương chính sách của Đảng, hiến pháp, pháp luật của Nhà nước nhiệm vụ của đơn vị mình. 2.2 - Các hình thức trả lương: Các Doanh nghiệp nước ta hiện nay chủ yếu áp dụng 2 hình thức trả lương sau : + Trả lương theo thời gian + Trả lương theo sản phẩm 2.2.1 - Hình thức trả lương theo thời gian Trả lương theo thời gian là hình thức mà tiền lương của người lao động phụ thuộc vào xuất lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế . Trong đó xuất lương cấp bậc là xuất lương tính theo đơn vị thời gian , dùng để xác định số lượng lao động của người lao động . Thời gian làm việc là thời gian người lao động có mặt tại nơi làm việc, tham gia thực sự vào quá trình lao động hoặc thời gian thực sự làm những công việc thuộc nhiệm vụ của mình. Hình thức này có 2 chế độ trả lương 2.2.1.1- Chế độ trả lương theo thời gian giản đơn: Là chế độ trả lương mà tiền lương nhận được của mỗi công nhân do mức lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian làm việc thực tế nhiều hay ít . Quy định chế độ trả lương này chỉ áp dụng ở những nơi khó xác định mức lao động , công việc một cách chính xác. Có 3 loại lương theo thời gian giản đơn : Lương giờ, lương ngày và lương tháng. * Nhược điểm : Chế độ này mang tính chất bình quân; không khuyến khích được người lao động sử dụng hợp lý thời gian làm việc , tiết kiệm được nguyên vật liệu , tập trung công suất của mày móc thiết bị để tăng năng suất lao động 2.2.1.2 - Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng : Là sự kết hợp giữa chế độ trả lương theo thời gian giản đơn và tiền thưởng khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng đã quy định. Chế độ trả lương này chủ yếu áp dụng đối với công nhân sửa chữa, điều chỉnh thiết bị Ngoài ra còn áp dụng đối với những công nhân chính làm việc ở những khâu có trình độ cơ khí hoá cao, tự động hoá hoặc những công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng. Tiền lương của 1 công nhân = Lương trả theo + Tiền thưởng (tính theo tỷ thời gian quản lý lệ % của tiền lương) * Ưu điểm : Chế độ phản ánh được trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế với công tác của từng người thông qua các chỉ tiêu xét thưởng đã đạt được. Vì vậy , nó khuyến khích được người lao động quan tâm tới trách nhiệm và kết quả công tác của mình. 2.2.2 - Hình thức trả lương theo sản phẩm Tiền lương trả theo sản phẩm là tiền lương mà người công nhân nhận được phụ thuộc vào đơn giá tiền lương cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành . Trong đó, đơn giá tiền lương là lượng tiền trả cho công nhân khi họ làm ra một đơn vị sản phẩm ( hoặc một đơn vị tính theo công việc ) đảm bảo chất lượng quy định. Đơn giá tiền lương được tính theo công thức: L CB ĐG = __________________ M SL hay ĐG = L CB * M TG Trong đó : ĐG là đơn giá cấp bậc công việc L CB là lương theo cấp bậc công việc M SL : Mức sản lượng M TG : Mức thời gian Số lượng sản phẩm sản xuất ra chính là số lượng sản phẩm thực tế mà người công nhân làm ra trong một kỳ nhận lương. Số lượng sản phẩm làm ra có thể nhiều hơn hoặc ít hơn mức quy định. Tiền lương trả theo sản phẩm được xác định bằng công thức: L SP = ĐG i * M i - L SP : Tiền lương theo sản phẩm - M i : số lượng sản phẩm loại i sản xuất ra - ĐG i : Đơn giá tiền lương 1 sản phẩm loại i - i : số loại sản phẩm Hình thức trả lương theo sản phẩm có những tác dụng sau : - Quán triệt đầy đủ nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng lao động. Nó gắn việc trả lương với kết quả sản xuất của mỗi người . Do đó kích thích nâng cao năng suất lao động; - Góp phần thúc đẩy công tác quản lý Doanh nghiệp , nhất là công tác quản lý lao động. * Nhược điểm : - Rất khó xây dựng định mức tiên tiến và hiện thực. - Khó xác định đơn giá chính xác. - Khối lượng tính toán lớn, phức tạp đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ phải có năng lực. Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể từng Doanh nghiệp mà vận dụng theo từng hình thức cụ thể dưới đây: 2.2.2.1 - Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế : Với hình thức này, tiền lương phải trả cho người lao động được tính trực tiếp theo số lựơng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá tiền lương sản phẩm đã quy định . L SP = ĐG i * M i Trong đó : + ĐG i Đơn giá tiền lương sản phẩm loại i + M i Số lượng sản phẩm loại i hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất * Ưu điểm : Hình thức tiền lương này làm cho quyền lợi và trách nhiệm của người lao động gắn chặt với nhau nên vai trò kích thích sản xuất rất lớn. Hình thức này được sử dụng phổ biến để tính lương phải trả cho người lao động trực tiếp. 2.2.2.2 - Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Hình thức này được áp dụng để trả lương cho lao động gián tiếp ở các bộ phận sản xuất như lao động làm nhiệm vụ vận chuyển vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc, thiết bị Tuy lao động của họ không trưc tiếp tạo ra sản phẩm nhưng lại gián tiếp, nên có thể căn cứ vào kết quả của lao động trực tiếp mà lao động gián tiếp phục vụ để tính lương sản phẩm cho lao động gián tiếp. Chế độ tiền lương này khuyến khích công nhân phụ phục vụ tốt hơn cho công nhân chính, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của công nhân chính. Tuy nhiên , chế độ trả lương này có nhược điểm là không có tác dụng trực tiếp khuyến khích công nhân phụ của họ phụ thuộc vào kết quả công việc công nhân chính. 2.2.2.3 - Trả lương theo sản phẩm có thưởng, có phạt. Theo hình thức này ngoài tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp, người lao động được thưởng trong sản xuất , như thưởng về chất lượng sản phẩm tốt, thưởng về tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư. Trong trường hợp người lao động làm ra sản phẩm hỏng, lãng phí vật tư, không đảm bảo ngày công quy định thì có thể phải chịu tiền phạt và thu nhập của họ khi đó bằng tiền lương theo sản phẩm trực tiếp trừ đi cc khoản tiền phạt. Lương của một Lương Tiền thưởng Các khoản công nhân = sản phẩm + (trong sản xuất ) tiền phạt 2.2.2.4 - Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến: Lương của một Tiền lương vượt mức định mức công nhân = Lương sản phẩm + lao động theo tỷ lệ luỹ tiến [...]... tỏc, m bo giỏ tr thc ca tin lng v tng bc ci thin theo s phỏt trin kinh t - xó hi PHN TH BA C IM A BN V PHNG PHP NGHIấN CU 3.1 - c im a bn Huyn Ninh giang 3.1.1 - c im t nhiờn *)V trớ a lý: Huyn Ninh giang l mt Huyn ng bng phớa nam Tnh Hi dng Trờn bn a lý : Huyn Ninh giang nm v trớ 20043 / v tuyn Bc, 106 0 / 24 kinh tuyn ụng Phớa Nam Huyn chy di theo b sụng Luc, giỏp Huyn Vnh Bo ( Hi phũng) v Qunh... cao 89,31% a hỡnh tng i bng phng Ninh Giang l mt huyn ng Bng trng ca Tnh Hi Dng vi ct t so vi mc nc bin ni cao nht l 3,4 m v ni thp nht l 0,3 m õy cng l mt huyn thun nụng, c dõn sng ch yu bng ngh trng lỳa nc 3.1.2 - Thi tit khớ hu: Huyn Ninh Giang nm trong vựng khớ hu nhit i giú mựa, do vy chu nh hng rt ln ca giú mựa, rột m Hng nm Ninh Giang cng cú mt s cn bóo trn v kộo theo giú ln v ma to trờn din rng... tin lng v cỏc khon trớch theo lng Xớ nghip khai thỏc cụng trỡnh thu li Huyn Ninh giang 4.3.1 - Tỡnh hỡnh qun lý lao ng tin lng v cỏc khon trớch theo lng Xớ nghip khai thỏc cụng trỡnh thu li Huyn Ninh giang - Quy mụ v c cu lao ng: Xớ nghip hot ng a bn khụng ln lm nhng cụng nhõn viờn li khụng tp trung sn xut ti mt ni m li phõn b ri rỏc cỏc trm trờn ton huyn phc v sn xut theo thi v Do vy lao ng ca... nghip cụng tỏc khai thỏc cụng trỡnh thu li c hỡnh thnh v ra i Ban u s khai thỏc l i nụng giang huyn trc thuc phũng thu li Huyn Ninh giang v i qun lý nụng giang Tnh Hi dng ( T nm 1959 n nm 1972) Do yờu cu phc v sn xut nụng nghip , c s vt cht k thut phc v cho cụng tỏc thu nụng c xõy dng v trang b Trm thu nụng Huyn Ninh giang c hỡnh thnh v hot ng t nm 1972 n nm 1984 vi s phỏt trin nhanh chúng ca nn kinh... huyn Thanh Min, phớa Bc giỏp Huyn Gia Lc, Phớa ụng giỏp Huyn T K Huyn Ninh Giang cỏch Th xó Hi Dng khong 30 Km v phớa Bc, cỏch Th ụ H Ni khong 90 Km v phớa Tõy v cỏch Thnh ph Hi Phũng khong 40 Km v phớa ụng Ninh Giang nm trờn quc l 17A, bờn sụng Luc li ngó ba ni tip giỏp 3 tnh Hi Dng, Thỏi Bỡnh, Hi Phũng *) c im a hỡnh: Huyn Ninh giang nm trờn quc l 17A cú tng din tớch t canh tỏc t nhiờn l 135.548,57ha... cỏo ti chớnh: l phng phỏp tng hp s liu t cỏc s k toỏn theo cỏc ch tiờu kinh t v tỡnh hỡnh thc hin cỏc ch tiờu k hoch kinh t ti chớnh ca n v trong thi gian nht nh PHN TH T KT QU NGHIấN CU 4.1- Gii thiu vi nột c bn v Xớ nghip khai thỏc cụng trỡnh thu li Huyn Ninh giang 4.1.1 - c im tỡnh hỡnh chung ca Xớ nghip khai thỏc cụng trỡnh Thu li Huyn Ninh Giang Trong nn kinh t nc ta bao gm nhiu ngnh kinh t khỏc... Nụng nghip 3.1.3 - iu kin kinh t xó hi *) V kinh t : Huyn Ninh giang trong nhng nm gn õy cú bc tng trng khỏ, c cu kinh t bc u c chuyn dch theo hng tng t trng tiu th cụng nghip v dch v Tc tng trng chung ca nn kinh t l 11,75 %/ nm Thu nhp bỡnh quõn u ngi c t 3,3 triu ng/ nm, tng 36% so vi nm 2000 - Sang nm 2001 c cu kinh t ca Huyn c chuyn dch theo hng tớch cc Tng giỏ tr sn phm ( GDP ) trong ton Huyn... 4 mó s 0303 - Tng giỏ tr ti sn c nh ca Xớ nghip : 4.126.772.400 ng - Vn kinh doanh l : 2.188.612.720 ng Trong ú : Vn c nh : 2.160.615.800 ng Vn lu ng : 27.996.920 ng - Tr s Xớ nghip: Th trn Ninh giang - Huyn Ninh giang - Tnh Hi dng - Nhim v ca xớ nghip: vn hnh h thng ti tiờu nc phc v sn xut nụng nghip ; dch v v nc i vi dõn sinh v cỏc ngnh kinh t khỏc, kho sỏt thit k, lp th tc sa cha cụng trỡnh nh trong... khụng phi np Ngy 11/ 8/ 1997 UBND Tnh Hi dng quyt nh s 2018 - Q/UB Doanh nghip : " Xớ nghip khai thỏc cụng trỡnh thu li Huyn Ninh giang l Doanh nghip nh nc cú mt phn hot ng cụng ớch " 4.2 - T chc sn xut 4.2.1 - S t chc ca xớ nghip Xớ nghip khai thỏc cụng trỡnh thu li Huyn Ninh giang cú 147 cỏn b cụng nhõn viờn Trong ú cú 22 cỏn b cụng nhõn viờn lm vic giỏn tip cũn li 125 cỏn b cụng nhõn viờn chc l lao... 4.2.2.2 - Hỡnh thc s k toỏn ti Xớ nghip T ngy 1 thỏng 1 nm 1996, Xớ nghip ỏp dng ch k toỏn theo quyt nh s 1141/TC/Q/CKT ca B trng B ti chớnh ban hnh ngy 1/11/1995 Xớ nghip khai thỏc cụng trỡnh thu li Huyn Ninh Giang ỏp dng hỡnh thc k toỏn chng t ghi s sỏch v Xớ nghip dựng phng phỏp k toỏn vt liu, cụng c dng c theo phng phỏp kờ khai thng xuyờn Hỡnh thc k toỏn chng t ghi s: Chng t gc S qu S (th) KT chi