Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 33 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
33
Dung lượng
534,09 KB
Nội dung
Lời mở đầu Trong thế kỷ 21 cùng với sự bùng nổ về công nghệ thông tin, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường kinh doanh. Thương mại điện tử ngày càng phát triển nó lan rộng ra toàn cầu được các doanh nghiệp biết đến và ứng dụng thương mại điện tử là mục tiêu các doanh nghiệp hướng tới. Tỷ trọng về kinh doanh Thương mại điện tử ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, các hình thức kinh doanh ngày càng phong phú về mặt hàng, cách thức tiến hành. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử trên thế giới, tại Việt Nam tuy Thương mại điện tử mới phát triển trong thời gian ngắn nhưng đã gặt hái được những thành công nhất định. Với việc phát triển Thương mại điện tử thì các doanh nghiệp cũng nên chú trọng đến phát triển Logistics Thương mại điện tử, đây là một yếu tố khá quan trọng quyết định tới thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Cũng như vậy, logistics đầu ra thương mại điện tử là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động quản trị logistics của các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên để hiểu rõ về các hoạt động quản trị logistics thương mại điện tử một cách chính xác và kỹ lưỡng thì không phải doanh nghiệp nào cũng biết. Và để hiểu rõ hơn các hoạt động quản trị logistics đầu ra thương mại điện tử và các tác động của nó tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhóm đã nghiên cứu đề tài: “Vị trí và tầm quan trọng của hoạt động logistics đầu ra thương mại điện tử trong doanh nghiệp và nền kinh tế? Phân tích các hoạt động quản trị logistics đầu ra TMĐT, làm rõ chức năng nhiệm vụ của từng hoạt động trong quá trình thực hiện đơn hàng. Liên hệ thực tiễn hoạt động logistics đầu ra tại website cucre.vn” 1 Chương 1: Khái quát về logistics đầu ra 1. Khái niệm logistics đầu ra trong TMĐT Logistics đầu ra trong thương mại điện tử là một bộ phận của e-logistics bao gồm các hoạt động, chức năng và quá trình được tích hợp hiệu quả nhằm đảm bảo cung ứng hàng hóa tới khách hàng kể từ khi nhận được đơn đặt hàng. 2. Mục tiêu - Mục tiêu chung là phát triển doanh số trên cơ sở cung cấp trình độ dịch vụ khách hàng mong đợi có tính chiến lược với tổng chi phí thấp nhất. Để đạt được mục tiêu này chúng ta cần xét trên 2 khía cạnh: • Chất lượng dịch vụ theo yêu cầu khách hàng • Chi phí để đáp ứng mức chất lượng dịch vụ đó - Mô hình logistics đầu ra trong thương mại điện tử Logistics đầu ra trong thương mại điện tử có thể được đáp ứng theo 2 mô hình: • Mô hình logistics đáp ứng đơn hàng truyền thống 2 • Mô hình logistics đáp ứng đơn hàng trực tuyến Dòng thông tin sẽ được trao đổi giữa khách hàng và nhà cung ứng thông qua các đại lý bán lẻ. Dòng sản phẩm sẽ được chuyển từ nhà cung ứng đến trực tiếp khách hàng. Mô hình này có nhiều lợi ích cũng như hạn chế Lợi ích: Giảm chi phí đầu tư cho dự trữ và mạng lới Logistics, giảm chi phí Logistics nói chung và chi phí vận chuyển nói riêng nếu khai thác được lợi thế nhờ quy mô cũng như mở rộng cơ cấu mặt hàng kinh doanh. Hạn chế: Giảm tỷ suất lợi nhuận, giảm khả năng kiểm soát quá trình Logistics đầu ra, từ đó có thể dẫn đến tăng chất lượng dịch vụ, tiềm ẩn khả năng mất khách hàng khi thông tin được chia sẻ giữa các đối tác và các đối tác có thể trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Những căn cứ cơ bản giúp doanh nghiệp xác định được Logistics đầu ra: Quy mô thị trường và doanh số bán hàng, đặc điểm bán hàng và đặc điểm mạng lưới cung ứng, quy mô cũng như điều kiện đáp ứng đơn hàng nhỏ của nhà sản xuất cũng như bán buôn, đặc điểm cầu thị trường cũng như mặt hàng kinh doanh. Trong toàn bộ Logistics đầu ra của doanh nghiệp thương mại điện tử thì quy trình xử lý đơn hàng là quan trọng nhất, nó là bước quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào dù cho sản phẩm kinh doanh có khác nhau. Từ khi nhận đơn hàng đến khi giao hàng cũng như 3 kiểm soát tình trạng đơn hàng đều phải được thực hiện chính xác nó ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của công ty, thời gian đáp ứng đơn hàng. 3. Vị trí và tầm quan trọng của hoạt động logistics đầu ra trong TMĐT Ngành logistics có vị trí quan trọng trong các nền kinh tế hiện đại và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia và toàn cầu. Phần giá trị gia tăng do ngành logistics tạo ra ngày càng lớn và tác động của nó thể hiện rõ ở các khía cạnh mà nó tham gia. - Trong nền kinh tế: Các hoạt động logistics (đáp ứng đơn hàng, kho bãi, dự trữ, vận chuyển,…) có nhiệm vụ kết nối một cách hiệu quả các thành viên trong chuỗi cung ứng từ đó đem lại giá trị cao nhất cho khách hàng và các thành viên. Nhiệm vụ kết nối của của logistics được thể hiện qua việc vận hành một cách trôi chảy và nhịp nhàng của 3 dòng sau: • Dòng sản phẩm: con đường dịch chuyển của hàng hóa và dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng đảm bảo đúng đủ về số lượng và chất lượng • Dòng thông tin: dòng giao và nhận của các đơn vị đặt hàng theo dõi quá trình dịch chuyển của hàng hóa và chứng từ giữa người gửi và người nhận. • Dòng tiền tệ: thể hiện sự thanh toán của khách hàng đối với nhà cung cấp, thể hiện hiệu quả kinh doanh. - Doanh nghiệp: Trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp quản trị logistic được ghi nhận là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh trong doanh nghiệp. Trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp logistic đầu vào và logistic đầu ra cùng với quản trị tác nghiệp, marketing và dịch vụ là những hoạt động chủ chốt tạo nên giá trị cho khách hàng và doanh thu cho doanh nghiệp. Hoạt động logistics đầu ra liên quan trực tiếp tới dịch vụ khách hàng, khi hoạt động logistics đầu ra được quản trị tốt, vận hành tốt giúp doanh nghiệp giảm được chi phí phân phối, nâng cao dịch vụ khách hàng từ đó tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo được một thương hiệu 4 tốt, có được lòng trung thành của khách hàng, cơ hội mở rộng thị trường và tăng doanh thu. Chương 2: Phân tích các hoạt động quản trị logistics đầu ra trong TMĐT 1. Quy trình xử lý đơn đặt hàng trong TMĐT 1.1 Quy trình xử lý đơn đặt hàng 5 Khách hàng đặt hàng là hoạt động thu thập những yêu cầu về hàng hóa hoặc dịch vụ của khách hàng. Việc truyền tin này có thể được khách hàng hoặc người bán điền thông tin trực tiếp vào các mẫu đơn đặt hàng thông qua website doanh nghiệp; điện thoại trực tiếp cho nhân viên bán hàng, hoặc lựa chọn từ những mẫu đơn đặt hàng trong máy tính. Tiếp nhận đơn hàng là truyền tải yêu cầu đặt hàng từ nơi tiếp nhận tới nơi xử lý đơn hàng: sử dụng điện thoại, máy vi tính, máy sao chép hoặc truyền thông qua vệ tinh. Cách này giúp thông tin đặt hàng được truyền tải ngay lập tức, chính xác, đáng tin cậy, do đó ngày càng được thay thế cho cách thứ nhất. Xử lý đơn hàng: xử lý đơn hàng là một hoạt động diễn ra trước khi thực hiện một đơn đặt hàng. Nó bao gồm: (1) kiểm tra độ chính xác của các thông tin đặt hàng như mô tả về sản phẩm, số lượng, giá cả; (2) kiểm tra tính sẵn có của những sản phẩm được đặt hàng; (3) chuẩn bị văn bản từ chối đơn đặt hàng, nếu cần; (4) kiểm tra tình trạng tín dụng của khách hàng; (5) sao chép và lưu trữ lại thông tin đặt hàng; và (6) viết hóa đơn. Những hoạt động này là rất cần thiết bởi vì thông tin đặt hàng không phải lúc nào cũng ở dạng đúng theo yêu cầu để tiếp tục thực hiện; hoặc có thể không được trình bày một cách chính xác, hoặc doanh nghiệp nhận thấy cần phải chuẩn bị thêm trước khi đơn đặt hàng được thực hiện. Kiểm tra đơn đặt hàng có thể thực hiện tự động hoá. Cải tiến công nghệ đem lại lợi ích đáng kể trong việc tiếp nhận đơn hàng. Mã vạch, máy quét quang học và máy tính đã làm tăng nhanh năng xuất lao động và tính chính xác của các thao tác nói trên. Thực hiện đơn hàng gồm những hoạt động : (1) tập hợp hàng hóa trong kho, sản xuất hoặc mua; (2) đóng gói để vận chuyển; (3) xây dựng chương trình giao hàng; (4) chuẩn bị chứng từ vận chuyển. Những hoạt động này có thể được thực hiện song song với việc kiểm tra xác nhận đơn hàng. Thông báo về tình trạng thực hiện đơn đặt hàng: Hoạt động này không ảnh hưởng đến tổng thời gian thực hiện đơn hàng. Nó cam kết rằng một dịch vụ khách hàng tốt đã được cung ứng thông qua việc duy trì thông tin cho khách hàng về bất cứ sự chậm trễ nào trong quá trình đặt hàng hoặc giao hàng. Hiện nay với ứng dụng công nghệ 6 tiến tiến, việc theo dõi đơn hàng được tiến hành đơn giản hơn thông qua về tinh, khách hàng cũng có thể trực tiếp theo dõi hành trình đơn hàng của mình thông qua các website bán hàng mà khách hàng đã mua. 1.2 Chức năng và nhiệm vụ của quá trình xử lý đơn hàng trong quá trình thực hiện đơn hàng Quá trình xử lý đơn hàng có vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiện đơn hàng. - Quá trình xử lý đơn hàng là hoạt động được tiến hành ngay sau khi khách hàng đặt hàng trong quá trình thực hiện đơn hàng. Nó giúp các doanh nghiệp kiểm tra tính chính xác của đơn hàng mà khách hàng đã đặt. - Quy trình này giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất bán hàng, chất lượng phục vụ và tiết kiệm tối đa chi phí quản lý. Quá trình xử lý đơn hàng diễn ra nhanh chóng làm giảm thời gian đáp ứng đơn hàng tới khách hàng tăng dịch vụ khách hàng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng. - Làm việc có quy trình, hệ thống giúp loại bỏ những sai sót trong quá trình tiếp nhận đơn hàng và kiểm soát có hiệu quả bằng cách kiểm soát mọi hoạt động trong quá trình bán hàng từ nhập hàng, xử lý các đơn hàng, vận chuyển. - Ngoài ra, khi doanh nghiệp có 1 quy trình xử lý đơn hàng hoạt động hiệu quả còn giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng phục khách hàng, tạo niềm tin cho khác hàng. 2. Quản trị vận chuyển hàng hóa Vận chuyển hàng hoá là sự di động hàng hoá trong không gian bằng sức người hay phương tiện vận tải nhằm đảm bảo dự trữ và cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên các khu vực thị trường mục tiêu. Thành phần tham gia vào quá trình vận chuyển bao gồm: • Người gửi • Người nhận • Người vận chuyển • Chính phủ • Công chúng Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các loại hình vận chuyển càng phong phú. Có thể phân loại vận chuyển hàng hoá theo một số tiêu thức sau: 7 - Theo đặc trưng của con đường và phương tiện vận tải, có các loại hình vận chuyển : vận chuyển đường sắt, đường thuỷ, đường bộ(ôtô), đường không (máy bay), đường ống. - Theo đặc trưng sở hữu và mức độ điều tiết của nhà nước, có các loại hình vận chuyển : vận chuyển riêng, vận chuyển hợp đồng và vận chuyển công cộng. - Phân theo mức độ phối hợp các loại phương tiện vận tải, có 2 loại hình vận chuyển : vận chuyển đơn phương thức và vận chuyển đa phương thức. 2.1 Chi phí vận chuyển hàng hóa Các yếu tố tác động tới chi phí vận chuyển hàng hóa bao gồm: - Khoảng cách là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển do tăng chi phí vận chuyển biến đổi như lao động, nhiên liệu, chi phí bảo quản. - Khối lượng hàng hoá vận chuyển là nhân tố thứ 2 ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển. Cũng như nhiều hoạt động logistics, tính kinh tế nhờ qui mô đúng với vận chuyển hàng hoá. - Độ chặt là sự tương quan giữa khối lượng và dung tích chiếm chỗ.Nhân tố này khá quan trọng do chi phí vận chuyển luôn luôn được xác định trên 1 đơn vị khối lượng. Phương tiện bị hạn chế sức chở bởi dung tích hơn là trọng tải. Do lao động và chi phí nhiên liệu không chịu ảnh hưởng nhiều bởi trọng tải nên sản phẩm có độ chặt càng cao, chi phí bình quân đơn vị khối lượng vận chuyển càng thấp. - Hình dạng hàng hoá có ảnh hưởng đến việc sử dụng dung tích phương tiện vận tải. Hàng hoá cồng kềnh,hình dạng không thống nhất làm giảm khả năng chứa hàng, giảm hệ số sử dụng trọng tải, và do đó làm tăng chi phí. Khi vận chuyển đường dài, có thể vận chuyển hàng hoá ở dạng đóng hộp linh kiện, sau đó lắp ráp ở khu vực tiêu thụ. - Điều kiện bảo quản và xếp dỡ hàng hoá trong quá trình vận chuyển ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển. Hàng hoá đòi hỏi điều kiện bảo quản đặc biệt thì sẽ có chi phí cao hơn. - Trách nhiệm pháp lý có liên quan đến những rủi ro,thiệt hại trong quá trình vận chuyển. Các yếu tố sau ảnh hưởng đến mức độ thiệt hại do rủi ro: hàng hoá dễ hỏng,những thiệt hại do chất xếp, khả năng xẩy ra trộm cắp, khả năng cháy nổ, giá trị của hàng hoá. Giá trị của hàng hoá càng cao và xác suất rủi ro càng lớn thì chi phí càng nhiều. 8 Mục tiêu và nguyên tắc vận chuyển hàng hoá Đối với các doanh nghiệp thương mại, có 3 mục tiêu vận chuyển hàng hoá. Đó là mục tiêu chi phí, mục tiêu tốc độ, và mục tiêu ổn định. Mục tiêu chi phí là một trong những mục tiêu hàng đầu của vận chuyển hàng hoá. Quản trị phải đưa ra những quyết định vận chuyển nhằm giảm đến mức thấp nhất chi phí của cả hệ thống logistics. Chi phí phụ thuộc nhiều yếu tố, đặc biệt phụ thuộc hệ thống logistics nhằm sử dụng các giải pháp để tối thiểu hoá tổng chi phí của cả hệ thống. - Tốc độ là mục tiêu dịch vụ hàng đầu của vận chuyển. Trình độ dịch vụ khách hàng chịu ảnh hưởng nhiều của chi phí thời gian vận chuyển. Trong một chu kỳ thực hiện đơn đặt hàng, thời gian vận chuyển chiếm nhiều nhất,và do đó tốc độ vận chuyển có liên quan đến việc đáp ứng kịp thời hàng hoá cho khách hàng, đến dự trữ hàng hoá của khách hàng. Thông thường, doanh nghiệp thương mại chọn mục tiêu chi phí khi vận chuyển bổ sung dự trữ, còn khi vận chuyển cung ứng hàng hoá cho khách hàng thì chọn mục tiêu tốc độ. Độ ổn định vận chuyển là sự biến động thời gian cần thiết để thực hiện quá trình di chuyển xác định đối vơí các lô hàng giao, nhận. Độ ổn định phản ánh độ tin cậy của vận chuyển và được coi là đặc trưng quan trọng nhất của chất lượng vận chuyển. Độ ổn định vận chuyển ảnh hưởng đến cả dự trữ của người mua, người bán và những cơ hội, rủi ro trong kinh doanh. Tốc độ và độ ổn định tạo nên chất lượng dịch vụ của vận chuyển. Như vậy: -Trong thiết kế hệ thống logistics, phải khéo léo đạt được sự cân đối giữa chi phí vận chuyển và chất lượng dịch vụ. Trong một số trường hợp, chi phí thấp là cần thiết; ở tình thế khác, dịch vụ là cần thiết để đạt được mục đích kinh doanh. Quá trình tìm kiếm và quản trị phối thức vận chuyển hợp lý là trách nhiệm hàng đầu của logistics. 2.2 Quyết định phương thức vận chuyển hợp lý Phương thức vận chuyển trong doanh nghiệp thương mại là cách thức di chuyển hàng hoá từ nguồn hàng đến khách hàng theo những điều kiện nhất định nhằm hợp lý hoá 9 sự vận động của hàng hoá trong kênh logistics doanh nghiệp. Thực chất của quyết định phương thức vận chuyển là lựa chọn kênh logistics trong doanh nghiệp một cách hợp lý nhất- đảm bảo thoả mãn nhu cầu dịch vụ khách hàng với chi phí ít nhất. Có 2 phương thức vận chuyển : vận chuyển thẳng và vận chuyển qua kho(kênh logistics trực tiếp và kênh gián tiếp). - Vận chuyển thẳng: Về mặt tổng thể, vận chuyển thẳng được hiểu là sự di động của hàng hoá từ khởi đầu của vận động hàng hoá tới thẳng cửa hàng bán lẻ mà không dừng lại ở các khâu kho trung gian. Về mặt cục bộ(trong phạm vi doanh nghiệp thương mại ), vận chuyển thẳng là sự di động của hàng hoá từ nguồn hàng thẳng đến cơ sở logistics của khách hàng hoặc cửa hàng bán lẻ mà không qua bất kỳ một khâu kho trung gian nào. Như vậy, vận chuyển thẳng trong doanh nghiệp thương mại bán buôn có đích cuối cùng là cơ sở logistics của khách hàng mua buôn- kho hoặc cửa hàng bán lẻ; còn trong doanh nghiệp thương mại bán lẻ, đích cuối cùng là mạng lưới các cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp Trong những tình thế nhất định, vận chuyển thẳng có những ưu thế: Tăng nhanh quá trình dịch chuyển hàng hoá và do đó giảm dự trữ hàng hoá trong doanh nghiệp; có thể giảm được chi phí vận chuyển trong trường hợp cự ly vận chuyển ngắn do giảm được số lần xếp dỡ hàng hoá. Tuy nhiên, vận chuyển thẳng hạn chế khả năng cung ứng dịch vụ cho khách hàng, cho nên chỉ sử dụng trong những điều kiện nhất định. Như vậy, phương thức vận chuyển thẳng thích ứng với mục tiêu định hướng chi phí chứ không phải dịch vụ, và trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển với sự cạnh tranh dịch vụ gay gắt, nó ít được sử dụng. - Vận chuyển qua kho: là phương thức vận chuyển phổ biến. Vận chuyển qua kho là phương thức vận chuyển trong đó, hàng hoá từ nguồn hàng cung ứng cho khách hàng phải qua ít nhất một khâu kho. Thực chất của phương thức vận chuyển qua kho là triển khai kênh logistics gián tiếp trong doanh nghiệp. Có thể vận chuyển qua một hoặc nhiều khâu kho tuỳ thuộc vào nhiều nhân tố hệ thống logistics : Khoảng cách giữa nguồn hàng và khách hàng, mạng lưới kho và giao thông vận tải, đặc điểm của hàng hoá vận chuyển. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường tập trung và chuyên môn 10 [...]... vụ logistics doanh nghiệp nâng cao chất - lượng dịch vụ logistics khách hàng và giảm chi phí Vai trò Trong hệ thống logistics của doanh nghiệp thương mại, vận chuyển có vai trò đặc biệt quan trọng Nó là một trong những yếu tố logistics cơ bản của doanh nghiệp Một hệ thống vận chuyển hợp lý sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp do 16 nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng và giảm chi phí logistics. .. tiêu dùng hàng hoá, và do đó yêu cầu vận chuyền tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mà chủ yếu là quá trình tập trung hoá và chuyên môn hoá của sản xuất và tiêu dùng Còn xét về chức năng quản trị logistics của doanh nghiệp thì vận chuyển hàng hoá một mặt nhằm bổ sung dự trữ cho mạng lưới logistics của doanh nghiệp, mặt khác, nhằm cung cấp dịch vụ logistics cho khách hàng, và do đó, vận chuyển... mở ra ngành kinh doanh bán lẻ cho Vật Giá Việt Nam, là một website mua sắm cộng đồng Chính thức đi vào hoạt động vào tháng 9 năm 2010, hoạt động theo mô hình Groupon kết hợp giữa quảng cáo và thương mại điện tử Cucre.vn – Là website mua sắm theo nhóm hàng đầu Việt Nam, là thành viên của Công ty CP Vatgia.com – một công ty với nhiều thành công của các dịch vụ trực tuyến gồm: Sàn giao dịch TMĐT hàng đầu. .. dung như nghiệp vụ tiếp nhận hàng hoá ở kho 2.6 Chức năng và nhiệm vụ của quản trị vận chuyển trong quá trình thực hiện - đơn hàng Vị trí: Vận chuyển là hoạt động diễn ra sau khi khách hàng đã đặt hàng tại doanh nghiệp và đã được chấp nhận đơn hàng thông qua quá trình xử lý đơn hàng Xét trên toàn bộ nền kinh tế, vận chuyển hàng hoá được diễn ra là do sự cách biệt về không gian giữa sản xuất và tiêu... (co giãn của cầu theo - giá) đem lại lợi thế cạnh tranh cao cho doanh nghiệp Vận chuyển hàng hoá là sự di động hàng hoá trong không gian bằng sức người hay phương tiện vận tải nhằm đảm bảo dự trữ và cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên các khu vực thị trường mục tiêu Chương 3 : Thực trạng hoạt động quản trị logistics đầu ra tại website cucre.vn 1 Giới thiệu chung về doanh nghiệp Tên doanh nghiệp: CÔNG... vụ và chi phí Có thể cân nhắc các tiêu chuẩn sau: chi phí, thời gian vận chuyển, độ tin cậy thời gian vận chuyển, khả năng vận chuyển các loại hàng, tính linh hoạt, và độ an toàn của hàng hoá trong quá trình vận chuyển - Bước hai: Xác định độ quan trọng của mỗi tiêu chuẩn Độ quan trọng của mỗi tiêu chuẩn được xác định theo hệ số phù hợp với quan điểm của người giao hàng Có thể xếp loại độ quan trọng. .. nhu cầu mua hàng của khách hàng, - phát triển doanh thu, nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Vận chuyển ảnh hưởng lớn đến chi phí của cả hệ thống logistics, bao gồm chi phí vận chuyển, dự trữ (trên đường và trong mạng lưới logistics ).Tập trung vận chuyển và sử dụng các phương tiện vận tải tốc độ cao sẽ có tác dụng giảm tổng chi phí logistics, và do đó giảm giá hàng hoá bán ra, phát triển nhu... logistics Trong hoạt động logistics đầu ra, vận chuyển chủ yếu là quá trình phân phối hàng hóa, dịch vụ tới - khách hàng Một trong những tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng cơ bản là tốc độ, độ ổn định và tính linh hoạt trong cung ứng hàng hoá cho khách hàng Thời gian và độ ổn định cung ứng hàng hoá cho khách hàng chủ yếu do vận chuyển đáp ứng Chính vì vậy, tốc độ và độ ổn định là những mục tiêu chủ yếu của vận... chi phí và dịch vụ, cần cân nhắc thêm các yếu tố bổ sung 2.5 Quá trình nghiệp vụ vận chuyển Quá trình nghiệp vụ vận chuyển là hệ thống các mặt công tác nhằm di chuyển hàng hoá từ nơi giao hàng đến nơi nhận hàng, đảm bảo thoả mãn những yêu cầu của quá trình mua, bán với chi phí thấp nhất Quá trình nghiệp vụ vận chuyển nằm trong 2 quá trình logistics cơ bản của doanh nghiệp thương mại :quá trình nghiệp. .. doanh nghiệp thương mại :quá trình nghiệp vụ mua và quá trình nghiệp vụ bán Như vậy, hoàn thiện quá trình nghiệp vụ vận chuyển có vai trò rất lớn trong việc thực hiện những mục tiêu của vận chuyển hàng hoá, nâng cao trình độ dịch vụ khách hàng, giảm chi phí logistics, đảm bảo lợi thế cạnh tranh và khả năng lợi nhuận cao cho doanh nghiệp Tuỳ thuộc vào các mối quan hệ mua bán, vận chuyển mà thành phần tham . của nó tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhóm đã nghiên cứu đề tài: Vị trí và tầm quan trọng của hoạt động logistics đầu ra thương mại điện tử trong doanh nghiệp và nền kinh tế? Phân. hàng. 3. Vị trí và tầm quan trọng của hoạt động logistics đầu ra trong TMĐT Ngành logistics có vị trí quan trọng trong các nền kinh tế hiện đại và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của. Khái quát về logistics đầu ra 1. Khái niệm logistics đầu ra trong TMĐT Logistics đầu ra trong thương mại điện tử là một bộ phận của e -logistics bao gồm các hoạt động, chức năng và quá trình