Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương ở Xí nghiệp Xây lắp điện và kinh doanh dịch vụ
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế của nước ta hiện nay, sự đổi mới sâu sắc
của cơ chế quản lý kinh tế đòi hỏi nền tài chính quốc gia phải được đổi mới một cách
toàn diện nhằm tạo ra sự ổn định của nền kinh tế Công tác hạch toán kế toán trong các
doanh nghiệp ngày càng được các thành phần kinh tế quan tâm và nhận thức đúng đắn
vai trò và sự cần thiết của nó trong quá trình hoạt động sản xuất kinh tế của các doanh
nghiệp để sử dụng các nguồn tài chính hiện có trong các doanh nghiệp một cách có
hiệu quả và từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới và ngày càng đứng vững
trong nền kinh tế thị trường
Trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp thì yếu tố lao động là một trong các yếu tố không thể thiếu
yếu tố lao động là yếu tố góp phần quyết định tạo ra sản phẩm mới là lực lượng chủ
yếu sản xuất ra của cải, vật chất đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển Một đoanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có lực lượng lao động có đủ phẩm chất đạo
đức, sức khoẻ, có tri thức, tay nghề cao trong quá trình sản xuất kinh doanh
Mỗi doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất đều cố gắng phấn đấu sao cho chất
lượng sản phẩm cao nhất, nhằm hạ giá thành sản phẩm mang lại lợi nhuận tối đa
Một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm cao hay thấp, đó là yếu
tố lao động và yếu tố lao động chiếm tỷ trọng không nhỏ trong chi phí sản xuất, do đó
mỗi doanh nghiệp muốn tối đa hoá lợi nhuận của mình, phải tiết kiệm chi phí sản xuất
để hạ giá thành sản phẩm, mục tiêu hàng đầu là phải quan tâm đến yếu tố lao động
tiền lương của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp đó
Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển và đổi mới nền kinh tế, đòi hỏi mỗi
doanh nghiệp phải có đầy đủ tính độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh của mình,
muốn đạt được mục tiêu đề ra không nhỏ, là phải thật sự quan tâm đến lao động sống
trong doanh nghiệp Vấn đề đặt ra với các nhà quản lý trong các doanh nghiệp phải có
lực lượng lao động hùng hậu, vững mạnh về mọi mặt, để có đủ khả năng, năng lực
tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến và tinh thần tự lực tự cường trong lao động
sản xuất, tránh tình trạng lạc hậu từng bước hoàn thiện doanh nghiệp mình, góp phần
xây dựng đất nước ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới Do đó
công tác sản xuất kinh doanh nói chung và công tác hạch toán lao động tiền lương nói
Trang 2riêng, là một phần quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp, nhất là một
doanh nghiệp sản xuất vật chất như Xí nghiệp xây lắp điện và kinh doanh dịch vụ
Việc thực hiện công tác kế toán chi phí tiền lương trong doanh nghiệp theo chế
độ kế toán của doanh nghiệp Vì vậy việc ghi chép phản ánh chi phí tiền lương đóng
một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các nhà lãnh đạo xí nghiệp, từ
đó đề ra các biện pháp quản lý tiền lương đúng đắn nhằm mang lại hiệu quả cho sản
xuất kinh doanh và đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên
Qua thời gian thực tập tại Xí nghiệp xây lắp điện và kinh doanh dịch vụ, em nhận
thấy tầm quan trọng trong công tác lao động tiền lương và nhưng vấn đề liên quan
xung quanh vấn đề tiền lương
Để giải quyết vấn đề đó em quyết định chọn đề tài Tổ chức kế toán tiền lương
và các khoản trích theo tiền lương ở Xí nghiệp Xây lắp điện và kinh doanh dịch
vụ để xem xét và nghiên cứu
Nội dung chủ yếu của chuyên đề này bao gồm:
Chương I: Cơ sở lý luận của công tác kế toán lao động tiền lương và các khoản
trích theo lương
Chương II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán về tiền lương và các khoản trích
theo lương ở Xí nghiệp xây lắp điện và kinh doanh dịch vụ
Chương III: Những biện pháp phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán
tiền lương và các khoản trích theo lương
Trang 3Chương I
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 1/ Sự cần thiết tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Trong quá trình sản xuất và tạo ra sản phẩm, nhân tố lao động là một vấn đề vô
cùng quan trọng Doanh nghiệp hoạt động sản xuất không thể thiếu nhân tố lao động,
lao động không chỉ quyết định đến mặt số lượng mà còn quyết định cả mặt chất lượng
sản phẩm Nếu lao động có trình độ tay nghề cao thì sản phẩm sản xuất ra đảm bảo
đúng yêu cầu kỹ thuật chất lượng, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội Mỗi
doanh nghiệp tồn tại và phát triển điều đầu tiên cần quan tâm là không ngừng nâng
cao chất lượng sản phẩm, làm sao cho sản phẩm của mình ngày càng có uy tín trên thị
trường Trong cơ chế thị trường hiện nay, doanh nghiệp càng có uy tín thì có rất nhiều
thuận lợi trong sản xuất kinh doanh
Do vậy doanh nghiệp muốn đạt được điều đó thì đội ngũ lao động phải có đủ
năng lực về phẩm chất đạo đức, sức khoẻ, có tri thức, tay nghề cao thì mới đủ sức
vươn tới tầm cao của công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, và chủ yếu là
hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp mình
1.1/ Khái niệm tiền lương:
"Tiền lương là biểu hiện bằng tiền giá trị sức lao động bỏ ra trong quá trình sản
xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả cuối cùng."
1.2/ Bản chất tiền lương:
Lao động là hoạt động cơ bản nhất của loài người, là bản năng của loài người
Lao động là hoạt động có ý thức, có mục đích của con người tác động vào giới tự
nhiên nhằm biến những vật chất trong tự nhiên thành những vật phẩm có ích cho họ
Nến sản xuất xã hội được cấu thành từ 3 yếu tố cơ bản là: Tư liệu lao động , đối
tượng lao động và sức lao động Trong đó sức lao động là yếu tố quan trọng nhất vì nó
mang tính chủ động, quyết định các yếu tố này không phải là vô cùng, vô tận mà
muốn sử dụng lại chúng, ta phải tái tạo hay tái sản xuất lại Với tư liệu lao động và đối
Trang 4tượng lao động thì viêc tái tạo lại nghĩa là mua sắm cái mới nhưng sức lao động gắn
liền với hoạt động sống của con người, là thể lực và trí lực của con người nên muốn tái
tạo lại phải thông qua hoạt động sống của con người khi tiêu dùng một lượng vật chất,
tinh thần nhất định Phần vật chất, tinh thần này do người sử dụng lao động trả cho
người lao động dưới hình thức hiện vật hay giá trị gọi là tiền lương
Trang 51.3/ Nguyên tắc kế toán lao động và tiền lương:
-Phải phân loại lao động một cách hợp lý
-Phải phân loại tiền lương một cách phù hợp , và được chia làm hai loại chính:
-Lương chính: Là bộ phân tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực
tế có làm việc bao gồm cả tiền lương cấp bậc, tiền thưởng và các khoản phụ cấp có
tính chất tiền lương
- Lương phụ: (các khoản phụ khác) Là các khoản tiền lương trả cho người lao
động trong thời gian thực tế không làm việc nhưng được chế độ quy định như: nghỉ
phép, hội họp, lễ tết hoặc ngừng sản xuất
1.4/ Phân loại đối tượng lao động:
- Lao động trực tiếp: Bao gồm những lao động tham gia trực tiếp vào quá trình
sản xuất ra sản phẩm
- Lao động gián tiếp: Là những lao động phục vụ cho lao động trực tiếp hoặc chỉ
tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất ra sản phẩm
1.5/ Nhiệm vụ kế toán:
- Ghi chép phản ánh , tổng hợp chính xác, đầy đủ , kịp thời về số lượng , chất
lượng, thời gian và kết quả lao động, tính toán các khoản tiền lương , tiền thưởng, các
khoản trợ cấp phải trả cho người lao động và tình hình thanh toán các khoản đó cho
người lao động Kiểm tra việc sử dụng lao động, việc chấp hành chính sách lao động,
tiền lương, trợ cấp , bảo hiểm xã hội và sử dụng quĩ lương, quĩ bảo hiểm xã hội
- Tính toán và phân bổ các khoản chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội vào chi phí
sản xuất kinh doanh theo từng đối tượng Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận trong xí
nghiệp thực hiện đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động tiền lương, bảo hiểm xã
hội đúng chế độ
- Lập báo cáo tiền lương
- Phân tích tình hình quản lý lao động, sử dụng thời gian lao động, năng suất lao
động
1.6/ Tổ chức kế toán về đối tượng nghiên cứu:
1.6.1/ Chứng từ :
Trang 6Để tính đúng tính đủ tiền lương và các khoản liên quan đến công nhân viên, kế
toán lập những chứng từ cần thiết một cách đầy đủ kịp thời, chính xác, đúng theo mẫu
biểu qui định, những chứng từ hợp lệ, hợp pháp này là cơ sở tiến hành ghi chép trên
các sổ kế toán Theo chế độ chứng từ kế toán qui định ban hành kèm theo quyết định
của bộ tài chính thì các chứng từ kế toán cần thiết trong kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương gồm :
- Bảng chấm công (mẫu số 01 - LĐTL)
- Bảng thanh toán lương ( mẫu số 02 - LĐTL)
- Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm ( mẫu số 03 - LĐTL)
- Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội ( mẫu số 04 - LĐTL)
- Bảng thanh toán tiền thưởng ( mẫu số 05 - LĐTL)
- Phiếu xác nhận sản phẩm công việc hoàn thành ( mẫu số 06 - LĐTL)
- Bản quyết toán giá trị công trình mà đơn vị được hưởng ( mẫu 07 - LĐTL)
- Hợp đồng giao khoán (mẫu 08 - LĐTL )
- Biên bản điều tra tai nạn lao động ( mẫu 09 - LĐTL)
Kế toán thu thập và kiểm tra chứng từ ban đầu về tiền lương (bảng chấm công
phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành ) do nhân viên hạch
toán ở đơn vị hoặc phân xưởng giao cho phòng kế toán
Nội dung kiểm tra là kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ , kiểm tra bảng
chấm công xem đã ghi đúng ký hiệu chưa, có rõ ràng chưa, có đầy đủ chữ ký của
người chấm công và người phụ trách chưa Trong khi kiểm tra cần chú ý cách ghi để
tính lương thời gian và sản phẩm
Khi kiểm tra thời gian nghỉ việc phải đối chiếu khớp đúng số ngày nghỉ trên bảng
chấm công với số ngày nghỉ cho phép trên các giấy nghỉ
Kiểm tra phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng công việc hoàn thành Phải
kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ, sau đó kiểm tra định mức lao động, đơn giá tiền
lương, chất lượng sản phẩm làm ra đã được kiểm nhận, kiểm tra kỹ thuật
- Bảng thanh toán tiền lương: sau khi đã kiểm tra các chứng từ kế toán, tiến hành
chia lương cho cán bộ công nhân viên
- Bảng thanh toán bảo hiểm xã hội: căn cứ phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội
như ốm đau, thai sản, con ốm mẹ nghỉ, tai nạn lao động kế toán tiến hành tính lương,
BH theo chế độ tỉ lệ % năm
Trang 71.6.2/ Tài khoản sử dụng :
* Tài khoản: 334 - phải trả công nhân viên
- Nội dung tài khoản này phản ánh các khoản phải trả cho công nhân viên của xí
nghiệp
Và tính hình thành các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về
tiền công, tiền lương, tiền thưởng, BHXH, và các khoản khác thuộc về thu nhập của
công nhân viên
- Kết cấu
+ Bên Nợ : phản ánh các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các
khoản đã trả đã ứng cho công nhân viên
Các khoản đã khấu trừ vào lương, tiền công của công nhân viên
+ Bên có : Các khoản tiền công tiền lương tiền thưởng BHXH và các khoản
khác còn phải trả công nhân viên
+ Số dư có :
Phản ánh các khoản tiền công, tiền lương, tiền thưởng, BHXH, và các khoản
khác phải trả cho công nhân viên
* Tài khoản 338: phải trả phải nộp khác
- Kết cấu :
+ Bên Nợ: Phản ánh các khoản phải trả phải nộp khác đã trả đã nộp
+ Bên có: phản ánh các khoản phải trả phải nộp khác thực tế phát sinh
+ Số đã nộp đã trả lớn hơn số phải nộp, phải được thanh toán hay chuyển vào tài
khoản khác
+ Số dư có : phản ánh số tiền còn phải trả phải nộp hay giá trị thừa chờ thanh lý
Tài kho ản 338 có các tiểu khoản sau :
+ Ti ểu khoản 3381:Tài khoản thừa chờ thanh lý
+ Ti ểu khoản 3382: KPCĐ
+ Ti ểu khoản 3383: BHXH
+ Ti ểu khoản 3384: Bảo hiểm y tế
+ Ti ểu khoản 3385: Doanh thu nhận trước
+ Ti ểu khoản 3388: Phải trả phải nộp khác
1.6.3/ Phương pháp hạch toán:
Trang 8Hàng tháng hàng quý doanh nghiệp tiến hành tính tiền công tiền lương phải trả
CNV kế toán tổng hợp lương và các khoản trích theo lương được thực hiện trên sổ kế
toán và các tài khoản lên quan
Được kế toán tiến hành các bước sau:
- Hàng tháng, trên cơ sở tính toán tiền lương phải trả cho công nhân viên kế toán
- Tiền lương phải cho công nhân viên kế toán ghi sổ
Nợ TK 431 - Quỹ khen thưởng phúc lợi (4311)
Có TK 334 - phải trả CNV
- Trích BHXH phải trả trực tiếp cho cán bộ công nhân viên( trường hợp công
nhân viên ốm đau, thai sản ,…) kế toán phản ánh theo định khoản thich hợp tuỳ theo
t ừng quy định cụ thể về việc phân cấp quản lý và sử dụng quỹ BHXH
- Trường hợp phân cấp quản lý và sử dụng quỹ BHXH, doanh nghiệp được giữ
l ại một phần BHXH trích được tiếp tục sử dung chi tiêu cho công nhân viên ốm đau,
thai s ản …theo quy định khi trich BHXH phải trả trực tiếp CNV, kế toán định khoản
Nợ TK 338 ( 3383) phải trả CNV khác
Có 334 phải trả CNV
- Trong trường hợp toàn bộ số trích BHXH phải nộp lên cấp trên và viêc chi tiền
tr ợ cấp BHXH cho công nhân viên tại doanh nghiệp được quyết toán sau theo chi phí
th ực tế, thì khi tính sổ BHXH phải trả trực tiếp cho công nhân viên, kế toán đinh
kho ản
Nợ TK 138 phải thu khác ( 1388)
Có TK 334 phải trả công nhân viên
- Tính số lương thực tế phải trả cho công nhân viên kế toán ghi sổ theo định
kho ản
Nợ TK 621 CPCNTT
Nợ TK 627 CPSXC
Trang 9Nợ TK 642 CPQLDN ( hoặc nợ TK 335 - chi phí phải trả )
Có 334 - phải trả công nhân viên
- Định kỳ hàng tháng khi trích trước lương nghỉ phép của công nhân sản xuất
k ế toán ghi sổ
Nợ TK 622 - CPNCTT
Có TK 335 - chi phí phải trả
- Các khoản thu đối với công nhân viên như tiền bắt bồi thường hiện vật, tiền
BHXH (ph ần người lao động phải chịu) kế toán phản ánh theo định khoản
Nợ TK 138 - phải thu khác (1388)
Có TK 338 - phải trả phải nộp khác
Có TK 1388 phải thu khác (1381)
- Kết chuyển các khoản phải thu và tiền tạm ứng chi không hết trừ vào thu nhập
c ủa người lao động, kế toán ghi sổ và định khoản
Nợ TK 334 - phải trả công nhân viên
Có TK 141 - tạm ứng
Có TK 138 - phải thu khác
- Khi tính thuế thu nhập mà người lao động phải nộp cho nhà nước, kế toán ghi
s ổ theo định khoản
Nợ TK334 - phải trả công nhân viên
Có TK 333 - thuế và các khoản phải nộp
- Khi thanh toán tiền lương và các khoản thu nhập khác cho công nhân viên , kế
toán ghi s ổ định khoản
Nợ TK 334 phải trả công nhân viên
Có TK 111,112
- Hàng tháng khi trích BHXH, BHYT, KPC Đ vào chi phí sản xuất kinh doanh, kế
toán ghi s ổ và định khoản
Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang
Nợ TK 622 - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 627, 642
Có TK 3388 - Phải trả phải nộp khác (3382,3383, 3384)
Trang 10- Khi chuy ển tiền nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan chuyên môn cấp trên
qu ản lý , kế toán ghi sổ theo định khoản
Tu ỳ theo hình thức sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng mà việc hạch toán tiền
l ương, BHXH, BHYT, KPCĐ được thực hiện trên sổ kế toán phù hợp
SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG
Trang 11TK 335
TK 111, 112 TK 627, 642
TK 431
Trang 12
Xí nghiệp
Trang 13Chương II Thực trạng tổ chức công tác kế toán về tiền lương
& các khoản trích theo lương
ở xí nghiệp xây lắp điện và kinh doanh dịch vụ
2./ Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp:
2.1/ Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp
Xí nghiệp xây lắp điện & kinh doanh dịch vụ là một đơn vị xây lắp chuyên
nghành thuộc Công ty xây lắp điện 4 nằm trong Tổng công ty xây dựng Công nghiệp
Việt nam
Trụ sở chính: Khối 1B Thị trấn Đông anh - Hà nội
Điện thoại: 04.8832837 Fax: 04.8835728
Xí nghiệp xây lắp điện và kinh doanh dịch vụ tiền thân là công trường xây dựng
xưởng bê tông ly tâm được thành lập ngày 2 tháng 3 năm 1986 Mục đích là xây dựng
xưởng sản xuất cột bê tông ly tâm và các cấu kiện bê tông nhằm phục vụ cho các công
trình điện của Công ty xây lắp điện 4 Đến tháng 3 năm 1988 Xí nghiệp bê tông ra đời
với nhiệm vụ chính là sản xuất các cấu kiện bê tông và cột bê tông phục vụ cho xây
dựng đường dây và trạm.Cuối tháng 3 năm 1989 cây cột đầu tiên đã xuất xưởng Đây
là điểm mốc đánh dấu cho sự tồn tại và phát triển của Xí nghiệp đồng thời cùng lúc đó
ngày 1 tháng 4 năm 1989 Bộ năng lượng cũ ( nay là Tổng công ty điện lực việt nam )
đã chính thức công nhận cho phép Xí nghiệp đi vào hoạt động sản xuất
Trong quá trình sản xuất, trước nhu cầu xây dựng những công trình điện ngày
càng tăng của mạng lưới điện quốc gia, Xí nghiệp có thêm nhiệm vụ xây lắp đường
Trang 14dây và trạm điện và từ đó đã trở thành nhiệm vụ chính cuả Xí nghiệp Cũng từ đây Xí
nghiệp đổi tên thành Xí nghiệp xây lắp điện và kinh doanh dịch vụ
Tháng 8 năm 1989 Công ty xây lắp điện 4 đã quyết định phân cấp quản lý giao vốn
và quyền sử dụng vốn cho Xí nghiệp hạch toán độc lập với giá trị :
- Vốn lưu động: 100.000.000đ
- Vốn cố định: 345.000.000đ
Xí nghiệp đã trở thành một đơn vị hạch toán độc lập trong Công ty Sau 10
năm hoạt động và phát triển cùng với sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo cùng
toàn thể cán bộ công nhân viên Xí nghiệp xây lắp điện và kinh doanh dịch vụ đã không
ngừng lớn mạnh và phát triển trong quá trình kinh doanh Xí nghiệp không những bảo
toàn vốn mà còn phát triển tăng lên gấp nhiều lần với tổng số vốn kinh doanh:
Chỉ tính riêng giá trị tài sản cố định của xí nghiệp đến 31/12/2003 là
10.293.579.572 đồng hàng năm giá trị tổng sản lượng tăng lên rõ rệt
Em xin trích dẫn một vài số liệu sau để thấy rõ hơn về quá trình phát triển không
Nguồn trích: Báo cáo kế toán của Xí nghiệp
Xí nghiệp được Công ty xây lắp điện 4 cho phép ngoài việc thi công công trình
điện theo nhiệm vụ Công ty giao còn trực tiếp ký hợp đồng xây lắp các công trình
đường dây, cột vi ba số, Xí nghiệp đảm nhận thi công hàng loạt công trình đương dây
Trang 15tải điện, các trạm biến thế quan trọng phục phụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, đưa điện lưới đến các vùng núi xa xôi
Mục tiêu của Xí nghiệp là đảm bảo thi công có chất lượng cao, đúng tiến độ
đề ra ,điều đó đã tạo được chữ tín với cấp trên và chủ thầu xây dựng.Trong những năm
qua Xí nghiệp đã thi công các công trình lưới điện quốc gia như đường đây 220KV
Hoà bình- Ninh bình, ĐZ 220KV Quy nhơn - PLây cu, ĐZ 110 KV Đồng mỏ- lạng
sơn, ĐZ 220KV Phả lại - Quảng ninh, ĐZ 35 KV Tiên yên - Bình liêu, ĐZ 110KV
Tuần giáo - Điện biên, ĐZ 35Kv Mộc châu - Sầm nưa Cung cấp lưới điện cho nước
bạn Lào v v Và các trạm 220KV Yên phụ Trần Hưng Đạo, Trạm 220KV Ninh bình,
Trạm 220Kv Hoành bồ Quảng ninh, Trạm 110KV Sơn tây, Trạm 110KV Giám Hà
nội, TRạm 110KV Thái bình, Trạm 110KV Sài đồng Gia lâm vv Và ĐZ 500KV Bắc
nam và hiện nay xí nghiệp đang thi công các công trình điện miền nam như: trạm
110KV Vũng liêm Trạm 110KV Tây ninh, Đz 110KV Trị an tân hoà, ĐZ 110KV Tây
ninh và các cột vi ba số Tà zôn, Vi ba Tam đảo Đặc biệt hiện nay Xí nghiệp đang thi
công công trình ĐZ 110 Kv Phú Lâm - Đức Hoà, ĐZ 110 Kv Lý nhân - Đồng Văn,
Trạm 110 Kv Linh Trung và nhánh rẽ, Trạm 110 Kv Phong Thổ, Trạm 110 kv Trảng
Bàng, ĐZ hạ thế giày da xuất khẩu Đông Anh ĐZ 500 KV Phú lâm - PLây cu, ĐZ
500 KV Phú Mỹ Nhà Bè và các công trình ĐZ và trạm Nam sài gòn 2, Trạm 110 KV
khu Công Nghiệp Mỹ Xuân A v v
Ngoài những việc tham gia đấu thầu các công trình điện Xí nghiệp còn tổ
chức sản xuất cột bê tông , cấu kiện, gia công cột thép cho các đường dây cao thế từ
các việc làm đó mà Xí nghiệp không có công nhân nào nghỉ chờ việc
Trong tình hình chung của đất nước nền kinh tế thị trường đang chuyển sang
giai đoạn mới các doanh nghiệp nhà nước gặp nhiều khó khăn, nhưng đây là cơ hội để
cho các doanh nghiệp có khả năng tự khẳng định mình để tồn tại và cạnh tranh Xí
nghiệp đã phấn đấu tiết kiệm chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm kết hợp với
đổi mới máy móc thiết bị đó là điểm tựa vững chắc tạo chữ tín để Xí nghiệp đứng
vững trên thị trường hiện nay
2.2/ Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp
Xí nghiệp có đối tượng kinh doanh là thi công xây lắp các công trình đường dây
tải điện và trạm biến áp Bên cạnh đó, Xí nghiệp còn có thêm các hoạt động sản xuất
Trang 16phụ là sản xuất cột bê tông, gia công các cấu kiện cột thép và mạ các cấu kiện thép
phục vụ cho thi công các công trình của xí nhiệp và cho khách hàng từ bên ngoài
Về trình độ tay nghề của người lao động
Lao động ở trên các phòng ban xí nghiệp đại bộ phận có trình độ từ trung cấp
trở lên
Lao động ở đội được đánh giá theo cấp bậc thợ cụ thể bình quân bậc 3/7 xây
lắp
Thời gian làm việc theo đúng giờ qui định của nhà nước, ngoài ra do tiến độ
các công trình có thể làm thêm ca thêm giờ
* Đối với sản xuất chính:
Việc tổ chức sản xuất được chia thành các đội xây lắp, dưới các đội chia thành các tổ
sản xuất , thi công Các đội được tổ chức lưu động và tuỳ thuộc vào yêu cầu sản xuất
của từng thời kỳ mà biên chế của các đội cũng có sự thay đổi Mỗi đội được giao
nhiệm vụ thi công một công trình hay một hạng mục công trình xây lắp độc lập Điều
này thuận lợi cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
ở Xí nghiệp
Hiện nay công việc sản xuất kinh doanh chính được thực hiện trực tiếp bởi các đội cụ
thể sau đây:
- Đội xây lắp trạm : có 33 công nhân chia thành hai tổ
- Đội xây lắp đường đây1: có 24 công nhân chi thành hai tổ
- Đội xây lắp đường dây 2 : có 25 công nhân chia thành hai tổ
- Đội xây lắp đường dây 3: có 28 công nhân chia thành hai tổ
- Đội xây lắp đường đây 4: có 24 công nhân chia thành hai tổ
* Đối với sản xuất phụ:
Tổ chức thành một xưởng sản xuất cột bê tông, cơ khí và mạ nhúng kẽm Xưởng
sản xuất có 105 công nhân ,trong đó có 99 công nhân trực tiếp sản xuất và được
chia thành 3 tổ: Tổ bê tông, tổ cơ khí, tổ mạ nhúng
Tổ bê tông : có 24 công nhân
Tổ cơ khí : có 45 công nhân
Trang 17Tổ mạ nhúng : có 30 công nhân
Ngoài ra còn có đội xe cơ giới vận tải được tổ chức thành một bộ phận vừa lái xe
vừa sửa chữa xe bộ phận này gồm 18 công nhân
Sơ đồ1:
Sơ đồ tổ chức sản xuất của Xí nghiệp
Hiện nay đối với hoạt động xây lắp , ngoài phương thức quản lý cơ bản truyền
thống ,xí nghiệp đang thực hiện phương thức giao khoán cho các đơn vị cơ sở thông
qua hợp đồng giao khoán Mức giao khoán tuỳ thuộc vào từng công trình cụ thể Các
đơn vị nhận khoán ( các đội ) có trách nhiệm lập kế hoặch và tổ chức thi công , chủ
động cung ứng vật tư, máy móc thiết bị ,nhân công v v đồng thời phải tổ chức tốt
công tác ghi chép ban đầu và luân chuyển chứng từ nhằm phản ánh đầy dủ khách
quan, kịp thời, chính xác mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại cơ sở, phục vụ cho công
tác kế toán của Xí nghiệp
BAN GI M ĐỐC
XƯỞNG
BÊ TÔNG - CK - MẠ ĐỘI XE
CƠ GIỚI VẬN TẢI
ĐỘI X Y LẮP
ĐZ 1;2;3,4 ĐỘI X Y LẮP
TRẠM
Tổ 2
Tổ
bê tông
Tổ
cơ khí
Tổ
mạ nhúng
Tổ 1
Tổ 1 Tổ 2
Trang 18Đây là phương thức quản lý mới, thích hợp với cơ chế thị trường vì nó mở rộng
quyền tự chủ về hoạt đông sản xuất, phương thức tổ chức quản lý, tổ chức lao động
hợp lý và phát huy khả năng sẵn có của đơn vị cơ sở
2.3/ Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, mô hình bộ máy quản lý của xí nghiệp
được tổ chức tương đối phù hợp đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo và kiểm tra hoạt
động của các cơ sở
Bộ máy quản lý của Xí nghiệp đứng đầu là Giám đốc Xí nghiệp giữ vai trò lãnh
đạo chung trong toàn bộ hoạt động của xí nghiệp và chỉ đạo trực tiếp đến từng bộ phận
trực tiếp sản xuất Giám đốc xí nghiệp là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước cấp
trên về toàn bộ mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Giúp việc cho
giám đốc xí nghiệp có hai phó giám đốc và các phòng ban chức năng Thông qua sự
trợ giúp của phó giám đốc , giám đốc có thể nắm bắt được các thông tin về tình hình
sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
Sơ đồ 2:
Sơ đồ Bộ máy quản lý của Xí nghiệp
GI M ĐỐC X NGHIỆP
Trang 19Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
- Phòng kinh tế - vật tư: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập
dự toán các công trình xây lắp, hướng dẫn thực hiện quy trình sản xuất, thi công đúng
thiết kế kỹ thuật đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công, an toàn lao động, xử lý thay
đổi thiết kế trong điều kiện cho phép Lập biện pháp thi công, phương án kiểm tra kỹ
thuật an toàn cho người, máy móc, thiết bị cấp phát và thanh quyết toán vật tư cho
công trình Lập hồ sơ đấu thầu công trình, quản lý công tác thu mua vật tư thiết bị
công trình
- Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc trong việc bố trí và sắp xếp
cán bộ quản lý biên chế các chức danh lao động hợp lý ở các phòng ban, phân xưởng,
các đơn vị sản xuất Lập hợp đồng khoán nhân công cho từng đơn vị sản xuất theo
từng hạng mục công trình Theo dõi công tác quản lý lao động tiền lương, các chế độ
chính sách đối với người lao động, tính toán và xây dựng kế hoạch tiền lương theo kế
hoạch sản xuất, xây dựng các định mức lao động Giải quyết các thủ tục hành chính ,
quản lý phát hành hồ sơ, các văn bản đi, đến công tác lễ tân tiếp khách, y tế, bảo vệ
- Phòng kỹ thuật an toàn: có nhiệm vụ xây dựng biện pháp kỹ thuật thi công theo
dõi, đôn đốc, hướng dẫn kiểm tra về mặt kỹ thuật của công trình, hướng dẫn thực hiện
quy trình sản xuất, thi công đúng thiết kế kỹ thuật, đảm bảo chất lượng và tiến độ thi
công công trình an toàn lao động cho người và thiết bị Hàng năm phải tổ chức cho
công nhân học tập bồi dưỡng về an toàn lao động trước khi làm việc mỗi năm một lần
Trang 20- Phòng tài chính kế toán: Theo dõi kiểm tra về các mặt hoạt động kinh tế tài chính
của tất cả các bộ phận trong toàn xí nghiệp.Ghi chép và thu thập số liệu trên cơ sở đó
cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, giúp cho ban giám đốc phân tích đánh giá được
tình hình sản xuất thi công, tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị
- Như vậy, mỗi phòng ban có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng đều có mối quan hệ
mật thiết với nhau, đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo xí nghiệp tạo thành
một chuỗi mắt xích trong bộ máy quản lý của xí nghiệp
- Các đơn vị cơ sở ( đội, xưởng ): Đây là nơi trực tiếp tiến hành sản xuất, sản xuất ra
các sản phẩm công trình Để tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất, thi công và hạch toán
ban đầu, các đội, xưởng cũng được tổ chức bộ máy quản lý riêng Chịu trách nhiệm
trước giám đốc xí nghiệp về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Dưới đội
trưởng ( quản đốc phân xưởng) là các nhân viên giúp việc Đội phó ( phó quản đốc
phân xưởng), các cán bộ kỹ thuật, các nhân viên kinh tế, thủ quỹ
2.4/ Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Xí nghiệp
Bộ máy kế toán của xí nghiệp được tổ chức theo kiểu trực tuyến Kế toán
trưởng điều hành trực tiếp cán bộ công nhân viên kế toán không thông qua khâu trung
gian nhận lệnh Nhờ vậy các mối quan hệ phụ thuộc trong bộ máy kế toán, trở nên đơn
giản tạo độ linh hoạt và chính xác cao Với mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung,
phòng kế toán của xí nghiệp là bộ máy duy nhất thực hiện tất cả các giai đoạn kế toán
ở mọi thành phần từ khâu thu nhận số liệu đến khâu sử lý thông tin trên hệ thống báo
cáo phân tích tổng hợp Số lượng cán bộ công nhân viên trong bộ máy kế toán của xí
nghiệp có 7 người, mỗi cán bộ công nhân viên đảm nhiệm từng phần công việc thích
Kế toán TM, TGNH,tiền lương
Phó phòng kiêm
kế toán tổng hợp
Trang 21- Kế toán tài sản cố định, xây dựng cơ bản, những nghiệp vụ liên quan đến tài
sản cố định được theo dõi trong sổ chi tiết tài sản cố định Cuối tháng kế tóan lập bảng
tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định Bảng này là cơ sở để ghi vào nhật ký chứng
từ số 9 cho các tài khoản 211, 241 Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản được tập hợp trên
bảng kê số 5 cho tài khoản 214
- Kế toán vốn bằng tiền thanh toán tạm ứng theo dõi tất cả các khoản thu , chi
tiền mặt, sổ quĩ, lập báo cáo quĩ, các khoản chi hoàn nhập và thanh toán tạm ứng Từ
các chứng từ gốc kế toán vào nhật ký chứng từ số 1 tiền mặt, nhật ký chứng từ số 10
(TK141 ) và bảng kê số 1
- Kế toán tiền ngân hàng : phụ trách các khoản thu chi thanh toán liên quan đến
ngân hàng lập bảng kê số 2 vào nhật ký chứng từ số 2
- Kế toán nguyên vật liệu: hạch toán chi tiết nguyên vật liệu sử dụng phương
pháp song song tại kho, thủ kho sử dụng thẻ kho để theo dõi từng danh mục vật liệu
Cuối tháng toàn bộ phiếu xuất nhập vật tư được chuyển lên phòng kê toán, cácc phiếu
được phân loại theo từng đôị , sau đó phản ánh vào bảng tổng hợp, bảng phân bổ
nguyên vật liệu- công cụ dụng cụ vào bảng kê số 3 Đối với phần nhập từ các chứng từ
gốc lên nhật ký chứng từ số 5 nhà cung cấp
- Kế toán chi phí sản xuất giá thành sản phẩm: căn cứ vào phiếu xuất vật tư
bảng thanh toán hợp đồng giao khoán , bản thanh toán khối lượng hoàn thành , biên
bản giao nhận công trình đã hoàn thành bàn giao cho A hoặc nhà đầu tư, kế toán tiến
hành tính toán và kiểm tra lại các số liệu về giá thành công trình trong bản thanh toán
hợp đồng sản xuất và giá thành sản phẩm do thống kê các đội gửi lên, phân bổ chi phí
Nhân viên kinh tế các đội, xưởng
Kế toán thanh toán, thuế
Thủ quỹ
Kế toán vật tư, TSCĐ
Trang 22sản xuất chung đã tập hợp cho các sản phẩm chịu chi phí, tập hợp các chi phí trực tiếp
sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp
- Kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội: dựa vào bảng thanh toán lương, thanh
toán BHXH… để tính lương và các khoản phải trả, phải nộp của công nhân viên, từ đó
tiến hành trả lương BHXH và các khoản phụ cấp khác cho người lao động, cuối tháng
kế toán lập bảng phân bổ số 1 từ đó lấy số liệu vào sổ cái TK 334, 338
- Kế toán công nợ thanh toán với người mua, người bán căn cứ vào nhật ký
chứng từ số 1,2,4, hoá đơn kiểm phiếu xuất kho, nhập kho hàng hoá , kế toán theo dõi
các khoản cần phải thu, phải trả người bán trên sổ chi tiết TK 131, 331 căn cứ vào đó
để ghi nhật ký chứng từ số 5 và bảng kê số 11
- Kế toán thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh: căn cứ vào các bản thanh
toán , phiếu giá, biên bản bàn giao công trình trên sổ chi tiết 155, cuối tháng kế toán
vào bảng kê số 8, lập báo cáo đầu vào và đầu ra của các công trình, lãi lỗ của hoạt
động kinh doanh được xác định trên cơ sở chi tiết, tổng hợp TK 511, 521 ,531, 532,
- Kế toán tổng hợp: Cuối tháng , cuối quí , cuối năm khi nhận được các chứng
từ, nhật ký chứng từ, bảng kê…do các phần hành cung cấp, kế toán tổng hợp vào sổ
cái cho các tài khoản và lập báo cáo theo qui định
Trang 23Hệ thống sổ sách và hình thức kế toán ở xí nghiệp:
- XN nộp thuế giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
- Kỳ kế toán bắt đầu từ 1/1 và kết thúc vào 31/12 hàng năm
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VNĐ
- Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chứng từ
Toàn bộ trình tự ghi chép, hạch toán
Được thể hiện qua sơ đồ sau
Trang 24: Quan hệ đối chiếu
2.5/ Thực trạng tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Xí
nghiệp xây lắp điện và kinh doanh dịch vụ:
2.5.1/ Cách tính tổng quĩ lương:
Chi phí nhân công là một trong các khoản chi phí trong các công trình xây lắp
của doanh nghiệp Hiện nay chi phí này được tính vào chi phí nhân công trực tiếp bao
gồm lương cơ bản, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương theo qui định
của nhà nước, các khoản BHXH, BHYT tính theo chế độ qui định hoặc các khoản tính
trực tiếp cho người lao động để tính một ngày công định mức
L ương cơ bản: gồm tiền lương chính và các khoản phụ cấp
Sổ Kế toán chi tiết
Nhật ký chứng từ Bảng kê
Sổ cái Bảng tổng
hợp chi tiết
Báo cáo kế toán
Trang 25- Tiền lương chính: là số tiền cho số công nhân trực tiếp xây lắp các công trình
kể cả công nhân thuê ngoài theo thời vụ, theo thời gian làm việc thực tế hoặc theo
khối lượng công việc đã hoàn thành bao gồm tiền lương sản phẩm, lương thời gian,
lương khoán
Tiền lương trực tiếp được xây dựng trên cơ sở đơn giá tiền lương và khối lượng
xây lắp hoàn thành hoặc thời gian thực tế làm việc và mức lương cấp bậc thợ của mỗi
người để tính thành tổng qũi lương cho từng đơn vị
- Phụ cấp lương: là khoản tiền lương phải trả cho người lao động như phụ cấp
trách nhiệm, phụ cấp làm đêm, làm thêm và các loại phụ cấp cũng được xây dựng trên
cơ sở lao động định biên và chế độ qui định của nhà nước, được tính vào đơn giá tiền
lương
- Tiền lương phụ: là các khoản phép , lễ , tết được tính 12% chi phí của công
trình
- Ngoài ra còn có các khoản phụ cấp qui định cho ngành xây lắp được tính vào
đơn giá tiền lương
+ Phụ cấp lưu động 20% so với mức lương tối thiểu
+ Phụ cấp không ổn định sản xuất: 10% so với mức lương tối thiểu
Quỹ tiền lương của xí nghiệp là chi phí hợp lệ trong giá thành được xác định
trong giá dự toán các công trình xây lắp và từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh,
dịch vụ khác
Quỹ tiền lương được xác định trên cơ sở: dự toán các công trình xây lắp định
mưc đơn giá tiền lương của sản phẩm và các dịch vụ sản xuất kinh doanh khác
Ký hiệu nguồn tiền lương : Vn và được tính bằng công thức:
Vn = V1 + V2 + V3Trong đó:
V1: là tiền của sản phẩm xây lắp được xác định trong dự toán các công trình xây
lắp
V2: quĩ tiền lương từ các hoạt động khác
V3: quĩ tiền lương thực hiện chưa trả từ năm trước
- Cách xác định V1, V2, V3 như sau:
+ Xác định V1: là tiền lương của sản phẩm xây lắp được xác định trong dự
toán các công trình xây lắp
Trang 26V1 = Vt + Vm + Vc + Vk Trong đó :
Vt: là chi phí nhân công trực tiếp trong dự toán công trình xây lắp bao gồm:
+ Lương cơ bản với mức lương tối thiểu 290.000 đ
+ Lương cấp bậc theo bảng lương A6 ( xây dựng cơ bản )
+ Các khoản phụ cấp có tính chất lương chế độ hiện hành gồm:
Phụ cấp lưu động: theo chế độ qui định của nhà nước
Tiền lương phụ như : lễ, phép, học họp theo chế độ qui định của nhà nước
Các phụ cấp khác theo công trình như phụ cấp khu vực tính theo lương tôí
thiểu, phụ cấp thu hút ( nếu có ) tính theo lương cơ bản…
Vm : là tiền lương chi phí máy thi công trong dự toán các công trình xây lắp
bao gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp mang tính chất thường xuyên và ngành
làm xác định Vm = 10% tổng chi phí máy thi công
Vc: là tiền lương của lao động trực tiếp và gián tiếp khác trong bộ máy quản lý ,
chỉ đạo sản xuất ( cán bộ lãnh đạo chuyên môn nghiêp vụ, nhân viên phục vụ thường
xuyên như lái xe, bảo vệ….)
Bộ máy gián tiếp theo định biên ở đơn vị sản xuất gọi chung là lao động gián
tiếp
Vc = Vc1 + Vc2 + Vc3Trong đó :
+ Vc1: được xác định bằng tỉ lệ chi phí chung:
Đối với xí nghiệp dự kiến Vc1 = 25%≤ 30% tổng chi phí chung của các công
trình xây lắp
Đối với đội sản xuất dự kiến = 40% chi phí chung ở công trình của đội đạt được
kết quả sản xuất kinh doanh
+ Vc2: chi phí được xây dựng trên chi phí vận chuyển vật tư vật liệu để trả
lương cho lao động làm công tác vận chuyển ( nếu có )
+ Vc3: bao gồm các khoản sau:
Tiền lương trả cho gián tiếp : tham gia tạo nên sản phẩm như gia công kết
cấu… và các khoản dịch vụ, sản xuất kinh doanh khác
Vk: là khoản tiền lương khác trong dự toán xây lắp phụ thuộc vào từng công
trình cụ thể:
Trang 27Vk = Vk1 + Vk2
Trong đó:
Vk1: di chuuyển bộ máy thi công
Vk2: là tiền lương thi công làm kho, bãi, phát tuyến làm đường đi
+ Xác định V2: quĩ lương từ các hoạt động khác
V2: là khoản tiền lương từ kết quả các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
sau khi đã trừ đi khoản lương gián tiếp ở Vc3 nêu trên Khoản này được xác định trên
cơ sở dịch vụ khác gia công cấu kiện, vận chuyển hàng hoá
+ Xác định V3:
V3: là quĩ tiền lương thực hiện chưa trả hết từ năm trước còn lại chuyển sang
Căn cứ vào tất cả các bước công việc phải làm ở trên, tổng hợp tất cả các chi phí
như lương chính , lương phụ , các khoản phụ cấp ta có được một tổng quĩ lương cho
cán bộ công nhân viên trong toàn xí nghiệp
2.5.2/ Các hình thức trả lương cho cán bộ công nhân viên:
Trả đủ lương và phụ cấp cho cán bộ công nhân viên của xí nghiệp theo chế độ
của nhà nước ban hành, theo mỗi cấp bậc lương của mỗi cán bộ công nhân viên
Đối với các phòng ban chức năng, người lao động tại các phòng này được
hưởng lương thời gian ( gián tiếp )
Đối với lao động trực tiếp ở các đơn vị, lương chế độ lương khoán sản phẩm
nhằm gắn trách nhiệm của người lao động với sản phẩm cuối cùng của đơn vị trên cơ
sở quĩ lương được duyệt, việc phân phối tiền lương cho người lao động được trả theo
hình thức khoán sản phẩm tập thể
Thời gian trả lương: tiền lương của xí nghiệp được trả làm hai kỳ trong tháng,
từ ngày 5 đến ngày 10 tạm ứng lương kỳ một, tạm ứng đủ phần lương cơ bản của mỗi
cá nhân Sau đó có thể sang đến tháng sau hoặc đầu quí sau thanh toán toàn bộ lương
tháng trước hoặc quí trước
a Tr ả lương thời gian: hình thức này áp dụng với cán bộ nhân viên quản lý (
trực tiếp , gián tiếp ), lương của nhân viên quản lý đội hoặc phân xưởng được trả kết
hợp giữa lương thời gian và kết quả kinh doanh của toàn Đơn vị đó, lương của bộ
phận gián tiếp các phòng ban được trả trên cơ sở kết hợp giữa lương thời gian và kết
quả kinh doanh của toàn xí nghiệp
Trang 28Lương cơ bản
Nhân viên
Gián tiếp =
Lương cấp bậc
x Hệ số tiền lương năng suất
x
Số ngày công thực
tế
22 + Số ngày thực tế được tính theo bảng chấm công
+ Phụ cấp lao động của cán bộ CNV gián tiếp Xn theo quy định của nhà nước
b Hình th ức trả lương theo sản phẩm:
- Tại Xí nghiệp xây lắp điện và kinh doanh dịch vụ, việc tính trả lương được
thực hiện theo tính chất công việc đối với công nhân trực tiếp sản xuất Tại các công
trình hình thức trả lương theo sản phẩm, theo hình thức này quĩ tiền lương được lập
thông qua khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá tiền lương sản phẩm của cả tập
thể , của từng tổ , từng đội, từng phân xưởng
Cụ thể cách tính như sau:
Tiền lương tập thể = Khối lượng thực tế hoàn thành của cả tập thể x Đơn giá tiền
lương
Sau đã xác định được quĩ tiền lương của cả tổ, tiến hành chia lương cho từng
cá nhân, người lao động được chia theo một trong hai cách sau đây:
+ Cách 1: gồm 3 bước:
- Bước 1: tính thời gian thực tế của người lao động ở các cấp bậc khác nhau và
thời gian làm việc thực tế ở cấp bậc 1 để so sánh
Thời gian làm việc qui đổi của từng người lao động ( Tqđ ) = Hệ số lương cấp
bậc của từng người x Thời gian làm việc thực tế năng suất lao động ( Ttt )
- Bước 2: tiền lương của một đơn vị thời gian qui đổi
Tiền lương của một đơn
vị thời gian qui đổi L (
Trang 29- Bước 1: tính tiền lương theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc của từng
người lao động
- Bước 2: tính hệ số chênh lệch giữa tiền lương thời gian và tiền lương sản phẩm
Tiền lương sản phẩm
Hệ số =
Tiền lương cấp bậc của người lao động
Lương của người lao đông = Lương thời gian x Hệ số
c/ Tính l ương theo sản phẩm (lương chính ):
Tiền lương sản
phẩm theo cấp
bậc công việc
= Lương cơ bản + Phụ cấp lưu động
22
x Ngày công thực tế
+ L ương qui đổi
Theo hệ số A,B,C = Lương sản phẩm x hệ số
Lương năng
suất
= Tổng lương của tổ được hưởng
Lương qui đổi
Tổng
lương =
Lương qui đổi +
Phần lương vượt năng suất +
phụ cấp trách nhiệm ( nếu có )
+ Hệ số A,B,C theo qui chế của xí nghiệp: A = 1,2 ; B = 1.1 ; C = 0,95
Sau khi đã lên được bảng khối lượng nhân công cho cả tổ , kế toán tiến hành chia
lương cho từng công nhân:
d Tr ả lương theo sản phẩm luỹ tiến:
Là hình thức lương sản phẩm nhưng dùng nhiều đơn giá khác nhau để trẩ
lương cho công nhân, làm tăng sản lượng ở mức khác nhau.Theo nguyên tắc những
công việc nằm trong hoạt động giao khoán thì trả theo đơn giá chung, còn công việc
làm vượt định mức thì trả theo đơn giá luỹ tiến ( đơn giá này lớn hơn đơn giá chung )
áp dụng đối với công việc hoàn thành đúng hoặc trong một thời gian ngắn, chỉ
áp dụng đối với một số công trình yêu cầu tiến độ gấp với phạm vi xác định để đem lại
hiệu quả kinh tế cao
Mức tiền lương được xác định như sau:
Trang 30Lương năng suất lao động = Q1 x ĐGCĐ + (Q1 - Q0 ) x ĐGCĐ x K
Trong đó : ĐGCĐ là đơn gía nằm trong định mức với những sản phẩm nằm
e Hình th ức trả lương cho những công việc:
- Trả lương ngừng việc: áp dụng cho người lao động làm việc thường xuyên
trên tuyến , buộc phải ngừng việc do thời tiết xấu, hoặc do lý do về thiếu nguyên vật
liệu, thay đổi thiết kế… Về mặt nguyên tắc lương ngừng việc phải nhỏ hơn lương
làm việc
Cách trả lương này tuỳ thuộc theo từng trường hợp cụ thể để tính:
Cách tính từ 3 giờ ngừng việc trở lên tính 0,5 công, từ 6 giờ trở lên tính 1 công
Khi hết tháng hoăc hết quí thì được tính trả cùng kỳ lương của tháng đó và quí
đó Mức tiền lương được qui định tại điều 14 của nghị định -197/ CP Hình thức này
đã phần nào giúp người lao động có được một khoản thu nhập khi có trường hợp xấu
xảy ra Đồng thời vẫn phản ánh được giá trị sức lao động mà người công nhân đã đóng