NGUYỄN VĂN THUYÊN Bộ môn Máy xây dựng Khoa Cơ khí Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả khảo sát quá trình hoạt động của các trạm trộn bê tông nhựa nóng
Trang 1KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC TRẠM TRỘN BÊ TÔNG NHỰA NÓNG
ĐANG KHAI THÁC TẠI VIỆT NAM
ThS VŨ MINH ĐỨC PGS TS NGUYỄN ĐĂNG ĐIỆM ThS NGUYỄN VĂN THUYÊN
Bộ môn Máy xây dựng Khoa Cơ khí
Trường Đại học Giao thông Vận tải
Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả khảo sát quá trình hoạt động của các trạm trộn bê
tông nhựa nóng (BTNN) đang khai thác tại một số tỉnh ở miền Bắc Việt Nam, đồng thời giới
thiệu kết quả tính toán xác định cường độ hỏng hóc, xác định độ tin cậy của các khối máy nói
riêng và của trạm trộn BTNN nói chung
Summary: The article presents the evaluation of asphalt mixing plants in operation in
several provinces in North Vietnam It also introduces the calculation results in determining
the intensity of faults and validity of the machineries in particular and asphalt mixing plants in
general
CT 2
I TỔNG QUAN VỀ TRẠM TRỘN BTNN Ở VIỆT NAM
Các trạm trộn BTNN đã được chế tạo và đưa vào khai thác ở Việt Nam đã hơn 15 năm nay
đạt hiệu quả đáng ghi nhận Trong số các trạm trộn BTNN hiện đang hoạt động trên địa bàn cả
nước thì số trạm do Việt Nam chế tạo chiếm tỷ lệ khá lớn (trên 80%) Năng suất các trạm trộn
dao động từ 20 T/h đến 120 T/h Khả năng cung cấp sản phẩm BTNN đáp ứng đủ nhu cầu phục
vụ công tác xây dựng giao thông trong thời gian qua và giai đoạn hiện nay
Tính năng kỹ thuật của các trạm trộn BTNN do Việt Nam chế tạo không thua kém gì các
trạm nhập ngoại, trong khi đó giá thành lại rẻ hơn rất nhiều (chỉ bằng khoảng 50% so với giá
nhập ngoại) Sau đây là một số đặc tính kỹ thuật của trạm trộn do Việt Nam chế tạo:
- Năng suất: Loại nhỏ: 20 - 30 T/h; Loại trung bình: 40 - 60 T/h; Loại lớn: 70 - 90 T/h;
Loại rất lớn: ≥ 100 T/h
- Số lượng phễu chứa vật liệu: Thường dùng 4 phễu
- Kích cỡ vật liệu: Chất phụ gia < 0,5 mm; Cát vàng ≤ 5 mm; Đá 1: 5 - 12,5 m; Đá 2: 12,5 -
19 mm; Đá 3: 19 - 25 mm
- Sai số cân động vật liệu theo trọng lượng: ≤ 2%
- Độ ẩm tối đa của vật liệu đầu vào: 5%
Trang 2- Nhiệt độ thành phần vật liệu cần gia nhiệt:
+ Đá, cát: Mùa đông: 1800C - 2200C; Mùa hè: 1800C - 2000C;
+ Nhựa đường: 1400C - 1600C (tuỳ loại nhựa đường)
- Nhiệt độ BTNN xuất trạm: 1400C - 1600C
- Tiêu hao nhiên liệu (DO, FO) để sấy vật liệu: 6- 8 kg/T sản phẩm
- Tiêu hao nhiên liệu nấu nhựa: 20 - 25 kg/T sản phẩm (từ nhựa đặc)
- Tiêu hao điện năng toàn trạm: 4 - 5 kW.h/T sản phẩm
II KHẢO SÁT HÌNH THÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRẠM TRỘN BTNN Ở MỘT
SỐ ĐỊA PHƯƠNG
Hiện nay ở khu vực phía Bắc có gần 40 trạm trộn BTNN nằm rải rác ở các tỉnh khác nhau, nhưng tập trung nhiều nhất ở các tỉnh có khối lượng xây dựng lớn Nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát được 10 trạm trộn BTNN khác nhau với thời gian làm việc của trạm là 02 năm (năm 2007 và 2008) Trong 02 năm khảo sát và lấy số liệu các trạm trộn cho thấy rằng, các trạm hoạt động chủ yếu vào mùa khô trong năm, còn các tháng 5, 6, 7, 8 thì ít hoạt động hơn Do đó, các hỏng hóc của trạm cũng thường rơi vào các tháng mùa khô Bảng 1 dưới đây biểu thị các loại trạm trộn của các đơn vị đã được khảo sát trong 2 năm
Bảng 1 Các trạm trộn BTNN đã được khảo sát
1 Công ty CPTM Phú Trường An Cảng Đáp Cầu - Bắc Ninh 60 - 70
2 Công ty Cơ khí Công trình Đường Láng Hoà Lạc 80 - 100
3 Công ty TNHH XD Trường Thọ Lương Tài - Bắc Ninh 60
4 Công ty CP 118 TP Yên Bái 48 - 64
5 Công ty XDCTGT 134 Đường Láng Hòa Lạc 80
6 Công ty TNHH Khánh Linh Hạ Hoà - Phú Thọ 40
7 Công ty CP 118 Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc 40 - 50
8 Công ty CP 118 Sơn La 40 - 50
9 Công ty CPXDGT 810 Văn Điển - Hà Nội 120
10 Công ty CPĐT & XDCT 116 Mai Lĩnh - Hà Đông 60
CT 2
Các số liệu về số lần hỏng hóc của các khối máy được thống kê trong bảng 2 và bảng 3; trong đó: Khối 1 - Cấp vật liệu nguội, Khối 2 - Cấp vật liệu nóng, Khối 3 - Cấp phụ gia, Khối 4 - Cấp nhựa đường, Khối 5 - Buồng trộn, Khối 6 - Hút bụi
Bảng 2 Tổng hợp số lần hỏng hóc các khối máy năm 2007
Khối Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12
1 27 24 17 7 4 10 0 0 7 13 22 21
2 18 6 2 12 0 6 1 2 8 14 11 13
3 4 0 1 2 0 3 0 0 2 3 2 1
4 6 2 1 0 2 4 0 1 2 5 9 2
5 3 2 5 1 2 3 0 1 3 4 9 1
6 4 0 1 0 3 2 0 2 3 1 2 3
Trang 3Bảng 3 Tổng hợp số lần hỏng hóc các khối máy năm 2008
Khối Tháng
1
Tháng
2
Tháng
3
Tháng
4
Tháng
5
Tháng
6
Tháng
7
Tháng
8
Tháng
9
Tháng
10
Tháng
11
Tháng
12
1 4 15 3 4 4 1 0 3 7 8 6 4
3 2 1 3 0 0 0 0 0 0 4 4 1
4 3 2 2 0 1 0 0 1 0 4 3 3
5 3 3 3 1 1 1 0 1 10 5 2 1
6 3 1 0 0 2 0 0 0 2 0 4 0
Tổng hợp số lần hỏng hóc của 16 tháng làm việc trong 2 năm (mỗi năm 8 tháng làm việc)
của các trạm thể hiện trong bảng 4
Bảng 4 Tổng hợp số lần hỏng hóc các khối máy trong 2 năm 2007 và 2008
Tổng hợp số liệu thời gian làm việc tới hỏng và thời gian phục hồi của các khối máy thuộc
trạm trộn BTNN được giới thiệu trong bảng 5
Bảng 5 Tổng hợp số liệu thời gian làm việc tới hỏng và thời gian phục hồi CT 2
của các khối máy trong các trạm trộn BTNN đã khảo sát
Cụm Thông số Trạm số 1 Trạm số 2 Trạm số 3 Trạm số 4 Trạm số 5 Trạm số 6 Trạm số 7 Trạm số 8 Trạm số 9 Trạm số 10
Thời gian làm việc tới hỏng, h 240 240 240 1920 1920 480 720 240 480 960
Khối 1
(cấp VL
Thời gian làm việc tới hỏng, h 240 240 240 1920 240 240 480 480 240 240
Khối 2
(cấp VL
Thời gian làm việc tới hỏng, h 960 2160 240 2880 2880 1200 960 240 240 480
Khối 3
(cấp phụ
Thời gian làm việc tới hỏng, h 480 240 480 2880 720 480 240 480 240 240
Khối 4
(cấp nhựa
Thời gian làm việc tới hỏng, h 240 240 480 960 480 240 480 480 240 720
Khối 5
(buồng
Thời gian làm việc tới hỏng, h 240 480 720 1920 960 960 480 240 480 240
Khối 6
Trang 4(Thời gian làm việc tới hỏng được tính từ khi máy đưa vào hoạt động (hoặc sau bảo dưỡng, sửa chữa) đến khi máy hỏng lần kế tiếp)
III XỬ LÝ SỐ LIỆU KHẢO SÁT
Dựa theo các số liệu khảo sát về tình trạng hỏng hóc, thời gian làm việc tới hỏng và thời gian phục hồi của các khối máy, đồng thời ứng dụng phần mềm xử lý số liệu thống kê và tính toán độ tin cậy các phần tử thuộc hệ thống kết cấu cơ khí, ta xây dựng được các đồ thị về hàm mật độ phân bố số lần hỏng f(x) của trạm trộn (hình 1) và đồ thị hàm mật độ phân bố thời gian làm việc tới hỏng (hình 2), thời gian phục hồi (hình 3) và hàm độ tin cậy (hình 4)
Hình 1 Đồ thị hàm mật độ phân bố số lần hỏng tổng hợp của Trạm
CT 2
Hình 2 Đồ thị hàm mật độ phân bố thời gian làm việc tới hỏng tổng hợp
của trạm trộn BTNN
Hình 3 Đồ thị hàm mật độ phân bố thời gian phục hồi tổng hợp của trạm trộn BTNN
Trang 5CT 2
Hình 4 Đồ thị hàm tin cậy của các khối máy và của tổng thể trạm trộn BTNN
có xét đến cường độ phục hồi
IV TỔNG HỢP KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU
Bảng 6 Kết quả tính toán các thông số độ tin cậy
của các khối máy trong trạm trộn BTNN
TT thông số Các (cấp VL Khối 1
nguội)
Khối 2 (cấp VL nóng)
Khối 3 (cấp phụ gia)
Khối 4 (cấp nhựa đường)
Khối 5 (buồng trộn)
Khối 6 (hút bụi)
Tổng hợp Trạm trộn
1
Kỳ vọng toán
thời gian làm việc
tới hỏng, Tlvi, [h] 823,33 590,000 1401,11 790,00 490,00 706,66 737,51
2 Cường độ hỏng, (λi, [h-1]) 0,00121 0,10359 0,00071 0,00127 0,00204 0,00142 0,00136
3
Kỳ vọng toán
thời gian phục
4
Cường độ phục
hồi hư hỏng, (μi,
5 Hệ số sẵn sàng, Si 0,98589 0,96607 0,99638 0,97132 0.96575 0,96840 0,86904
Trang 6Bảng 7 Hàm tin cậy của các khối trong trạm trộn BTNN
TT Khối Hàm tin cậy P(t) Phương án 1
(không xét quá trình phục hồi)
Hàm tin cậy P(t) Phương án 2 (có xét quá trình phục hồi)
1 Khối 1 (cấp VL nguội) P1(t) = exp(-0,00121.t) P1(t) = 0,98589+0,01411.exp(-0,0861.t)
2 Khối 2 (cấp VL nóng) P2(t) = exp(-0,00169.t) P2(t) = 0,96607+0,03393.exp (-0,04996.t)
3 Khối 3 (cấp phụ gia) P3(t) = exp(-0,00071.t) P3(t) = 0,99638+0,00362.exp (-0,19718.t)
4 Khối 4 (cấp nhựa đường) P4(t) = exp(-0,00127.t) P4(t) = 0,97132+0,02868.exp (-0,04413.t)
5 Khối 5 (buồng trộn) P5(t) = exp(-0,00204.t) P5(t) = 0,96575+0,03425.exp (-0,05958.t)
6 Khối 6 (hút bụi) P6(t) = exp(-0,00834.t) P6(t) = 0,96840+0,03160.exp (-0,04478.t)
7 Tổng hợp trạm trộn Ps(t) = exp(-0,00834.t) Ps(t) = 0,86904+0,13096.exp (-0,06372.t)
CT 2
Bảng 8 Mức độ tin cậy của các cụm trong trạm trộn BTNN
TT tin cậy Mức (cấp VL Khối 1
nguội)
Khối 2 (cấp VL nóng)
Khối 3 (cấp phụ gia)
Khối 4 (cấp nhựa đường)
Khối 5 (buồng trộn)
Khối 6 (hút bụi)
Tổng hợp trạm trộn
2 0,98589 Khối 1
Trang 7V KẾT LUẬN
Với những nội dung đã được nghiên cứu, ta có các kết luận sau đây:
1 Bài báo đã đánh giá tổng quan về tình hình trang bị và sử dụng trạm trộn BTNN ở Việt
Nam Các trạm trộn BTNN trong những năm qua đã được chế tạo tại Việt Nam với số lượng lớn
(chiếm hơn 80% tổng số trạm hiện có) đồng thời đã được đầu tư đúng chỗ và hoạt động có hiệu
quả cao
2 Đã tiến hành khảo sát thu thập số liệu về tình hình hoạt động của 10 trạm trộn điển hình,
tình trạng hỏng hóc và thời gian làm việc tới hỏng, thời gian phục hồi của các khối máy Các số
liệu thu thập được là trung thực, khách quan và đáng tin cậy
3 Đã tiến hành xử lý số liệu khảo sát và đã xây dựng được các đồ thị hàm mật độ phân bố
số lần hỏng hóc, thời gian làm việc tới hỏng và thời gian phục hồi của các khối máy, đồng thời
xây dựng đồ thị về độ tin cậy của các khối máy nói riêng và của trạm trộn nói chung Thông qua
các kết quả tính toán thấy rằng:
* Độ tin cậy của toàn trạm trộn P(t) = 0,86904 Theo lý thuyết độ tin cậy mức độ đánh giá
độ tin cậy của 1 hệ thống được quy định như sau:
P(t) < 0,7 - Độ tin cậy thấp; CT 2
P(t) = 0,7- 0,85 - Độ tin cậy trung bình;
P(t) > 0,85 - Độ tin cậy cao
Như vậy, các trạm trộn BTNN đã khảo sát có độ tin cậy cao
* Các khối máy riêng biệt đều có độ tin cậy rất cao (P(t) > 0,95); tuy vậy trong số 6 khối
máy của trạm trộn BTNN thì 2 khối có độ tin cậy thấp hơn, đó là: Khối 2 (cấp vật liệu nóng) có
độ tin cậy P(t) = 0,96607 và khối 5 (buồng trộn) có độ tin cậy P(t) = 0,96575
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Đăng Điệm, Vũ Minh Đức, Nguyễn Văn Thuyên và các cộng sự (2009): Đề tài NCKH cấp Bộ
GD - ĐT mã số B2008 - 04 – 63: “Khảo sát, đánh giá chất lượng hoạt động của các trạm trộn BTNN đang
khai thác tại Việt Nam”♦