1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo dục đạo đức cho hs chưa ngoan

6 480 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 51 KB

Nội dung

Là người làm công tác giáo dục có nhiệm vụ nâng đỡ và uốn nắn để giúp học sinh có sự phát triển đúng đắn về nhân cách, về đạo đức nhằm giúp các em có điều kiện gần gũi nhau, thường xuyên

Trang 1

A.MỞ ĐẦU:

1/ Lí do chọn đề tài:

Như chúng ta đã biết, công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước, đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới, có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo, dám nghĩ dám làm để thích ứng được với thực tiễn xã hội luôn thay đổi và phát triển Nhu cầu này đòi hỏi ngành giáo dục phải

có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình đất nước Và thực sự ngành giáo dục đã từng bước thay đổi, thể hiện qua việc xác định mục đích giáo dục đào tạo, hay nói đúng hơn là phát triển toàn diện về nhân cách con người thể hiện qua hai mặt là :

“Tài và Đức” Dù ở xã hội nào thì cái đức vẫn luôn được coi trọng vì cái đức là gốc,

cái tài là sự biểu hiện của cái đức Vì vậy việc giáo dục cái đức cho học sinh là một yêu cầu quan trọng, đang trở thành một vấn đề bức xúc mà xã hội quan tâm Tình trạng này không chỉ xuất hiện ngoài xã hội mà còn len lỏi vào trong cả trường học Biểu hiện rõ nhất là trong các lớp học vẫn còn có những học sinh chưa ngoan, yếu kém về đạo đức Cũng chính vì sự chưa ngoan đó mà dẫn đến tình trạng học lực yếu, học lực kém, làm ảnh hưởng không ít đến những thành viên khác trong lớp học Là người làm công tác giáo dục có nhiệm vụ nâng đỡ và uốn nắn để giúp học sinh có sự phát triển đúng đắn về nhân cách, về đạo đức nhằm giúp các em có điều kiện gần gũi nhau, thường xuyên trao đổi động viên uốn nắn kịp thời tiến bộ qua từng ngày Mặt khác trong những năm qua các mặt hoạt động Đội và phong trào Thanh thiếu nhi của Liên Đội Trường Tiểu học Trần Quốc Toản luôn đạt được những thành tích rất xuất sắc Các em học sinh đã ngày càng ý thức hơn, chấp hành tốt hơn các nội qui, qui định của nhà trường cũng như Liên đội Trong việc thực hiện các nề nếp, việc tham gia thực hiện các phong trào do Liên đội cũng như nhà trường phát động trong học sinh Nhà trường và Liên đội luôn quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan từ những việc làm đơn giản như: Đi thưa về trình, biết chào hỏi lễ phép với ông bà, cha mẹ, với thầy cô và người lớn…Qua công tác giáo dục tư tưởng, tổ

chức các hoạt động theo chủ điểm như: Nhớ ơn thầy cô giáo, yêu quí mẹ và cô, giữ gìn văn hoá dân tộc…, Nhà trường và Liên đội thường xuyên tổ chức kiểm tra đánh

giá tuyên dương-phê bình Từng ngày các em sẽ ý thức được việc biết vâng lời ông

bà, cha mẹ, thầy cô Tuy nhiên vẫn còn một số học sinh cá biệt, thiếu ý thức, thiếu

sự quan tâm của cha mẹ, lại thường hay giao du với các phần tử xấu ngoài xã hội dẫn đến việc các em thiếu lễ phép với người lớn, không vâng lới thầy cô, cha mẹ…

v v Nhằm khắc phục tình trạng trên tôi chọn đề tài: “ Giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan” để nghiên cứu thực hiện trong năm học này.

2/Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu: Các đội viên lớp 5A

3/Phương pháp nghiên cứu:

-Phương pháp khảo sát-quan sát

-Phương pháp kiểm tra-đánh giá

-Phương pháp trò chuyện

Trang 2

-Tổ chức các hoạt động thi đua, tuyên dương, khen thưởng.

B.NỘI DUNG:

1/Cơ sở lí luận:

a.Đạo đức là gì:

Đạo đức là một bộ phận của hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những qui tắc, nguyên tắc chuẩn mực xã hội Nhờ đó con người tự giác điều chỉnh các hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, với hạnh phúc của bản thân của cộng đồng và

sự tiến bộ xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với

xã hội

b.Thế nào là học sinh chưa ngoan và dấu hiệu của học sinh chưa ngoan:

Học sinh chưa ngoan là hậu quả của sự phá vỡ những mối liên hệ bình thường của học sinh với gia đình, nhà trường và xã hội Trong ngôn ngữ thường ngày trẻ

chưa ngoan còn được gọi là trẻ “khó dạy”, “ chậm tiến”…

* Những dấu hiệu của học sinh chưa ngoan:

-Thái độ xung đột kéo dài đối với những người xung quanh

- Lập trường sống ích kỉ

-Tính không ổn định của các hứng thú, nguyện vọng lúc thế này, lúc thế khác

- Luôn chống đối các tác động giáo dục

2/Cơ sở thực tiễn:

Đối với học sinh trong quá trình hình thành nhân cách thì trường học chính là nơi các em chính thức được học tập và rèn luyện một cách nghiêm túc nhất Bước vào trường học mỗi học sinh được tạo ra cơ hội để tiếp thu giáo dục, ý thức đầy đủ

về nghĩa vụ, trách nhiệm đối với toàn bộ các hoạt động học tập rèn luyện của mình

Như đã nói ở trên, những học sinh cá biệt chưa ngoan có tầm hiểu biết hạn chế

nhưng kinh nghiệm “xấu” trong cuộc sống hàng ngày lại rất phong phú, có thái độ

xung đột kéo dài đối với những người xung quanh, lập trường sống ích kỷ, luôn chống đối các tác động giáo dục Các em thường lập thành một nhóm riêng không thích hoà đồng với mọi người, dửng dưng trước mọi hoạt động của lớp, của trường Nhìn chung những học sinh này thường có những hành vi không tốt với mọi người như: quậy phá, chọc ghẹo bạn bè, hổn hào với thầy cô, thích nghỉ học, không tuân theo nội qui của trường, của lớp, thậm chí đánh nhau với bạn bè…và còn rất nhiều những thói hư tật xấu khác

Theo tôi những hành động trên là những hành động có ý thức, nhưng do nhận thức bị sai lệch Vì thế trách nhiệm của người thầy không kém phần quan trọng, nên xem việc giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt chưa ngoan là công việc quan trọng Muốn thực hiện tốt việc này đòi hỏi người thầy phải kiên trì, bền bỉ, khéo léo để từng bước uốn nắn giúp đỡ cho các em trở thành một học sinh ngoan, có tư cách, có đạo đức tốt.Vì vậy điểm tựa vững chắc nhất của các em là gia đình và nhà trường, trong đó đặc biệt quan trọng là giáo viên chủ nhiệm

Trang 3

a.Những nguyên nhân dẫn đến học sinh chưa ngoan và tác hại.

*Nguyên nhân: Do tính hiếu động, sự lôi kéo của bạn bè xấu, sự thiếu quan

tâm của gia đình, nhà trường và xã hội Vô tình đã thu hút các em vào những việc làm không tốt, các em thường tỏ ra chai lì, không cảm thấy xấu hổ khi bị phê bình,

có phản ứng gay gắt, không lành mạnh… Những học sinh này thường biện hộ cho hành vi sai lệch của mình Các em thường lừa dối cha mẹ, thầy cô, các em thường đánh nhau trong và ngoài nhà trường Bắt chước những thói hư tật xấu của bạn bè xấu Do đó sẽ dẫn đến tình trạng phạm pháp ở lứa tuổi thanh thiếu niên ngày càng tăng

*Tác hại: Việc học sinh chưa ngoan sẽ gây nhiều tác hại:

-Đối với xã hội: Làm xã hội chậm phát triển, mất trật tự xã hội

-Đối với gia đình: Những học sinh này là mối lo ngại lớn, ảnh hưởng đến các thành viên còn lại trong gia đình Nói chung những em này luôn mang đến cho gia đình nhiều phiền toái

-Đối với nhà trường: Gây trở ngại lớn đến nề nếp, chất lượng, nội qui của lớp Làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua của lớp, thậm chí còn để lại tai tiếng cho trường, cho lớp

-Đối với tập thể bạn bè: Các em này thường lôi kéo bạn bè tiêm nhiễm những thói hư tật xấu của mình, gây ảnh hưởng lớn đến gia đình, nhà trường và xã hội

-Đối vời giáo viên: Luôn phải bận tâm với những phần tử hư hỏng này, phải luôn tìm ra biện pháp phù hợp để hướng thiện cho các em, nó còn gây ảnh hưởng đến việc đánh giá xếp loại thi đua của giáo viên

-Đối với bản thân: Các em này sẽ bị ảnh hưởng lớn đến việc học tập, sự tiến thân của các em sau này

b/Tiến trình thực hiện

Khái quát về thành tích học tập và các hoạt động hàng ngày của lớp 5A thông qua việc sử dụng các phương pháp đã nêu ở phần I để tiến hành nghiên cứu

-Đọc tài liệu, tham khảo sách báo Cụ thể:

+Giáo trình tâm lí học Đại cương ( Huế 2001)

+Giáo trình giáo dục học tiểu học I ( NXB Đà Nẵng ) và các tài liệu đề cương bài giảng tâm lí học, giáo dục học của trường Cao đẳng sư phạm Quảng Trị

-Phương pháp trao đổi-trò chuyện:

+Tìm hiểu trực tiếp 3 học sinh được nghiên cứu (Minh, Tuấn, Chuyết)

để nắm bắt được những thông tin cần thiết phục vụ cho nghiên cứu

+Tiếp xúc gia đình của các em để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện chưa ngoan ở các em, từ đó có hướng giúp đỡ các em vươn lên -Phương pháp quan sát: Thông qua hoạt động học tập, vui chơi Người giáo viên nắm rõ hơn những biểu hiện hành vi đạo đức của các em Qua đó làm cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu

Trang 4

*Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc có những biểu hiện chưa ngoan về đạo đức ở các em, sau khi tìm hiểu

-Đối với gia đình:

+Do mãi lo việc kinh tế không chú trọng đến việc giáo dục con em, giao phó cho nhà trường

+Gia đình thường có những xung đột, ảnh hưởng đến việc phát triển cân bằng về tâm sinh lí ở các em

-Đối với nhà trường: Chú trọng nhiều hơn việc cung cấp những tri thức về chuẩn mực đạo đức giúp học sinh hiểu rỏ thế nào là hành vi đạo đức tốt, thế nào là chưa tốt

-Đối với xã hội:

+Còn tồn tại nhiều điều xấu ảnh hưởng đến hành vi đạo đức của các em

+Văn hoá phẩm đồi truỵ, phim bạo lực, trò chơi bạo lực trên các bộ phim nước ngoài, các trò chơi trên vi tính…ảnh hưởng rất nhiều đến việc phát triển và hình thành nhân cách, hành vi đạo đức xấu ở các em

c/Biện pháp khắc phục:

-Về phía nhà trường: Cần có những biện pháp giáo dục áp dụng với từng đối tượng học sinh Phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tạo nhiều sân

chơi lành mạnh, hình thành thói quen ở các em “Mình vì mọi người, mọi người vì mình” Giáo dục các em tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái thông qua các hoạt

động từ thiện, các hoạt động giúp đở bạn nghèo… do nhà trường và Liên đội phát

động Qua đó có thể giáo dục các em tinh thần “ Lá lành đùm lá rách” “ Một miếng khi đói bằng một gói khi no”…

-Đối với giáo viên chủ nhiệm: Cần phải thường xuyên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, thường xuyên thăm hỏi gia đình các em Mỗi giáo viên phải có lòng vị tha, thương yêu học sinh như chính người thân của mình Công bằng trong thưởng phạt, giáo dục các em tinh thần tương thân tương ái, động viên kịp thời trong mọi hoạt động, giúp các em không mặc cảm, tự ti và vươn lên Ngoài ra giáo viên cần phải chịu khó lắng nghe tâm tư, tình cảm của các em, qua đó phân tích lí giải những

ý kiến của các em, tạo cơ hội cho các em tâm sự những khúc mắc trong các em

-Về phía gia đình: Cần phải luôn là chỗ dựa vững chắc cho các em, giúp các

em không cảm thấy cô đơn, lẽ loi, hụt hẩng Gia đình cần nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục con cái Không nên quá lo về kinh tế

mà bỏ quên việc giáo dục con em mình, phải thường xuyên liên lạc với nhà trường, nắm tình hình học tập của con em mình Những thành viên trong gia đình cần luôn noi gương tốt cho các em noi theo

-Đối với xã hội: Cần quan tâm đến ngành giáo dục nhiều hơn nữa, phối kết hợp với ban ngành địa phương làm lành mạnh, trong lành môi trường sống, không còn những tệ nạn, những thói hư tật xấu…làm ảnh hưởng đến thế hệ trẻ mai sau

Trang 5

Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng, nghiên cứu cơ sở lí luận, tìm ra biện pháp khắc phục và áp dụng thực hiện trong phạm vi lớp 5A, tôi thật sự hài lòng về kết quả thu được, các em đã gần gũi hơn với bạn bè trong lớp, cởi mở hơn với thầy

cô, không còn hằn học, không nói tục, chửi thề Các em ngày càng lễ phép hơn với người lớn, với thầy cô… Bên cạnh đó, đề tài này còn giúp cho người giáo viên nắm

rõ những nguyên nhân dẫn đến việc các em chưa ngoan và đề tài còn đề ra những phương pháp giải quyết hữu hiệu giúp người giáo viên có thể từng ngày uốn nắn, giúp đỡ, hướng dẫn các em trở người học sinh tốt, xứng đáng là con ngoan trò giỏi-Đội viên tốt-Cháu ngoan Bác Hồ

C KẾT LUẬN:

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế việc giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan ở lớp 5A Trường tiểu học Trần quốc Toản, tôi thấy rằng việc giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh, cho thế hệ trẻ là một quá trình rèn luyện lâu dài, liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan nhiều đến các mối quan hệ xã hội Vì vậy nó đòi hỏi người thầy giáo phải có đức tính kiên trì, khéo léo trong ứng xử, bền bỉ, tế nhị để có thể tìm hiểu sâu sắc từng đối tượng học sinh, và thương yêu các em với một tình cảm chân thành Cần có cách cư xử nhẹ nhàng, chừng mực với từng đối tượng, thể hiện sự quan tâm đến các em, qua đó tạo cho các em có sự tinh tưởng tuyệt đối với giáo viên

Muốn cho học sinh tránh những hành vi đạo đức sai lệch, chưa ngoan thì người thầy phải biết kết hợp các phương pháp một cách nhuần nhuyễn, phải nghiên cứu từng đối tượng một cách chính xác để sử dụng các phương pháp giáo dục đạo đức thích hợp cho từng cá nhân nhằm làm thay đổi suy nghĩ sai lệch ở từng đối tượng

Mặc khác, nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp chặt chẽ nhằm hổ trợ cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ là giáo dục học sinh trở thành một con người đầy

đủ cả tài lẫn đức, xứng đáng là con ngoan trò giỏi- Đội viên tốt-cháu ngoan Bác Hồ

mà cả xã hội đang mong chờ

Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục mạnh dạn dựa vào những nghiên cứu trong

đề tài này để thực hiện đề tài “Giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan" trong

trường tiểu học Trần Quốc Toản

Cam Tuyền, ngày 20 tháng 04 năm 2010

Người thực hiện

Võ Thị Thanh Tâm

Ngày đăng: 10/07/2014, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w