Hoàn thiện công tác thuế GTGT và thuế TNDN trong các doanh nghiệp.DOC

94 2.1K 32
Hoàn thiện công tác thuế GTGT và thuế TNDN trong các doanh nghiệp.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoàn thiện công tác thuế GTGT và thuế TNDN trong các doanh nghiệp

Trang 1

Lêi më ®Çu

Nền kinh tế nước ta chuyển từ kinh tế tËp trung quan liªu bao cấp sang kinh tế thÞ trường với sự đa dạng hoá thành phần kinh tế, phong phú ngành nghề, quy mô kinh doanh Song song với việc chuyển đổi nền kinh tế, vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước cũng thay đổi, nhà nước không can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế mà quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các công cụ, các chính sách quản lý kinh tế nhằm tác động đến cung, cầu, giá cả, việc làm… nhằm mục đích tạo môi trường kinh doanh ổn định và phát triển

Trong đó, thuế được coi là một trong những công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế Thuế không những là nguồn thu quan trọng chủ yếu của ngân sách nhà nước mà còn ảnh hưởng to lớn đến công cuộc phát triển kinh tế Mỗi quyết định về thuế đều liên quan đến tích luỹ, đầu tư, tiêu dùng, đến vấn đề phân bổ nguồn lực trong xã hội Cụ thể, nó biểu hiện qua các mặt: tạo sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư, ổn định tài chính tiền tệ, tạo ra sự đảm bảo an toàn về tài chính cho các hoạt động kinh tế xã hội

Để bắt kịp với tình hình kinh tế ngày càng phát triển, những ngành nghề mới, thành phần kinh tế mới ra đời thì hệ thống luật thuế của Nhà nước cũng phải điều chỉnh, cải tiến liên tục Tại Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 11 ngày 10/05/1997 đã thông qua luật thuế GTGT thay thế cho luật thuế doanh thu, luật thuế TNDN thay cho luật thuế lợi tức và hiệu lực thi hành của hai loại thuế này từ ngày 01/01/1999.

Đến nay, trải qua hơn 5 năm thực hiện luật thuế GTGT và luật thuế TNDN, nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đã có những chuyển biến tích cực Tuy nhiên trong việc áp dụng hai loại thuế này còn nhiều

Trang 2

vướng mắc cần giải quyết Trong thời gian thực tập tại Công ty MATEXIM, nhận thấy tính cấp bách của vấn đề này, em xin chọn đề tài:

“Hoàn thiện công tác thuế GTGT và thuế TNDN trong các doanh

Nội dung bài khoá luận gồm ba phần:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về thuế GTGT và thuế TNDN Chương 2: Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN ở Công ty MATEXIM

Chương 3: Một số biện pháp hoàn thiện công tác thuế GTGT và thuế TNDN trong các doanh nghiệp

Do thời gian có hạn và năng lực hạn chế của một sinh viên, bài viết không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được các thầy cô chỉ bảo giúp em hoàn thiện kiến thức về vấn đề trên đây Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Ngọc Quang, cảm ơn Ban lãnh đạo công ty MATEXIM đã giúp em hoàn thành bài khoá luận này.

Trang 3

Thuế là một khoản thu của Nhà nước đối với các tổ chức và mọi thành viên trong xã hội, khoản thu đó mang tính bắt buộc, không hoàn trả trực tiếp và được quy định theo Pháp luật

Thuế là khoản thu chủ yếu của NSNN, Nhà nước dïng thuế để phân phối tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân Sự xuất hiện sản phẩm thặng dư trong xã hội là cơ sở chủ yếu tạo khả năng và nguồn thu để thuế khoá tồn tại và phát triển Như vậy, thuế là một phạm trù có tính lịch sử và là một tất yếu khách quan xuất phát từ nhu cầu đáp ứng chức năng của nhà nước Thuế được Nhà nước sử dụng như là một công cụ quản lý kinh tế quan trọng nhằm huy động nguồn thu cho NSNN, góp phần điều chỉnh kinh tế và điều hoà thu nhập Nhiệm vụ của mỗi Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử, đặc điểm của phương thức sản xuất, kết cấu giai cấp là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến vai trò, nội dung và đặc điểm của thuế khoá Do đó, cơ cấu, nội dung của cả hệ thống, của từng chính sách thuế phải được nghiên cứu, sửa đổi, cải tiến và đổi mới phù hợp với tình hình, nhiệm vụ của từng giai đoạn Đồng thời phải giải quyết tổ chức phù hợp, đủ sức đảm bảo thực hiện các quy định về thuế đã được Nhà nước ban hành trong từng thời kỳ.

Hệ thống thuế được coi là phù hợp không chỉ nhìn vào số lượng các sắc thuế nhiều hay ít, vào mục tiêu đơn thuần về động viên tài chính mà phải được phân tích một cách toàn diện về mối quan hệ chặt chẽ với yêu cầu phát triển

Trang 4

kinh tế lành mạnh và đời sống xã hội không đối lập với quyền lợi và khả năng đóng góp của nhân dân

Thuế mang tính bắt buộc theo Pháp luật, không mang tính hoàn trả trực tiếp ngang giá Một phần số thuế đã nộp cho NSNN được hoàn trả cho dân một cách gián tiếp dưới hình thức trợ cấp xã hội, quỹ phúc lợi xã hội, xây dựng hạ tầng xã hội…

1.1.1.2 Vai trò của thuế đối với nền KTQD:

+ Thuế là một khoản đóng góp mang tính bắt buộc và không mang tính hoàn trả trực tiếp Có nghĩa là khoản đóng góp của nhân dân bằng hình thức thuế không đòi hỏi hoàn trả đúng bằng số lượng và khoản thu của Nhà nước thu từ công dân đó Nó sẽ được hoàn trả lại cho người nộp thuế thông qua cơ chế đầu tư của NSNN cho việc sản xuất chung, cung cấp dịch vụ công cộng

+ Thuế là một biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính bắt buộc Song sự bắt buộc đó luôn được xây dựng trên nền tảng của các vấn đề kinh tế xã hội của người làm nghĩa vụ đóng thuế Do đó, thuế bao giờ cũng chứa đựng các vấn đề thuộc kinh tế, xã hội Việc xác lập một hệ thống thuế với các loại thuế khác nhau trước hết bắt nguồn từ nhu cầu chi tiêu của Nhà nước Song, trên thực tế mức độ động viên qua thuế cũng chịu sự ràng buộc bởi các yếu tố kinh tế xã hội của một quốc gia trong một giai đoạn lịch sử

Yếu tố kinh tế ràng buộc đến chính sách thuế, hệ thống thuế Trước hết phải tính đến đó là thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia, tiếp đến là cơ cấu kinh tế và thực tiễn vận dụng cơ cấu kinh tế cũng như chính sách, cơ chế quản lý của Nhà nước Cùng với các yếu tố đó, còn phải kể đến phạm vi mức độ chi tiêu của NSNN nhằm thực hiện các chức năng kinh tế của mình Yếu tố xã hội ràng buộc đến chính sách và hệ thống thuế, đó là phong tục tập quán của

Trang 5

quốc gia, là kết cấu giai cấp cũng như đời sống thực tế của thành viên trong từng giai đoạn lịch sử.

Bên cạnh những yếu tố kể trên cũng phải kể đến yếu tố mở cửa hội nhập của các quốc gia trên thế giới khi hoạch định chính sách và ban hành luật thuế

+ Thuế là một biện pháp tài chính của Nhà nước mang tính quyền lực, pháp lý và cưỡng chế cao, khi thực hiện thì có thể thay đổi quyền sở hữu về tài sản Đặc điểm này đã được thể chế hoá trong hiến pháp của mỗi quốc gia Việc đóng thuế cho Nhà nước được coi là nghĩa vụ đối với mọi công dân Mọi công dân thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo Luật thuế do cơ quan quyền lực tối cao quy định và chịu cưỡng chế dưới hình thức nhất định

1.1.2 Các yếu tố cấu thành của thuế:

Hệ thống thuế của một quốc gia gồm nhiều sắc thuế khác nhau Mỗi sắc thuế điều tiết một lĩnh vực khác nhau, mang những đặc điểm riêng nhưng chúng vẫn chứa đựng các yếu tố cơ bản sau:

1.1.2.1 Tên gọi của sắc thuế:

Mỗi sắc thuế đều có tên gọi khác nhau, nó xác định đối tượng tính thuế hoặc nội dung chủ yếu của sắc thuế đó: thuế TNDN, thuế Tài nguyên, thuế XNK…

1.1.2.2 Đối tượng nộp thuế:

Đối tượng nộp thuế là những pháp nhân, thế nhân được Nhà nước công nhận về mặt pháp lý, có các hoạt động, tài sản hoặc thu nhập thuộc phạm vi điều chỉnh của thuế.

1.1.2.3 Căn cứ tính thuế:

Trang 6

Căn cứ tính thuế là mục tiêu động viên của thuế Đó chính là đối tượng mà Nhà nước muốn điều chỉnh Ví dụ: đối tượng tính thuế TNDN là một phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý.

1.1.2.4 Thuế suất:

Thuế suất là một con số toán học ấn định số tiền trích ra từ đối tượng tính thuế.

1.1.2.5 Chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế:

Đặt ra chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế không làm giảm nhẹ tính cưỡng chế của thuế Hơn nữa, nó cho thấy tính linh hoạt của Nhà nước khi dùng thuế Các tổ chức, cá nhân sẽ được Nhà nước để lại một phần hay toàn bộ số thuế đó để sử dụng trong thời gian nhất định nhằm mục đích khuyến khích các chủ thể kinh tế hoạt động Chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế được quy định cụ thể trong văn bản Pháp luật

1.1.2.6 Thủ tục nộp thuế:

Bao gồm các quy định về trách nhiệm, cách thức để nộp thuế vào NSNN của đối tượng nộp thuế trước cơ quan thuế và cơ quan hữu quan (căn cứ vào lệnh thu ngân, thông báo thuế, thời gian nộp thuế và nơi nộp…) Đồng thời đó cũng là căn cứ pháp lý giúp cho việc giải quyết và thực hiện tốt công tác nộp thuế đúng, đủ và kịp thời cũng như việc xử lý đối với các trường hợp chậm nộp, cố tình dây dưa về thuế.

1.2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ GTGT.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của thuế GTGT.

1.2.1.1 Khái niệm:

GTGT là khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Trang 7

Thuế GTGT là loại thuế chỉ đánh vào giá trị tăng thêm của quá trình sản xuất, kinh doanh Tổng số thuế thu được ở mỗi khâu bằng chính số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.

1.2.1.2 Đặc điểm:

Thuế GTGT là một loại thuế gián thu vì thuế GTGT là phần GTGT do nhà sản xuất kinh doanh nộp hộ người tiêu dùng thông qua việc tính gộp thuế này vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán.

Luật thuế GTGT được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa IX kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10/05/1997, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 thay thế cho Luật thuế doanh thu Luật này đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17/06/2003 với một số sửa đổi bổ sung và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2004.

1.2.2 Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế và đối tượng khôngthuộc diện chịu thuế:

1.2.2.1 Đối tượng nộp thuế:

Tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, tổ chức, hình thức kinh doanh (gọi là cơ sở kinh doanh) và mọi tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) đều là đối tượng nộp thuế GTGT.

1.2.2.2 Đối tượng chịu thuế:

Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh tiêu dùng ở Việt Nam, trừ các đối tượng quy định tại điều 4 Luật thuế GTGT

1.2.2.3 Đối tượng không thuộc diện chịu thuế:

Trang 8

Các hàng hóa, dịch vụ dưới đây không thuộc diện chịu thuế GTGT - Sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt, thuỷ hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra

- Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng - Sản phẩm muối.

- Thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, để sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, máy bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuê của nước ngoài thuộc loại trong nước chưa sản xuất được dùng cho sản xuất kinh doanh, thiết bị, máy móc, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ dầu khí

- Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước do Nhà nước bán cho người đang thuê - Chuyển quyền sử dụng đất.

- Dịch vụ tín dụng, quỹ đầu tư, hoạt động kinh doanh chứng khoán - Bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học sinh, bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng và các loại bảo hiểm không nhằm mục đích kinh doanh.

- Dịch vụ y tế.

- Hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục thể thao không nhằm mục đích kinh doanh, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành và chiếu phim nhựa, phim video, tài liệu.

- Dạy học, dạy nghề.

Trang 9

- Phát sóng truyền thanh, truyền hình theo chương trình bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

- Xuất bản, nhập khẩu và phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản Pháp luật, sách khoa học kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh ảnh, áp phích cổ động, in tiền.

- Dịch vụ phục vụ công cộng: vệ sinh, chiếu sáng, dịch vụ tang lễ… - Duy tu, sửa chữa xây dựng các công trình văn hoá, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà tình nghĩa bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân và vốn viện trợ nhân đạo.

- Vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện.

- Điều tra, thăm dò địa chất, đo đạc, lập bản đồ thuộc loại điều tra cơ bản của Nhà nước.

- Tưới tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nước sạch do tổ chức, cá nhân được khai thác, để phục vụ cho sản xuất ở nông thôn, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa

- Vũ khí, khí tài chuyên dung phục vụ quốc phòng, an ninh

- Hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp: hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại, quà tặng cho cơ quan Nhà nước…

- Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm nhập khẩu, tái nhập khẩu

- Vận tải quốc tế, hàng hóa dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế và dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài.

- Chuyển giao công nghệ, phần mềm máy tính.

Trang 10

- Dịch vụ bưu chính viễn thông và internet phổ cập theo chương trình

- Sản phẩm là bộ phận nhân tạo dùng để thay thế cho bộ phận của người bệnh, nạng, xe lăn và dụng cụ chuyên dùng khác cho người tàn tật.

- Hàng hoá dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập thấp, mức thu nhập thấp do chính phủ quy định.

1.2.3 Căn cứ tính thuế:

Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất

1.2.3.1 Giá tính thuế:

Theo quy định tại điều 7 luật thuế GTGT, giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ được xác định như sau:

- Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho đối tượng khác là giá bán chưa có thuế GTGT.

- Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu.

- Hoạt động cho thuê tài sản là số tiền thuê từng kì.

- Hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, sử dụng nội bộ, biếu tặng là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.

- Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả góp là giá bán của hàng hoá tính theo giá bán trả một lần, không tính theo số tiền trả từng kỳ.

Trang 11

- Đối với gia công hàng hoá là giá gia công chưa có thuế bao gồm: tiền công, tiền nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và các chi phí khác để gia công.

- Đối với hàng hoá dịch vụ khác là giá do Chính phủ quy định

- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB ở khâu sản xuất kinh doanh trong nước là giá bán đã có thuế tiêu thụ nhưng chưa có thuế GTGT; ở khâu nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng thuế nhập khẩu (nếu có) cộng thuế tiêu thụ đặc biệt.

1.2.3.2 Thuế suất thuế GTGT:

Luật thuế GTGT quy định 3 mức thuế suất: 0%, 5%, 10%.

+ Mức thuế suất 0% đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu kể cả hàng hoá dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT xuất khẩu trừ các trường hợp sau: vận tải quốc tế, hàng hoá, dịch vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế, dịch vụ tái bảo hiểm ra nước ngoài, dịch vụ tín dụng, đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài và sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản khai thác chưa qua chế biến, do Chính phủ quy định

+ Mức thuế suất 5% đối với hàng hoá, dịch vụ:

- Nước sạch phục vụ sản xuất, sinh hoạt trừ trường hợp quy định tại đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT.

- Phân bón, quặng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng.

- Thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh… - Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập.

- In các loại trừ các đối tượng không thuộc chịu thuế GTGT.

Trang 12

- Đồ chơi cho trẻ em, sách các loại, băng từ, đĩa đã hoặc chưa ghi chương trình.

- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa qua chế biến - Thực phẩm tươi sống, lâm sản chưa qua chế biến trừ gỗ, măng các đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT.

- Đường, phụ phẩm trong sản xuất đường gồm gỉ đường, bã mĩa, - Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá.

- Bông sơ chế từ bông trồng ở trong nước.

- Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác - Dịch vụ khoa học kỹ thuật.

- Dịch vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp - Than đá, đất, đá, cát sỏi.

- Hoá chất cơ bản, sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất, khuôn đúc các loại, vật liệu nổ, giấy in báo, ván ép nhân tạo, ống thuỷ tinh trung tính…

- Sản phẩm luyện cán, kéo, kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý - Máy xử lí dữ liệu tự động và các bộ phận, phụ tùng của máy.

- Duy tư, sửa chữa, phục chế di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng.

- Vận tải, bốc xếp, nạo vét luồng, lạch, cảng sông, cảng biển, hoạt động trục vớt, cứu hộ.

- Phát hành và chiếu phim video.

+ Mức thuế suất 10% là mức thuế áp dụng với các hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế suất 0%, 5%.

Trang 13

1.2.4 Phương phỏp tớnh thuế và hạch toỏn thuế GTGT:

Ở nước ta hiện nay tồn tại hai phương phỏp tớnh thuế: phương phỏp khấu trừ thuế và phương phỏp trực tiếp tớnh trờn GTGT.

1.2.4.1 Phương phỏp khấu trừ thuế:

 Cỏch tớnh: Trong đú:

 Đối tượng ỏp dụng:

Cỏc đơn vị tổ chức kinh doanh bao gồm cỏc doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhõn, cụng ty cổ phần hợp tỏc xó và cỏc đơn vị, tổ chức kinh doanh khỏc trừ cỏc đối tượng ỏp dụng tớnh thuế theo phương phỏp tớnh trực tiếp trờn GTGT.

 Hoỏ đơn, chứng từ, sổ kế toỏn:

Cỏc đơn vị, tổ chức tớnh thuế thuộc đối tượng tớnh thuế GTGT theo phương phỏp khấu trừ thuế khi bỏn hàng hoỏ, dịch vụ chịu thuế GTGT đều phải sử dụng hoỏ đơn GTGT theo mẫu GTGT Trong đú, hoỏ đơn ký hiệu 01-GTGT-3LL là hoỏ đơn sử dụng cho cỏc tổ chức, cỏ nhõn tớnh thuế theo phương phỏp khấu trừ bỏn hàng hoỏ, dịch vụ với số lượng lớn Cũn nếu bỏn lẻ hàng

Tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế

GTGT của hàng hoá nhập khẩu

Trang 14

hoỏ, dịch vụ với số lượng nhỏ thỡ lập hoỏ đơn GTGT theo mẫu 01-GTGT-2LN Cả hai hoỏ đơn ghi rừ cỏc yếu tố:

- Giỏ bỏn chưa cú thuế.

- Phụ thu và phớ tớnh ngoài giỏ - Thuế suất thuế GTGT, thuế GTGT - Giỏ thanh toỏn đó cú thuế.

Hoỏ đơn được lập thành 3 liờn Liờn 1: lưu

Liờn 2: giao cho khỏch hàng Liờn 3: dựng thanh toỏn.

Cỏc loại sổ kế toỏn sử dụng:

Sổ theo dừi thuế GTGT (Mẫu S01-DN).

Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại (Mẫu S02-DN) Sổ chi tiết thuế GTGT đợc miễn giảm( Mẫu S 03 - DN)

Hạch toỏn thuế GTGT đầu vào:

 Tài khoản sử dụng: TK 133: thuế GTGT được khấu trừ Tài khoản này chỉ sử dụng đối với cỏc doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương phỏp khấu trừ.

Kết cấu và nội dung phản ỏnh TK 133.

- Bờn nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ - Bờn cú: + Số thuế GTGT đầu vào đó khấu trừ.

Trang 15

+ Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.

+ Số thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại - Số dư bên nợ:

+ Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ.

+ Số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng ngân sách chưa hoàn trả.

TK 133 được chi tiết thành 2 tiểu khoản:

- TK 1331: thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ - TK 1332: thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định  Hạch toán thuế GTGT đầu vào:

- Mua tài sản, vật tư, hàng hoá dùng cho sản xuất kinh doanh Nợ TK 152, 153, 211, 213, 611…: giá mua chưa có thuế Nợ TK 153: thuế GTGT được khấu trừ.

Có TK 111, 112, 331…: tổng giá thanh toán - Dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất kinh doanh Nợ TK 621, 641, 642: giá mua chưa có thuế.

Nợ TK 133 : thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331…: tổng giá thanh toán - Đối với hàng nhập khẩu:

Nhập khẩu bán ra thuộc đối tượng chịu thuế GTGT Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ.

Trang 16

Có TK 33312: thuế GTGT phải nộp Nhập khẩu không được khấu trừ thuế.

Nợ TK 152, 153, 211…: trị giá mua hàng nhập khẩu (cả thuế NK và thuế GTGT).

Có TK 3333: thuế nhập khẩu.

Có TK 33312: thuế GTGT của hàng nhập khẩu Có TK 111, 112, 331…: giá mua hàng nhập khẩu.

- Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ vừa dùng để sản xuất đối tượng chịu thuế GTGT vừa dùng để sản xuất đối tượng không chịu thuế GTGT, số thuế đầu vào chỉ được khấu trừ cho hàng hoá, dịch vụ dùng vào sản xuất đối tượng chịu thuế còn thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng để sản xuất đối tượng không chịu thuế sẽ không được khấu trừ mà tính vào giá vốn của hàng hoá khi bán ra Kế toán phải tiến hành phân bổ số thuế đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ theo doanh thu của các hàng hoá đó khi bán ra.

Nợ TK 3331: Thuế GTGT được khấu trừ Nợ TK 632: thuế GTGT không được khấu trừ Có TK 133: kết chuyển thuế GTGT đầu vào.

- Khi mua hàng phát sinh chiết khất thương mại, giảm giá hay hàng mua trả lại.

Nợ TK 331, 111, 112…: Tổng giá thanh toán Có TK 151, 152, 211…: Trị giá mua chưa thuế Có TK 133: Thuế GTGT tương ứng.

Hạch toán thuế GTGT đầu ra:

Trang 17

 Tài khoản sử dụng: TK 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Kết cấu và nội dung phản ánh TK 133

Bên nợ: + Các khoản đã nộp Ngân sách Nhà nước.

+ Các khoản trợ cấp, trợ giá được Ngân sách duyệt.

+ Các nghiệp vụ khác làm giảm số phải nộp Ngân sách Bên có : + Các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước.

+ các khoản trợ cấp, trợ giá đã nhận Dư có: Các khoản còn phải nộp NSNN.

Dư nợ (nếu có): Số nộp thừa cho Ngân sách hoặc các khoản trợ cấp, trợ giá được Ngân sách duyệt nhưng chưa nhận.

TK 333 được chi tiết thành 9 tiểu khoản tương ứng với từng loại thuế theo luật thuế hiện hành.

 Hạch toán thuế GTGT đầu ra:

- Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ: Nợ TK 111, 112, 131…: tổng giá thanh toán Có TK 511, 512: giá bán chưa có thuế.

Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp.

- Doanh thu hoạt động bất thường, doanh thu hoạt động tài chính: Nợ TK 111, 112, 131…: tổng giá thanh toán.

Có TK 711, 515: thu nhập hoạt động bất thường (hoạt động tài chính).

Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp

Trang 18

Theo luật thuế hiện hành, thuế đầu vào của kỳ nào được khấu trừ vào doanh thu của kỳ đó Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế đầu vào được khấu trừ để thực hiện bút toán kết chuyển thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.

Thuế GTGT đầu vào < Thuế GTGT phải nộp: khấu trừ hết thuế GTGT

Có TK 133: số đầu vào được hoàn lại Có TK 3331: số nộp thừa được hoàn lại Trường hợp được giảm thuế:

Nợ TK 3331: trừ vào số phải nộp

Nợ TK 111, 112: số được giảm đã nhận.

Trang 19

Có TK 711: số thuế GTGT được giảm trừ.

Trang 20

1.2.4.2 Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT:

 Cách tính:

(1): Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá bán thực tế bên mua phải thanh toán cho bên bán, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên mua phải trả.

(2): Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng của hàng hoá, dịch vụ bán ra được xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào (giá mua bao gồm cả thuế GTGT) mà cơ sở sản xuất kinh doanh đã dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra.

 Đối tượng áp dụng:

- Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam.

- Tổ chức cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện về kế toán, hoá đơn chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.

- Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ  Hoá đơn chứng từ:

Trang 21

Sử dụng hoá đơn bán hàng theo mẫu 02-GTGT Trong đó, hoá đơn theo mẫu 02-GTGT-3LL là loại hoá đơn sử dụng cho các tổ chức, cá nhân tính thuế theo phương pháp trực tiếp bán hàng hoá, dịch vụ với số lượng lớn Còn hoá đơn mẫu 02-GTGT-2LN dùng trong bán lẻ hàng hoá với số lượng nhỏ Hoá đơn cũng được chia làm 3 liên Giá bán hàng hoá, dịch vụ ghi trên hoá đơn là giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Hạch toán thuế GTGT phải thực hiện theo phương pháp trực tiếp: - Đối với các doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp này khi mua hàng hoặc bán hàng (trừ nhập khẩu hàng hoá), kế toán không phải xác định thuế GTGT được khấu trừ hay phải nộp Cuối kỳ, căn cứ vào GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và thuế suất từng loại để xác định số thuế GTGT phải nộp của từng hoạt động.

Phản ánh thuế GTGT của hàng nhập khẩu và trị giá hàng nhập khẩu: Nợ TK 151, 152, 153, 211…: giá thực tế hàng nhập khẩu

Có TK 3333 (TNK): thuế nhập khẩu phải nộp.

Có TK 3331 (33312): thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp Có TK 331, 111, 112…: giá mua và chi phí thuê mua hàng nhập

Trang 22

Số thuế được giảm trừ:

Nợ TK 3331: trừ vào số phải nộp trong kỳ ThuÕ GTGT ph¶i nép cña hµng nhËp khÈu

Gi¸ mua vËt t , hµng ho¸,

Trang 23

1.2.5 Vai trß cña thuế GTGT:

Thuế GTGT ra đời góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng lưu thông hàng hoá, dịch vụ đẩy mạnh xuất khẩu do thuế GTGT khắc phục được việc trùng lặp đánh thuế của thuế doanh thu Đối với hàng xuất khẩu, không những không phải nộp thuế GTGT (thuế suất bằng 0) mà còn được khấu trừ hoặc hoàn lại số GTGT đầu vào nên tạo điều kiện hạ giá bán tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Bảo đảm động viên số thu quan trọng và tương đối ổn định cho ngân sách Nhà nước Thuế GTGT được tập trung thu ngay từ khâu đầu và việc thu thuế ở khâu sau còn kiểm tra việc tính thuế nộp ở khâu trước nên hạn chế được viêc thất thu thuế.

Tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán hàng hoá có hoá đơn, chứng từ Việc tính thuế đầu ra, được khấu trừ số thuế đầu vào là biện pháp kinh tế qaun trọng thúc đẩy cả người mua hàng và người bán hàng thực hiện tốt hơn chế độ hoá đơn, chứng từ.

Góp phần từng bước hoàn thiện hệ thống thuế ở Việt Nam để tiến tới phù hợp với sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường tạo điều kiện mở rộng hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trang 24

1.3 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ THU NHẬPDOANH NGHIỆP

1.3.1 Khái niệm và đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp:

1.3.1.1 Khái niệm:

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả kinh doanh cuối cùng (tổng số lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh) của doanh nghiệp.

1.3.1.2 Đặc điểm:

Thuế TNDN là loại thuế trực thu tức là người nộp thuế và người chịu thuế là một Ở đây doanh nghiệp chính là đơn vị trực tiếp chịu thuế TNDN, phần thu nhập của doanh nghiệp sau khi đã nộp thuế TNDN sẽ hình thành thu nhập sau thuế và doanh nghiệp được phép tiến hành phân phối, trích lập các quỹ ở doanh nghiệp Nhà nước sử dụng thuế trực thu như một công cụ sắc bén nhằm điều tiết thu nhập xã hội Bởi vì thuế TNDN đánh trực tiếp vào thu nhập của các đối tượng cần điều tiết và đối tượng này phải chịu thuế mà không có cơ hội chuyển gánh nặng thuế cho chủ thể khác.

Luật thuế TNDN ra đời thay thế cho thuế lợi tức, luật này đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17/ 06/ 2003 thay thế cho Luật thuế TNDN ngày 10/ 05/ 1997.

1.3.2 Đối tượng nộp thuế TNDN và đối tượng không thuộc diện nộpthuế TNDN:

Trang 25

1.3.2.1 Đối tượng nộp thuế TNDN:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN.

1.3.2.2 Đối tượng không thuộc diện nộp thuế TNDN:

Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản trừ hộ gia dình và cá nhân nông dân sản xuất hàng hoá lớn có thu nhập cao theo quy định của chính phủ.

1.3.3 Căn cứ tính thuế:

Căn cứ tính thuế là thu nhập chịu thuế x thuế suất

1.3.3.1 Thu nhập chịu thuế:

Thu nhập chịu thuế được xác định theo công thức sau:

Doanh thu đ ể tính thu nhập chịu thuế:

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, kể cả trợ giá, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Chi phí hợp lý đư ợc trừ đ ể tính thu nhập chịu thuế :

Theo điều 9 Luật thuế TNDN các kho?n chi phí hợp lý được trừ bao gồm:

- Chi phí khấu hao tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh để tạo ra doanh thu trong kỳ theo chế độ quản lý, sử dụng và tính khấu hao hiện hành.

Trang 26

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá thực tế sử dụng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế trong kỳ được tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho.

- Tiền lương, tiền công, phụ cấp, tiền ăn giữa ca trừ tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể kinh doanh và thu nhập của sáng lập viên không trực tiếp tham gia vào điều hành sản xuất, kinh doanh.

- Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng kiến, cải tiến, y tế, đào tạo lao d?ng theo chế độ quy định, tài trợ cho giáo dục

- Chi phí dịch vụ mua ngoài như: điện, nước, điện thoại, sửa chữa tài sản cố định.

- Các khoản chi cho lao động nữ theo quy định của pháp luật, chi bảo hộ lao động.

- Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh - Trích các khoản dự phòng theo quy định - Trợ cấp thôi việc cho người lao động - Chi phí về tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ.

- Chi phí quảng cáo, tiếp thị, có liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và theo một mức khống chế nhất định mà Bộ tài chính đã quy định.

- Các khoản thuế, phí, lê phí, tiền thuê đất phải nộp.

- Chi phí quản lý kinh doanh do Công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam.

Trang 27

- Chi phí mua hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh không có hoá đơn, chứng từ do chính phủ quy định.

Các khoản chi phí sau đây không được tính vào chi phí hợp lý: - Các khoản trích trước vào chi phí mà thực tế không chi.

- Các khoản chi không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp - Các khoản tiền phạt, các khoản chi không liên quan đến doanh thu tính thuế và thu nhập chịu thuế.

- Các khoản chi do các nguồn vốn khác đài thọ.

1.3.3.2 Thu nhập chịu thuế khác:

Thu nhập chịu thuế khác là toàn bộ các khoản chênh lệch giữa doanh thu hoạt động khác trong kỳ tính thuế Đó là: chênh lệch mua, bán chứng khoán, quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất.

1.3.3.3 Thuế suất thuế TNDN:

- Thuế suất 28% đối với cơ sở kinh doanh.

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở kinh doanh tiến hành tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 28% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

1.3.4 Hạch toán thuế TNDN:

Tài khoản sử dụng: TK 3334 - Thuế TNDN

Trang 28

Nội dung kết cấu TK 3334

- Bên nợ: + Số thuế TNDN đã nộp vào NSNN

+ Số thuế TNDN được miễn giảm trừ vào số thuế phải nộp + Số chênh lệch giữa số tạm nộp lớn hơn số phải nộp thực tế theo quyết toán

- Bên có: + Số thuế TNDN phải nộp - Số dư bên Có: + Số thuế TNDN còn phải nộp

- Số dư bên Nợ: + Số thuế TNDN nộp thừa cho NSNN  Phương pháp hạch toán:

Để đảm bảo nguồn thu cho NSNN, hàng tháng, hàng quý doanh nghiệp phải tạm nộp thuế TNDN theo thông báo của cơ quan thuế (hoặc tạm nộp theo

- Cuối năm (hoặc đầu năm sau), khi quyết toán thuế được duyệt, so sánh số đã tạm nộp cho NSNN với số phải nộp:

Trang 29

Nếu số thuế phải nộp > số đã tạm nộp:

- Trường hợp được miễn giảm thuế TNDN: Nợ TK 3334: Số được miễn giảm Có TK 4211: Ghi tăng thu nhập

Sơ đồ: 1.3

Sơ đồ phương pháp kế toán thuế TNDN

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

Trang 30

1.3.5 Vai trò của thuế TNDN:

Thuế TNDN ra đời đảm bảo sự đóng góp công bằng giữa các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, thể hiện sự công bằng giữa các thành phần kinh tế, giữa các DNNN và các doanh nghiệp không phải DNNN, giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước thông qua các quy định về thuế suất, về việc chấp hành các chế độ sổ sách kế toán, chứng từ hóa đơn về khai báo, kiểm kê, về thưởng phạt và quyền khiếu nại Chính vì vậy nên nó góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế xã hội qua đó góp phần tạo và không ngừng nâng cao nguồn thu cho NSNN.

CHƯƠNG 2

Trang 31

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾTNDN Ở CÔNG TY VẬT TƯ VÀ THIẾT BỊ TOÀN BỘ

2.1 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển:

Công Ty MATEXIM là một tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu trực thuộc Bộ công nghiệp, được thành lập theo quyết định số 14/CP ngày 12/01/1979 tiền thân của Công Ty MATEXIM là Công Ty Vật Tư trực thuộc Bộ cơ khí và luyện kim nay là Bộ công nghiệp) được thành lập theo quyết định số 14 CKLK / TC2 ngày 01/09/1969.

Tên Công Ty: Công Ty Vật tư và Thiết bị toàn bộ - MATEXIM (Material and Technical Export - Import Corporation)

Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty trải qua các giai đoạn sau:

+ Giai đ oạn 1969 -1978:

Khi mới thành lập, Công Ty có các tổng kho, các ban tiếp nhận và các xí nghiệp.

- Các tổng kho: Tổng kho 1 (Yên Viên - Gia Lâm - Hà Nội); Tổng kho 2 (Hải Phòng); Tổng kho 3(Bắc Thái).

- Các ban tiếp nhận: Ban tiếp nhận 1 (Yên Viên - Gia Lâm - Hà Nội); Ban tiếp nhận 2 (Hải PhòngH); Ban tiếp nhân 3 (Đà Nẵng).

- Các xí nghiệp: Xí nghiệp vận tải Yên Viên (Hà Nội); Xí nghiệp vật liệu 1 (Kim Anh - Hà Nội).

Trang 32

Giai đoạn này nhiệm vụ chủ yếu của Công Ty là quản lý kho tàng, giữ và cấp phát hàng hoá theo lệnh của Bộ cơ khí và luyện kim, phục vụ cho ngành và một phần cho nền kinh tế quốc dân Trong những năm chiến tranh (1972 - 1973) Công Ty đảm nhận thêm nhiệm vụ chiến đấu, vận tải lương thực, vũ khí, cho chiến trường miền Nam Hàng hoá Công Ty chủ yếu nhập từ Liên Xô, các nước XHCN qua cảng Hải Phòng và cửa khẩu Lạng Sơn.

Năm 1978 theo yêu cầuN, nhiệm vụ phát triển chung của toàn ngành, xí nghiệp thiết bị toàn bộ của Công Ty được Nhà nước quyết định tách ra và thành lập Công Ty Thiết bị toàn bộ trực thuộc Bộ cơ khí và luyện kim.

+ Giai đ oạn 1979 - 1993:

Tròn một năm sau ngày thành lập Công Ty Thiết bị toàn bộ cũng do yêu cầu phát triển mới của toàn xã hội, ngày 12/01/1979 chính phủ đã ra quyết định số 14/CP hợp nhất Công Ty Vật tư và Công Ty Thiết bị toàn bộ thành Công Ty Vật tư và Thiết bị toàn bộ trực thuộc Bộ cơ khí và luyện kim

Nhiệm vụ chính trong giai đoạn này của Công Ty là thu mua, tiếp nhận, gia công, khai thác, chế biến hàng hoá để cung cấp chủ yếu cho các xí nghiệp, đơn vị của Bộ.Hàng hoá ở đây là các loại vật tư chuyên dùng, chuyên ngành thông dụng, các thiết bi toàn bộ

Đến năm 1991, Công Ty được Bộ công nghiệp nặng giao thêm nhiệm vụ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp với các Công Ty nước ngoài.

+ Giai đ oạn 1993 đ ến nay:

Ngày 05/051993 Công Ty được thành lập lại theo quyết định số 214 - QD/TCNSTD với tên giao dịch là MATEXIM

Giấy phép đăng ký kinh doanh số 018234 cấp ngày 20/05/1993

Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số 1011122 cấp ngày 20/09/1993 Tài khoản số:

362 - 111 - 370 - 257 tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Trang 33

710A - 00626 tại ngân hàng Công thương Việt Nam

710A - 00454 tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội Hiên nay Công Ty có 10 đơn vị trực thuộc sau:

- Chi nhánh vật tư miền Nam (Số 127 Lý Chính Thắng - Quận 3 - TPHCM)

- Chi nhánh vật tư Tây Nguyên (Km 5 QL 14 Tây An - TP Buôn Ma Thuột)

- Chi nhánh vật tư nam Hà Nội (Thị trấn Phú Xuyên - Hà Tây)

- Chi nhánh vật tư Thái Nguyên (Xã Trung Thành - Phổ Yên - Thái Nguyên)

- Chi nhánh vật tư Hải Phòng (Số 1 Lê Lai - TP Hải Phòng)

- Trạm kinh doanh vật tư thiết bị Đà Nẵng (Số 57 - Lý Chính Thắng - TP Đà Nẵng)

- Xí nghiệp vật tư vận tải (Số 69 - Yên Viên - Gia Lâm - Hà Nội) - Xí nghiệp thương mại dịch vụ (Hoàng Quốc Việt - Hà Nội) - Xí nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ (Cầu Diễn - Hà Nội)

- Xí nghiệp bán xe máy và dịch vụ do Honda uỷ nhiệm (Km số 7 đường Nguyễn Trãi - Hà Nội)

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công Ty MATEXIM:

Chức n ă ng : Công Ty MATEXIM có chức năng xuất nhập khẩu hàng hoá các loại vật tư Mặt hàng kinh doanh và phạm vi hoạt động của Công Ty MATEXIM tuân theo điều lệ đã được Bộ công nghịêp duyệt.

Công Ty MATEXIM xuất nhập khẩu trực tiếp và kinh doanh các loại vật tư, phụ tùng, thiết bị phục vụ cho sản xuất của ngành công nghiệp và các ngành

Trang 34

KTQD trong cả nước, làm các nhiệm vụ liên quan đến mọi lĩnh vực xuất nhập khẩu, kinh doanh và sản xuất.

Nhiệm vụ: Công Ty có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về kinh doanh xuất nhập khẩu… theo đúng luật pháp hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ công nghiệp Ngoài ra, Công Ty còn có nhiệm vụ xây dựng các phương án kinh doanh theo kế hoạch và mục tiêu chiến lược của Công Ty Trong những năm gần đây nhờ sự năng động và thích ứng nhanh chóng với cơ chế thị trường, Công Ty MATEXIM đã đứng vững và phát triển nâng cao hiệu quả kinh doanh.

2.1.3 Hoạt động kinh doanh, đại lý và dịch vụ của Công Ty:

2.1.3.1 Mặt hàng kinh doanh và xuất nhập khẩu chủ yếu:

- Các loại động cơ Diezen, động cơ xăng và động cơ thuỷ - Các loại máy nông nghiệp và chế biến lương thực

- Các loại máy nông ngư cơ - Thiếc và các loại khoáng sản

- Các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ và mây tre đan - Thép Bilét để sản xuất thép

- Gang thỏi

- Các loại thép hợp kim cao cấp, thép dụng cụ, thép chế tạo, thép tấm, thép cuộn và các loại thép chuyên dùng khác

- Các loại hợp kim mầu như nhôm, đồng, chì, kẽm - Fero các loại: Fe - Si, Fr - Mn, Fe - Cr

- Các loại than điện cực và gạch chịu lửa

Trang 35

- Các loại máy móc thiết bị và phụ tùng dùng trong công nghiệp, xây dựng giao thông vận tải, khai thác mỏ và các thiết bị chuyên dùng cho các

- Đại lý độc quyền cho tập đoàn SUDMO của CHLB Đức về thiết bị phụ tùngvà dây truyền công nghệ sản xuất bia, nước giải khát, sữa, chế biến hoa quả

- Đại lý bán các loại xe nâng hàng của hãng Logitrans - Đan Mạch - Đai lý và vận chuyển xe máy cho Công ty Honda

2.1.3.3 Các dịch vụ khác:

Cho các đối tượng trong và ngoài nước thuê kho tàng bến bãi và làm dịch vụ vận chuyển, bốc xếp hàng hóa nhanh chóng an toàn thuận lợi Gia công chế biến các sản phẩm từ nhựa, mây tre đan để xuất khẩu.

Trải qua 30 năm phấn đấu Công Ty MATEXIM đã không ngừng củng cố và phát triển hiện Công ty có 10 thành viên trực thuộc Công ty ở Hà Nội và hầu hết các thành phố lớn của 3 miền: Bắc - Trung - Nam và Tây Nguyên.

MATEXIM mong muốn tăng cường hợp tác với tất cả các đối tác trong và ngoài nước để mở rộng mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu và đặc biệt đẩy

Trang 36

mạnh xuất khẩu các sản phẩm của VEAM sang Châu Âu và Châu Á Thái Bình

4. Thu nhập bình quân đầu người 1.000.000 1.250.000

2.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty MATEXIM:

Công ty MATEXIM là doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản và con dấu riêng Công ty MATEXIM là đơn vị hoạt động với quy mô lớn, tiến hành tổ chức bộ máy quản lý theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán.

Sơ đồ: 2.1

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368

Trang 37

Chức n ă ng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý: +Ban giám đốc: gồm hai người.

- Giám đốc: là người đứng đầu Công ty do bộ cong nghiệp bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức, điều hành mọi hoạt động quản lý, bảo toàn và phát triển vốn của Công ty.

- Phó giám đốc: là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về các hoạt động kinh doanh của Công ty, được uỷ quyền của giám đốc để ký kết các hợp đồng xuất nhập khẩu, uỷ thác với các đối tác trong và nước ngoài.

+ Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và phòng kinh doanh thiết bị:

Là cơ quan nghiệp vụ giúp Giám đốc Công ty tổ chức, quản lý và chỉ đạo, kinh doanh khai thác thu mua cung cấp vật tư, thiết bbị, hàng hoá, tiêu thụ các sản phẩm của ngành công nghiệp, kinh doanh xuất nhập khẩu theo cơ chế quản lý của Nhà nước.

- Căn cứ chỉ tiêu kế hoạch của Công ty

Trang 38

- Tổng hợp chỉ tiêu vật tư - kỹ thuật, hàng hoá xuất nhập khẩu - Tổ chức quản lý

- Thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu trực tiếp đáp ứng nhiệm vụ kinh doanh của Công ty với nước ngoài

- Khảo sát thị trường, tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu các sản phẩm của ngành công nghiệp

- Tổng hợp phân tích thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch SXKD của Công ty, giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo kịp thời

- Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ

+ Phòng tài chính kế toán: là cơ quan nghiệp vụ giúp Giám đốc Công ty thống nhất quản lý công tác tài chính, giá cả, kế toán, thống kê của Công ty.

- Lập kế hoạch tài chính đi đôi với kế hoạch kinh doanh của Công ty - Theo dõi việc thực hiện kế hoạch tài chính, nghĩa vụ thu nộp của các đơn vị

- Tổng hợp về mọi hoạt đông tài chính của Công ty và phân tích hiệu quả kinh tế trong kinh doanh xuất nhập khẩu

- Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác tài chính từ Công ty đến cơ sở để nâng cao nghiệp vụ

+ Phòng tổ chức lao động: là cơ quan nghiệp vụ giúp Giám đốc Công ty quản lý công nhân viên chức theo chính sách chế độ, xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty.

- Nghiên cứu xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty - Quản lý thống nhất đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý trong

Trang 39

- Làm nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ theo quy định của cấp trên - Căn cứ nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh dịch vụ sản xuất xây dưng kế hoạch lao động, tiền lương cho từng công việc

- Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ

+ Phòng kỹ thuật kho - vận tải: là cơ quan nghiệp vụ giúp Giám đốc Công ty quản lý các mặt công tác.

- Nắm chắc số, chất lượng thông số kỹ thuật của các loại xe máy, phương tiên vận chuyển bốc xếp trong Công ty để có kế hoạch sửa chữa, sử dụng, hướng dẫn.

- Nghiên cứu quy hoạch, sắp xếp kho tàng hàng hoá để đáp ứng nhu cầu kỹ thuật và phuc vụ công tác quản lý được tốt

- Quản lý chặt chẽ chỉ tiêu đúng mức kinh tế kỹ thuật về tiêu hao nhiên liệu, vật liệu.

- Căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh sắp xếp việc sử dụng kho bãi và ngoài ra tận dụng nhà xưởng, kho bãi dư thừa cho thuê

- Lập kế hoạch xây dựng cơ bản

- Trực tiếp chỉ đạo một số phương tiện vận tải làm dịch vụ vận chuyển xe máy cho Công ty Honda Việt Nam

+ Văn phòng Công ty: là cơ quan nghiệp vụ giúp Giám đốc Công ty - Theo sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty dự kiến chương trình, bố trí lịch công tác, thông báo đôn đốc các phòng ban

- Quản lý công tác pháp chế, văn thư lưu trữ, thông tin liên lạc, chế độ công tác cơ quan

- Quản lý thực hiện các chế độ, nội quy nơi làm việc.

Trang 40

- Phục vụ công tác lễ tân

+ Ban kiểm toán nội bộ: là cư quan nghiệp vụ giúp Giám đốc Công ty kiểm tra các mặt công tác phát hiện những mặt còn yếu kém, sai chế độ, có ý kiến đề xuất với Giám đốc Công ty để chấn chỉnh xử lý kịp thời.

+ Tổng kho Hà Nội: là đơn vị trực thuộc Công ty.

- Tổ chức tiếp nhận, bảo quản, bốc xếp và giao nhận vật tư, hàng hoá của Công ty giao

- Quản lý tốt kho hàng hoá, đảm bảo an toàn và không bị xuống cấp - Tận dụng thời gian nhàn rỗi tổ chức cho cán bộ công nhân viên bốc xếp hàng hoá cho khách hàngmua, bán, cho thuê kho bãi)

Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phù hợp của Công ty MATEXIM đã xây dựng 10 xí nghiệp riêng lẻ trong cả nước để phối hợp kịp thời những mạng lưới của các thành viên.

2.1.6 Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán ở Công tyMATEXIM:

2.1.6.1 Tổ chức bộ máy kế toán:

Phòng kế toán tài chính của Công ty có nhiệm vụ thu thập, ghi chép, xử lý thông tin kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty, nhận báo cáo, số liệu từ các đơn vị trực thuộc để theo dõi tổng hợp tình hình kinh doanh của toàn Công ty Kế toán quản lý trên sổ sách tài sản, nguồn vốn của Công ty, tình hình tăng, giảm biến động của các khoản doanh thu, chi phí, xác định chi phí nào là hợp lý và khoản chi phí nào là không hợp lý từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời Quản lý tài chính của Công ty là theo dõi tình hình công nợ, tiền mặt, khả năng huy động vốn phục vụ kinh doanh, giúp cho luôn lưu thông tài chính được trôi chảy và hiệu quả Đảm bảo nguồn chi cho

Ngày đăng: 08/09/2012, 13:34

Hình ảnh liên quan

- Bảng kờ hoỏ đơn, chứng từ hàng hoỏ, dịch vụ mua vào -Bảng kờ hoỏ đơn, chứng từ hàng hoỏ, dịch vụ bỏn ra -Tờ khai thuế GTGT - Hoàn thiện công tác thuế GTGT và thuế TNDN trong các doanh nghiệp.DOC

Bảng k.

ờ hoỏ đơn, chứng từ hàng hoỏ, dịch vụ mua vào -Bảng kờ hoỏ đơn, chứng từ hàng hoỏ, dịch vụ bỏn ra -Tờ khai thuế GTGT Xem tại trang 46 của tài liệu.
Căn cứ vào bảng tổng hợp doanh thu, bảng tổng hợp cỏc khoản giảm trừ do cỏc đơn vị trực thuộc gửi về, kế toỏn bỏn hàng của Tổng Cụng ty sẽ tập hợp  doanh thu bỏn hàng của đơn vị theo từng ngành hàng kinh doanh, từng đơn vị  trực thuộc. - Hoàn thiện công tác thuế GTGT và thuế TNDN trong các doanh nghiệp.DOC

n.

cứ vào bảng tổng hợp doanh thu, bảng tổng hợp cỏc khoản giảm trừ do cỏc đơn vị trực thuộc gửi về, kế toỏn bỏn hàng của Tổng Cụng ty sẽ tập hợp doanh thu bỏn hàng của đơn vị theo từng ngành hàng kinh doanh, từng đơn vị trực thuộc Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng số: 2.8 - Hoàn thiện công tác thuế GTGT và thuế TNDN trong các doanh nghiệp.DOC

Bảng s.

ố: 2.8 Xem tại trang 53 của tài liệu.
Sau đõy là bảng tập hợp chi phớ kinh doanh của Văn phũng Cụng ty - Hoàn thiện công tác thuế GTGT và thuế TNDN trong các doanh nghiệp.DOC

au.

đõy là bảng tập hợp chi phớ kinh doanh của Văn phũng Cụng ty Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng số: 2.10 - Hoàn thiện công tác thuế GTGT và thuế TNDN trong các doanh nghiệp.DOC

Bảng s.

ố: 2.10 Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng tổng hợp chứng từ gốc - Hoàn thiện công tác thuế GTGT và thuế TNDN trong các doanh nghiệp.DOC

Bảng t.

ổng hợp chứng từ gốc Xem tại trang 83 của tài liệu.
Bảng số: 2.2 Mẫu số: 03/ GTGT - Hoàn thiện công tác thuế GTGT và thuế TNDN trong các doanh nghiệp.DOC

Bảng s.

ố: 2.2 Mẫu số: 03/ GTGT Xem tại trang 84 của tài liệu.
Bảng kờ hoỏ đơn, chứng từ hàng hoỏ, dịch vụ mua vào (Dựng cho cơ sở kờ khai khấu trừ thuế hàng thỏng D) - Hoàn thiện công tác thuế GTGT và thuế TNDN trong các doanh nghiệp.DOC

Bảng k.

ờ hoỏ đơn, chứng từ hàng hoỏ, dịch vụ mua vào (Dựng cho cơ sở kờ khai khấu trừ thuế hàng thỏng D) Xem tại trang 84 của tài liệu.
Bảng số: 2.4 Mẫu số: 02/ GTGT - Hoàn thiện công tác thuế GTGT và thuế TNDN trong các doanh nghiệp.DOC

Bảng s.

ố: 2.4 Mẫu số: 02/ GTGT Xem tại trang 85 của tài liệu.
Bảng tớnh thuế TNDN cả năm 2003 - Hoàn thiện công tác thuế GTGT và thuế TNDN trong các doanh nghiệp.DOC

Bảng t.

ớnh thuế TNDN cả năm 2003 Xem tại trang 86 của tài liệu.
Bảng số: 2.12 - Hoàn thiện công tác thuế GTGT và thuế TNDN trong các doanh nghiệp.DOC

Bảng s.

ố: 2.12 Xem tại trang 87 của tài liệu.
Bảng số: 2.3 - Hoàn thiện công tác thuế GTGT và thuế TNDN trong các doanh nghiệp.DOC

Bảng s.

ố: 2.3 Xem tại trang 88 của tài liệu.
Bảng số: 2.6 Mẫu số 01/GTGT. - Hoàn thiện công tác thuế GTGT và thuế TNDN trong các doanh nghiệp.DOC

Bảng s.

ố: 2.6 Mẫu số 01/GTGT Xem tại trang 90 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan