Hoàn thiện các công cụ đãi ngộ nhằm nâng cao động lực cho nhân viên tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội HABUBANK
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Người thường ta nói: “Sự thành hay bại đều do con người” Từ thế kỷ VIItrước công nguyên, ông Kuan Chung Tzu - một học giả danh tiếng đã phát biểuquan điểm nổi tiếng:
“Nếu anh muốn có kết quả trong một năm thì hãy gieo hạt;
Nếu anh muốn có kết quả trong mười năm thì hãy trồng cây;
Nếu anh muốn có kết quả trong một đời thì hãy phát triển con người”
Điều đó muốn nói lên tầm quan trọng của yếu tố con người - nguồn nhân lựctrong bất cứ tổ chức nào Một doanh nghiệp dù có truyền thống và nội dung sựnghiệp tốt đẹp nhưng nếu không tìm được nguồn nhân sự phù hợp để tiếp tục pháthuy và kế thừa những giá trị đó thì tất yếu sẽ dẫn đến sự suy thoái Cho nên việctìm người như thế nào, đào tạo họ ra sao và làm thế nào để phát huy hết năng lựctrí tuệ của họ đã trở thành câu hỏi mà tổ chức nào cũng cố gắng đi tìm câu trả lời,nhất là khi mà sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày nay không còn đơn giảnchỉ là cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ hay khách hàng nữa mà còn là cạnh tranh
về nguồn nhân lực Tại Nghị quyết Đại hội VII, Đảng và Nhà nước ta đã nhấnmạnh: “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển” Và một lầnnữa trong Nghị quyết Đại hội lần IX của Đảng cũng khẳng định: “Con người -nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ côngnghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước” Như vậy nguồn nhân lực giữ một vai trò tolớn đối với toàn bộ đời sống kinh tế xã hội nói chung và đối với doanh nghiệp nóiriêng
Hiểu rõ vai trò của nguồn nhân lực đối với sự thành công của tổ chức, nhưnglàm thế nào để có thể phát huy hết tác dụng của nó thì không phải tổ chức nào cũnglàm được Mục tiêu của các nhà quản trị là phải sử dụng có hiệu quả nguồn nhân sựnhằm tạo ra hiệu quả cao nhất trong công việc, mang lại lợi ích tối đa cho tổ chức.Nhưng kết quả mà các nhà quản trị mong đợi đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả công việc = năng lực + động lực
Trang 2làm việc, trong đó động lực làm việc luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn năng lực Nhà quản
lý muốn đạt được mục tiêu về tăng trưởng cũng như lợi nhuận hay mọi mục tiêukhác trong tổ chức thì nhất thiết là phải tạo được động lực cho nhân viên của mình.Khi một cá nhân có động lực làm việc thì sẽ thúc đẩy họ dồn hết tâm lực cho côngviệc và làm việc một cách hăng say, sáng tạo, với tinh thần trách nhiệm cao để đạtđược mục tiêu của tổ chức cũng như của bản thân người lao động Vì vậy, tạo độnglực cho nhân viên trở thành vấn đề đáng quan tâm hơn hết của mọi tổ chức Để cóthể tạo động lực cho nhân viên, tổ chức phải sử dụng hàng loạt các công cụ đãi ngộnhằm thoả mãn nhu cầu, ước muốn của nhân viên, kích thích họ làm việc hiệu quả.Như vậy, công tác tạo động lực cho nhân viên của các nhà quản lý thực sự có ýnghĩa quan trọng đối với sự thành công của tổ chức
Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội HABUBANK,được quan sát mọi hoạt động diễn ra trong khung cảnh làm việc của cán bộ nhânviên (CBNV) Ngân hàng, em nhận thấy động lực làm việc của CBNV Ngân hàngHABUBANK còn chưa cao, tinh thần làm việc còn uể oải, hầu hết nhân viên đềulàm việc chưa hết khả năng, chất lượng, hiệu quả công việc còn thấp Các chế độđãi ngộ mà Ngân hàng đưa ra còn nhiều hạn chế, chưa thực sự thúc đẩy tinh thầnlàm việc hiệu quả cho nhân viên Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều CBNVNgân hàng còn chưa thực sự cảm thấy hài lòng, thoả mãn với công việc của mình,tinh thần trách nhiệm, sự gắn bó, tận tuỵ với Ngân hàng còn ở mức thấp Chính vì
những lí do trên, em đã quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện các công cụ đãi ngộ nhằm nâng cao động lực cho nhân viên tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội HABUBANK” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình Với mong muốn qua nghiên
cứu, tìm hiểu và dựa trên những kiến thức đã được học em có thể đưa ra những giảipháp cụ thể nhằm hoàn thiện các công cụ đãi ngộ, nâng cao động lực hơn nữa choCBNV của Ngân hàng
Trang 3Kết cấu của chuyên đề.
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì kết cấu chuyên đề của em gồm 3 chươngnhư sau:
Chương I: Cơ sở lí luận về động lực và các công cụ đãi ngộ nhằm nâng cao
động lực cho nhân viên
Chương II: Thực trạng sử dụng các công cụ đãi ngộ nhằm nâng cao động lực
cho nhân viên tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội HABUBANK
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện các công cụ đãi ngộ nhằm nâng cao
động lực cho nhân viên tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội HABUBANK
Em xin chân thành cảm ơn thầy TS.Bùi Đức Thọ đã tận tình hướng dẫn, chỉbảo giúp em hoàn thành bài viết của mình
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban lãnh đạo và toàn thể cán bộnhân viên Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội HABUBANK đã ủng hộ và cung cấpnhững thông tin cần thiết giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp
Do thời gian, trình độ nhận thức lí luận và thực tiễn còn hạn chế nên bài viếtcủa em không thể tránh khỏi những thiếu sót Em mong được sự góp ý của thầy vàbạn đọc
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC VÀ CÁC CÔNG CỤ ĐÃI
NGỘ NHẰM NÂNG CAO ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN.
I ĐỘNG LỰC CỦA NHÂN VIÊN.
1 Nguồn nhân lực.
1.1 Khái niệm nguồn nhân lực.
Sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức có được là nhờ sự đóng góp tổng hợpcủa các nguồn lực nhất định, trong đó nguồn lực con người là một yếu tố không thểthiếu và giữ vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của tổ chức đó Vì vậy đã
có không ít các học giả nghiên cứu và đã đưa ra các khái niệm khác nhau về Nguồnnhân lực:
“ Nguồn nhân lực là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vàoquá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy độngvào quá trình lao động”1
“ Nguồn nhân lực là nguồn lực của mỗi con người gồm có thể lực và trí lực.Nguồn nhân lực trong tổ chức bao gồm tất cả mọi cá nhân tham gia bất cứ hoạtđộng nào với bất cứ vai trò nào trong tổ chức”2
“ Xét theo nghĩa rộng thì nguồn nhân lực chính là nguồn lực của con ngườibao gồm hai yếu tố là thể lực và trí lực, là tài nguyên quan trọng nhất để đánh giátiềm lực và sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi địa phương, mỗi ngànhhay mỗi doanh nghiệp”3 Theo nghĩa hẹp thì nguồn nhân lực chính là số lượng vàchất lượng người lao động đang làm việc trong một tổ chức
“ Nguồn nhân lực của một tổ chức được hình thành trên cơ sở các cá nhân vớivai trò khác nhau và liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định Nguồn nhânlực khác với các nguồn lực khác của doanh nghiệp ở bản chất của con người”4
1 Trường ĐHKTQD- Giáo trình Chính sách kinh tế xã hội – NXB Khoa học kỹ thuật, năm 2000.
2 Trường ĐHKTQD – Giáo trình Khoa học quản lý –NXB Khoa học kỹ thuật, năm 2002.
3 Những vấn đề cốt yếu của quản lý tập II– NXB Khoa học kỹ thuật, năm 1992.
4 Trần Kim Dung - Quản trị nhân sự, NXB Thống kê, năm 2005.
Trang 5Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau, được nhìn từ nhiều giác độ như vậy, xongđều thống nhất với nhau đó là Nguồn nhân lực nói lên khả năng lao động của
xã hội Đây là nguồn lực quan trọng nhất, phong phú nhất và giữ vai trò quyết địnhđối với mọi tổ chức
1.2 Vai trò của nguồn nhân lực.
Từ xưa, con người đã luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong sự pháttriển của xã hội, bởi nó vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển
♦ Nhân lực – chìa khoá của sự thành công
Đối với mỗi doanh nghiệp thì nhân lực luôn được xem là một yếu tố tạo nên
sự phát triển và thành công Một số doanh nghiệp có công nghệ hiện đại, chấtlượng dịch vụ tốt, cơ sở hạ tầng vững chãi nhưng nếu thiếu lực lượng lao động thìdoanh nghiệp đó khó có thể tồn tại lâu dài chứ đừng nói đến việc duy trì và tạodựng lợi thế cạnh tranh
Trước nguy cơ tụt hậu về khả năng cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hoá,hơn bao giờ hết, yếu tố nhân lực cần được các doanh nghiệp nhận thức một cáchđúng đắn và sử dụng hiệu quả hơn
Đầu tiên hãy bàn về vai trò chiến lược của nhân sự Khi xây dựng hay định vịmột doanh nghiệp, thông thường cái yếu tố vốn và công nghệ được xem là mấuchốt của chiến lược phát triển, trong khi đó yếu tố nhân sự thường không được chútrọng lắm Sự thiếu quan tâm hoặc quan tâm không đúng mức đối với yếu tố nhân
sự có thể dẫn đến tình trạng hụt hơi hay bị lạc khỏi vòng chiến, một khi mức độcạnh tranh tăng đột biến về chiều rộng và sâu
Xét cho cùng, nhân lực là tác nhân chính tạo ra vốn và đề xuất những ý tưởngmới, đồng thời cũng đảm nhận vai trò chọn lựa và ứng dụng các công nghệ tiêntiến, thực thi các chỉ tiêu nhằm nâng cao thành tích của doanh nghiệp Trong nhiềutrường hợp, vốn và công nghệ có thể huy động và thực hiện, nhưng để xác địnhđược một đội ngũ nhân viên nhiệt tình, tận tâm, có khả năng thích hợp và làm việc
có hiệu quả thì phức tạp và tốn kém hơn nhiều
Một doanh nghiệp có thể tạo được ưu thế cạnh tranh hay không là nhờ đãi
Trang 6ngộ nhân sự có năng động, có khả năng đáp ứng nhạy bén, trình độ chuyên môncao hay không.
Khi vấn đề quản lý nhân sự tốt kết hợp với sự hỗ trợ và đồng lòng của nhânviên các cấp cùng hướng về mục tiêu chung, xây dựng mối liên hệ hài hoà giữanhân viên và lãnh đạo công ty thì bài toán nhân sự hầu như đã được giải quyết thoảđáng Từ đó năng suất lao động gia tăng, các chỉ tiêu kế hoạch được thực hiện và vìvậy, doanh nghiệp có thể vượt qua những thách đố gắt gao của quá trình cạnh tranh
và hội nhập
♦ Nguồn nhân lực là nguồn lực vô tận: Xã hội không ngừng tiến lên, doanh nghiệpngày càng phát triển và nguồn lực con người là vô tận Khả năng vô hạn của conngười mà chúng ta nói đến ( loại trừ khả năng làm chủ tự nhiên) chủ yếu là thể hiệntrong đời sống xã hội với óc sáng tạo phi thường và độc đáo Nếu biết khai thácnguồn lực này đúng cách sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, thỏa mãn nhucầu ngày càng cao của con người
2 Động lực của người lao động.
2.1 Khái niệm.
Đối với một nhà quản trị thì vấn đề nâng cao hiệu quả làm việc cho nhân viênkhông phải là vấn đề quá xa lạ Tuy nhiên, nếu chúng ta đặt ra cho nhà quản trị ấyvấn đề “ tạo động lực cho nhân viên” thì rất có thể chúng ta sẽ làm cho họ lúngtúng Bởi lẽ “động lực lao động” là một thuật ngữ chuyên ngành và rất ít được sửdụng trong thực tế, nhất là ở Việt Nam Vì chưa hiểu rõ về bản chất động lực laođộng, sự cần thiết và những lợi ích to lớn của việc tạo động lực cho nhân viênmang lại mà không ít nhà quản trị đã lờ đi hoặc thực hiện nó một cách không hiệuquả Ngược lại, đối với các nước phát triển, nơi mà nguồn lực con người rất đượccoi trọng thì chính ở đó các bộ môn về khoa học quản lý con người lại rất pháttriển Một trong những khía cạnh luôn được họ nghiên cứu rất nhiều đó là vấn đềtạo động lực cho người lao động Vậy động lực lao động là gì?
Thực tế cho thấy có rất nhiều quan niệm khác nhau về động lực lao động:Theo Maier& Lawler (1973): “Động lực là sự khao khát và tự nguyện của mỗi cá
Trang 7Theo Bedeian (1993): “Động lực là sự cố gắng để đạt được mục tiêu”
Theo Higgins (1994): “Động lực là lực đẩy từ bên trong cá nhân để đáp ứngcác nhu cầu chưa được thoả mãn”
Theo Kreitner (1995): “Động lực là một quá trình tâm lý mà nó định hướngcác hành vi cá nhân theo mục đích nhất định”
“Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăngcường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt được các mục tiêu của tổ chức Và thôngqua đó mục tiêu của cá nhân cũng đạt được”5
“Động lực của người lao động là những nhân tố bên trong kích thích conngười nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất hiệu quả cao Biểuhiện của động lực là sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêucủa tổ chức cũng như của bản thân người lao động”6
Như vậy, động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện xuất phát từ bêntrong mỗi cá nhân tạo ra sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mụctiêu của tổ chức cũng như bản thân người lao động
♦ Động lực lao động không phải là một đặc điểm tính cách cá nhân của người laođộng Vì vậy, nhà quản lý có thể chủ động đưa ra các biện pháp tạo động lực chonhân viên của mình
5 Giáo trình Quản trị nhân lực – Ths Nguyễn Vân Điềm &PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, năm 2004
6 Giáo trình Hành vi tổ chức – PGS.TS Bùi Anh Tuấn, năm 2003.
Trang 8♦ Động lực của người lao động luôn mang tính tự nguyện Điều này thể hiện sựkhác biệt so với hành vi lao động hết mình do người lao động đã phải chịu một sức
ép nào đó từ phía tổ chức
♦ Có thể nói động lực lao động sẽ dẫn đến hiệu quả làm việc của cá nhân trong điều kiện các yếu tố khác không đổi Tuy nhiên, người lao động không có động lựcvẫn có thể hoàn thành tốt công việc nhưng kết quả đó sẽ là không bền vững, không tạo được sự gắn bó lâu dài với tổ chức
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực của người lao động.
Các nhà quản trị muốn tạo động lực cho nhân viên một cách hiệu quả thìkhông thể không quan tâm tới các nhân tố ảnh hưởng đến động lực của họ Có rấtnhiều nhân tố tác động đến quá trình tạo động lực và trên nhiều giác độ cũng cónhững cách phân loại khác nhau Trong phạm vi bài viết, xin được chia các nhân tốảnh hưởng đến quá trình tạo động lực thành ba nhóm yếu tố sau: Nhóm nhân tốthuộc về bản thân người lao động, nhóm nhân tố thuộc về công việc và nhóm nhân
tố thuộc về tổ chức
2.3.1 Nhóm nhân tố thuộc về bản thân người lao động.
Đây là nhóm nhân tố mang ý nghĩa quyết định Trong nhóm nhân tố này lạibao gồm các nhân tố cơ bản sau:
♦ Nhu cầu cá nhân: Mỗi một cá nhân thì đều có những nhu cầu khác nhau, thậm
chí cùng một cá nhân cũng có những nhu cầu biến đổi theo thời gian và khônggian Vì vậy việc nghiên cứu hệ thống các nhu cầu cá nhân là rất quan trọng Một
tổ chức chỉ có thể tạo được động lực cho nhân viên khi mà những điều kiện đưa ra
có thể thoả mãn nhu cầu của họ Vì thế nhà quản lý cần phải xác định đúng đắnnhu cầu của các cá nhân trong tổ chức mình, xác định những nhu cầu đúng đắn và
từ đó khái quát hoá chúng để có thể thoả mãn được nhu cầu của số đông nhân viên
♦ Mục tiêu và quan niệm về giá trị cá nhân: Mục tiêu là trạng thái mong đợi, là
cái đích cần đạt tới của mỗi cá nhân, còn giá trị cá nhân là cái mà các cá nhân thấythật sự có ý nghĩa và quan trọng với mình hơn hết Trong quá trình tạo động lực,nhà quản lý phải biết kết hợp mục tiêu và giá trị cá nhân với các mục tiêu và giá trị
Trang 9của tổ chức, phải cho họ hiểu được rằng, mục tiêu và giá trị cá nhân chỉ đạt đượckhi tổ chức cũng phải đạt được cái đó.
♦ Sự hoàn thành công việc: Điều này có tác dụng kích thích cá nhân hơn nữa
trong việc của mình
♦ Sở trường: Đó là những điểm mạnh, khả năng vượt trội vốn có của mỗi cá
nhân Nếu nhà quản lý biết rõ được sở trường của mỗi cá nhân để có sự bố trí côngviệc hợp lý thì sẽ có tác dụng rất lớn trong việc tạo động lực cho họ
♦ Trình độ, năng lực của mỗi cá nhân.
♦ Thái độ của nhân viên đối với tổ chức và công việc của bản thân.
2.3.2 Nhóm các nhân tố thuộc về công việc.
Nhóm các yếu tố này bao gồm:
♦ Mức độ hấp dẫn của công việc
♦ Tính ổn định của công việc
♦ Cơ hội thăng tiến, đề bạt, phát triển
♦ Tính phức tạp của công việc
♦ Yêu cầu về tính trách nhiệm khi thực hiện công viêc
Ngày nay, con người làm việc không chỉ để kiếm tiền mà còn vì nhiều yếu tốkhác như để được khẳng định mình, để hoàn thiện mình, tìm niềm vui nơi côngviệc…chính vì vậy công việc trở thành một trong những nhân tố có vai trò hết sứcquan trọng đối với động lực làm việc của nhân viên
Công việc hấp dẫn (thể hiện ở mức lương, thưởng và các chế độ đãi ngộkhác), phù hợp với mong muốn của nhân viên sẽ tạo được sự hứng thú, say mê, nỗlực, tự nguyện, có trách nhiệm với công việc cho nhân viên Và đương nhiên hiệuquả công việc sẽ cao và mục tiêu của tổ chức cũng như của cá nhân đều đạt được.Ngược lại, công việc nhàm chán, buồn tẻ hay quá căng thẳng, sức ép công việc quálớn sẽ không có tác dụng tạo động lực đối với người lao động
Một công việc tạo cho nhân viên có được những cơ hội thăng tiến, phát triểnnghề nghiệp sẽ thực sự lôi cuốn họ, ngược lại sớm muộn gì thì họ cũng sẽ đi tìmcông việc khác có tương lai, triển vọng hơn
Trang 10Tuỳ theo mức độ thoả mãn của mỗi công việc là khác nhau mà khả năng tạođộng lực của công việc là không giống nhau Nhưng có thể nói, đây là nhân tố cótác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến động lực làm việc của nhân viên trong sốcác nhân tố ở bên ngoài người lao động.
2.3.3 Nhóm các nhân tố thuộc về tổ chức.
Nhóm các yếu tố này bao gồm:
♦ Mục tiêu, chiến lược của tổ chức: Để tạo được động lực cho nhân viên thì mục
tiêu, chiến lược của tổ chức phải phù hợp với mục tiêu của cá nhân người lao động
Tổ chức cần đặt ra mục tiêu cho mình và hướng nhân viên của mình vào việc thựchiện những mục tiêu chung của tổ chức Một tổ chức hoạt động với mục tiêu rõrằng sẽ tạo động lực cho nhân viên làm việc có mục tiêu cụ thể và họ sẽ phấn đấu
vì mục tiêu đó
♦ Văn hóa của tổ chức: Văn hóa của tổ chức là hệ thống những giá trị, niềm tin,
những quy phạm được chia sẻ bởi các thành viên trong tổ chức và thực hiện hướngdẫn hành vi của họ Việc tạo ra một văn hoá riêng, một bầu không khí vui vẻ, thânthiện, hợp tác, chia sẻ sẽ tạo cho nhân viên trạng thái tâm lý tích cực, cuốn hút họtới nơi làm việc và làm việc cũng sẽ hiệu quả hơn rất nhiều Vì vậy, đây chính làmột động lực rất tốt
♦ Điều kiện làm việc: Đó là tập hợp các yếu tố của môi trường xung quanh nhân
viên có ảnh hưởng nhất định tới sức khoẻ, khả năng làm việc cũng như hiệu quảthực hiện công việc Nếu điều kiện làm việc không tốt, cản trở công việc của nhânviên có thể làm giảm động lực làm việc của họ.Tuy nhiên, cũng không phải trongmọi điều kiện làm việc tốt thì người lao động đều hoàn thành tốt công việc
♦ Quan điểm, phong cách và phương pháp lãnh đạo: Đó là những triết lý hay
tổng thể các biện pháp, thói quen, các cách cư xử mà nhà quản lý tác động đếnnhân viên của mình trong giải quyết công việc Những nhà quản lý có thể tạo độnglực cho nhân viên thực hiện đến mức tốt nhất công việc, đạt mục tiêu cá nhân cũngnhư mục tiêu tổ chức là người lãnh đạo cởi mở, gần gũi, biết quan tâm, động viên,khuyến khích nhân viên một cách kịp thời
Trang 11♦ Các chính sách: Đó là các chính sách liên quan đến quyền và nghĩa vụ của
nhân viên, nhất là các chính sách về Quản trị nguồn nhân lực Các chính sách này
do ban lãnh đạo đề ra bao gồm các vấn đề về trả lương, khen thưởng, kỷ luật,thuyên chuyển, đề bạt nhân viên Các chính sách này nhằm đạt mục tiêu của tổchức, nhưng tuỳ thuộc vào sự đáp ứng của chúng đối với nhu cầu của nhân viên màđộng lực do các chính sách này tạo ra là cao hay thấp
tự tìm thấy cho mình một con đường riêng cho quá trình tạo động lực cho nhânviên Dưới đây là một số học thuyết điển hình:
2.4.1 Học thuyết phân cấp nhu cầu của A Maslow 7
Nội dung học thuyết:
Theo Maslow, nhu cầu của con người phù hợp với sự phân cấp từ nhu cầuthấp nhất đến cao nhất Khi một nhóm các nhu cầu được thoả mãn thì loại nhu cầunày không còn là động lực để thúc đẩy nữa
7 Trường ĐHKTQD- Giáo trình Khoa học quản lý II- NXB Khoa học kỹ thuật - năm 2002.
Trang 12Sơ đồ 1.1: Sự phân cấp nhu cầu của A.Maslow.
- Nhu cầu sinh lý (vật chất) là những nhu cầu cơ bản để có thể duy trì cuộcsống con người (thức ăn, đồ mặc, nước uống, nhà ở…) Ông quan niệm rằng khinhững nhu cầu này chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để có thể duy trì cuộcsống thì những nhu cầu khác không thúc đẩy được con người
- Nhu cầu về an toàn: là những nhu cầu tránh sự nguy hiểm vềthân thể và sự đe doạ mất việc, mất tài sản
- Nhu cầu xã hội (về liên kết và chấp nhận): so con người là thànhviên của xã hội nên họ cần được những người khác chấp nhận
- Nhu cầu được tôn trọng: Theo Maslow, khi con người bắt đầuthoả mãn nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì họ có xu thế tựtrọng và muốn được người khác tôn trọng Nhu cầu loại này dẫn tới những thoảmãn như quyền lực, uy tín và lòng tự tin
- Nhu cầu tự hoàn thiện: Ông xem đây là nhu cầu cao nhất trongcách phân cấp của ông Đó là sự mong muốn để đạt tới chỗ mà một con người cóthể đạt tới Tức là làm cho tiềm năng của một người đạt tới mức tối đa và hoànthành được một mục tiêu nào đó
Thành công của học thuyết:
Nhu cầu
tự hoàn thiệnNhu cầu được tôn trọngNhu cầu xã hộiNhu cầu về an toànNhu cầu về sinh lý ( vật chất )
Trang 13Maslow đã cho thấy được sự khác biệt giữa các cá nhân, mỗi cá nhân cónhững nhu cầu khác nhau và các nhu cầu có sự biến đổi dần từ thấp đến cao, từ nhucầu vật chất đến nhu cầu tinh thần Điều đó thể hiện một xu hướng phát triển tấtyếu của xã hội đó là con người ngày càng quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu tinhthần Mặc dù học thuyết không cho ta một sự hiểu biết đầy đủ về hành vi conngười hay phương tiện để động viên họ, song nó đã cung cấp một xuất phát điểmhiệu quả Thành công của học thuyết đã đưa lại bài học cho các nhà quản lý là phảibiết quan tâm đến việc thoả mãn nhu cầu của nhân viên một cách hợp lý, từ thấpđến cao Các nhân viên sẽ an tâm hơn khi đồng lương đủ đảm bảo cho họ có đượcmột cuộc sống tốt, và ai cũng cần tình thương yêu và sự tôn trọng của mọi ngườixung quanh Song, cũng không nên thoả mãn một cách quá đáng tất cả các nhu cầucủa nhân viên, như thế họ sẽ không còn động lực để phấn đấu nữa.
Hạn chế của học thuyết:
Hạn chế của học thuyết này là ở chỗ ông đã quá cứng nhắc trong việc sắp xếp
hệ thống các nhu cầu theo thứ bậc như vậy, bởi vì nhu cầu của mỗi cá nhân là khácnhau và có khi nhu cầu của một cá nhân ở những thời điểm khác nhau cũng làkhông giống nhau Hơn nữa việc thoả mãn nhu cầu không nhất thiết là phải theothứ bậc như vậy mà có khi nó là sự trùng khớp, đan xen hay gối lên nhau của một
số nhu cầu Tuy nhiên, hạn chế này cũng không làm thành công của học thuyết bị
lu mờ
2.4.2 Học thuyết hai yếu tố của F.Herzberg 8
Nội dung của học thuyết:
Herzberg chia các yếu tố tác động vào sự nỗ lực của con người làm hai nhóm:Nhóm các yếu tố tạo động lực và nhóm các yếu tố duy trì (được hiểu theo nghĩanếu thực hiện tốt các yếu tố này thì động lực lao động sẽ không bị mất đi)
♦ Nhóm 1: Nhóm yếu tố tạo động lực mà Herzberg nhắc đến là:
- Sự thành đạt trong công việc
8 Đình Khúc, Khánh Linh- Quản lý nhân sự, năm 2008.
Trang 14- Sự thừa nhận thành tích.
- Bản thân công việc ( mức độ hấp dẫn, mức độ thách thức)
- Các quy định về trách nhiệm và chức năng trong công việc
- Sự thăng tiến
Đây là những yếu tố nội tại và nếu không được thoả mãn thì người lao động
sẽ mất đi động lực
♦ Nhóm 2: Các yếu tố duy trì gồm có:
- Các chính sách, quy định về quản lý của tổ chức
- Sự giám sát, hướng dẫn trong công việc
Thành công của học thuyết:
Học thuyết đã đưa ra được các yếu tố tác động trực tiếp đến động lực củanhân viên, đặc biệt ông đã đưa các yếu tố thuộc về công việc vào trong quá trìnhtạo động lực cho nhân viên Điều này cho thấy học thuyết đã chịu sự tác động củanhững giá trị xã hội hiện đại Con người ngày nay luôn muốn được khẳng địnhmình, phát huy năng lực của bản thân và cảm thấy mình có ích Học thuyết cũngnhấn mạnh sự lên ngôi của các nhu cầu tinh thần, đây là yếu tố rất quan trọng trong
Trang 15thời đại ngày nay.
Hạn chế của học thuyết:
Học thuyết đã phân chia các yếu tố thành hai nhóm một cách rõ rệt như vậy làrất máy móc, cứng nhắc bởi vì trên thực tế chúng luôn hoạt động đồng thời chứkhông tách rời nhau Đồng thời học thuyết cũng không đề cập tới hiệu quả trongmối quan hệ giữa sự hài lòng và hiệu quả làm việc
2.4.3 Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom 9
Học thuyết này cho rằng cường độ của một xu hướng hành động theo mộtcách nào đó phụ thuộc vào độ kỳ vọng rằng hành động đó sẽ đem đến một kết quảnhất định và tính hấp dẫn của kết quả đó đối với cá nhân Vì vậy, lý thuyết này baogồm ba biến số sau đây:
- Tính hấp dẫn: Đó là tầm quan trọng mà cá nhân đặt vào kết quả hay phầnthưởng tiềm tàng có thể đạt đựơc trong công việc Biến số này xem xét các nhu cầukhông được thoả mãn của cá nhân
- Mối liên hệ giữa kết quả và phần thưởng: Mức độ cá nhân tin rằng thực hiệncông việc ở một mức độ cụ thể nào đó sẽ dẫn đến việc thu được một kết quả mongmuốn
- Mối liên hệ giữa nỗ lực và kết quả: Khả năng một cá nhân nhận thức đượcrằng bỏ ra một nỗ lực nhất định sẽ đem lại kết quả
Học thuyết này có thể được đơn giản hóa đưới dạng mô hình như sau:
Thứ nhất, người lao động nhận thấy công việc mang lại những kết quả gì chomình, bất kể nhận thức đó có chính xác hay không
Thứ hai, người lao động coi những kết quả này hấp dẫn như thế nào?
9 Giáo trình Hành vi tổ chức- PGS.TS Bùi Anh Tuấn, năm 2003.
Trang 16Thứ ba, người lao động phải thể hiện loại hành vi nào để đạt được những kếtquả?
Cuối cùng, người lao động nhìn nhận ra sao về những cơ hội làm được những
gì yêu cầu?
Thành công của học thuyết:
Xét trên giác độ hành vi, lý thuyết kỳ vọng đã nêu ra một số vấn đề cần lưu ýtrong quá trình tạo động lực cho người lao động
Thứ nhất, lý thuyết hành vi nhấn mạnh đến sự trả công, đến các phần thưởng.Bởi lẽ đó những phần thưởng mà tổ chức đưa ra phải có mối liên quan đến những
gì mà nhân viên muốn, nhà quản lý phải quan tâm đến tính hấp dẫn của các phầnthưởng
Thứ hai, lý thuyết này nhấn mạnh hành vi được kỳ vọng Các nhà quản lý cầnphải để cho nhân viên biết tổ chức kỳ vọng những hành vi nào ở họ và hành vi đó
sẽ được đánh giá ra sao
Cuối cùng lý thuyết này quan tâm đến những kỳ vọng của cá nhân Đó lànhững kỳ vọng của bản thân nhân viên về kết quả làm việc, phần thưởng và các kếtquả đầu ra thoả mãn mục tiêu, chứ không phải là bản thân các kết quả khách quanquyết định mức độ nỗ lực của nhân viên này
2.5 Sự cần thiết phải tạo động lực cho người lao động trong các doanh nghiệp.
Ở trên chúng ta đã tìm hiểu những cách thức để tạo động lực thông qua các lýluận cơ bản Vậy thì một câu hỏi đặt ra tiếp theo là: “ Vì sao chúng ta phải tạo độnglực cho người lao động trong các doanh nghiệp”?
Trước hết, lý do đầu tiên đó là bởi những lợi ích mà động lực đã đem lại chongười lao động, cho tổ chức và cho xã hội Động lực giúp cho người lao động tựhoàn thiện mình, giúp cho tổ chức đạt được mục tiêu và giúp cho xã hội ngày càngphát triển Thừa nhận rằng, chúng ta không thể gắn cho động lực lao động một sứcmạnh vạn năng để có thể mang lại mọi thành công cho doanh nghiệp nhưng bêncạnh đó chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của nó trong hoạtđộng của mọi doanh nghiệp Người lao động vừa là tài nguyên vừa là chi phí của
Trang 17doanh nghiệp Doanh nghiệp luôn phải đương đầu với vấn đề làm sao để có thể sửdụng một cách hợp lý, có hiệu quả và tránh lãng phí tối đa nguồn tài nguyên này.
Mà việc tạo ra động lực cho người lao động là con đường duy nhất để doanhnghiệp có thể thực hiện tốt mục tiêu này
Mặt khác, trong thời đại ngày nay, khi mà giá trị con người ngày càng đượcnâng cao, vai trò và vị thế của người lao động ngày càng được khẳng định thì việcquan tâm đến người lao động là xu thế tất yếu
Có thể nói, hiện nay, một trong những yếu tố cạnh tranh giữa các doanhnghiệp đó là chính sách thu hút nhân tài “ Theo kết quả một cuộc thăm dò ý kiếnquần chúng mới đây, hơn 45% nhân viên bỏ việc vì không có cơ hội thăng tiến,gần 30% là vì lương không tương xứng với năng lực và cường độ làm việc, 16%
do không phục và bất đồng với trình độ và phương pháp làm việc của sếp và 9% là
do đồng nghiệp ghen ghét, nói xấu Trên thực tế, chính những lí do như trên đãkhiến nhiều doanh nghiệp phải đau đầu với thực trạng “ chảy máu chất xám”, trừnhững đơn vị chọn cách thay đổi nhân sự thường xuyên để “ thay máu”” 10
Như vậy, việc tạo động lực cho người lao động càng trở nên cấp thiết hơn baogiờ hết bởi nó còn vì mục đích quan trọng trong bối cảnh hiện nay đó là giữ chânnhân viên
Từ những lí do trên, có thể khẳng định việc tạo động lực cho người lao động
là hết sức cần thiết và là tất yếu đối với một doanh nghiệp
II HỆ THỐNG CÁC CÔNG CỤ ĐÃI NGỘ NHẰM NÂNG CAO ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN.
1 Công cụ đãi ngộ nhân sự là gì?
Trước hết, có thể hiểu đãi ngộ nhân sự là mọi loại phần thưởng mà một cánhân nhận được để đổi lấy sức lao động của mình Như vậy, công cụ đãi ngộ nhân
sự là toàn bộ những công cụ mà nhà quản lý thực hiện dùng để trả công cho nhânviên nhằm thoả mãn nhu cầu và tạo động lực cho nhân viên của mình
10 Đình Khúc, Khánh Linh- Quản lý nhân sự, năm 2008.
Trang 182 Những căn cứ của chính sách đãi ngộ nhân sự.
Trước khi xem xét vấn đề đãi ngộ cho nhân viên như thế nào thì các nhà quản
lý cần phải biết “định giá” cho nhân viên của mình, đặc biệt là những nhân tài củadoanh nghiệp Trong bất kỳ một hình thái thị trường nào, nhu cầu cũng có lúc tăng,lúc giảm, nên việc đặt giá cho nhân viên cũng là điều dễ hiểu, bởi nguồn nhân tàiđược sử dụng vào nhiều mục đích và là nguồn cung hữu hạn “Giá” của nhân viênphải được thiết lập trên cơ sở các tiêu chí cạnh tranh, cũng như căn cứ vào nhiệm
vụ nhân viên được giao, sự đóng góp của họ cho thành tựu của công ty, thời gianlàm việc và yêu cầu của cá nhân Ở nhiều công ty, định giá nhân viên là công việc
dễ thực hiện: họ lấy tiêu chuẩn trung bình là mức trung bình mà nhân viên này cóthể đạt được tại nơi làm việc khác Như vậy các chuyên gia nhân sự nên nắm bắtđược khoản lương mà nhân viên của mình có thể đạt được Nhìn chung, nên đặt giácho nhân viên trên cơ sở lợi nhuận công ty bạn thu được từ họ, chứ không phảikhoản tiền mà bạn có thể thanh toán Từ việc xác định được “giá” của nhân viên,nhà quản lý sẽ có cơ sở để đưa ra những chính sách đãi ngộ xứng đáng nhất chonhân viên của mình Với cách làm này, những người quản lý có thâm niên sẽ thuậnlợi hơn trong chiến lược “trải thảm đỏ” thu hút nhân tài
Ngoài ra chính sách đãi ngộ nhân sự cũng phải dựa vào điều kiện làm việc cụthể vì trong quá trình thực hiện công việc, người lao động luôn phải tiêu hao sứclực cả về thân thể và tinh thần Mức tiêu hao này tuỳ thuộc vào môi trường làmviệc cụ thể và cần phải được bù đắp xứng đáng Tuỳ thuộc vào từng môi trườngmôi, điều kiện làm việc khác nhau mà các chính sách đãi ngộ là không giống nhau
3 Các nhân tố ảnh hưởng đến đãi ngộ nhân sự 11
Để các chương trình đãi ngộ nhân sự luôn mang tính khách quan và tránhthiên lệch thì các nhà quản lý cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố xác định vàảnh hưởng đến những đãi ngộ nhân sự Chính sách lương bổng, đãi ngộ nhân sựcủa một tổ chức chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, hệ thống các yếu tố ảnh
11 Nguyễn Hữu Thân - Quản trị nhân sự.
Trang 19hưởng đó được thể hiện tổng quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến đãi ngộ nhân sự.
Nguồn: Quản trị nhân sự, Nguyễn Hữu Thân, tr 375
3.1 Môi trường của tổ chức.
3.1.1 Chính sách của công ty.
Mỗi tổ chức khác nhau đều có những chính sách nhân sự khác nhau, tùythuộc vào quan điểm, triết lý và điều kiện hoàn cảnh của mình Có tổ chức muốnthu hút nhân tài mà đã trả lương cao bởi họ cho rằng việc trả lương cao hơn các tổchức khác sẽ thu hút được những người lao động giỏi hơn Hơn nữa, trả lương caocũng thúc đẩy họ làm việc có chất lượng, năng suất lao động cao và dẫn đến chiphí lao động trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm Nhưng có những tổ chức lại trảmức lương bằng mức lương thịnh hành, do quan niệm như vậy vẫn duy trì được vị
Ấn định mức đãi ngộ
Lương bổng
và đãi ngộ cho từng cá nhân
Bản thân công việc
Đánh giá công việc
Bản thân công việc
Đánh giá công
viên
- Mức hoàn thành công việc
- Thâm niên
- Kinh nghiệm
- Thành viên trung thành
- Tiềm năng của nhân viên
Bản thân nhân viên
- Mức hoàn thành công việc
- Thâm niên
- Kinh nghiệm
- Thành viên trung thành
- Tiềm năng của nhân viên
Môi trường bên
Trang 20trí cạnh tranh của tổ chức qua việc không nâng giá sản phẩm hoặc dịch vụ Haycũng có tổ chức lại trả mức lương thấp hơn mức hiện hành bởi hoặc là tổ chứcđang gặp khó khăn về mặt tài chính hoặc ngoài tiền lương ra người lao động cònnhận được các khoản trợ cấp khác Nhưng thực tế đã chứng minh trả lương thấpkhông có nghĩa là tiết kiệm được chi phí mà ngược lại, tổ chức sẽ tốn kém hơn bởingười lao động làm việc không năng suất, họ luôn có xu hướng muốn rời khỏi tổchức nhanh chóng.
3.1.2 Bầu không khí văn hoá của tổ chức.
Bầu không khí văn hoá của tổ chức có ảnh hưởng rất lớn đến cách mà tuyểndụng tuyển chọn nhân viên, đến thái độ của cấp trên đối với cấp dưới, đến quanđiểm, thái độ của nhân viên trong tổ chức, đến việc đánh giá thành tích của nhânviên và do đó nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác đãi ngộ nhân viên của tổchức Nếu một tổ chức không tạo được cho nhân viên một không khí làm việc thoảimái, mọi người vui vẻ, cởi mở, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc thì dù có được trảlương cao đến đâu cũng không thể có được sự hăng say, nhiệt tình, trách nhiệmtrong công việc
3.1.3 Cơ cấu của tổ chức.
Một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến cơ cấu tiền lương đó chính là cơcấu của tổ chức Trong một tổ chức có nhiều giai tầng, nhiều cấp quản trị thìthường cấp quản trị cao sẽ là người đưa ra những quyết định về lương bổng, đãingộ Vì vậy, đây cũng chính là một điều có thể gây bất lợi cho nhân viên bởithường cấp cao ít đi sâu, đi sát, nắm bắt và hiểu rõ được những nhu cầu, nguyệnvọng của nhân viên
3.1.4 Khả năng chi trả của tổ chức.
Khả năng chi trả, thế đứng của tổ chức cũng như tình hình hoạt động kinhdoanh của tổ chức cũng là những nhân tố quan trọng quyết định đến cơ cấu lươngbổng và những đãi ngộ khác của tổ chức Một tổ chức có tiềm lực tài chính mạnh,kinh doanh hiệu quả sẽ có khuynh hướng trả lương cao hơn và tiền thưởng cũngnhư các trợ cấp, phúc lợi khác cũng được quan tâm hơn
Trang 213.2 Môi trường bên ngoài tổ chức.
3.2.1 Lương bổng trên thị trường.
Một tổ chức muốn hoạt động kinh doanh thì không thể là một “hòn đảo” màphải luôn đặt mình trong sự vận động của môi trường xung quanh, phải luôn đặtmình ở vị thế cạnh tranh gay gắt Ngày nay, vấn đề cạnh tranh không chỉ dừng lại ởchất lượng, thị phần… mà gắt gao hơn đó là cạnh tranh thu hút nhân sự Vì vậy, tổchức muốn duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của mình thì không thểkhông nghiên cứu kỹ mức lương bổng, đãi ngộ thịnh hành trong xã hội hiện nay đểngăn ngừa tình trạng “chảy máu chất xám” có thể xảy ra với tổ chức mình
3.2.2 Chi phí sinh hoạt.
Một quy luật tất yếu là lương bổng và đãi ngộ luôn phải phù hợp với chi phísinh hoạt để đảm bảo cuộc sống cho người lao động thì họ mới có thể yên tâm làmviệc Khi giá cả tăng đồng nghĩa với việc tổ chức sẽ phải tăng mức đãi ngộ cho phùhợp để người lao động có thể ổn định cuộc sống và hăng hái làm việc
3.2.3 Công đoàn.
Công đoàn là một tổ chức có thế lực mạnh mà các cấp, các nhà quản lý phảithảo luận với họ về những vấn đề liên quan đến việc trả lương nhân viên Nếu tổchức muốn áp dụng các kế hoạch trả lương kích thích làm việc hiệu quả thì tổ chứccũng phải bàn bạc với họ Nếu được công đoàn ủng hộ thì các kế hoạch đề ra của
tổ chức rất dễ thành công
3.2.4 Luật pháp và các quy định của chính phủ.
Chính sách lương bổng cũng như những đãi ngộ cho nhân viên của tổ chứcluôn phải tuân thủ những luật lệ của nhà nước, đó là các điều khoản được quy địnhtrong Bộ luật lao động
3.2.5 Tình trạng của nền kinh tế.
Một nền kinh tế đang suy thoái hay tăng trưởng nhanh sẽ tạo cho tổ chức cókhuynh hướng hạ thấp hay tăng lương cho nhân viên
3.3 Bản thân nhân viên.
3.3.1 Sự hoàn thành công viêc.
Trang 22Đối với những nhân viên giỏi, có thành tích xuất sắc, hoàn thành công việcvới hiệu quả cao thì cần được các nhà quản lý quan tâm và có chế độ đãi ngộ tốthơn những nhân viên khác.
3.3.2 Thâm niên công tác.
Người lao động có thâm niên công tác, làm việc lâu năm trong nghề sẽ nhậnđược mức đãi ngộ cao hơn
3.3.3 Kinh nghiệm.
Kinh nghiệm cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến những đãi ngộ của tổ chức vàhầu hết các tổ chức đều xem xét đến yếu tố này trong việc đưa ra các quyết địnhđãi ngộ cho nhân viên Người có kinh nghiệm thường được hưởng những đãi ngộcao hơn Song không phải kinh nghiệm nào cũng là kinh nghiệm hay Vì vậy, cácnhà quản lý cần thận trọng khi xem xét vấn đề này
3.3.4 Thành viên trung thành.
Đó là những người làm việc lâu năm hơn những người khác trong tổ chức,đặc biệt là những người mà trong lúc tổ chức gặp khó khăn nhất vẫn đồng tầm hiệplực cùng tổ chức vượt qua thì sẽ được xem xét các yếu tố đãi ngộ khác
3.3.5 Tiềm năng.
Khi những người lao động chưa có kinh nghiệm hoặc chưa có khả năng làmviệc khó ngay nhưng họ lại có tiềm năng trong tương lai thì vẫn được trả lương caohay có mức đãi ngộ tốt Sinh viên tốt nghiệp đại học có thành tích giỏi là điển hìnhcho những người có tiềm năng
3.4 Bản thân công việc.
Công việc là một yếu tố chính quyết định và ảnh hưởng đến những đãi ngộnhân sự của tổ chức Các tổ chức rất chú trọng đến giá trị thực của từng công việc
cụ thể Những công việc phức tạp đòi hỏi nhiều kỹ năng như sự khéo léo, khả năngsáng tạo, linh hoạt, kỹ năng quản lý…;cũng như những công việc đòi hỏi tính tráchnhiệm cao; sự cố gắng nỗ lực của nhân viên thì sẽ có những mức lương và đãi ngộhấp dẫn hơn Ngoài ra, những người lao động phải làm việc trong một điều kiệnlàm việc độc hại, có nhiều tiếng ồn, bụi, khói ảnh hưởng đến sức khoẻ sẽ được trả
Trang 23công cao hơn nếu làm việc trong điều kiện bình thường.
4 Nội dung các công cụ đãi ngộ.
Hệ thống các công cụ đãi ngộ cho nhân viên có thể được phân loại theo sơ đồdưới đây:
Sơ đồ 1.3: Các yếu tố của một chương trình đãi ngộ nhân sự toàn diện.
MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀIMÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
Nhiệm vụ thích thú Phấn đấu Trách nhiệm
Cơ hội được câp trên nhận biết
- Cảm giác hoàn thành công tác
- Cơ hội thăng tiến
Gián tiếp
- Phúc lợi+ Phúc lợi bắt buộc
+ Phúc lợi
tự nguyện
Môi trường làm việc
- Văn hoá tổ chức
- Chính sách hợp lý
- Đồng nghiệp hợp tính
- Điều kiện làm việc thoải mái
- Giờ uyển chuyển
- Chia sẻ công việc
- Lựa chọn phúc lợi
Phi tài chính
Bản thân công việc
- Công việc phù hợp
- Công việc hấp dẫn
- Trách nhiệm
- Cơ hội được cấp trên nhận biết
- Cảm giác hoàn thành công tác
- Cơ hội thăng tiến
Trang 244.1 Các công cụ tài chính.
Các công cụ đãi ngộ bằng tài chính hay nói cách khác đó chính là những thùlao vật chất bao gồm tiền lương, thưởng, phụ cấp, phúc lợi là những yếu tố thể hiệnnhu cầu thiết yếu đối với mọi người lao động
4.1.1 Tiền lương.
♦ Khái niệm:
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Tiền lương là sự trả công hoặc thunhập bất luận tên gọi hay cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền hoặcđược ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động,hoặc bằng pháp luật, pháp quy quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả chongười lao động theo một hợp đồng lao động được viết ra hay bằng miệng, cho mộtcông việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làm hay
sẽ phải làm”
Ở Việt Nam, theo quan điểm cải cách tiền lương năm 1993, “tiền lương là giá
cả sức lao động, được hình thành qua thoả thuận giữa người sử dụng lao động vàngười lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thịtrường”
♦ Yêu cầu và nguyên tắc của việc trả lương cho nhân viên.
- Yêu cầu:
+ Hệ thống tiền lương phải tuân thủ theo những quy định đặt ra của pháp luật
và phải luôn đảm bảo tính công bằng
+ Cách thức tính và hạch toán lương của tổ chức phải đảm bảo tính đơn giản,
dễ hiểu và rõ ràng minh bạch để mọi người lao động có thể hiểu và kiểm soát được.+ Cơ cấu tiền lương nên chia thành hai phần là phần cứng và phần mềm đểđảm bảo tính linh hoạt, dễ dàng điều chỉnh khi cần thiết
+ Việc trả lương cho nhân viên phải căn cứ vào những điều kiện cụ thể liênquan đến từng cá nhân cụ thể như: năng lực, sự nỗ lực hăng say trong công việc,hiệu quả công việc hoàn thành…
- Nguyên tắc trả lương:
Trang 25+ Trả lương phải dựa trên sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động vàngười lao động Mức lương được trả phải lớn hơn hoặc bằng tiền lương tối thiểu.+ Phải đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động phải cao hơn tốc độ tăng củalương bình quân.
Khi trả lương cần xem xét các yếu tố như thâm niên công tác, giá cảsinh hoạt tại thời điểm trả…
Căn cứ trả lương là kết quả làm việc của người lao động
Phải đảm bảo nguyên tắc công bằng trong trả lương
♦ Các hình thức trả lương: Tuỳ thuộc vào cơ sở tính toán lượng tiền phải trả cho
người lao động mà có hai hình thức trả lương là: Trả lương theo thời gian và trảlương theo sản phẩm
viên được tính toán dựa trên mức tiền lương đã được xác định cho công việc và sốđơn vị thời gian thực tế làm việc, với điều kiện họ phải đáp ứng được các tiêuchuẩn thực hiện công việc tối thiểu đã được xây dựng trước Hình thức trả lươngnày được áp dụng cho những người làm công việc quản lý, hoặc áp dụng chonhững công việc không thể tiến hành định mức chặt chẽ và chính xác
Ưu điểm của hình thức trả lương này là dễ hiểu, dễ quản lý, tạo điều kiện cho
cả người quản lý và nhân viên có thể tính toán tiền lương được một cách dễ dàng.Nhược điểm: Tiền lương mà người lao động nhận được không liên quan trựctiếp đến những đóng góp lao động của họ trong một chu kỳ thời gian cụ thể Vìvậy, không khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động Nhượcđiểm này có thể được khắc phục bằng hình thức trả lương theo thời gian có thưởng
Do đó, trả lương theo thời gian có hai hình thức là:
- Trả lương theo thời gian đơn giản: Theo hình thức này thì tiền lương màngười lao động nhận được phụ thuộc vào mức lương cấp bậc cao hay thấp và thờigian thực tế làm việc nhiều hay ít Trả lương theo hình thức này không khuyếnkhích sử dụng hợp thời gian làm việc, không khuyến khích tiết kiệm nguyên vậtliệu và tăng năng suất lao động
Trang 26- Trả lương theo thời gian có thưởng: Hình thức này là sự kết hợp giữa trảlương theo thời gian đơn giản cộng với tiền thưởng khi nhân viên đạt được nhữngchỉ tiêu về số lượng và chất lượng quy định Hình thức này khuyến khích người laođộng quan tâm đến kết quả.
lượng sản phẩm sản xuất ra và đơn giá tiền lương trên một đơn vị sản phẩm
Ưu điểm của hình thức trả lương theo sản phẩm: (1) Kích thích người laođộng nâng cao năng suất lao động (2) khuyến khích người lao động nâng cao kỹnăng, trình độ tay nghề và phát huy tính sáng tạo (3) Việc tính toán tiền lương kháđơn giản và công bằng
Nhược điểm: (1) Trả lương theo hình thức này có thể dẫn đến người lao động
ít quan tâm đến chất lượng sản phẩm cũng như tiết kiệm nguyên vật liệu (2) Nhiềutrường hợp người lao động không muốn làm những việc đòi hỏi trình độ lành nghềcao vì e ngại rằng nó khó có thể vượt mức lao động (3) Khi vì những lí do kháchquan từ phía tổ chức mà người lao động phải tạm nghỉ việc, điều này sẽ gây ảnhhưởng đến năng suất lao động của họ
Do những nhược điểm trên nên để có thể khuyến khích người lao động làmviệc hiệu quả thì khi áp dụng phương pháp trả lương này cần quan tâm đến nhữngđiều kiện sau:
Phải xây dựng được các mức lao động có căn cứ khoa học để tạo điềukiện tính toán đơn giá tiền lương chính xác
Tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc, tạo điều kiện cho người lao độnghoàn thành và hoàn thành vượt mức lao động
Thực hiện tốt công tác thống kê, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm
Làm tốt công tác giáo dục ý thức trách nhiệm và đánh giá thực hiệncông việc với người lao động để nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng tiết kiệmnguyên vật liệu
Trả công theo sản phẩm có thể được thực hiện dưới nhiều chế độ khác nhau.Dưới đây là một số hình thức thường được áp dụng:
Trang 27 Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân: Hình thức này áp dụng đốivới lao động trực tiếp sản xuất, hoạt động mang tính chất độc lập tương đối, sảnphẩm có thể nghiệm thu và kiểm tra riêng biệt Tiền lương được tính bằng đơn giánhân số lượng sản phẩm.
Trả lương theo sản phẩm tập thể: Hình thức này áp dụng với nhữngcông việc đòi hỏi một tập thể người lao động Tiền lương của cả tập thể được tínhbằng đơn giá bình quân nhân số lượng sản phẩm của tập thể Để tính tiền công chomỗi cá nhân người ta dùng hệ số điều chỉnh hoặc hệ số giờ
Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Áp dụng để trả lương cho nhữnglao động phụ mà công việc của họ để bổ sung cho kết quả của lao động chínhhưởng lương theo sản phẩm Tiền lương của lao động phụ tính bằng % hoàn thànhmức sản lượng của lao động chính nhân với mức lương theo cấp bậc của người laođộng phụ
Trả lương khoán: Hình thức này chỉ áp dụng cho những công việc màphải giao toàn bộ khối lượng công việc cho người lao động hoàn thành trong mộtthời gian nhất định
Trả lương theo sản phẩm có thưởng: Đây là hình thức trả lương kết hợpmột trong các hình thức trên với các hình thức tiền thưởng Tiền thưởng căn cứ vàokhả năng hoàn thành và hoàn thành vượt mức
Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: Hình thức này áp dụng đối vớinhững bộ phận “yếu” trong sản xuất, cần phải thúc đẩy để kích thích sản xuất của
cả hệ thống
Trả lương hỗn hợp: Là sự kết hợp của hai hình thức trả lươngtheo thời gian và theo sản phẩm Tiền lương của người lao động được chia thànhhai phần là phần lương cứng và phần lương biến động Phần lương cứng là phầnlương tương đối ổn định, đó là mức thu nhập tối thiểu của người lao động( theocách trả lương theo thời gian) Phấn biến động tuỳ thuộc vào năng suất, hiệu quảlàm việc cuả người lao động cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức
♦ Ý nghĩa của quản trị tiền lương
Trang 28Đối với người lao động, tiền lương là một phần cơ bản trong thu nhập, giúp
họ và gia đình trang trải những chi tiêu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết Khôngnhững thế, tiền lương còn ảnh hưởng đến địa vị của người lao động trong gia đình,trong tương quan với các bạn đồng nghiệp cũng như giá trị tương đối của họ với tổchức và đối với xã hội Hơn nữa, khả năng kiếm được tiền lương cao hơn sẽ tạo rađộng lực thúc đẩy người lao động ra sức học tập để nâng cao giá trị của họ đối với
tổ chức thông qua sự nâng cao trình độ và sự đóng góp cho tổ chức
Chính vì vậy để đạt được mục tiêu tạo động lực cho nhân viên, các nhà quản
lý cần quản trị một cách có hiệu quả công tác tiền lương của mình Một cơ cấu tiềnlương hợp lý sẽ là cơ sở để xác định lượng tiền công công bằng nhất cho từngngười lao động cũng như là cơ sở để thuyết phục họ về lượng tiền lương đó
4.1.2 Tiền thưởng.
Tiền thưởng là một dạng khuyến khích tài chính được chi trả một lần (thườngvào cuối quý hoặc cuối năm) để thù lao cho sự thực hiện công việc của người laođộng Tiền thưởng cũng có thể được chi trả đột xuất để ghi nhận những thành tíchxuất sắc như hoàn thành dự án trước thời hạn, tiết kiệm ngân sách hay cho nhữngsáng kiến cải tiến có giá trị cao
Tiền thưởng có nhiều loại, tổ chức có thể áp dụng một số hoặc tất cả các loạithưởng sau:
Thưởng năng suất, chất lượng: Khi số lượng và chất lượng sản phẩmtốt hơn mức trung bình
Thưởng tiết kiệm
Thưởng sáng kiến
Thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp:Được áp dụng khi tổ chức làm ăn kinh doanh có lãi, người lao động sẽ được chiamột phần tiền lời dưới dạng tiền thưởng
Thưởng do tìm được nơi cung ứng, tiêu thụ, ký kết được hợp đồngmới
Thưởng đảm bảo ngày công: khi người lao động làm việc với số ngày
Trang 29công vượt mức quy định.
Thưởng về lòng trung thành, tận tâm với tổ chức
Khen thưởng một cách đúng đắn và có tổ chức có thể củng cố các nỗ lực dẫntới sự thành công của doanh nghiệp Việc khen thưởng không thoả đáng sẽ gây bựcmình cho những người đang mong chờ được khen thưởng và họ có thể cảm thấythất vọng, như vậy không những không nâng cao được động lực cho người laođộng mà còn làm mất lòng tin và sự hăng hái trong công việc của họ
4.1.3 Phụ cấp.
Phụ cấp là khoản tiền mà tổ chức dùng để chi trả thêm cho người lao độngcủa mình khi mà họ được đảm nhận thêm trách nhiệm hoặc phải làm việc trongmột môi trường lao động đặc biệt, tổn hại sức lực hay bệnh nghề nghiệp…Phụ cấpnằm trong tổng thu nhập, có tác dụng bổ sung thêm phần lương cơ bản, bù đắpphần nào những hao tổn, chi phí cho người lao động đồng thời cũng tạo sự côngbằng giữa những người lao động để họ yên tâm làm việc Có nhiều loại phụ cấp mà
tổ chức có thể áp dụng như: phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp độc hại, phụcấp khu vực…
4.1.4 Chương trình cổ phần.
Hiện nay, chương trình cổ phần dành cho người lao động cũng là một trongnhững công cụ đãi ngộ khá phổ biến Trong chương trình này, người lao động đượctặng cổ phần của tổ chức hoặc mua với giá rẻ dưới mức thị trường Mục tiêu củachương trình này là làm cho người lao động trở thành người có cổ phần trong tổchức, gắn lợi ích của cá nhân với lợi ích của tổ chức, nhờ đó mà thúc đẩy tinh thầntrách nhiệm cũng như những nỗ lực làm việc cho họ
4.1.5 Phúc lợi.
Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được tổ chức chi trả dưới dạng là các hỗ trợ
về mặt cuộc sống cho người lao động Có hai loại phúc lợi và dịch vụ cho ngườilao động là phúc lợi bắt buộc và phúc lợi tự nguyện
♦ Phúc lợi bắt buộc
Là các khoản phúc lợi tối thiểu mà tổ chức phải đưa ra theo quy định của
Trang 30pháp luật Đó có thể là các loại đảm bảo, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp, bảohiểm y tế…
Ở Việt Nam, các phúc lợi bắt buộc gồm 5 chế độ bảo hiểm xã hội: Trợ cấp
ốm đau, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí, tử tuất
♦ Phúc lợi tự nguyện
Phúc lợi tự nguyện là các khoản phúc lợi mà tổ chức đưa ra tuỳ thuộc vào khảnăng kinh tế của mỗi tổ chức và sự quan tâm của ban lãnh đạo ở tổ chức đó đối vớiđời sống của người lao động, nó có tác dụng kích thích nhân viên trung thành, gắn
bó với tổ chức Dù ở cương vị cao hay thấp, hoàn thành công việc tốt hay chỉ ởmức trung bình, có trình độ lành nghề cao hay thấp, đã là nhân viên làm việc trong
tổ chức thì đều được hưởng phúc lợi của tổ chức đó Các loại phúc lợi tự nguyệncủa tổ chức gồm có: Các phúc lợi bảo hiểm; các phúc lợi đảm bảo thu nhập, hưutrí; trợ cấp nghỉ phép, nghỉ lễ; các dịch vụ giúp đỡ về mặt tài chính của tổ chức,quà tặng cho nhân viên vào các dịp cưới hỏi, sinh nhật…
4.2 Các công cụ phi tài chính
4.2.1 Bản thân công việc.
Công việc bao gồm tất cả những hoạt động mà tổ chức giao cho người laođộng và họ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ hoàn thành nó Công việc mà ngườilao động sẽ làm luôn gắn liền với mục đích và động cơ của họ Nội dung, tính chất
và những tiêu chuẩn, chuẩn mực quy định của công việc có ảnh hưởng rất lớn đếnkết quả thực hiện công việc đó của người lao động Chính vì vậy, để có một côngviệc tạo được động lực cho người lao động thì công việc đó phải đảm bảo các yêucầu sau:
Trước hết công việc đó phải mang lại một khoản thu nhập xứng đáng chongười lao động, phù hợp với năng lực và công sức mà họ đã bỏ ra
Công việc đó phải phù hợp với trình độ chuyên môn và tay nghề của ngườilao động
Trong quá trình thực hiện công việc thì sức khoẻ và tính mạng của người laođộng phải được đảm bảo
Trang 31 Phải có những biện pháp làm giàu công việc, tăng tính hấp dẫn của công việc,tạo ra được sự hứng thú, say mê cho người lao động, tránh sự nhàm chán, trùng lắp
4.2.2 Môi trường làm việc.
Chúng ta thường biết người có khả năng thực sự thường có sức sáng tạo cao.Nhà quản lý nhân lực tốt phải biết tạo cho họ sự vui vẻ, say mê khi làm việc để họkhông ngừng suy nghĩ, sáng tạo trong công việc Nếu không tạo được môi trườnglàm việc tốt và không được nâng đỡ ủng hộ khi cần thiết, nhân viên của bạn sẽ mất
đi động lực làm việc và dần đánh mất năng lực tiềm tàng của bản thân họ
Để xây dựng được một môi trường làm việc tốt, nhà quản lý phải chú ý đếnnhững vấn đề sau:
Hãy xây dựng một kiểu văn hoá đặc trưng, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh
và mong muốn của nhân viên
Sự tự do sẽ giúp nhân viên thoải mái hơn và dễ dàng phát huy khả năng sángtạo Vì vậy, hãy để cho nhân viên được tự ra quyết định trong phạm vi kế hoạch
Hãy nghĩ rằng nhân viên của bạn không chỉ làm việc cho bạn mà còn lànhững người kiếm tiền cho bạn Phải đối xử thân thiện với các nhân viên, tạo sứcmạnh đoàn kết, tinh thần đồng đội
Hãy luôn tạo cho nhân viên thấy cơ hội dành cho họ và cho cả công ty đang ởphía trước, chỉ cần họ hi vọng và dám nỗ lực hết sức vì hi vọng ấy
Trang 32 Lợi nhuận không phải là yếu tố duy nhất đánh giá kết quả kinh doanh mà cònhai yếu tố nữa đó là con người và môi trường.
Hãy dám nhìn thẳng vào sự thật để thừa nhận sai lầm Hãy thay đổi và tựhoàn thiện mình, khi gặp khó khăn thì phải tìm ra những cơ hội để đảo ngược tìnhthế
Hãy thành thật, đó là yêu cầu hàng đầu đối với chủ doanh nghiệp khi gặp gỡđối tác, buôn bán với khách hàng và nhất là khi đối xử với nhân viên Chân thành,trung thực chính là bí quyết tốt nhất để thu phục nhân tâm
Trang 33CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ ĐÃI NGỘ NHẰM NÂNG CAO ĐỘNG LỰC CHO NHÂN VIÊN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NHÀ HÀ NỘI HABUBANK.
I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP NHÀ HÀ NỘI HABUBANK.
1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng HABUBANK.
Theo đường lối đổi mới do đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986),lần đầu tiên ở nước ta các ngân hàng cổ phần được thành lập, trong đó có Ngânhàng Phát triển nhà Hà Nội ( là tiền thân của Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà
Hà Nội) Ngày 21/12/1988, Tổng giám đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã raquyết số 139 NH/QĐ ban hành điều lệ Ngân hàng Phát triển nhà thành phố Hà Nội.Căn cứ vào quyết định này, ngày 30/12/1988, uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
đã ra quyết định số 6719 QĐ/ UB cho phép Ngân hàng phát triển Nhà Hà Nội đượcphép hoạt động từ ngày 02/01/1989 với tên giao dịch quốc tế là BuildingCommercial Joint Stock Bank ( HABUBANK)
Ngày 06/06/1992, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã cấp phép hoạt động số00020/NH- GP với thời hạn là 99 năm, từ đó Ngân hàng phát triển Nhà Hà Nộimang tên mới là Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội, với vốn điều lệ là 5
tỷ đồng đồng thời loại hình kinh doanh của Ngân hàng cũng được mở rộng gồmtiền gửi, tiết kiệm, cho vay, mua bán kiều hối, thanh toán ngoại tệ trong nước.Năm 1995, Ngân hàng HABUBANK bước sang một giai đoạn phát triển mớivới chức năng bổ sung là kinh doanh dịch vụ Ngân hàng bằng ngoại tệ Ngày8/5/1996, thống đốc Ngân hàng nhà nước cho phép HABUBANK được mở tàikhoản ở nước ngoài, bước vào các hoạt động thanh toán quốc tế Vốn điều lệ củaNgân hàng lúc này đã lên đến 50 tỷ đồng
Năm 1999, vốn điều lệ của HABUBANK là 57 tỷ với Hội sở chính và 3 phòng giao dịch, Ngân hàng được đánh giá là một trong những Ngân hàng thương
Trang 34mại cổ phần hoạt động ổn định ở khu vực phía Bắc.
Năm 2004, Ngân hàng HABUBANK được Ngân hàng nhà nước xếp loại Asáu năm liên tục và được đánh giá là năm thành công nhất kể từ khi thành lập.HABUBANK cũng vinh dự được đón nhận bằng khen của thống đốc Ngân hàngnhà nước Việt Nam Vốn điều lệ của Ngân hàng tiếp tục được nâng lên đến 200 tỷđồng
Năm 2005, HABUBANK đã được Ngân hàng HSBC NewYork và UnionBank of Canifornia (UBOC) trao tặng chứng nhận Ngân hàng xuất sắc nhất vềnghiệp vụ xử lý điện tự động trong lĩnh vực thanh toán quốc tế với tỷ lệ điện tựđộng chuẩn luôn đạt từ 98 %- 100% và là năm thứ 7 được xếp loại A Vốn điều lệtăng lên đến 300 tỷ đồng
Năm 2006, HABUBANK đã tăng vốn điều lệ lên đến 1000 tỷ đồng, mạnglưới hoạt động của Ngân hàng tăng lên đáng kể Đặc biệt ngày 30/11/2006,HABUBANK vinh dự nhận giải thưởng “Ngân hàng Việt Nam của năm 2006”-giải thưởng do tạp chí The Banker của Anh trao tặng Uy tín và hình ảnh củaHABUBANK đã được công nhận không chỉ ở trong nước mà còn vươn ra tầmquốc tế
Đến nay, qua 19 năm hoạt động HABUBANK đã cớ vốn điều lệ lên đến 2000
tỷ đồng, với mạng lưới ngày càng mở rộng, 8 năm liên tục được Ngân hàng Nhànước xếp loại A và được công nhận là Ngân hàng phát triển toàn diện với hoạtđộng ổn định, an toàn và hiệu quả
2 Hoạt động của Ngân hàng HABUBANK.
2.1 Chức năng của Ngân hàng.
Ngân hàng được thành lập để tiến hành các hoạt động ngân hàng bao gồm:Nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn các tổ chức và cá nhân tuỳ theo tính chất
và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng
Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, tráiphiếu và các chứng từ có giá
Trang 35Cung cấp các dịch vụ cho khách hàng như: dịch vụ chuyển tiền, bảo lãnh,thanh toán quốc tế và dịch vụ ngân hàng tự động.
Các dịch vụ ngân hàng khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép
2.2 Nhiệm vụ và phương hướng nhiệm vụ của Ngân hàng.
Ngân hàng thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp một cách đầy đủ và toàndiện các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, là ngân hàng tin cậycho khách hàng, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khách hàng.Trong hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng, ngành ngân hàng cầntranh thủ thời cơ thuận lợi để phục vụ tích cực mục tiêu tăng trưởng kinh tế theohướng bền vững, hiệu quả Để làm được điều đó, hệ thống ngân hàng cần nâng caohơn nữa hiệu quả quản lý đồng thời tiếp tục phát triển nhanh, mạnh, bền vững thịtrường vốn
Trong bối cảnh đó, HABUBANK cũng sẽ có những cải cách hợp lý nhằmthích ứng kịp thời với sự thay đổi của môi trường kinh doanh thời hội nhập Tiếptục phát triển bền vững song song với việc tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo nănglực tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động, chú trọng tăng trưởng về chất lượngsản phẩm và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, đẩy mạnh hơn nữa vào mảng dịch
vụ ngân hàng cá nhân, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng tự động Đa dạng hoá các loại
cổ phiếu, sử dụng thặng dư vốn hiệu quả nhất để quay vòng giá trị đầu tư cho các
cổ đông HABUBANK sẽ không ngừng nâng cao việc quản trị rủi ro và quản lýnguồn vốn hiệu quả thông qua các hợp tác hỗ trợ kỹ thuật với cổ đông tương lai –Deutsche Bank – ngân hàng mà sự hiệu quả trong quản lý rủi ro và kinh doanhnguồn vốn hàng đầu thế giới không có gì có thể phủ định
2.3 Mục tiêu chiến lược của Ngân hàng HABUBANK.
Để tạo dựng niềm tin, HABUBANK hoạt động theo năm mục tiêu chiến lược
rõ ràng
Thứ nhất, tối đa hoá giá trị đầu tư của các cổ đông Giữ vững tốc độ tăngtrưởng lợi nhuận và tình hình tài chính lành mạnh: HABUBANK sẽ không ngừngnâng cao năng lực tài chính, tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn tốc độ bình quân của
Trang 36ngành trong tất cả các mảng kinh doanh với mục tiêu chất lượng và an toàn cao.Thứ hai, không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực cán bộ thôngqua việc luôn là Ngân hàng đi đầu trong việc sáng tạo và phát triển các chính sáchđãi ngộ cũng như phát triển sự nghiệp cho các cán bộ của mình; HABUBANK xácđịnh nhân lực là yếu tố quyết định sự thành bại của Ngân hàng, do đó tiếp tục đầu
tư thích đáng để đảm bảo có một đội ngũ nhân viên đủ năng lực nghề nghiệp vàđạo đức để xây dựng Ngân hàng Bên cạnh chế độ lương bổng và phúc lợi xã hộiđảm bảo cuộc sống cho nhân viên, HABUBANK coi trọng việc xây dựng sựnghiệp bản thân của từng nhân viên thông qua công tác đào tạo và bổ nhiệm cán bộtheo năng lực và kết quả công việc thực tế
Thứ ba, duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng vớiHABUBANK Phát triển HABUBANK thành một trong tốp 2 ngân hàng Việt Nam
“được lựa chọn” bởi các doanh nghiệp cầu tiến, hộ gia đình và cá nhân do có chấtlượng dịch vụ tốt nhất và sáng tạo nhất
Thứ tư, phát triển HABUBANK trở thành một trong 3 ngân hàng đượcngưỡng mộ hay tín nhiệm nhất Việt Nam về: Quản lý, môi trường làm việc, vănhoá doanh nghiệp chú trọng khách hàng, thúc đẩy hợp tác và sáng tạo, linh hoạt khimôi trường kinh doanh thay đổi
Thứ năm, góp phần tích cực làm vững chắc thị trường tài chính trong nước
2.4 Các loại hình hoạt động của Ngân hàng HABUBANK.
- Cho vay cá nhân hỗ trợ tiêu dùng: Mọi cá nhân khi có nhu cầu đều có thể trởthành khách hàng của HABUBANK khi họ đáp ứng được những yếu tố cần thiết
- Cho vay hộ gia đình mở rộng sản xuất kinh doanh: Đây là hình thức cung
Trang 37cấp dịch vụ cho vay tới khách hàng là hộ gia đình để phục vụ các mục đích mởrộng sản xuất kinh doanh.
- Chuyển tiền trong nước: Khi khách hàng muốn chuyển tiền cho bất cứ aitrong nước, Habubank sẽ thực hiện một giải pháp hiệu quả nhất cho khách hàng
- Chuyển tiền quốc tế, kiều hối: HABUBANK cung cấp tới khách hàng cónhu cầu chuyển tiền quốc tế hay kiều hối dịch vụ nhanh, tiện lợi và tiết kiệm chiphí, đặc biệt khắc phục những bất đồng ngôn ngữ
2.4.2 Ngân hàng doanh nghiệp.
- Tài khoản tiền gửi: Đây cũng là một giải pháp hiệu quả khi khách hàng(doanh nghiệp) băn khoăn không biết giữ tiền thế nào để vừa an toàn, sinh lời lạivừa thuận tiện, hiệu quả trong thanh toán
- Trả lương qua tài khoản: Đó là một giải pháp kế toán hiệu quả dành cho cáccông ty, doanh nghiệp, tổ chức…
- Cho vay doanh nghiệp: HABUBANK cung cấp dịch vụ cho vay ngắn hạn,trung và dài hạn bằng VNĐ và bằng ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn trongcác lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọithành phần kinh tế
- Bảo lãnh: HABUBANK sẽ nhận bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính thaycho các tổ chức, doanh nghiệp khi họ đáp ứng được nhu cầu của Ngân hàng
- Dịch vụ thanh toán quốc tế: Ngân hàng sẽ thay mặt các công ty xuất nhậpkhẩu thanh toán và nhận tiền trong giao dịch quốc tế
2.4.3 Ngân hàng đầu tư.
- Tiền gửi tiết kiệm cá nhân: Là phương thức đầu tư an toàn và hiệu quả chocác nguồn tiền nhàn rỗi
- Tiền gửi tiết kiệm doanh nghiệp: Là giải pháp vừa an toàn, sinh lợi mà lạithuận tiện trong thanh toán
- Đầu tư chứng khoán: HABUBANK cung ứng tới khách hàng cá nhân vàdoanh nghiệp các dịch vụ kinh doanh chứng khoán đa dạng
2.4.4 Ngân hàng điện tử.
Trang 38- Internet Banking: Ngay khi có giao dịch phát sinh, thông qua dịch vụ nàykhách hàng có thể có những thông tin về tài khoản của mình.
- Phone Banking: Khi muốn biết só dư về tài khoản của mình, khách hàng cóthể gọi điện đến hỏi thông qua dịch vụ này
- SMS Banking: Khi khách hàng muốn biết thông tin về tài khoản, tỷ giángoại tệ, lãi suất huy động tiết kiệm… chỉ cần nhắn tin theo mẫu và gửi đến 997
2.4.5 Một số dịch vụ khác như: Bảo hiểm, đồng tài trợ, chiết khấu và tái chiết
khấu giấy tờ có giá, mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá
3 Cơ cấu tổ chức của HABUBANK.
Hiện tại, HABUBANK có 01 hội sở và 24 chi nhánh phòng giao dịch với sảnphẩm kinh doanh đa dạng gồm dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp ( tài trợ thươngmại quốc tế, ngoại hối, quản lý tiền mặt…), dịch vụ ngân hàng cá nhân ( huy động,cho vay tiêu dùng, mua nhà…) và các hoạt động đầu tư khác trên thị trường chứngkhoán
Trụ sở chính của Ngân hàng đặt tại B7, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội,ViệtNam
Bộ máy quản lý của HABUBANK được xây dựng theo kiểu trực tuyến - chứcnăng
Bộ máy quản lý của Ngân hàng gồm:
Trang 395 Phòng quỹ giao dịch.
6 Phòng kiểm tra xét duyệt
7 Phòng thanh toán quốc tế
8 Phòng công nghệ thông tin
9 Phòng tín dụng
10 Các chi nhánh và phòng giao dịch: Hàm Long, Thanh Quan, Xuân Thuỷ,Hoàng Quốc Việt, Vạn Phúc, Minh Khai, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Uông Bí, Tp HồChí Minh, Hải Phòng, Hà Đông, Thể Giao, Bách Khoa, Thanh Xuân, Võ Cường,Hàng Trống, Bạch Đằng, Tân Bình, Nguyễn Huệ…
11 Công ty chứng khoán HABUBANK
Trang 40Sơ đồ 2.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của HABUBANK:
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Phòng hành chínhPhòng nhân sự
Phòng kế toán
Phòng nguồn vốn ngoại hối
Phòng quỹ giao dịch
Phòng kiểm tra xét duyệt
Phòng thanh toán quốc tế
Phòng tín dụng
Các chi nhánh và các phòng giao dịch
Công ty chứng khoánPhòng tin học