3. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Tình hình thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên phạm
Theo số liệu báo cáo của 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2016 tổng diện tích đất đã thu hồi thực hiện các dự án là 1.929.779,99 ha (1.433.572,99 ha đất nông nghiệp, 492.436,16 ha đất phi nông nghiệp và 3.770,84 ha đất chưa sử dụng). Thực hiện chi trả bằng tiền với tổng số tiền là 38.990,01 tỷ đồng (đất ở là 9.325,22 tỷ đồng, đất nông nghiệp là 31.107,85 tỷ đồng và đất phi nông nghiệp là 461,14 tỷ đồng), bồi thường tài sản gắn liền với đất là 178.433,29 tỷ đồng. Thực hiện hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất cho người có đất nông nghiệp thu hồi là 3.977,28 tỷ đồng, hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm
kiếm việc làm với số tiền là 51.245,46 tỷ đồng và hỗ trợ khác với số tiền là 12.240,09 tỷ đồng. Tổng diện tích đất ở để bố trí tái định cư là 514,32 ha cho 23.468 hộ gia đình, cá nhân (bình quân 219,16 m2/hộ) và diện tích nhà để bố trí tái định cư là 57.745m2 cho 179 hộ gia đình, cá nhân (bình quân 322,6 m2/hộ).
1.4.2. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cưđịa bàn thành phố Hà Nội
Theo Báo cáo số 969/BC-BCĐ ngày 27 tháng 12 năm 2017 của Ban chỉ đạo bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành phố Hà Nội thì trong năm 2017 trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã có 1.632 dự án triển khai thu hồi đất với diện tích đất thu hồi là 6.694 ha, liên quan đến 69.966 hộ gia đình, cá nhân và tổ chức. Nhìn chung, được sự quan tâm, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND Thành phố và với sự quyết liệt tập trung trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của UBND Thành phố, các Sở, ban, ngành Thành phố theo từng chức năng, nhiệm vụ của đơn vị đã bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, tích cực chủ động, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã triển khai quyết liệt, đồng bộ có hiệu quả để đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhìn chung có đổi mới và chuyển biến tích cực. Tuy nhiên tiến độ các dự án, công trình trọng điểm còn chậm so với kế hoạch đã đề ra, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một số dự án còn khó khăn làm kéo dài thời gian thực hiện (dự án Vành đai 2, đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng; tuyến đường sắt thí điểm đô thị Hà Nội, tuyến 3, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội).
1.4.3. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành phốĐà Nẵng
Về trình tự, thủ tục thu hồi đất UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 13 tháng 3 năm 2015 quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Về bồi thường. hỗ trợ tái định cư UBND thành phố Đà Nẵng thực hiện theo Quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 20/12/2012 về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Quyết định số 50/2014/QĐ-UBND ngày 20/12/2014 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Quy định giá các loại đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 14/4/2015 về việc ban hành hệ số điều chỉnh giá đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Sau 02 năm thực hiện Luật Đất đai năm 2013, trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã thực hiện thu hồi 298,77 ha đất (trong đó: đất nông nghiệp là 207,66 ha, đất phi nông nghiệp là 91,11 ha). Số tiền bồi thường về đất là 264,21 tỷ đồng, tiền bồi thường tài sản gắn liền với đất là 501,81 tỷ đồng, tiền hỗ trợ là 51,54 tỷ đồng. Tổ chức bố trí tái định cư bằng đất ở cho 948 hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở với diện tích đất ở tái định cư là 12,98 ha.
Nhìn chung, các quy định của UBND Thành phố ban hành theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn thành phố được công khai, minh bạch, rõ ràng. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà, đất bị thu hồi và các cơ quan liên quan được giám sát quá trình thực hiện một dự án theo đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013.
1.4.4. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
1.4.4.1.Thực trạng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại thành phố Nam Định
Trong thời gian qua, UBND tỉnh Nam Định đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo đúng quy định của Luật Đất đai và các Nghị định của Chính phủ. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu tái định cư, quy hoạch dân cư tạo quỹ đất sạch luôn được Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố quan tâm chỉ đạo sát sao. Trong giai đoạn từ 2001 - 2019 thành phố Nam Định đã thực hiện việc giao đất, thu hồi đất cho 227 dự án thuộc khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, cụm công nghiệp với tổng diện tích là 1326,94ha. Một số dự án lớn như: dự án xây dựng đường 52m, xây dựng hạ tầng khu đất dịch vụ và đất ở thuộc dự án văn hoá Trần, khu tái định cư Phúc Trọng - Bãi Viên, kè hồ Đầm Bét, Đầm Đọ, xây dựng cầu Tân Phong -Quốc lộ 21B. …
Nhìn chung, thành phố Nam Định đang trong giai đoạn phát triển kinh tế-xã hội và tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn tại cho nên trong những năm qua công tác đầu tư xây dựng các dự án trên địa bàn thành phố ngày càng giảm về số lượng. Do xác định công tác thu hồi đất thực hiện các dự án là vô cùng khó khăn, phức tạp cho nên UBND thành phố đã tập trung chỉ đạo quyết liệt các cơ quan, tổ
chức có liên quan vào cuộc một cách đồng bộ. Qua đó, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành phố luôn đạt được kết quả khá tốt.
1.4.4.2. Những ưu, nhược điểm về tình hình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành phố Nam Định
a) Những mặt đạt được:
Nhìn chung công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thời gian qua trên địa bàn thành phố đã thực hiện khá tốt, đúng quy trình và nguyên tắc bồi thường hỗ trợ và tái định cư tại các Nghị định của Chính phủ; các văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh, các Sở ban ngành.
- Đối với trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, quốc phòng, an ninh; việc triển khai bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khá thuận lợi và ít gặp trở ngại từ phía người có đất bị thu hồi.
- Các quy định về thu hồi đất, bồi thường, tái định cư ngày càng phù hợp hơn với quy luật kinh tế, quan tâm nhiều hơn đến lợi ích của người có đất bị thu hồi; trình tự, thủ tục thu hồi đất ngày càng rõ ràng hơn.
b) Những mặt thiếu sót, yếu kém và vướng mắc
- Chưa giải quyết tốt việc làm cho người có đất bị thu hồi, nhất là đối với nông dân không còn hoặc còn ít đất sản xuất hoặc những người không còn việc làm như nơi ở cũ.
- Chưa giải quyết tốt mối quan hệ về lợi ích giữa nhà đầu tư cần sử dụng đất với người có đất bị thu hồi. Việc quy định giá đất quá thấp so với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường tuy có tác động tích cực tới việc khuyến khích nhà đầu tư nhưng lại gây ra những phản ánh gay gắt của những người có đất bị thu hồi.
- Nhiều nhà đầu tư không đủ khả năng về tài chính để bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi. Việc ngân hàng rút bỏ cam kết, không cho vay vốn khi thị trường nhà đất chững lại cũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn của nhà đầu tư để triển khai dự án.
- Trong nhiều trường hợp, việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được giải quyết đúng pháp luật, thoả đáng nhưng người sử dụng đất hoặc
do không hiểu pháp luật, cố ý trì hoãn để được bồi thường hỗ trợ thêm nên không chấp hành quyết định thu hồi đất, thậm chí liên kết khiếu nại đông người, gây áp lực với cơ quan nhà nước. Trong khi đó, cơ chế về giải quyết đơn thư khiếu nại còn nhiều bất cập đã làm cho việc giải quyết khiếu nại kéo dài, làm chậm tiến độ của dự án.
c) Nhận xét, đánh giá
- Cơ chế, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn không ít những vấn đề bất cập, thiếu đồng bộ, thậm chí còn có mâu thuẫn, bất hợp lý trong chính sách giá bồi thường đối với các đối tượng trong cùng một dự án có đất liền kề nhau, làm phát sinh khiếu kiện phức tạp, kéo dài.
- Trong một số dự án, công tác phối, kết hợp giữa thành phố với các sở, ban, ngành của tỉnh; giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị của thành phố còn thiếu chặt chẽ nên việc huy động sức mạnh tổng hợp trong thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn hạn chế.
- Việc thiếu tự giác, thiếu hiểu biết, thậm chí cố ý làm sai của một bộ phận nhân dân là trở ngại không nhỏ là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng chậm trễ trong thu hồi đất.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án: “Xây dựng tuyến đường trục trung tâm phía Nam thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định (đoạn nối từ Tỉnh lộ 490C đến vị trí giao với đường dẫn cầu Tân Phong)”.
- Người dân bị thu hồi đất tại dự án.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại dự án thuộc địa bàn 2 xã Nam Phong, Nam Vân, và phường Cửa Nam, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư từ năm 2018 - 2019.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Khái quát vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng
đất và tình hình quản lý đất đai thành phố Nam Định
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế -xã hội
- Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai - Giới thiệu khái quát dự án
2.2.2. Đánh giá kết quả thực hiện bồi thường hỗ trợ, tái định cư tại dự án nghiên cứu
2.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến người dân trong khu vực thu hồi đất của dự án.
2.2.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập các thông tin, tài liệu sau :
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất của xã Nam Phong, xã Nam Vân, phường Cửa Nam.
- Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý đất đai của xã Nam Phong, xã Nam Vân, phường Cửa Nam.
- Kết quả công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại dự án: Xây dựng tuyến đường trục trung tâm phía Nam thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định (đoạn nối từ Tỉnh lộ 490C đến vị trí giao với đường dẫn cầu Tân Phong).
Các thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ các bài báo, bài viết, sách, các báo cáo và các văn bản đã được công bố tại Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Nam Định và tại Ban quản lý đầu tư và xây dựng thành phố Nam Định…
2.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và phiếu điều tra để thu thập thông tin từ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và người dân tại địa bàn nghiên cứu. Tổng số phiếu điều tra là 130 phiếu, trong đó:
- Phỏng vấn các cán bộ tham gia công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố; Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai thành phố; Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành phố; phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Nam Định tổng là 30 phiếu về tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở dự án; điều tra, khảo sát nắm bắt thực địa về tình hình thu hồi đất, thực hiện bồi thường, hỗ trợ tại địa bàn nghiên cứu; những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
- Phỏng vấn ngẫu nhiên 100 hộ dân có đất bị thu hồi tại 3 phường, xã (xã Nam Phong: 40 phiếu, xã Nam Vân: 30 phiếu, phường Cửa Nam: 30 phiếu). Các nội dung điều tra theo phiếu soạn sẵn, tập trung vào các vấn đề ảnh hưởng của công tác đền bù, hỗ trợ, tái định cư với người dân có đất bị thu hồi, đời sống của người dân trước và sau thu hồi đất…
2.3.2. Phương pháp tổng hợp xử lý thông tin, số liệu
- Số liệu sơ cấp: Được xử lý trên bảng tính Excel để kiểm tra, phân tích, tổng hợp, đánh giá các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra.
- Số liệu, thông tin thứ cấp: Được phân tích, tổng hợp sao cho phù hợp với các mục tiêu của đề tài.
- Thống kê các thông tin, tài liệu đã thu thập được về tổng diện tích, tổng số tiền bồi thường cũng như chi tiết từng loại như thế nào và mức ảnh hưởng của dự án.
2.3.3. Phương pháp tham khảo, kế thừa các tài liệu liên quan đến đề tài
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình quản lý, sử dụng
đất tại địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Nam Định nằm ở phía Bắc của tỉnh Nam Định, thuộc trung tâm khu vực phía Nam đồng bằng sông Hồng;
Trong phạm vi tọa độ địa lý: - Từ 24024’ đến 20027’ vĩ độ Bắc;
- Từ 106007’ đến 106012’ kinh độ Đông.
Đơn vị hành chính tiếp giáp thành phố Nam Định như sau: - Phía Bắc giáp huyện Mỹ Lộc;
- Phía Nam giáp huyện Vụ Bản và huyện Nam Trực; - Phía Đông giáp huyện Nam Trực và tỉnh Thái Bình; - Phía Tây giáp huyện Mỹ Lộc và huyện Vụ Bản
Hình 3.1. Sơđồ khu vực nghiên cứu
Thành phố Nam Định nằm tại vị trí trung tâm của tiểu vùng phía Nam đồng bằng sông Hồng, có diện tích tự nhiên là 4.641 ha; dân số 244.017 người. Nam Định có vị trí trung tâm của chùm đô thị gồm các thành phố là trung tâm của các
tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Thái Bình, có truyền thống là trung tâm văn hóa giáo dục chuyên nghiệp và dịch vụ phục vụ chung cho cả tiểu vùng.
Thành phố Nam Định có hướng dốc địa hình từ Tây sang Đông. Tuy cùng là gốc phù sa, nhưng đất đai khu vực phía Nam màu mỡ, thuận lợi cho việc canh tác