3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thành phố Nam Định nằm ở phía Bắc của tỉnh Nam Định, thuộc trung tâm khu vực phía Nam đồng bằng sông Hồng;
Trong phạm vi tọa độ địa lý: - Từ 24024’ đến 20027’ vĩ độ Bắc;
- Từ 106007’ đến 106012’ kinh độ Đông.
Đơn vị hành chính tiếp giáp thành phố Nam Định như sau: - Phía Bắc giáp huyện Mỹ Lộc;
- Phía Nam giáp huyện Vụ Bản và huyện Nam Trực; - Phía Đông giáp huyện Nam Trực và tỉnh Thái Bình; - Phía Tây giáp huyện Mỹ Lộc và huyện Vụ Bản
Hình 3.1. Sơđồ khu vực nghiên cứu
Thành phố Nam Định nằm tại vị trí trung tâm của tiểu vùng phía Nam đồng bằng sông Hồng, có diện tích tự nhiên là 4.641 ha; dân số 244.017 người. Nam Định có vị trí trung tâm của chùm đô thị gồm các thành phố là trung tâm của các
tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Thái Bình, có truyền thống là trung tâm văn hóa giáo dục chuyên nghiệp và dịch vụ phục vụ chung cho cả tiểu vùng.
Thành phố Nam Định có hướng dốc địa hình từ Tây sang Đông. Tuy cùng là gốc phù sa, nhưng đất đai khu vực phía Nam màu mỡ, thuận lợi cho việc canh tác hơn hẳn khu vực phía Bắc, phía Nam là khu vực những làng hoa, cây cảnh nổi tiếng xã Điền Xá xen lẫn với ruộng lúa. Đất ở đây thuộc lọai phù sa ít chua, ít glây tốt nhất của tỉnh Nam Định. Trong khi đó phía Bắc ở những khu vực không làm nhà cửa thì chỉ trồng lúa, vùng này có năng suất lúa thấp nhất tỉnh Nam Định vì thổ nhưỡng thuộc lớp phù sa cổ glây hóa mạnh. Có thể nói giá trị nông nghiệp khu vực phía Bắc sông không cao.