1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

VÀI NÉT VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY NGOẠI NGỮ HIỆN ĐẠI ppt

4 804 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 260,7 KB

Nội dung

Đây là những yếu tố thiết yếu mà người dạy ngoại ngữ nào cũng phải nắm được để đạt được hiệu quả cao nhất trên lớp, tạo hứng thú cho người học, giúp người học nắm được các kiến thức cơ b

Trang 1

VÀI NÉT VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY NGOẠI NGỮ HIỆN ĐẠI

CN HOÀNG QUỐC KHÁNH

Bộ môn Anh văn Khoa Khoa học cơ bản Trường Đại học Giao thông Vận tải

Tóm tắt: Ngoại ngữ đã trở thành một môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo của

hầu hết các trường Đại học ở nước ta từ nhiều năm nay Việc dạy và học ngoại ngữ thế nào

cho hiệu quả đã được nhiều chuyên gia đề cập đến Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả

muốn giới thiệu một số yếu tố cần thiết để học ngoại ngữ trên lớp thành công và một vài mô

hình dạy học có ảnh hưởng đến thực tế giảng dạy hiện nay

Summary: Foreign language has become a compulsory subject in the curriculums of

most of the universities in our country for many years How to teach and learn foreign

languages effectively has been mentioned by many specialists In this report, only some

necessary factors to learn foreign languages successfully in class time and some basic

teaching methods are introduced

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP

DẠY NGOẠI NGỮ

CNTT-CB

Cho đến những năm đầu thập kỷ 70 của

thế kỷ XX, các nhà sư phạm và chuyên gia

vẫn tin tưởng một cách chắc chắn rằng phải có

một phương pháp dạy ngoại ngữ chuẩn Việc

tìm kiếm phương pháp chuẩn này là động lực

cho những nghiên cứu về giảng dạy ngoại ngữ

trong mấy chục năm qua Đã có nhiều vấn đề

chủ chốt và các tiến trình được đưa ra làm nền

tảng cho phương pháp dạy ngoại ngữ hiện đại

Thực tế giảng dạy ngoại ngữ rất đa dạng

và phức tạp Sự thịnh hành của một phương

pháp nào đó trong một giai đoạn nào đó

không có nghĩa là các phương pháp khác bị

triệt tiêu, không được sử dụng nữa Một

phương pháp mới ra đời không có nghĩa là có

thể thay thế được hết các phương pháp trước

đó Thậm chí ngay ở những nước mà một phương pháp nào đó được sử dụng rộng rãi, cũng khó có thể biết chắc chắn có bao nhiêu người sử dụng phương pháp đó vì điều này rất khó kiểm soát

Từ trước tới nay có 5 phương pháp dạy ngoại ngữ đã từng thịnh hành vào những thời điểm khác nhau và ở những nước khác nhau trên thế giới Đó là phương pháp ngữ pháp-dịch, phương pháp trực tuyến, cách tiếp cận tình huống cấu trúc, phương pháp luyện tiếng

và phương pháp nghe nhìn Cơ sở lý thuyết và thực hành của những phương pháp này cũng như vấn đề nảy sinh trong quá trình tranh luận

về những điểm mạnh, yếu của những phương pháp này cho đến nay vẫn có ảnh hưởng lớn đến thực tế giảng dạy ngoại ngữ

Có thể nói giao tiếp vẫn là mục đích cuối cùng của tất cả các phương pháp dạy học

Trang 2

ngoại ngữ từ trước tới nay Tuy nhiên, tất cả

các phương pháp này đều cho rằng hành trình

đến đích đơn giản là thông qua việc nắm giữ

cấu trúc và từ vựng Cách tiếp cận giao tiếp

như chính tên gọi của nó cho thấy phương

pháp này chú trọng vào khả năng giao tiếp

Cách tiếp cận giao tiếp kế thừa kế thừa tất cả

những gì tích lũy được trong lịch sử giảng dạy

ngoại ngữ trên thế giới Về nguyên tắc,

phương pháp này chấp nhận tất cả các hoạt

động học tập giúp làm tăng khả năng giao tiếp

của người học

Đặc điểm nổi bật nhất của cách tiếp cận giao tiếp là nó nhấn mạnh vào vai trò tích cực

của người học Nó yêu cầu người học phải tìm

cách tạo ra lời nói Chính vì vậy đa số các

hoạt động trên lớp đều chủ yếu xoay quanh

người học (lấy người học làm trung tâm)

Cách tiếp cận giao tiếp thông thường được tiến hành theo một tiến trình khá quen

thuộc là trình bày, thực hành giao tiếp và sáng

tạo Đây là những yếu tố thiết yếu mà người

dạy ngoại ngữ nào cũng phải nắm được để đạt

được hiệu quả cao nhất trên lớp, tạo hứng thú

cho người học, giúp người học nắm được các

kiến thức cơ bản và vận dụng chúng vào thực

tế giao tiếp một cách nhuần nhuyễn Sau đây,

chúng tôi sẽ xem xét cụ thể những yếu tố này

CNTT-CB

II PHƯƠNG PHÁP DẠY THỰC HÀNH

TRÊN LỚP

2.1 Những yếu tố cần thiết để học ngoại ngữ trên lớp thành công

Mọi người đều thừa nhận rằng điều kiện tốt nhất để học ngoại ngữ là người học được

tiếp xúc trực tiếp với ngôn ngữ đang học trong

môi trường tự nhiên Tuy nhiên, đây là điều

kiện không phải lúc nào chúng ta cũng có

được Do đó, nhiệm vụ của người thầy là phải tạo ra những điều kiện học tập thích hợp để đảm bảo cho người học được kích thích, được tiếp xúc ngôn ngữ và có cơ hội để sử dụng ngôn ngữ đang học Có 3 yếu tố cần thiết để giúp sinh viên học ngoại ngữ thành công trên lớp, đó là thu hút sự chú ý, nghiên cứu và kích hoạt

Thứ nhất: Thu hút sự chú ý (Engage) là thời điểm khởi đầu trong tiến trình giảng dạy khi người dạy cố gắng kích thích mối quan tâm của người học, lôi cuốn sự chú ý của người học Người dạy có thể sử dụng các hoạt động hay giáo cụ trực quan để thu hút sự chú

ý của người học như trò chơi, tranh ảnh, truyện cười, băng nhạc…

Thứ hai: Nghiên cứu (Study) là những hoạt động yêu cầu người học tập trung vào những hiện tượng ngôn ngữ cụ thể Người học

có thể nghiên cứu theo nhiều cách khác nhau: Giáo viên có thể giải thích ngữ pháp, người học có thể tự nghiên cứu để tìm ra quy luật ngữ pháp Nghiên cứu giai đoạn này tập trung chủ yếu vào cấu trúc ngôn ngữ

Thứ ba: Kích hoạt (Ativate) là giai đoạn

mà các bài tập và các hoạt động được thiết kế

để giúp người học sử dụng ngôn ngữ một cách

tự do gần với giao tiếp thông thường nhất Mục đích đối với người học không phải là chú trọng vào cấu trúc ngôn ngữ và luyện tập những mảng cụ thể như quy tắc ngữ pháp, từ vựng hay chức năng mà họ phải vận dụng được tất cả các kiến thức ngôn ngữ đã học được một cách thích hợp vào một tình huống hay một chủ đề cụ thể

Ba yếu tố trên cần có trong hầu hết các giờ giảng hay tiến trình giảng dạy cho dù đó

có thể là một giờ giảng ngữ pháp, hay giảng

Trang 3

một bài đọc, một bài viết… Các yếu tố ESA

cần phải có trong một giờ giảng nhưng điều

đó không có nghĩa là chúng phải xuất hiện

theo đúng trật tự đó Điều chúng ta cần là

không được làm cho người học nhàm chán với

một tiến trình bài giảng lặp đi lặp lại Trách

nhiệm của người thầy là phải đa dạng hóa tiến

trình cũng như nội dung bài giảng để thu hút

sự hứng thú của người học

2.2 Cách áp dụng 3 yếu tố ESA vào

tiến trình giờ giảng

Chúng ta có thể áp dụng tiến trình ESA

theo một đường thẳng, có nghĩa là trước tiên

giáo viên thu hút sự chú ý của lớp học, sau đó

sinh viên sẽ nghiên cứu một hiện tượng ngôn

ngữ nào đó, cuối cùng họ sẽ cố gắng kích hoạt

hiện tượng ngôn ngữ này bằng cách tạo ra

những sản phẩm lời nói

Các giờ giảng theo mô hình mũi tên

thẳng rất có hiệu quả đối với một số cấu trúc

nhất định Nó cũng có thể tạo cơ hội cho

người học thực hành ngôn ngữ một cách có

kiểm soát trong giai đoạn nghiên cứu và kích

hoạt kiến thức mới một cách thoải mái và hiệu

quả

CNTT-CB

Tuy nhiên nếu chỉ sử dụng tiến trình theo

một đường thẳng này thì chúng ta sẽ không

tạo cơ hội cho người học phát huy cách học

của riêng mình Tiến trình này có thể có hiệu

quả khi dạy các cấu trúc ngôn ngữ đơn giản,

nhưng nó có thể không phù hợp khi giảng dạy

các cấu trúc ngôn ngữ phức tạp

Các yếu tố ESA cũng có thể được kết

hợp theo kiếu “Boomerang”: E - A - S - A

Theo cách này, giáo viên nắm bắt và đáp ứng

những nhu cầu của người học Các kiến thức

ngôn ngữ chỉ được dạy khi người học có nhu

cầu cần biết Điều này rất hữu ích vì nó thiết

lập mối liên hệ mật thiết và rõ ràng giữa cái người học cần biết và cái được dạy Tuy nhiên cách này đòi hỏi người thầy phải chuẩn bị những tài liệu giảng dạy cần thiết dựa trên sự phán đoán về những vấn đề sẽ nảy sinh trong quá trình kích hoạt Phương pháp này thích hợp với người học ở trình độ trung cấp và cao cấp

Trên đây là hai cách tiếp cận khác nhau trong phương pháp giảng dạy ngoại ngữ Tuy nhiên, không phải bài giảng nào cũng có tiến trình rõ ràng như vậy Các bài giảng có thể là một sự đan xen các tiến trình nhỏ

2.3 Các mô hình dạy học có ảnh hưởng đến thực tế giảng dạy hiện nay

Trong những năm gần đây có 5 mô hình dạy học có ảnh hưởng lớn đến thực tế giảng dạy trên lớp và vẫn được các nhà sư phạm áp dụng Sau đây chúng tôi sẽ điểm qua từng mô hình một

* Ngữ pháp-dịch (Grammar-translation)

Những người theo phương pháp này cho rằng bằng cách phân tích ngữ pháp và tìm ra những tương đồng giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ đang học, người học sẽ có cơ hội tìm hiểu xem ngôn ngữ mình đang học có cấu trúc như thế nào Phương pháp này dựa trên một thực

tế là hầu hết người học ngoại ngữ ở một giai đoạn nhất định đều tìm cách dịch trong đầu những gì mình đang học ra tiếng mẹ đẻ để đối chiếu Tuy nhiên nếu quá lạm dụng phương pháp này người học sẽ không tiếp xúc được với ngôn ngữ tự nhiên và không có cơ hội để thực hành những kiến thức mà họ đã học được Hiện nay, phương pháp này vẫn được

áp dụng và tỏ ra vẫn còn hiệu quả đối với người học ở trình độ cao

Trang 4

* Luyện tiếng (Audio-lingualism)

Đây là phương pháp dạy ngoại ngữ dựa trên những lý thuyết về hành vi Người ta cho

rằng học là kết quả của việc hình thành những

thói quen bằng cách luyện tập Các lớp học

luyện tiếng yêu cầu người học nhắc đi nhắc lại

các mẫu câu khác nhau nhằm tạo cho họ

những thói quen ngôn ngữ Trong quá trình

nhắc đi nhắc lại như vậy, người ta hy vọng

người học sẽ ghi nhớ và vận dụng vào thực tế

giao tiếp Tuy nhiên cách luyện này chỉ phù

hợp với người học ngoại ngữ ở giai đoạn đầu

* Giới thiệu, thực hành, tự tạo lời nói (Presentation, Practice, Production)

Đây là phương pháp tương tự như mô hình mũi tên thẳng ở trên Trong các giờ

giảng, giáo viên đưa ra tình huống hay ngữ

cảnh cho kiến thức ngôn ngữ cần giảng, giải

thích ý nghĩa và cấu trúc ngôn ngữ, sau đó

minh họa cách sử dụng Tiếp đó người học

luyện cách đặt câu hay làm các bài tập có sử

dụng kiến thức ngôn ngữ mới này trước khi

họ có thể nói một cách tự do hơn về mình hay

những người thật, việc thật khác

CNTT-CB

* Học theo bài tập (Task-based

Learning)

Theo phương pháp này giáo viên tập trung chủ yếu vào việc hướng dẫn người học

làm bài tập Phương pháp này về cơ bản cũng

giống như mô hình Boomerang nói trên

* Dạy ngoại ngữ giao tiếp

(Communicative Language Teaching)

Đây là phương pháp dạy ngoại ngữ hiện đang chiếm ưu thế trên thế giới Phương pháp

này chứng tỏ được tính ưu việt vì mục đích

của nó là giúp người học giao tiếp được, chứ

không phải chỉ biết đến ngoại ngữ theo kiểu

đọc hiểu

Các học giả vẫn, đang và sẽ còn tranh luận nhiều về các phương pháp giảng dạy ngoại ngữ Gần đây có nhiều phương pháp giảng dạy mới được giới thiệu như hoạt động khám phá (Discovery activities), phương pháp

từ vựng (Lexical approach)… Dù có là phương pháp gì đi chăng nữa thì 3 yếu tố ESA vẫn luôn là cơ sở tạo nên thành công cho việc dạy và học ngoại ngữ Nhiệm vụ của người dạy là phải biết kết hợp các phương pháp khác nhau để có được kết quả cao nhất

III KẾT LUẬN

Có thể nói rằng phương pháp dạy ngoại ngữ hiện đại chỉ là khái niệm tương đối Một phương pháp có thể được coi là mới ở nơi này nhưng ở nơi khác đã bị coi là lạc hậu Có những phương pháp tuy ra đời đã lâu nhưng vẫn có những điểm mạnh không thể phủ nhận Nhiệm vụ của người thầy là phải biết tiếp cận những phương pháp mới và kế thừa những phương pháp của các thế hệ trước Điều quan trọng nhất là chúng ta phải luôn lấy người học làm trung tâm, nắm bắt các nhu cầu của người học, lấy họ làm tấm gương để chúng ta soi mình, không cho phép mình được trì trệ và nhàm chán trong con mắt của những người khao khát học hỏi, khao khát tri thức

Tài liệu tham khảo

[1] Asher R E (ed) et al (1994) The

Encyclopedia of Language and Linguistics Oxford

[2] Gower R et al (1995) Teaching Practice

Handbook Heinemann

[3] Harmer J (1998) How to teach English

Longman♦

Ngày đăng: 10/07/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w