Với việc lập ra phái Trúc Lâm, Trần Nhân Tông đã thống nhất các thiền phái tồn tại trứơc đó và toàn bộ giáo hội Phật giáo về một mối.. Vào Việt Nam, Mật Tông không tồn tại độc lập như mộ
Trang 1BÀI THU HOẠCH CHUYẾN THỰC TẬP TPHCM
“CHÙA CHATARANGSAY - THÁNH ĐƯỜNG HỒI
GIÁO JAMIA AL MUSLIM”
THÀNH VIÊN HD05N01 THAM GIA HOÀN THÀNH BÀI THU HOẠCH:
cọ xát được với thực tế và đút kết thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong học tập cũng
như trong công việc sau này của chúng em.
Trang 2CHÙA CHATARANGSAY
Tên thường gọi: Chùa Khmer
Chùa tọa lạc ở số 164/235 đường Trần Quốc Thảo, phường 7, quận 3, TP Hồ ChíMinh.Chùa thuộc hệ phái Nam tông (Khmer) Tên Chanta Rangsey có nghĩa làNguyệt quang (Ánh trăng)
Chùa do Đại đức Lâm Em xây dựng từ năm 1946 Ngài người dân tộc Khmer, quê
ở Sóc Trăng, du học ở Campuchia, từng là Hiệu trưởng của trường Phật học ởPhnôm-pênh Do thường về Sài Gòn thăm người thân, ngài thấy cần có một ngôichùa Khmer cho sư sãi Nam tông tu học và giúp cho các sư sãi vãng lai có chỗnghỉ ngơi hợp với giáo luật Ban đầu, ngài chỉ cho lấp đầm lầy, dựng một căn nhàsàn để ở và tu hành Năm 1949, ngôi chánh điện được xây dựng bằng bê tông,hoàn thành và làm lễ kết giới vào năm 1953 Các năm 1967 – 1969, chùa cho xâySala, am, liêu, trường Pali và tháp
Các vị trụ trì tiền nhiệm là: HT Lâm Em, HT Oul Srey Trụ trì hiện nay là Tỳ kheoDanh Lung, Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Namnhiệm kỳ V (2002 – 2007)
Chùa đã qua bảy lần trùng tu, diện tích hiện nay là 4.500 m2 Cổng chùa được đúcbằng xi măng, chân đế có dạng hình hộp gồm bốn cột, chống mái bằng Trên mỗiđỉnh cột có trang trí tượng cầy-no (biểu tượng cho sắc đẹp và sức mạnh) Trên máibằng là ngọn tháp tứ giác có chín tầng, tầng trên cùng là bình nước Cam lồ Trênmỗi góc của tháp có biểu tượng như đuôi rồng uốn cao, tượng trưng cho sự oainghiêm và sức mạnh của Phật pháp
Trang 3Ngôi chánh điện là công trình kiến trúc quy mô, đặc sắc nhất của chùa Chánh điệngồm hai tầng, có bốn cổng ở hai mặt trước và sau, mặt hướng Đông Giữa chánhđiện tôn trí kim thân đức Phật, được xếp thành năm tầng từ thấp đến cao, từ lớnđến nhỏ, mỗi tầng là một tư thế tu hành của đức Phật.
Chùa còn có một số công trình kiến trúc khác như: Sala (nhà tăng) gồm hai tầng,tầng trệt là nhà lễ, tầng trên là nhà giảng Trong Sala, có bàn thờ đức Phật Thích
Ca và các vị cố Hòa thượng trụ trì chùa Tháp đựng cốt bốn cạnh đều nhau, gồmhai tầng Tầng dưới đựng hài cốt của các Phật tử, tầng trên đặt hài cốt của các Hòathượng
Hằng năm, chùa tổ chức các ngày lễ sau: Lễ Miakha Bôchia (15 tháng giêng âm lịch); lễ Chôl Chnam Thmây (lễ vào năm mới) là tết cổ truyền của người Khmer, thường tổ chức vào giữa tháng 4 dương lịch Lễ Đôn ta (lễ cúng ông bà) từ ngày
29 tháng 8 đến ngày 01 tháng 9 âm lịch Lễ Ok Oom Bok (lễ cúng trăng) được tổ chức vào ngày 15 tháng 10 âm lịch Lễ Visakha Bochia (lễ Phật đản) vào ngày 15 tháng 5 âm lịch Lễ Chool Vossa (lễ nhập hạ) vào ngày 15 tháng 6 âm lịch Lễ Chênh Vossa (lễ ra hạ) vào ngày 14 và 15 tháng 9 âm lịch Lễ Kathăn Na Tean (lễ dâng y) sau ngày xuất hạ đến ngày 15 tháng 10 âm lịch
Trang 41 PHẬT GIÁO :
1.1 Sự Ra Đời Đạo Phật hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên, người sáng lập là thái tử Sidharta (Tất Đạt Đa), họ là Gotama (Cồ Đàm) Ông sinh năm 624 trước công nguyên, vào lúc ở Ấn Độ đạo Bà La Môn đang thống trị với sự phân chia đẳng cấp sâu sắc trong xã hội Nỗi bất bình của thái tử
về sự phân chia đẳng cấp, kì thị màu da và đồng cảm với nổi khổ của muôn dân là những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành một tôn giáo mới
Tại một vương quốc nhỏ ở phía Bắc Ấn Độ, có một sự kiện xảy ra làm thay đổi toàn thể thế giới, hoàng hậu MaDa, vợ của vua Tịnh Phạn trong lúc ngủ đã có một giấc mơ tuyệt diệu Bà thấy một luồng ánh sáng trắng từ bầu trời chiếu xuống thânthể mình, theo luồng ánh sáng này là một con voi chiến, thân hình trắng xoá với 6 chiếc ngà Luồng ánh sáng và con voi này cuối cùng nhập vào thân bà và bà đã thọthai
Theo phong tục Ấn Độ thời đó, người phụ nữ khi sinh phải về nhà cha mẹ ruột củamình Biết ngày sinh sắp đến, hoàng hậu MaDa cùng một số người hầu bắt đầu chuyến hồi hương Trên đường trở về, hoàng hậu trở dạ Biết mình sắp sinh con nên bà bảo mọi người dừng lại nghỉ ngơi Họ dừng chân tại vườn Lâm Tì Ni, hoàng hậu vào trong khu vườn tìm chỗ thích hợp để sinh con Truyền thuyết kể lại rằng ngay cả động vật và thực vật dường như cũng muốn giúp đỡ cho hoàng hậu trong việc sinh nở Có một nhánh cây rũ xuống, hoàng hậu đưa tay phải lên nắm lấy nó Ngay lúc ấy hoàng hậu hạ sinh thái tử Vua và hoàng hậu đã quyết định đặttên cho thái tử là Tất Đạt Đa nghĩa là người đem đến tốt lành Sau khi sinh thái tử được 7 ngày thì hoàng hậu MaDa từ trần Trước khi qua đời hoàng hậu đã dặn dò người em của mình là Ma Ha Ba Xà Ba Đề chăm sóc cho thái tử Thaí tử lớn lên trở thành một cậu trai thông minh, xinh đẹp và nhân từ Thái tử ngày càng trưởng thành, lòng nhân ái càng bộc lộ rõ, song vua cha lại buồn rầu Vua cha cùng các quan bàn với nhau là sẽ kén vợ cho thái tử Và người cuối cùng đựơc chọn chính
là công chúa Da Du Đà La, con gái của vua nước lân cận
Trang 5Thời gian trôi qua, Da Du Đà La đã hạ sinh một bé trai là La hầu La Sống trong cung điện lâu ngày Tất Đạt Đa muốn ra ngoài dạo chơi để xem cuộc sống bên ngoài như thế nào Qua những lần xuất cung, những cảnh tượng sanh, lão, bệnh, tử
đã làm cho thái tử suy nghĩ rất nhiều Và trong một lần xuất cung sau đó, thái tử gặp một tu sĩ và từ đây ngài càng muốn đi tìm con đường giải thoát mọi sự khổ đau cho con người
Vào một buổi tối thái tử cùng với người hầu của mình là Xa Nặc và con ngựa KiềnTrắc đã rời khỏi cung điện Trước khi chia tay Thái tử đã rút gươm cắt tóc trao lại cho Xa Nặc với các đồ trang sức bảo đem về cho Da Du Đà La
Thái tử tìm gặp những người tu hành lâu năm để học hỏi, nhưng những điều thu được không làm ông thoả mãn Ông rủ 5 người bạn đến vùng núi Tuyết Sơn tu khổhạnh suốt 6 năm ròng mà chẳng ích lợi gì Thấy mình đã tu sai đường, ngài liền ănuống cho lại sức rồi tìm đến một gốc cây Pipal lớn, lấy cỏ làm nệm ngồi tập trung suy nghĩ Sau một thời gian (tương truyền là 49 ngày đêm) tư tưởng ngài liền đã trở nên sáng rõ, ngài đã hiểu ra quy luật của cuộc đời, nỗi khổ của chúng sanh, thấy được điều mà bấy lâu tìm kiếm
Ngài liền đi tìm 5 người bạn đã cùng tu khổ hạnh trứơc đây để giác ngộ cho họ, rồicùng với họ trong súôt 40 năm còn lại đi khắp vùng lưu vực sông Hằng để truyền
bá những tư tưởng của mình, ngài đựơc gọi là Buddha (nghĩa là Bậc giác ngộ, phiên âm tiếng Việt là Bụt, Phật ) Cây Pipal nơi ngài đã ngồi tu luyện, được gọi làcây Bodhi (Bồ Đề) và trở thành biểu tượng cho sự giác ngộ Đức Phật qua đời năm
544 trứơc công nguyên, thọ 80 tuổi
Sau khi đức Phật tạ thế, do sự bất đồng ý kiến trong việc giải thích kinh Phật, các
đệ tử của ngài đã chia ra làm hai phái :
Phái các vị trưởng lão, gọi là Thượng Toạ (Théravada) theo xu hứơng bảo thủ, chủtrương bám sát kinh điển, giữ nghiêm giáo luật, Phật tử phải tự giác ngộ cho bản thân mình, chỉ thờ Phật Thích Ca và chỉ tu đến bậc La Hán
Số tăng chúng còn lại không chịu nghe theo, họ lập ra phái Đại Chúng
(Mahasanghika), chủ trương không cố chấp theo kinh điển, khoan dung độ lượng trong thực hiện giáo luật, thu nạp tất cả những ai muốn qui y, giác ngộ, giải thoát cho nhiều ngừơi, thờ nhiều Phật, và tu qua các bậc La Hán, Bồ Tát đến Phật
Trang 6Tại các lần đại hội thứ 3-4, phái Đại Chúng soạn ra kinh sách riêng, tự xưng là ĐạiThừa, nghĩa là Cổ xe lớn (chở được nhiều người) và gọi phái Thượng Toạ là Tiểu Thừa nghãi là cổ xe nhỏ (chở được ít ngừơi) Do danh từ Tiều Thừa ngụ ý chê bai không đúng, khiến nhiều ngừơi hiểu lầm nên tại Hội Nghị Phật giáo quốc tế họp tại Népal năm 1956, các vị lãnh đạo Phật giáo thế giới đề nghị thay danh từ Tiểu thừa bằng “Phật Giáo Nguyên Thủy” Hiện nay thì ngừơi ta đã thay Tiểu Thừa thành Nam Tông và Đại Thừa thành Bắc Tông để tránh sự kì thị và hiểu lầm.Thực chất của đạo Phật là một học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát Đức Phật từng nói : “ Ta chỉ dạy một điều : Khổ và khổ diệt ” Cốt lõi của học thuyết này là
Tứ Diệu Đế (bốn chân lý kì diệu) hay Tứ thánh đế (bốn chân lý thánh), đó là :Khổ đế là chân lý về bản chất của nỗi khổ Khổ là gì ? Đó là trạng thái buồn phiền phổ biến ở con người do sinh, lão, bệnh, tử, do mọi nguyện vọng không được thoả mãn
Nhân đế hay tập đế là chân lý về nguyên nhân của nỗi khổ Đó là do ái dục (ham muốn) và vô minh (kém sáng suốt) Dục vọng thể hiện thành hành động gọi là nghiệp (karma) , hành động xấu khiến con người phải nhận hậu quả của nó
(nghiệp báo), thành ra cứ lẩm quẩn trong vòng luân hồi không thoát ra được.Diệt đế là chân lý về cảnh giới diệt khổ Nỗi khổ sẽ được tiêu diệt khi nguyên nhângây ra khổ bị loại trừ Sự tiêu diệt khổ đau gọi là niết bàn (Nirvana, nghĩa đen là “ không ham muốn, dập tắt ”) Đó là thế giới của sự giác ngộ và giải thoát
Đạo đế là chân lý chỉ ra con đường diệt khổ Con đường diệt khổ, giải thoát và giác ngộ đòi hỏi phải rèn luyện đạo đức (giới), tư tưởng (định) và khai sáng trí tuệ (tuệ) Ba môn học này được cụ thể hoá trong khái niệm bát chánh đạo (tám nẻo đường chân chính) Đó là : chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh niệm, chánh định, chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn
Tu theo Thiền tông đòi hỏi nhiều công phu và khả năng trí tuệ
Dòng thiền thứ nhất ở Việt Nam do Tì-ni-đa-lưu-chi lập ra năm 580 ở chùa Pháp Vân (Thuận Thành, Bắc Ninh), truyền được 19 thế hệ
Trang 7Dòng thiền thứ hai do Vô Ngôn Thông (quê ở Quảng Châu) lập ra năm 820 ở chùaKiến Sơ (Phù Đổng, Bắc Ninh), truyền được 17 đời.
Dòng thiền thứ ba do nhà sư Thảo Đường (người Trung Quốc) lập ra Ông vốn là
tù binh bị bắt tại Chiêm Thành, được vua Lí Thánh Tông (1025 – 1072) giải phóng
và cho mở đạo trường tại chùa Khai Quốc (Thăng Long) năm 1069, truyền được 6 đời
Thời Trần có vua Trần Nhân Tông , sau khi rời ngôi 6 năm đã xuất gia lên tu ở núiYên Tử (Quảng Ninh) và tại đây lập ra Thiền Phái Trúc lâm Với việc lập ra phái Trúc Lâm, Trần Nhân Tông đã thống nhất các thiền phái tồn tại trứơc đó và toàn
bộ giáo hội Phật giáo về một mối
1.2.2 Tịnh Độ Tông
Chủ trương dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để cứu chúng snh thoát khổ Đó là việc hướng họ đến một cõi niết bàn cụ thể gọi là cõi Tịnh Độ (yên tĩnh, trong sáng) được hình dung như một nơi cực lạc do Đức Phật A – Di – Đà cai quản Đó còn là việc bản thân họ cần thường xuyên đi chùa lễ Phật, thường xuyên tụng niệmdanh hiệu Phật A-Di-Đà Hình dung cụ thể về Niết Bàn là để có đích mà hướng tới, cúng tượng Phật và niệm danh Phật là đẻ thường xuyên nhớ đến những lời dạycủa người mà ráng làm theo Nhờ cách tu đơn giản như vậy, Tịnh Độ Tông trở thành Phật giáo phổ biến toàn Việt Nam
1.2.3 Mật Tông.
Là phái chủ trương sử dụng những phép tu huyền bí (bí mật) như dùng linh phù, mật chú, ấn quyết…để thu hút tín đồ và mau chóng đạt đến giác ngộ và giải thoát Vào Việt Nam, Mật Tông không tồn tại độc lập như một tông phái riêng mà hòa vào dòng tín ngưỡng dân gian với những truyền thống cầu đồng, dùng pháp thuật, yểm bủa trị tà ma và chữa bệnh…
Ngôi Chùa Trong Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam:
Từ Đầu Tây Lịch Đến Thế Kỷ IX:
Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, nhiều học giả ngày nay đều phỏng định vào khoảng đầu Tây lịch Nước Việt lúc bấy giờ là Giao Châu, một trong những địa điểm mà các thương nhân hàng hải của An Độ đến miền Viễn Đông để mua các thứ gia vị, hương liệu, gỗ, trầm hương… Những nơi thờ từ được tạo lập để thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng của họ
Trung tâm Phật giáo ở Luy Lâu đã xuất hiện Những ngôi chùa nổi tiếng lúc bấy giờ là : chùa Dâu, chùa Đậu, chùa Dàn, chùa Tướng thờ các Nữ thần Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện
Trang 8Đạo Phật phát triển mạnh vào các thế kỷ V, VI, VI Mật tông, Tịnh Độ Tông, Thiền Tông đã được người dân tiếp nhận Cư dân nông nghiệp bấy giờ tin nhiều vào phép lạ thần thông của các vị sư như Ma Ha Kỳ Vực, Khâu Đà La… Đàm Hoằng, người Trung Quốc đến việt Nam vào thế kỷ thứ V, truyền bá Tịnh Độ Tông với pháp môn niệm Phật A Di Đà cầu vãng sinh, được lớp bình dân tin theo Còn Khương Tăng Hội, người mang Thiền Tông vào Việt Nam trong giai đoạn đầu cũng được các vị sư và trí thức tiếp nhận, tuy nhiên Thiền vẫn còn phôi thai.Đến năm 580, Thiền sư Tì Ni Đa Lưu Chi đến Giao Châu, trụ trì chùa Dâu, mới
mở ra Thiền phái thứ nhất ở Việt nam, truyền thừa 19 đời, đến thế kỷ XIII Thiền phái này coi trọng việc tham thiền, tu định, hoằng hoá độ sanh, có ảnh hưởng đến dân chúng mộ đạo
Vị Thiền sư kế tiếp có ảnh hưởng rộng lớn trong dân chúng là Pháp Hiền Ngài tu
ở chùa Chúng Thiện, dạy dỗ, giáo hoá tăng chúng có hơn 300 người Cũng vào thế
kỷ VI, chùa Khai Quốc đựơc vua Lý Nam Đế ( 541 – 547 ) cho xây dựng sau khi giành lại nền độc lập cho đất nứơc
Năm 820, Thiền sư Vô Ngôn Thông, người Trung Quốc, sang ở chùa Kiến Sơ, lập
ra thiền phái thứ hai ở Việt Nam Thiền phái Vô Ngôn Thông truyền thừa 15 đời, đến thế kỷ XIII Tư tưởng Thiền học của Vô Ngôn Thông là thiền đến ngộ và vô đắc của phương Nam Trung Quốc Thiền có khuynh hướng biệt truyền, chú trọng đến ngộ tâm địa Nhưng khi truyền vào Việt Nam, thiền phái này không quá thiên
về bí hiểm, trầm tư mặc tưởng, mà rất gần gũi với đời sống xã hội, hoà mình vào tinh thần tập thể
1.3.2 Từ Thế Kỷ X Đến Thế Kỷ XIX
Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập và pháttriển Trong buổi đầu của nhà nước phong kiến tự chủ, đạo Phật phát triển mạnh Đây là thời kỳ hoàng kim của Phật giáo trong lịch sử dân tộc Những trung tâm phật giáo như Luy Lâu, Kiến sơ có ảnh hưởng toàn vùng Nhiều chùa mới đựơc tạo lập Một số trung âtm Phật giáo mới xuất hiện, đó là : trung tâm Đại La (từ thời
Lý là Thăng Long) và trung tâm Hoa Lư trong dãy núi đá vôi Trường yên tỉnh Ninh Bình
Trang 9Ơ thời Lý (1010 – 1225), Nho giáo phát triển, còn Phật giáo thì đạt đến độ cực thịnh Các vua Lý đều tôn sùng đạo phật Vua Lý Thái Tổ thuộc thế hệ thứ 7 của thiền phái Vô NgônThông Nhiều nhà sư xuất thân từ tầng lớp quý tộc, như thiền
sư Viên Chiếu (999 – 1090), thiền sư Mãn Giác (1052 – 1096), Ni sư Diệu Nhân (1042 – 1113) … Một số nhà sư được phong làm quốc sư như Thiền sư Viên Thông (1080 – 1151), thiền sư Minh Không 1099 – 1174).trong thời kỳ này, thiền
sư Thảo Đường ở chùa Khai Quốc lập thiền phái Thảo Đường Vua Lý Thánh Tông, Thiền sư Bát Nhã, thiền sư Không Lộ, vua Lý Anh Tông, vua Lý Cao Tông
… đều thuộc thiền phái này
Các danh lam thời Lý phần lớn do nhà vua hay các quan cho xây dựng Vị vua nhà
Lý nào cũng có xây chùa dựng tháp Năm 1010, vừa dời đô về Thăng Long, vua
Lý Thái Tổ đã cho dựng các chùa ở trong và ngoài kinh thành Vua Lý Thái Tông lên ngôi năm 1031, cho dựng 150 chùa thờ Phật và quán Đạo giáo Năm 1049 vua cho dựng chùa Diên Hựu ở Thăng Long Vua Lý Thánh Tông cho xây chùa Sùng Khánh Báo Thiên , chùa Thiên Phúc, tháp Báo Thiên, tháp Tường Long, chùa Sùng Nghiêm Báo Đức, chùa Nhị Thiên Vương… Dươi đời Lý Nhân Tông nhiều chùa tháp lớn được xây dựng
Các vua nhà Lý đời sau cũng cho xây dựng và trùng tu nhiều chùa tháp Ngoài ra
có rất nhiều chuà tháp được xây dựng ở nhiều địa phương trong nước như chùa Linh Xứng (Thanh Hoá) được thái uý Lý Thường Kiệt cho xây năm 1126, chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh (Thanh Hoá) xây năm 1117, chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (Tuyên Quang) xây năm 1107, chùa Tự Già Báo Ân (Vĩnh Phú) xây năm 1209…Bấy giờ cũng đã có Ni viện, như Ni viện Hương Hải ở Phù Đổng (ngoại thành Hà Nội ngày nay)
Vào thời Ly, mỗi làng có một hoặc vài ngôi chùa Chùa nhiều nên tăng, ni phải đông Các vua đã nhiều lần xuống chiếu độ dân làm tăng Các chùa thường có nhiều ruộng đất do vua ban hoặc do giới quý tộc cúng để có điều kiện phát triển, hoằng pháp và nuôi tăng, ni Chùa được chia làm ba loại : đại danh lam, trung danh lam, tiểu danh lam
Đến thời Trần, Phật giáo tiếp tục phát triển rực rỡ trong sự dung hợp với Nho giáo.Các thiền phái Tì Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường vẫn phát triển cho đến lúc vua Trần Nhân Tông xuất gia năm 1299, lấy pháp hiệu là Trúc Lâm Đại Sĩ, lập ra thiền phái Trúc lâm – Yên tử, thống nhất tổ chức Phật giáo trong cả nứơc
Đặc điểm của Phật giáo đời Trần là tinh thần độc lập, tự cường, tinh thần nhập thế hành động, tinh thần phóng khoáng tự do Quan điểm của Trúc lâm Đại Sĩ là Phật tức tâm, chẳng cần tìm cầu Phật bên ngoài
Trang 10Các vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông vừa có kiến thức thế học vững chắc lại có trình độ Phật học uyên thâm Các vị đã dùng đạo Phật để phục vụ cho mục đích chính trị, đó là một nền chính trị nhân bản, lấy con người làm trung tâm.
Các ngôi chùa nổi tiếng đời Trần là chùa Phổ Minh được xây năm 1262 ở phủ Thiên Trường (ngoại thành Nam Định ngày nay), chùa Quỳnh Lâm ở Đông Triều (Quảng Ninh), chùa Vĩnh Nghiêm ở Lạng Giang (Bắc Giang) và các chùa tháp ở Yên Tử (Quảng Ninh)
Nhiều chùa tháp đã được xây dựng trong thời thiền sư Pháp Loa đứng đầu giáo hội Năm 1308, Trúc Lâm Đại Sĩ viên tịch, thiền sư Pháp Loa nối pháp, trụ trì ở chùa Siêu Loại Phật giáo đã phát triển rất mạnh Chùa Vĩnh Nghiêm ở Lạng Giang được chọn làm trụ sở trung ương của gíao hội Phật giáo Trúc Lâm, lưu giữ
hồ sơ tăng ni cả nước Đến năm 1329 số tăng ni xuất gia trên 15000 vị Các tự việnđược kiểm kê ghi vào sổ bộ Ngài đã xây dựng hai khu chùa lớn là Báo An và Quỳnh Lâm, 5 ngọn tháp va 200 tăng đường
Thiền sư Pháp Loa đã khai sơn các thắng cảnh ở Côn Sơn và Thanh Mai Sơn Ngài lại lo việc thiếc kế việc thờ tự trong chùa Đựơc sự ủng hộ tích cực của giới quý tộc đương thời, ngoài việc dựng chùa, Ngài đã cho đúc hơn 1300 pho tượng đồng lớn nhỏ, đắp hơn 100 pho tượng đất Đặc biệt là Ngài cho đúc pho tượng Phật Di Lặc lớn ở chùa Quỳnh Lâm năm 1327 Pháp Loa còn cho mở các hội giảng kinh, ấn loát các tài liệu Phật giáo, nhất là việc tiếp tục in kinh Đại Tạng vàonăm 1311 Ngài là vị tổ sư thứ hai trong Trúc Lâm Tam Tổ
Nối tiếp thiền sư Pháp Loa là thiền sư Huyền Quang Ông đã làm quan 30 năm (1275 – 1305) rồi mới xuất gia, trụ trì chùa Vân yên (núi Yên Tử quảng Ninh) sau
về trụ trì chùa Côn Sơn (Hải Dương) Ngài là vị tổ sư thứ ba trong Trúc Lâm Tam Tổ
Kể từ vua Trần Anh Tông về sau, Phật giáo bị pha lẫn phần nào Đạo giáo Nho giáo tạo được nhiều thế lực Năm 1381 đời vua Phế Đế, triều đình sắc thiền sư ĐạiNam thống suất tăng chúng trong nước đi đánh giặc Chiêm Đến cuối thế kỷ XIV,
ở thời Hồ, Hố Quý Ly bắt các tăng sĩ dưới 40 tuổi phải hoàn tục, Phật giáo bước vào giai đoạn suy yếu
1.3.3 Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII
Sau khi nghĩa quân Lê Lợi thắng quân Minh, triều Lê Sơ (1428 – 1527) được thiết lập Phật giáo ở thời kỳ này không còn khởi sắc như trước nữa Một phần do thiết chế và quy định thi cử chặt chẽ của triều đình, thêm vào đó, chùa chiền bị hư hỏngnhiều qua chiến tranh
Trang 11Tình hình này kéo dài một thời gian Đến khi xảy ra cuộc chiến tranh Lê – Mạc rồiphân tranh Trịnh – Nguyễn, các chúa tỏ ra hâm mộ đạo Phật, Phật giáo có cơ phụchưng Ngoài Thiền phái Trúc lâm, có thêm mấy phái thiền và thiền sư danh tiếng.
Ơ đàng ngoài: chúa Trịnh đã cho tu bổ nhiều ngôi chùa và tạo lập nhiều chùa mới với quy mô lớn Năm 1648, chúa Trịnh Tráng lập chùa Phúc Long ở làng Lãng Ngâm, năm 1727 chúa Trịnh Cương lập chùa Thiền Tây ở làng Sơn Đình, năm
1730 chúa Trịnh Giang trùng tu chùa Quỳnh Lâm, chùa Sùng Nghiêm Phật giáo thời kỳ này còn được phát triển qua sự du nhập và truyền bá của các phái thiền Lâm Tế và Tào Động từ Trung Quốc cùng phái Thiền Liên Tôn ở Việt Nam.Năm 1630, thiền sư Chuyết Chuyết (1590 – 1644) cùng đệ tử dùng thuyền qua Việt Nam, đến Chân Lạp rồi Chiêm Thành Sau Ngài ra đàng ngoài, hoằng hoá tại chùa Thiên Trượng (Nghệ An) và chùa Trạch Lâm (Thanh Hoá) Năm 1633, Thiền
sư ra ở chùa Khán Sơn (Thăng Long) rồi về chùa Phật Tích (Bắc Ninh) Ngài đượcchúa Trịnh Tráng hâm mộ Thiền sư có hai đệ tử xuất sắc là Minh Hành (người Hoa) và Minh Lương (người Việt) Đệ tử của thềin sư Minh Lương là thiền sư Chân Nguyên (1647 – 1726) truyền xuống Như Trừng – Lân Giác tức Vương côngTrịnh Thập Thiền sư Như Trừng – Lân Giác là khai tổ chi phái thiền Liên tôn ở chùa Liên Phái (Hà Nội)
Thiền sư Thuỷ Nguyệt (1634 – 1704) người Thái Bình đến Trung Quốc cầu đạo Thiền sư Nhất Cú – Tri Giáo và du nhập Thiền phái Tào Động vào Việt Nam năm
1667 chùa Hoè Nhai (Hà Nội) là ngôi tổ đình của thiền phái này
Ơ thế kỷ XVIII, có hai ngôi chùa đặc sắc về kiến trúc và điêu khắc là chùa Kim Liên (Hà Nội) và chùa Tây Phương (Hà Tây) Công việc xây dựng và trùng tu chùa vẫn được các chúa Trịnh quan tâm Đến giữa thế kỷ XVIII, việc xây dựng này có bị dừng lại do phong trào nông dân nổi dậy lan rộng khắp nơi
Ơ Đàng Trong, ngay từ thế kỷ XIII, XIV đã có nhiều ngôi chùa Khmer trên đất Nam Bộ hiện nay, như các chùa Samrông Ek, chùa Ông Mek ở Trà Vinh, chùa Vũng Liêm ở Vĩnh Long…
Chămpa đã có thời chịu ảnh hưởng phật giáo Các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu vếtmột tự viện và tượng phật bằng đồng ở Đồng Dương thế kỷ IX, X nhưng Phật giáokhông duy trì lâu ở đây
Xứ Đàng Trong: từ khi chúa nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hoá Trong hơn
200 năm các chúa Nguyễn hết lòng sùng mộ đạo Phật Nhiều chùa chiền đã được xây dựng ở vùng đất mới Năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng cho trùng tu chùa Thiên Mụ trên đồi Hà Khê (Huế) Sau đó chúa cho dựng chùa Sùng Hoá (Phú vang), chùa Bảo Châu (Quảng Nam), chùa Kính Thiên (Quảng Bình)
Trang 12Ơ thế kỷ XVII, nhiều vị thiền sư từ Trung Quốc đem hai thiền phái Lâm tế và Tào Động truyền vào Đàng Trong làm Phật giáo ở đây thêm khởi sắc Hai thiền sư nổi tiếng của phái thiền Lâm Tế là Thiền Sư Nguyên Thiều (1649 – 1729) người Trung Quốc và tiền sư Liễu Quán (? – 1742) người Phú Yên, Việt Nam
Vào cuối thế kỷ XVIII, khi triều đại Tây Sơn được thành lập, Phật giáo vẫn tiếp tục phát triển
Nhiều thiền sư trong thời kỳ này đã có công truyền bá rộng rãi đạo phật Một số thiền sư được nhà vua phong Tăng cang và cấp giới đao độ điệp Một số thiền sư khác nhờ giới đức, kiến thức giáo lý, xây dựng, tổ chức giáo phái đã có ảnh
hưởng, uy tín trong tăng ni và quần chúng
Các nhà thơ lớn xuất thân từ Nho học cũng không khỏi không chịu ảnh hương của Phật giáo Ông Nguyễn Gia Thiều với Cung Oán Ngâm Khúc nói đến nỗi đau khổ ,vô thường trong cuộc đời Anh hưởng bởi đức từ bi của phật giáo, Nguyễn
Du đã đựa vào giáo lý nha Phật để viết Văn tế thập loại chúng sanh Còn Nguyễn công Trứ với bài Vịnh Phật, vừa theo Nho lại vừa tin Phật Nhà thơ Chu Mạnh Trinh đến với cảnh chùa qua bài thơ Phong cảnh Hương Sơn
1.3.5 Từ Năm 1920 Đến Nay
Ơ miền Bắc, Tổng hội Phật giáo ra đời năm 1934, đặt trụ sở tại chùa Quán Sứ, xuất bản tạp chí Đuốc Tuệ Ơ miền Trung, Hội An Nam Phật học cũng ra mắt và đặt trụ sở taị chùa Từ Đàm, xuất bản tạp chí Viên An ( 1934 ) mở Phật học đường báo Quốc và Kim Sơn, Phật học đường Trúc Lâm và Tây Thiên Ơ Bình Định có hội phật học Bình Định Ơ Đà Nẵng có Hội Phật học Đà Thành, ra tạp chí Tam Bảo
Ơ miền Nam, hội Lục Hoà được thành lập từ năm 1920 để vận động phong trào chấn hưng Phật giáo Năm 1931 Hội nghiên cứu Phật học Nam Kỳ ra đời, đặt trụ
sở tại chùa Linh Sơn, xuất bản tạp chí Từ Bi âm ( 1932 ) Năm 1934 hội phật học lưỡng Xuyên ra đời, xuất bản tạp chí Duy Tâm Phật Học và mở Phật học đường Lưỡng Xuyên
Trang 1350 năm của Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo ( 1920 – 1970 ) đã có những kết quả sâu rộng Đội ngũ tăng, ni được huấn luyện qua nhiều trường lớp và phát triển
ở các tỉnh, thành phố Chùa chiền được xây dựng khắp nơi, nhất là hệ thống chùa phật học ở các thành thị
Bên cạnh đó, có nhiều hệ phái, tông phái Phật giáo mới ra đời như giáo phái Khất
sĩ Việt Nam, Thiên Thai giáo quán tông…một yêu cầu thống nhất Phật giáo được đặt ra Năm 1951, giáo hội Tăng Già toàn quốc được thành lập, đặt trụ sở tại chùa Quán Sứ, hoà thượng Tuệ Tạng làm thượng thủ Tổng hội Phật Giáo Việt Nam được thành lập tại huế, đặt trụ sở chùa Từ Đàm, hội chủ là Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết Đến năm 1963 một đại hội phật giáo được tổ chức tại chuà Xá Lợi thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ( ở miền Nam)
Đến tháng 11 năm 1981, một hội nghị 165 đại biểu của 9 tổ chức giáo hội, hệ phái
cả nứơc đã họp tại chùa Quán Sứ thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
1.4 Kiến Trúc Ngôi Chùa Việt Nam Ngày Nay
Qua ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu thì không có một kiểu mẫu nào cho ngôi chùa Việt Nam cả Mỗi thời đại, ngôi chùa có một số đặc điểm kiến trúc riêng Mỗi địa phương cũng tuỳ theo những điều kiện địa lý mà có kiểu kiến trúc phù hợp Các hệ phái Phật giáo cũng có những kiến trúc khác nhau
1.4.1 Chùa Bắc Tông
Nét chung nhất trong kiến trúc ngôi chùa đi từ ngoài vào là : cổng chùa, sân chùa, tháp, gác chuông, nhà bia, vườn hoa, ngôi chánh điện, nhà thờ tổ, sân thiên tĩnh, nhà tăng, nhà khách, nhà trai, nhà giảng, tuệ tĩnh đường, nhà bếp, khu tháp mộ…Cổng chùa là ranh giới giữa cõi đời và cõi đạo Cổng có 3 cửa gọi là Tam quan ( tam quán ) nghĩa là ba mối, ba chỗ quán tưởng , gồm có:
- Không quán ( quan ) : xét ra sự vật đều không có thật tánh, thật tướng, mọi pháp vốn không
- Giả quán ( quan ) : xét rằng vạn vật, chư pháp đều biến hoá khôn lường, đều là giả tam cả
- Trung quán ( quan ) : phải quán cho đắc lẽ trung đạo, không phải không, không phải giả Đó là chỗ trọng yếu của đạo Phật