Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 13 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
13
Dung lượng
340 KB
Nội dung
Giáo án Ngữ văn 7 TUẦN 15: Tiết 57 – Văn học: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM - Thạch Lam - I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: - Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc. - Thấy và chỉ ra được sự tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc trong lối văn tùy bút của Thạch Lam. - Thái độ yêu quý những nét đẹp văn hoá của dân tộc. II/ CHUẨN BỊ: bảng phụ. III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ “ Tiếng gà trưa “ Từ Tiếng gà trưa, hình ảnh người bà hiện lên trong kí ức của cháu về những gì? - Qua bài thơ, tình cảm bà cháu được thể hiện như thế nào? 3/ Tiến trình tổ chức bài mới: a.Giới thiệu bài: Chúng ta đã từng nghe thức quà nổi tiếng của Hà Nội đó là Cốm làng Vòng. Cốm làng Vòng là một thứ quà thanh nhã, tinh khiết, là một nét đẹp văn hoá của con người kinh kì xưa nay. Để các em hiểu được phần nào vẻ đẹp đó, mới chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. b. Tổ chức các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ GHI BẢNG Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc – hiểu chú thích: ?/ Nêu hiểu biết của em về tác giả Thạch Lam? - GV giới thiệu về thể tùy bút và tác phẩm được tìm hiểu. - Chốt: Tuỳ bút là thể văn đậm chất chủ quan, chất trữ tình đồng thời cũng thường có các yếu tố nghị luận, suy tư, triết lí. Văn tuỳ bút thường giàu tính biểu cảm, gần với thơ. - H/dẫn HS đọc VB: đọc lưu loát, giọng nhẹ nhàng, diễn cảm, thủ thỉ, tâm tình, thể hiện được cảm xúc suy tư của t/giả trước thứ quà là cốm; chú ý chất giọng ở những từ ngữ miêu tả. ?/ Hãy giải nghĩa từ: "thảo mộc", thanh nhã"? ?/ Theo em, bài tuỳ bút này nói về cái gì? ?/ Nói về cốm, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức biểu đạt nào là chủ yếu? ?/ Căn cứ vào cảm xúc của tác giả, văn bản có thể chia làm mấy phần? Cho biết giới hạn và - Nêu vài nét về tác giả. - Nghe. - Đọc. - Giải thích: Thảo mộc: (thảo: cỏ, mộc: cây thân gỗ) Thảo mộc chỉ chung các loại thực vật; Thanh nhã: thanh tao và nhã nhặn, có tính chất lịch sự và giản dị. - Bài tuỳ bút nói về cốm - Một thứ quà làm từ lúa non. - Các PTBĐ như: kể, tả, nhận xét, bình luận, nhưng nổi bật vẫn là yếu tố trữ tình (tức biểu cảm) tác giả đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc thông qua các yếu tố tự sự, miêu tả, nghị luận. I/ Đọc – hiểu chú thích: - Thể loại: Tùy bút. - PTBĐ: Biểu cảm. Gia ́o viên: Hoàng Thị Thanh Thảo Trang 130 Trường PT DT NT Nam Giang, Quảng Nam. ĐT: 016.84.84.74.25 Email: Ca_bong_1703@Yahoo.com.Vn Ngày soạn: Ngày dạy: Ngày soạn: Ngày dạy: Giáo án Ngữ văn 7 nội dung của từng phần? - Bố cục: 3 phần. Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản: - Yêu cầu HS chú ý phần 1 của VB, chắc lại nội dung chính của P1? ?/ Chỉ rõ nội dung mỗi đoạn trong P1? ?/ Cội nguồn của Cốm là gì? Điều đó đã được gợi tả qua những câu văn nào? ?/ Trong những lời thơ trên, tác giả dùng cảm giác và tưởng tượng để miêu tả cội nguồn của Cốm. Hãy nêu tác dụng của cách miêu tả này? ?/ Lời văn giàu hình ảnh được tạo bằng cảm giác và tưởng tượng, điệu văn nhẹ nhàng, êm ái được ngắt nhịp bởi nhiều dấu phẩy. Những điều đó khiến cho đoạn văn này gẫn gũi với thể loại văn học nào mà em đac học? - GV: Trong đoạn văn tác giả đã huy động nhiều cảm giác để cảm nhận về đối tượng, đặc biệt là khứu giác để nhận ra hương thơm thanh khiết của cánh đồng lúa, của lá sen và lúa non. Dần thể hiện cái cội nguồn của cốm (sự hình thành của hạt lúa non - nguyên liệu để tạo nên cốm): lúc đầu là một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Về sau được nắng thu làm cho giọt sữa dần dần đông lại. Để từ hạt lúa non thành hạt cốm dẻo thơm, xanh biếc còn cần đến công sức và sự khéo léo của con người. Chính vì vậy, ngay sau đó tác giả đã đưa ta đến với cốm làng Vòng - nơi có nghề làm cốm nổi tiếng nhất trong đoạn văn thứ hai của văn bản. - Yêu cầu HS chú ý đoạn 2. ?/ Những chi tiết nào trong đoạn văn kể về cốm làng Vòng? ?/ Cho biết khi nói về nghề làm cốm, tác giả có đi sâu tả cách thức, kĩ thuật làm cốm hay không? Ông tập trung quan sát và miêu tả cái gì? Vì sao? ?/ Vậy, em có suy nghĩ gì về sự hình thành hạt cốm? - Chú ý phần 1; Nội dung: Sự hình thành của Cốm. - Cội nguồn của Cốm & nơi Cốm nổi tiếng. - Dựa vào văn bản, trả lời. - Tác dụng: vừa gợi hình vừa gợi cảm, vừa khêu gợi cảm xúc của người đọc. - Gần với thơ. - Nghe. - Chú ý đoạn 2. - […] Một loạt cách chế biến, những cách thức làm truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật, trân trọng và khe khắt, giữ gìn[ ] Cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng. - Tác giả không đi sâu tả, kể tỉ mỉ kĩ thuật hay công việc làm cốm như thế nào mà chỉ nói qua một cách khái quát và ca ngợi. Nhà văn dừng lại tả hình ảnh cô hàng cốm xinh xinh, gọn ghẽ, đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như cái thuyền rồng vừa vẽ ra nét đẹp duyên dáng của cô gái ngoại thành vừa nhấn vào cái độc đáo, cổ truyền của một lại dụng cụ đồ nghề của người làm cốm, bán cốm từng cần mẫn và duyên dáng dạo khắp phố phường Thủ đô. - Hạt cốm chính là một sản phẩm tinh tuý của thiên nhiên đất trời. Làm cốm là cả một nghệ thuật cần đến công sức và sự khéo léo, cần mẫn của con người. II/ Đọc – hiểu văn bản: 1. Sự hình thành của Cốm: Hạt cốm được hình thành từ tinh tuý của thiên nhiên đất trời và sự khéo léo, cần mẫn của con người. Gia ́o viên: Hoàng Thị Thanh Thảo Trang 131 Trường PT DT NT Nam Giang, Quảng Nam. ĐT: 016.84.84.74.25 Email: Ca_bong_1703@Yahoo.com.Vn Giáo án Ngữ văn 7 - Y/cầu chú ý P2. ?/ Tìm những chi tiết nói về giá trị của cốm? ?/ Em có n.xét gì về nhận định của tác giả trong câu văn thứ nhất? ?/ Qua lời nhận xét đó, gợi cho em cách hiểu mới mẻ nào về cốm? ?/ Ngoài ra cốm còn được dùng để “làm quà sêu tết”. Em hiểu “sêu tết” là gì? ?/ Sự hoà hợp tương xứng của hai thứ hồng - cốm đã được phân tích trên trên những phương diện nào? Bằng những biện pháp nghệ thuật gì? ?/ Theo em, tại sao nhân dân ta lại dùng cốm làm đồ sêu tết? ?/ Tác giả viết để trong dấu ngoặc đơn ở cuối đoạn văn “thật đáng tiếc khi chúng ta thấy ”. Em hiểu ý của tác giả trong đoạn này là gì? - Chú ý P2. - Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam; […] Cốm để làm quà sêu tết. Hồng cốm tốt đôi…màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già, một thứ thanh đạm một thứ ngọt sắc.” - Câu văn là một lời nhận xét khái quát, là lời ca ngợi chân thực rất sâu sắc, thấm thía những giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm (Cốm là thức quà riêng của đất nước thức dâng của những cánh đồng lúa mang hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của cánh đồng quê Việt Nam). - Lời nhận xét của tác giả cho ta thấy: giá trị tinh thần của cốm, bởi: Cốm là quà tặng của đồng quê cho con người; Cốm là đặc sản của dân tộc. Cốm là thức quà thiêng liêng của quê hương. - Sêu tết là nhà trai đưa lễ vật đến nhà gái trong dịp lễ, tết, khi chưa cưới để hai bên gần gũi, thân thiết nhau hơn, và cũng để thể hiện sự tôn trọng nhà gái của nhà trai. - Tác giả đã phân tích sự hoà hợp tương xứng của hồng và cốm trên hai phương diện: màu sắc và hương vị; Sử dụng các yếu tố miêu tả, so sánh với những từ ngữ, chi tiết rất chọn lọc: + Các tính từ miêu tả chỉ màu sắc, đó là màu xanh tươi của cốm, màu đỏ thắm của hồng. + Đặc biệt cái màu sắc ấy được tác giả so sánh với hai màu sắc của hai loại đá quý, đó là: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già; rồi so sánh cả về hương vị thanh đạm và ngọt sắc của món quà tốt đôi, đó là: một thứ thanh đạm là cốm một thứ ngọt sắc là hồng, hoà quyện vào nhau tạo nên một hương vị riêng biệt lâu bền. => Cách so sánh này đã làm cho hai sản vật trở nên cao quý và có sự hoà hợp về hương vị. - Việc dùng cốm làm lễ vật sêu tết thật thích hợp và có ý vị sâu xa, bởi cốm là thức dâng của đất trời, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà của đồng quê nội cỏ, nó rất thích hợp với lễ nghi của một xứ sở nông nghiệp lúa nước như ở nước ta. - Trong đoạn văn này tác giả đã bình luận, phê phán 2. Giá trị của Cốm: Cốm là sản phẩm nông nghiệp chứa đựng giá trị văn hoá gắn liền với phong tục sêu tết của nhân dân ta. Gia ́o viên: Hoàng Thị Thanh Thảo Trang 132 Trường PT DT NT Nam Giang, Quảng Nam. ĐT: 016.84.84.74.25 Email: Ca_bong_1703@Yahoo.com.Vn Giáo án Ngữ văn 7 ?/ Qua phân tích em thấy giá trị của cốm như thế nào? - Nhận xét, rút ý thói chuộng ngoại, bắt chước người ngoài của những kẻ mới giàu có vô học, không biết thưởng thức và trân trọng những sản vật truyền thống dân tộc. - Trình bày. - Yêu cầu chú ý P3. ?/ Tìm những câu văn nói về cách thưởng thức cốm? ?/ T/giả đã thể hiện cách thưởng thức cốm bằng những giác quan nào? ?/ Cách dùng từ diễn đạt của t/giả có gì đáng chú ý? ?/ Tại sao theo Thạch Lam, ăn cốm phải ăn từ từ? Em có n.xét gì về cách nhìn và thái độ của tác giả trong việc thưởng thức cốm? ?/ Từ thái độ của bản thân về sự thưởng thức một món quà bình dị của quê hương, t/giả đã đưa ra lời đề nghị ntn? ?/ Nêu suy nghĩ của em về lời đề nghị của t/giả khi thưởng thức cốm? - GV: Không chỉ với cốm Hà Nội, trên đất nước ta, mỗi nơi, mỗi vùng, mỗi dân tộc đều có những đặc sản riêng, mang những nét văn hoá, phong tục tập quán riêng. ?/ Vậy ẩm thực, ở địa phương em có vẻ đẹp đặc sắc nào? Em hãy kể một trong những nét đẹp đặc sắc đó? - Địa phương chúng ta có rất nhiều phong tục mang vẻ đẹp bản sắc văn hoá riêng: Trong ẩm thực, - Chú ý P3. - “…ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của các loài thảo mộc.” - T/giả đã thể hiện cách thưởng thức cốm bằng ấn tượng từ nhiều giác quan, đó là: Khứu giác (mùi thơm phức của lúa), xúc giác (chất ngọt của cốm), thị giác trong màu xanh của cốm); từ ngữ chau chuốt, chọn lọc tinh tế, câu văn giầu hình ảnh với những động từ, tính từ giàu sức gợi cảm: TT: thong thả, thơm phức, xanh, tươi mát, ngọt, dịu dàng thanh đạm; ĐT: ngẫm nghĩ, thấy thu lại. - Giọng điệu tâm tình, thủ thỉ, tha thiết, trình bày những t/cảm, s/nghĩ của mình trước việc thưởng thức cốm và thái độ nâng niu, trân trọng cốm. - Bởi, theo tác giả, ăn cốm chính là sự thưởng thức nhiều giá trị được kết tinh ở cốm (thiên nhiên, trời đất, công sức của con người, ) ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ mới cảm nhận hết được hương vị dịu ngọt, quyến rũ chất chứa trong cốm; - Tác giả đã có một cách nhìn thấu đáo, một thái độ trân trọng nét đẹp văn hoá khi nói về sự thưởng thức một món quà bình dị như cốm. Đó cũng chính là cái nhìn văn hoá trong ẩm thực. - Hỡi các bà [ ] chớ có thọc tay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve. Phải nên kính trọng [ ]. - Bằng một loạt từ có ý nghĩa cầu khiến: hãy, chớ, phải, nên, nhà văn đã nhắc mọi người có những cử chỉ thanh nhã khi thưởng thức cốm (không nên thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên đó mà phải nhẹ nhàng nâng đỡ). Ngoài ra còn phải biết thưởng thức cốm như một nghi lễ 3. Bàn về sự thưởng thức Cốm: Ăn cốm là sự thưởng thức giá trị được kết tinh từ cái lộc của thiên nhiên, của con người. Gia ́o viên: Hoàng Thị Thanh Thảo Trang 133 Trường PT DT NT Nam Giang, Quảng Nam. ĐT: 016.84.84.74.25 Email: Ca_bong_1703@Yahoo.com.Vn Giáo án Ngữ văn 7 trong lễ hội, trong cưới xin, và còn rất nhiều phương diện khác nữa. Là những người con của dân tộc, chúng ta cần phải biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hoá đó. Góp phần giữ gìn và phát huy tr/thống tốt đẹp của dân tộc. thiêng liêng, phải biết quí trọng cái lộc của trời, cái khéo léo của người và sự cố sức tiềm tàng, nhẫn nại của thần lúa. Như vậy, thưởng thức cốm được xem như là một nghệ thuật văn hoá ẩm thực tao nhã của con người người đất kinh kì. Bởi ăn cốm là sự thưởng thức giá trị được kết tinh từ cái lộc của thiên nhiên, của con người. Đây cũng là một nét đẹp văn hoá người kinh kì. - Liệt kê một số nét đẹp văn hoá dân tộc được thể hiện trong ẩm thực: uống rượu cần, cơm lam, chà rá, bánh sừng trâu, … Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết, luyện tập: ?/ Khái quát những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? ?/ Tìm thêm thơ, văn nói về Cốm? - Trả lời theo ghi nhớ. - "Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới." (Nguyễn Đình Thi) "Bên kia sông Đuống Quê hương ta lúa nếp thơm nồng." (Hoàng Cầm) III/ Tổng kết: IV/ Luyện tập: 4/ Củng cố: Đọc ghi nhớ SGK. 5/ Dặn dò: - Học bài, chọn 1 đoạn để học thuộc. - Tiết sau học Làm văn: Trả bài viết số 3. PHẦN BỔ SUNG …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… Gia ́o viên: Hoàng Thị Thanh Thảo Trang 134 Trường PT DT NT Nam Giang, Quảng Nam. ĐT: 016.84.84.74.25 Email: Ca_bong_1703@Yahoo.com.Vn Giáo án Ngữ văn 7 TUẦN 15 Tiết 58 – Làm văn: TRẢ BÀI VIẾT SỐ 3 I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: - Thấy được năng lực của mình trong việc làm văn biểu cảm về một con người. - Tự đánh giá được ưu khuyết điểm của bài viết về văn biểu cảm của mình để chữa lại những chỗ chưa đạt; Củng cố kiến thức về văn biểu cảm. - Có ý thức và biết cách sửa chữa lỗi hành văn. II/ CHUẨN BỊ: Bài trả cho HS III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ : Tiến hành trong quá trình trả bài. 3/ Tiến trình tổ chức bài mới: a.Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp. b. Tổ chức các hoạt động: HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ GHI BẢNG Hoạt động 1: Lời dẫn và đọc kiểm tra: - Giới thiệu đề bài. - Nhấn mạnh: Muốn viết VBBC tốt phải thành thạo về văn tự sự, miêu tả. - Đọc 1 bài làm của HS và cho HS nhận xét về bài viết ấy. - Nghe và học tập. - Nghe và nhận xét một bài viết. I.Đề bài: Cảm nghĩ về người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, bạn, thầy, cô giáo, ). Hoạt động 2: Hướng dẫn sửa lỗi về kiểu bài: - Yêu cầu HS thảo luận về bài viết GV vừa đọc. ?/ PTBĐ có phù hợp không? ?/ Có đúng lời văn của bạn không? ?/ Có sáng tạo không? - Kết luận bằng cách chốt lại những - HS thảo luận về 1 bài viết. - Xác định - Nghe. II. Sửa lỗi: - Thể loại: biểu cảm. - Nội dung: người thân. - Cách viết : sáng tạo. * Kiểu văn bản biểu cảm với mục đích phát biểu cảm nghĩ về Gia ́o viên: Hoàng Thị Thanh Thảo Trang 135 Trường PT DT NT Nam Giang, Quảng Nam. ĐT: 016.84.84.74.25 Email: Ca_bong_1703@Yahoo.com.Vn Ngày soạn: Ngày dạy: Ngày soạn: Ngày dạy: Giáo án Ngữ văn 7 kiến thức cơ bản về văn biểu cảm. người thân của em. Hoạt động 3: Đọc, so sánh và nhận xét: - Chỉ định HS đọc 1 bài viết khá nhất và 1 bài viết có nhiều sai sót để nhận xét ưu, khuyết điểm của mỗi bài viết. - Chốt lại những kiến thức cơ bản về văn biểu cảm. - Đọc 2 bài viết (2 HS). - Nhận xét ưu, khuyết điểm từng bài. III.Đọc bài, so sánh, nhận xét: - Đọc bài khá và 1 bài yếu. - Rút ra ưu, khuyết. * TS, MT có vai trò rất lớn trong BC. Hoạt động 4: Trả bài, đọc, trao đổi, rút kinh nghiệm: - Trả bài cho HS, HS đổi bài cho nhau, đọc bài của nhau, cùng sửa chữa các lỗi cho nhau. - Nghe. - Trao đổi, đọc bài, sửa chữa lỗi. IV. Trả bài, rút kinh nghiệm: (HS tự làm) Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập ở nhà: 1. Yêu cầu HS tự sửa lỗi trong bài viết 2. Chọn và viết thành một bài VBC về về một tác phẩm văn học. - Về nhà: Tự sửa lỗi trong bài làm, viết bài. II. Luyện tập ở nhà: (HS tự làm theo hướng dẫn) 4/ Củng cố: Viết một bài văn biểu cảm cần đảm bảo yêu cầu gì? 5/ Dặn dò: Về nhà thực hiện theo hoạt động 5; Chuẩn bị Tiếng Việt: Chơi chữ. TUẦN 15: Tiết 59 – Tiếng Việt: CHƠI CHỮ I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: - Hiểu được thế nào là chơi chữ. Hiểu được một số lối chơi chữ thường dùng. - Bước đầu cảm thụ được cái hay của phép chơi chữ. - Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng đúng, hay lối chơi chữ. II/ CHUẨN BỊ: Bảng phụ. III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: -Thế nào là điệp ngữ? Xác định ĐN trong 2 khổ thơ đầu và cuối của bài Tiếng gà trưa. Nêu các dạng điệp ngữ? Làm bài tập 4. 3/ Tiến trình tổ chức bài mới: a.Giới thiệu bài: Đọc câu đố : Trùng trục như con bò thui Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu. Thoạt đầu, ta có thể suy đoán xem có con gì có đến 9 con mắt, 9 cái mũi, 9 cái đuôi, 9 cái đầu. Nhưng đến khi vỡ lẽ bằng “chín” đã không phải là con số 9 mà lại là “thui chín” thì ta cảm thấy có một sự bất ngờ thú vị. Đó là trường hợp chơi chữ (Dựa trên hiện tượng đồng âm). b. Tổ chức các hoạt động: HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ GHI BẢNG Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm chơi chữ: - GV gọi HS đọc ví dụ. ?/ Trong bài ca dao có những TĐÂ nào? ?/ Em có nhận xét gì về - Đọc ví dụ : ( bảng phụ) - Từ đồng âm: từ “lợi” - Từ “lợi” trong ý của bà già là: thuận lợi, lợi lộc; Từ “lợi” trong lời của thầy bói: vừa có nghĩa I/ Thế nào là chơi chữ? Gia ́o viên: Hoàng Thị Thanh Thảo Trang 136 Trường PT DT NT Nam Giang, Quảng Nam. ĐT: 016.84.84.74.25 Email: Ca_bong_1703@Yahoo.com.Vn Ngày soạn: Ngày dạy: Ngày soạn: Ngày dạy: Giáo án Ngữ văn 7 nghĩa của từ “lợi” trong ý của bà già và trong lời của ông thầy bói? ?/ Việc sử dụng từ “lợi” ở cuối bài ca dao là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ? ?/ Việc sử dụng từ “lợi” như trên có tác dụng gì? - GV kết luận: việc sử dụng nghĩa của các từ “lợi” như trên chính là hiện tượng CC bằng cách sử dụng TĐÂ. ?/ Vậy em hiểu thế nào là CC? - Chốt ý đúng ghi bài học ?/ Em hãy lấy một ví dụ về hiện tượng CC mà các em đã được tìm hiểu ở các VB đã học? - Gọi HS đọc ghi nhớ. lợi lộc, thuận lợi vừa có nghĩa là một bộ phận của cơ thể (phần thịt màu hồng chứa răng). - Việc sử dụng từ “lợi” ở cuối bài dựa vào hiện tượng đồng âm. - Bài ca dao cho thấy bà già muốn biết lấy chồng có lợi không, nghĩa là có thuận lợi gì sau khi lấy chồng. Trong câu trả lời của thầy bói mới nghe vế đầu “lợi thì có lợi” ta có thể nghĩ rằng từ “lợi” ở đây được dùng đúng theo ý của bà già và câu hỏi của bà được giải đáp theo đúng chiều hướng bà mong muốn. Nhưng đọc đến vế sau “nhưng răng chẳng còn” ta mới thấy được ý đích thực của thầy bói: Bà đã quá già, tính chuyện chồng con làm gì nữa. Hoá ra từ lợi ở đây không còn nghĩa “thuận lợi, lợi lộc” nữa mà đã chuyển sang một nghĩa khác: lợi là lợi răng. Cách trả lời của ông thầy bói khiến cho mọi người phát hiện ra cách hiểu bất ngờ với sắc thái hài hước, dí dỏm. Đây là nghệ thuật đánh tráo ngữ nghĩa gây cảm giác thú vị hấp dẫn. - Trả lời. - Văn bản “ Qua Đèo Ngang”: “ Nhớ nước con quốc quốc cái gia gia”. Hiện tượng CC bằng cách sử dụng TĐÂ: Quốc: nước; quốc: tên loài chim. Gia: nhà; gia: chim đa đa. Đồng thời với cách dùng từ đồng nghĩa Hán Việt: quốc: nước; gia: nhà. Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ, để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm câu văn hấp dẫn và thú vị. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu các lối chơi chữ: - Treo bảng phụ ( ví dụ): - Ngoài lối chơi chữ như đã tìm hiểu ở mục I ( chơi chữ bằng cách sử dụng đồng âm, từ đồng nghĩa Hán Việt) còn có những lối chơi chữ khác. ?/ Em hãy chỉ rõ lối chơi chữ trong các ví dụ? - GV: Như vậy ta thấy có nhiều lối chơi chữ: chơi chữ bằng cách sử dụng từ đồng nghĩa, gần nghĩa, đồng âm, trại âm, điệp âm, nói lái, trái nghĩa - HS đọc ví dụ. - Nghe. - TL: + VD a: dùng lối nói trại âm ( gần âm) danh - ranh. + VD b: hiện tượng chơi chữ bằng cách hiệp âm “m”. + VD c: hiện tượng chơi chữ bằng cách nói lái: III/ Các lối chơi chữ: - Các lối chơi chữ thường gặp: + Dùng từ ngữ đồng âm. + Dùng lối nói trại âm. + Dùng các điệp âm. + Dùng lối nói lái. + Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa. Gia ́o viên: Hoàng Thị Thanh Thảo Trang 137 Trường PT DT NT Nam Giang, Quảng Nam. ĐT: 016.84.84.74.25 Email: Ca_bong_1703@Yahoo.com.Vn Giáo án Ngữ văn 7 ?/ Theo em có các lối chơi chữ thường gặp nào? - Chốt ý đúng ghi bài học ?/ Biện pháp chơi chữ được sử dụng như thế nào? - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. “cá đôi - cối đá”, “mèo cái - mái kèo”. + VD d: chơi chữ bằng cách sử dụng từ trái nghĩa “ sầu riêng - vui chung”. - Trả lời. - Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập: III/ Luyện tập: Bài tập 1: Bài này tác giả vừa chơi chữ đồng âm, vừa chơi chữ theo lối dùng các từ có nghĩa gần gũi nhau: các từ chỉ loài rắn đó là: liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, rái, lằn trâu lỗ, hổ mang. Bài tập 2: a) Chơi chữ bằng việc nêu tên các loại thức ăn chế biến từ thịt: thịt, mỡ, dò, nem, chả. b) Chơi chữ bằng việc nêu tên các loại họ nhà tre: nứa, tre, trúc. Bài tập 4: - “ Khổ tận đến ngày cam lai” thành ngữ Hán Việt: “ khổ”: đắng; “tận”: hết, “cam”: ngọt, “ lai”: đến.“ Hết khổ sở đến sung sướng” trong bài thơ Bác Hồ đã sử dụng lối chơi chữ từ đồng âm: cam. (Cam 1: Chỉ một loại quả có múi; Cam 2: Chỉ sự ngọt bùi dễ đến). 4/ Củng cố: (thực hiện trong hoạt động 3) 5/ Dặn dò: - Học bài, hoàn thành bài tập vào vở. - Tiết sau học Làm văn: Làm thơ lục bát. TUẦN 15: Tiết 60 – Làm văn: LÀM THƠ LỤC BÁT I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: - Hiểu được đặc điểm của thể thơ lục bát. - Hiểu được luật thơ. - Yêu quý thể thơ dân tộc. II/ CHUẨN BỊ: Một số đoạn thơ, câu thơ lục bát. III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ: Kết hợp vào bài. 3/ Tiến trình tổ chức bài mới: a.Giới thiệu bài: ?/ Trong chương trình Ngữ văn đã được học những văn bản nào có sử dụng thể thơ lục bát? (Trong chương trình Ngữ văn 7 có một số văn bản được viết theo thể lục bát: Một số bài ca dao; bản dịch thơ bài Rằm tháng giêng, ). ?/ Em biết gì về thể thơ lục bát? ( Là thể thơ được viết theo cặp câu 6 – 8, ) ?/ Ngoài ra em còn biết gì về đặc điểm của thể thơ này nữa không? - GV: Trong thực tế có nhiều người chưa hiểu rõ đặc điểm của thơ lục bát. Điều đó ảnh hưởng đến phần nào khả năng cảm thụ cũng như trong việc sáng tác thể thơ này. Để giúp các Gia ́o viên: Hoàng Thị Thanh Thảo Trang 138 Trường PT DT NT Nam Giang, Quảng Nam. ĐT: 016.84.84.74.25 Email: Ca_bong_1703@Yahoo.com.Vn Ngày soạn: Ngày dạy: Ngày soạn: Ngày dạy: Giáo án Ngữ văn 7 em hiểu rõ hơn đặc điểm của thơ lục bát và có thể sáng tác thể thơ này, mời các em cùng tìm hiểu trong tiết học " Tập làm thơ lục bát". b. Tổ chức các hoạt động: HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ GHI BẢNG Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm thơ lục bát: - GV: Trong chương trình NV 7, các em đã được học một số tác phẩm thơ Đường luật. Trong thơ Đường luật, người ta căn cứ vào dấu thanh mà phân ra làm hai loại thanh điệu dùng luân phiên nhau theo quy tắc hàng ngang, hàng dọc trong suốt cả bài thơ, tạo ra sự hài hoà về âm hưởng cho toàn bài. 2 thanh đó chính là thanh bằng (B) và thanh trắc (T). ?/ Vậy thanh B - T trong thơ được quy ước cụ thể như thế nào? ?/ Trong thơ, còn một yếu tố quan trọng nữa, đó là vần. Theo em vần trong thơ là gì và được kí hiệu ntn? - Chuyển: Từ những kiến thức cơ bản trên, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem thơ lục bát có những đặc điểm gì. Ta cùng tìm hiểu ví dụ. - Treo bảng phụ có ghi bài ca dao (SGK/155). ?/ Bài ca dao trên được tạo bởi mấy cặp câu thơ lục bát, mỗi cặp gồm mấy dòng, mỗi dòng có mấy tiếng? ?/ Vì sao bài thơ này được gọi là thơ lục bát? - GV: Như vậy, thơ lục bát là tên gọi căn cứ vào số tiếng tạo nên mỗi cặp câu thơ lục bát. ?/ Đọc lại bài ca dao và cho biết bài ca dao ngắt nhịp ntn? ?/ Từ việc nắm vững các kí hiệu về thanh điệu và vần, hãy điền các kí hiệu B - T - V vào các ô ở bên dưới ứng với mỗi tiếng của bài ca dao? - Treo bảng phụ có đánh số tiếng, câu theo thứ tự (giống mô hình trong SGK, vần tiếng 6 câu 6 thẳng với vần tiếng 6 câu 8 để HS nhận diện) - TV có 6 thanh điệu, được quy ước cụ thể: Thanh bằng gồm các tiếng có thanh huyền và thanh không (ngang), kí hiệu là (B); Thanh trắc gồm các tiếng có thanh sắc, hỏi, ngã, nặng, kí hiệu là (T). - Vần trong thơ là hiện tượng lặp lại vần hoặc có vần nghe giống nhau giữa những âm tiết có vị trí nhất định trong bài thơ, tạo ra sự liên kết trong bài thơ và làm cho lời thơ có nhịp điệu, tăng sức gợi cảm; Vần kí hiệu là (V). - Được tạo bởi 2 cặp câu thơ lục bát; Mỗi cặp câu lục bát có 2 câu, câu trên có 6 tiếng, câu dưới có 8 tiếng. - Vì bài thơ được tạo bởi các cặp câu lục bát liên tiếp. Lục bát là từ Hán Việt: lục là 6, bát là 8. - 2/2/2 - 4/4 Nhịp chẵn - 2/2/2 - 2/2/2/2 I/ Luật thơ lục bát: Gia ́o viên: Hoàng Thị Thanh Thảo Trang 139 Trường PT DT NT Nam Giang, Quảng Nam. ĐT: 016.84.84.74.25 Email: Ca_bong_1703@Yahoo.com.Vn [...]... không trùng dấu: huyền không (Trái nhau về âm vực: thấp - cao) - Gieo vần bằng (B), vần chân và vần lưng (một thứ vần độc đáo của thể thơ dân tộc: tên gọi gắn với hai bộ phận của cơ thể con người: chân (phần cuối) - lưng (phần giữa): + Tiếng thứ 6 câu 6 vần với tiếng thứ 6 câu 8 + Tiếng thứ 8 câu 8 vần với tiếng thứ 6 câu 6 tiếp theo - Luật B - T trong thơ lục bát: Các tiếng lẻ: 1, 3, 5, 7 không theo... điệu thuộc hai âm ?/ Như vậy, qua việc phân tích, tìm hiểu ví vực khác nhau: thanh huyền dụ, em có nhận xét gì về luật thơ lục bát? (trầm) - thanh ngang (bổng) - Khái quát và chốt nội dung bài học: - Trình bày Câu - Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam - Luật thơ lục bát thể hiện tập trung ở khổ thơ lục bát gồm một câu sáu tiếng và một câu tám tiếng sắp xếp theo mô hình sau đây (B: bằng;... (về ý và vần) - Em ơi đi học đường xa Cố học cho giỏi kẻo mà (ở nhà, nhớ là) mẹ mong - Anh ơi phấn đấu cho bền Mỗi năm mỗi lớp mới nên con người (làm nền mai sau) - Ngoài vườn ríu rít tiếng chim - Lao xao ong bướm đi tìm mật hoa Giáo viên: Hoàng Thị Thanh Thảo Trang 141 Trường PT DT NT Nam Giang, Quảng Nam ĐT: 016.84.84.74.25 Email: Ca_bong_1703@Yahoo.com.Vn Giáo án Ngữ văn 7 - Chích bông chăm... Ví dụ: - Khi tựa gối, khi cúi đầu, Khi vò chín khúc, khi trau đôi mày (Nguyễn Du, Truyện Kiều) tiếng thứ hai là thanh trắc (tựa), tiếng thứ tư là thanh bằng (khi) - Nhịp của câu 6 là nhịp lẻ: 3/3 - Vẳng nghe tiếng ếch bên tai, Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò (Tú Xương, Sông Lấp) nhớ T nhớ T nắng T bên B quê B cà BV dầm B đường BV nhà BV dầm B sương BV hôm B 7 8 B BV B B tương BV nao B - Tiếng... hàng đầu - Sai: vần của tiếng 6 câu bát chưa đúng luật - Sửa lại: thay 4 tiếng cuối, trong đó tiếng 6 câu 8 là vần anh: + trở thành trò ngoan + trở thành đội viên (Đoàn viên): Thiếu nhi là tuổi học hành Chúng em phấn đấu trở thành trò ngoan - Có thể sửa câu lục: Thiếu nhi là tuổi thần tiên Chúng em phấn đấu tiến lên hàng đầu Bài tập 3: Tập làm bài thơ lục bát đúng luật ít nhất phải là 4 câu - Với yêu... và tiếng 8 trong câu 8) chữa hoàn chỉnh - Nhận xét, đánh giá kết quả, cho điểm động viên 4/ Củng cố: (thực hiện trong hoạt động 2) 5/ Dặn dò: - Nắm chắc đặc điểm thể thơ Vận dụng sáng thơ lục bát, làm tiếp những câu lục bát mà các em đang làm thành một bài thơ hoàn chỉnh và đặt tên cho bài thơ đã làm - Sưu tầm thơ lục bát Cảm nhận, học tập cách diễn đạt - Chuẩn bị Tiếng Việt: Chuẩn mực sử dụng... 016.84.84.74.25 Email: Ca_bong_1703@Yahoo.com.Vn Giáo án Ngữ văn 7 - Chích bông chăm chỉ đi tìm mồi ăn - Rủ nhau ca hát cùng tìm bắt sâu Bài tập 2: Cho biết các câu lục bát sau sai ở đâu và sửa lại cho đúng luật a Vườn em cây quý đủ loài Có cam, có quýt, có bòng, có na - Sai: vần của tiếng 6 câu bát chưa đúng luật - Sửa lại: Thay từ bòng bằng từ xoài (hợp vần với tiếng 6 câu lục): Vườn em cây quý đủ loài Có... không bắt buộc theo luật bằng trắc - trong bảng đánh dấu (-) Tiếng thứ hai thường là thanh bằng tiếng thứ tư thường là thanh trắc ( nhưng có khi ngoại lệ tiếng thứ hai là thanh trắc thì tiếng thứ tư sẽ đổi thành thanh bằng) Trong câu 8, nếu tiếng thứ sáu là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ tám phải là thanh huyền (trầm) Ngược lại cũng vậy ?/ Em hãy tìm một bài thơ hoặc - Tìm và thực hiện theo yêu cầu... trao đổi thống nhất viết thành một bài thơ lục theo đúng yêu cầu - Các nhóm thảo luận với hình thức cụ thể như sau: Nhóm trưởng sẽ chọn đề tài, sau đó các thành viên trong nhóm cùng suy nghĩ để viết từng câu theo yêu cầu của nhóm trưởng (thời gian cho các em suy nghĩ và làm theo nhóm là 4 phút) - Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình - GV cùng HS theo dõi và nhận xét, (vần, nhịp, thanh điệu, mối... các tiếng, và thường bắt đầu bằng thanh bằng: tiếng thứ hai thanh bằng - tiếng thứ tư thanh Giáo viên: Hoàng Thị Thanh Thảo Trang 140 Trường PT DT NT Nam Giang, Quảng Nam ĐT: 016.84.84.74.25 Email: Ca_bong_1703@Yahoo.com.Vn Giáo án Ngữ văn 7 - Câu 8: tiếng 6 là thanh ngang (bổng) (ai), tiếng thứ 8 là thanh huyền (trầm) (đò) - Ngoài ra còn có những dạng biến thể khác Sau này có dịp chúng ta sẽ . ngoại lệ): Tiếng Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 6 - B - T - BV 8 - B - T - BV - BV Các tiếng ở vị trí 1, 3, 5 không bắt buộc theo luật bằng trắc - trong bảng đánh dấu (-) . Tiếng thứ hai thường là thanh bằng bằng cách chốt lại những - HS thảo luận về 1 bài viết. - Xác định - Nghe. II. Sửa lỗi: - Thể loại: biểu cảm. - Nội dung: người thân. - Cách viết : sáng tạo. * Kiểu văn bản biểu cảm với mục. kiểm tra: - Giới thiệu đề bài. - Nhấn mạnh: Muốn viết VBBC tốt phải thành thạo về văn tự sự, miêu tả. - Đọc 1 bài làm của HS và cho HS nhận xét về bài viết ấy. - Nghe và học tập. - Nghe