1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

de tai tot nghiep cu nhan

94 340 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 384 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Trung tâm giáo dục từ xa DẠY ĐỌC- HIỂU CHO HỌC SINH LỚP NĂM BÀI:HỘP THƯ MẬT „††„ Người thực hiện:Nguyễn Thò Khánh Vân Số báo danh:122 Người hướng dẫn:GS-TS Lê Phương Nga Cần Giuộc 2007 Lời cảm ơn & Lời đầu tiên em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS-TS Lê Phưong Nga và q thầy cô khoa Giáo dục Tiểu học Trường Đại học sư phạm Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy, giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và cacù bạn đồng nghiệp Trường Tiểu học Rạch Đào –Cần Đước –Long An cùng học sinh khối lớp 5 của trường đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu . Cần Giuộc ,ngày 10 tháng 10 năm 2007 Sinh viên Nguyễn Thò Khánh Vân Người hướng dẫn:GS-TS Lê Phương Nga PHẦN MỞ ĐẦU I/Lý do chọn đề tài 1/Sự cần thiết của đề tài ục đích cuối cùng của việc dạy học Tiếng Việt của Trường Tiểu học là hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực họat động ngôn ngữ được thể hiện trong bốn dạng hoạt động , tương ứng với chúng là bốn kỹ năng :nghe, nói, đọc viết. Là một phân môn của chương trình Tiếng Việt tiểu học. Đây là một phân môn có vò trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiên trong trường phổ thồng. M Những kinh ngiệm của đời sống,những thành tựu văn hoá, khoa học, những tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn đã được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường, không thể có hạnh phúc với đúng nghóa của từ này trong xã hội hiện đại. Biết đọc, con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây, họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống ,nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc , con người sẽ có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác ,thông hiểu tư tưởng,tình cảm của người khác. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương, con người không chỉ được thức tỉnh về nhận thức, mà còn rung động tình cảm, nảy nở nhứng ước mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo cũng như được bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc, con ngừơi sẽ không có điều kiện hưởng thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, không thể hình thành một nhân cách toàn diện. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay thì việc đọc ngày càng quan trọng vì nó sẽ giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin. đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời. Vì vậy, dạy đọc có ý nghóa rất quan trọng. Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu (ứng với hình thức đọc tiếng) là quá trình chuyển tiếp từ đọc hình thức chữ viết thành các đơn vò nghóa không có âm thanh ( ứng với đọc thầm ). Đây là một đònh nghóa rất phù hợp với dạy tập đọc ở tiểu học. Đọc không chỉ “đánh vần “ , phát âm thành tiếng theo đúng các ký hiệu chữ viết, cũng không chỉ là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc .Đọc chính là một sự tổng hợp của cả hai quá trình này .Đọc thành tiếng không thể tách rời với việc hiểu những gì được đọc. Chỉ khi biết nghóa , chỉ khi biết cách hiểu , hiểu sâu sắc thấu đáo các văn bản được đọc thì học sinh mói có công cụ hữu hiệu để lónh hội những tri thức tư tưởng , tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản, có công cụ để lónh hội tri thức khi học các môn học khác của nhà trường . Chính nhờ biết cách đọc hiểu văn bản mà học sinh dần dần có khả năng đọc rộng để tự học, tự bồi dưỡng kiến thức về cuộc sống, từ đó hình thành thói quen, hứng thú với việc đọc sách, với việc tự học thường xuyên. Các tài liệu dạy học của nước ngoài cũng nhấn mạnh sự thông hiểu trong khi đọc” đọc là để hiểu nghóa chữ in” và đề lên thành nguyên tắc phải cho trẻ hiểu những từ trẻ đang học, xem việc hiểu những gì được đọc là động cơ ,cái tạo nên hứng thú, tạo nên thành công học đọc của trẻ. Đích cuối cùng của việc đọc là dạy cho HS có kỹ năng làm việc với văn bản, chiếm lónh được văn bản. Biết đọc cũng là biết tiếp nhận, xử lý thông tin. Chính vì vậy dạy đọc hiểu có vai trò đặc biệt trong dạy đọc nói riêng, trong dạy đọc ở tiểu học nói chung . 2 /Thực trạng việc dạy đọc hiện nay chưa tốt. Thực tế việc dạy đọc ở trường tiểu học hiện nay, bên cạnh những thành công còn có nhiều hạn chế . Học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn , kết quả học đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kỹ năng đọc . Các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lónh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được . Chủ yếu các em chỉ đọc cho hết bài, cố đọc thật to để được khen chứ không đọc đúng ,không biết cách ngắt, nghỉ như thế nào để hiểu đúng nội dung văn bản cũng như cảm thụ cái hay cái đẹp của một bài . Học sinh đọc mà không nắm được điều gì là cốt yếu trong văn bản . Kết quả học đọc của học sinh chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kỹ năng giao tiếp quan trọng. Nguyên nhân chính của hạn chế này là do giáo viên chưa nắm chắc nội dung và phương pháp dạy đọc hiểu. Giáo viên tiểu học còn lúng túng khi dạy tập đọc :cần đọc bài tập đọc với giọng như thế nào, làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho học sinh ,làm thế nào để các em đọc nhanh hơn , hay hơn ,diễn cảm hơn ,làm thế nào để các em hiểu văn bản được đọc ,nhất là làm thế nào để hiểu được “văn”, làm thế nào để kết hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu ;làm thế nào để cho những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống các em …Đóù là những trăn trở của giáo viên trong những giờ tập đọc . Để tháo gỡ những khó khăn khi dạy tập đọc, mỗi giáo viên chúng ta phải suy nghó đầu tư thật nhiều khi đứng lớp, làm thế nào để luyện cho HS có kỹ năng đọc cần thiết để đọc các loại văn bản khác nhau , để các em có kỹ năng làm việc với sách báo, có công cụ để học tốt các môn học khác , để giao tiếp và tự học sau này. Vì thế , tôi chọn đề tài “Dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 5 với bài Hộp thư mật”—sách Tiếng Việt 5 tập 2 trang 62 với tham vọng góp phần đáp ứng yêu cầu hình thành và phát triển năng lực đọc cho HS tiểu học . II/MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. 1/Mục đích nghiên cứu: Với đề tài :”Dạy đọc- hiểu cho học sinh lớp 5”mục đích của tôi nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy đọc nói chung ở trường tiểu học và ở lớp 5 nói riêng, nhất là làm thế nào để hiểu được “văn”, biết phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu, làm thế nào để cho những gì đọc được tác động vào chính cuộc sống của các em. 2/Nhiêm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích:”Dạy đọc- hiểu cho học sinh lớp 5”, đề tài đi vào giải quyết những vấn đề sau: 2.1/Nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn để dạy đọc- hiểu cho học sinh lớp5. 2.2/Đề xuất những điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy đọc- hiểu cho học sinh lớp5. 2.3/Thực nhiệm dạy học bài:” Hộp thư mật”-sách tiếng việt 5 tập 2 trang 62. III/PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Qua đề tài:” Dạy đọc- hiểu cho học sinh lớp 5”,tôi áp dụng một số phương pháp để thực hiện là: 1/Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc các tài liệu liên quan như : Giáo trình PPDH Tiếng Việt 1, Giáo trình PPDH Tiếng Việt 2, Sách giáo viên Tiếng Việt 5, hướng dẫn thực hiện chương trình mới (của Bộ Giáo Dục), sách dạy tập đọc ở tiểu học (Lê Phương Nga) và các tạp chí giáo dục khác vv…… 2/Phương pháp quan sát: Dự giờ, điều tra, khảo sát thực tế. 3/Phương pháp thực nghiệm dạy học: Phối hợp các phương pháp dạy học để thiết kế bài giảng và tiến hành dạy. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I Những cơ sở lý luận và thực tiễn để dạy đọc- hiểu cho học sinh lớp 5 I/Cơ sở lý luận: 1/.Đọc là gì ? Để xác đònh nhiệm vụ của dạy đọc cần làm rõ “Đọc là gì” . Trong thực tế dạy , người ta thường hay phiến diện cực đoan, không hiểu khái niệm đọc một cách đầy đủ. Nhiều khi người ta chỉ nói đến đọc như nói đến việc sử dụng bộ mã chữ –âm, cho rằng đọc là nhìn chữ phát ra thành lời, nghóa là đã đọc thì phải thành tiếng. Vì vậy, họ đánh giá một giờ dạy chỉ dựa vào một căn cứ duy nhất:đếm xem có bao nhiêu em đứng dậy . Ngược lại, có người lại quan niệm đọc là để hiểu được nghóa lý những gì được đọc , tức là tìm hiểu bài. Vì vậy thầy trò sa vào hỏi đáp văn bản, sa vào bình giá mà không chòu đọc thành tiếng chính văn bản đó. Có nhiều đònh nghóa về đọc và mỗi đònh nghóa thường nhấn mạnh những khía cạnh khác nhau của đọc . Trong cuốn sổ tay thuật ngữ dạy đọc tiếng nga (1988), viện só M.L.LƠVƠP đã đònh nghóa “ đọc là một dạng hoạt đông ngôn ngư,õ là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanhvà thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vò nghóa không có âm thanh( ứng với đọc thầm) . Đây là một đònh nghóa rất phù hợp với việc dạy tập dọc ở tiểu học. Đònh nghóa này thể hiện một quan niệm đầy đủ về đọc ,xem đó là một quá trình giải mãhai bậc:chữ viết âm thanh và chữ viết (âm thanh) nghóa.Như vậy, đọc không chỉ là” đánh vần”,phát âm thành tiếng theo đúng các kí hiệu chữ viết,cũng không chỉ là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc . đọc chính làmột sự tổng hợp của cả hai quá trình này. 2/Nhiệm vụ của dạy Tập đọc ở tiểu học: 2.1/Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ 4 kỹ năng bộ phận cũng là 4 yêu cầu về chất lượng của “ đọc ” : đọc đúng, đọc nhanh, đọc lưu loát (trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu và đọc hay (mà ở múc độ cao hơn là đọc diễn cảm). Cần phải hiểu kỹ năng đọc có nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau. Đầu tiên đọc là giải mã chữ-âm một cách sơ bộ, đọc là phải hiểu nghóa của từ, tìm được các từ chìa khóa, câu “chìa khoá” (câu trọng yếu, câu chốt) trong bài, biết tóm tắt nội dung của đoạn; với những bài văn, biết phát hòên ra những yếu tố “văn” và đánh giá được giá trò của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Như vậy, lúc này, biết đọc đồng nghóa với việc có kỹ năng làm việc với văn bản, chiếm lónh được văn bản (bài khoá) ở các tầng bậc khác nhau: nội dung các sự kiện cấu trúc, chủ đề,các phương tiện biểu đạt. Bốn kỹ năng của đọc được hình thành qua hai hình thức đọc : đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kỹ năng khác. Ví dụ, đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và diễn cảm được. Cũng như khó mà nói được con gà đẻ ra quả trứng hay quả trứng nở ra con gà, nhiều khi, nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay chính nhờ hiểu đúng mà đọc được đúng. Vì vậy, trong dạy đọc ,không thể xem nhẹ kỹ năng nào cũng như không thể tách rời chúng. 2.2.Nhiệm vụ thứ hai của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình thành phương pháp và thói quen làm việc với sách cho HS. Làm cho sách trở thành một sự tôn sùng ngự trò trong nhà trường, đó là một trong những điều kiện để trường học thực sự trở thành trung tâm văn hoá. Nói cách khác, thông qua việc dạy đọc phải làm cho HS thích đọc và thấy được rằng khả năng đọc là có ích lợi cho các em trong cả cuộc đời. Phải làm cho HS thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tuệ đầy đủ và phát triển. 2.3.Các nhiệm vụ khác: Vì việc đọc không thể tách rời khỏi những nội dung được đọc nên bên cạnh nhiệm vụ rèn kỹ năng đọc , giáo dục lòng yêu sách, phân môn Tập đọc còn có nhiệm vụ làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức văn học cho HS. đọc một cách có ý thức sẽ tác động tích cực tới ngôn ngữ và tư duy của người đọc .Việc dạy đọc sẽ giúp HS hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghó một cách lôgic cũng như biết tư duy có hình ảnh…Dạy đọc không chỉ giáo dục tư tưởng, đạo đức mà còn giáo dục tính cách, thò hiếu thẩm mó cho HS. Như vậy,dạy đọc có một ý nghóa to lớn vì nó có cả các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. 3/Cơ sở tâm lý, sinh lý của việc dạy . Để tổ chức dạy đọc cho học sinh, chúng ta cần hiểu rõ về quá trình đọc ,nắm bản chất của kỹ năng đọc . Đặc điểm tâm lý của học sinh khi đọc hay cơ chế của đọc là cơ sở của việc dạy đọc . Như trên đã nói, đọc là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là việc tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thò giác. Chúng ta đi vào phân tích đặc điểm của quá trình này. 3.1 Đọc được xem như là một hoạt động có hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau, là việc sử dụng một bộ mã gồm hai phương diện. Một mặt, đó là quá trình vận động của mắt, sử dụng bộ mã chữ – âm để phát ra một cách trung thành những dòng văn tự ghi lại lời nói âm thanh. Thứ hai, đó là sự vận động của tư tưởng, tình cảm, sử dụng bộ mã chữ-nghóa, tức là mối liên hệ giữa các con chữ và ý tưởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu cho được nội dung những gì đãđọc . Đọc bao gồm yếu tố tiếp nhận bằng mắt, hoạt động của các cơ quan phát âm, các cơ quan thính giác và thông hiểu những gì đọc được. Càng ngày, những yếu tố này càng gần với nhau hơn, tác động với nhau nhiều hơn. Nhiệm vụ cuối cùng của việc phát triển kỹ năng đọc là đạt đến sự tổng hợp giữa hai mặt riêng lẻ này của quá trình , đó là điểm phân biệt giữa người biết đọc và người biết đọc thành thạo. Càng có khả năng tổng hợp các mặt trên bao nhiêu thì việc đọc càng hoàn thiện, càng chí xác và biểu cảm bấy nhiêu. Dễ dàng nhận thấy rằng thuật ngữ “đọc” được sử dụng trong nhiều nghóa: theo nghóa hẹp, việc hình thành kỹ năng đọc trùng với nắm kỹ thuật đọc ( tức là việc chuyển dạng thức của chữ viết của từ thành âm thanh), theo nghóa rộng, đọc được hiểu là kỹ thuật đọc cộng với sự thông hiểu điều được đọc (không chỉ hiểu nghóa của từng từ riêng lẻ mà cả câu cả bài). Ý nghóa hai mặt của thuật ngữ” đọc” được ghi nhận trong các tài liệu tâm lý học và phương pháp dạy học. Từ đây, cần hiểu đọc với ý nghóa thứ hai – đọc được xem như là một hoạt động lời nói trong đó có các thành tố : - Tiếp nhận dạng thức chữ viết của từ. - Chuyển dạng thức chữ viết thành âm thanh nghóa là phát âm các từ theo từng chữ cái (đánh vần) hay là đọc trơn từng tiếng tuỳ thuộc trình độ nắm kỹ thuật đọc . - Thông hiểu những gì được được đọc (từ, cụm từ, câu, bài ). 3.2 Kỹ năng đọc là một kỹ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình làm việc lâu dài. T.G Egôrôp chia việc hình thành kỹ năng này thành 3 giai đoạn : - Phân tích. -Tổng hợp (còn gọi là giai đoạn phát sinh , hình thành một cấu trúc chỉnh thể của hành động ) - Giai đoạn tự động hoá. Giai đoạn dạy học vần (lớp 1) là sự phân tích các chữ cái và đọc từng tiếng theo các âm. Giai đoạn tổng hợp thì đọc cả từ trọn vẹn, trong đó sự tiếp nhận từ bằng thò giác và phát âm hầu như trùng với nhận thức ý nghóa.Tiếp theo sự thông hiểu ý nghóa của “từ” trong cụm từ hoặc câu đi trước sự phát âm, tức là đọc được thực hiện trong sự đoán các nghóa. Bước sang lớp 2, lớp 3 học sinh bắt đầu đọc tổng hợp. Trong những năm học cuối cấp, đọc ngày càng tự động hoá, nghóa là người đọc càng quan tâm ít đến quá trình đọc mà chú ý nhiều đến việc chiếm lónh văn bản (bài khoá): nội dung các sự kiện, cấu trúc, chủ đề, các phương tiện biểu đạt của nó. Thời gian gần đây, người ta chú trọng hơn các mối quan hệ qui đònh lẫn nhau của việc hình thành kỹû năng đọc và hình thành kỹ năng làm việc với văn bản, nghóa là đòi hỏi tổ chức giờ Tập đọc sao cho việc phân tích nội dung của bài đọc đồng thời hướng đến việc hình thành kỹ năng , hướng đến đọc có ý thức bài . Việc đọc như thế nhằm vào sự nhận thức. Chỉ có thể xem là đứa trẻ biết đọc khi nó đọc mà hiểu được điều mình đọc. Đọc là hiểu nghóa của chữ viết. Nếu trẻ không hiểu những từ mà ta đưa cho chúng , chúng sẽ không có hứng thú học tập và không có khả năng thành công. Do đó, hiểu những gì được đọc sẽ là động cơ, hứng thú cho việc đọc . Việc đọc không thể tách rời khỏi việc chiếm lónh một phương tiện ngôn ngữ (ở đây là Tiếng Việt). Mục đích này chỉ có thể đạt được thộng qua con đường luyện giao tiếp có ý thức. Một phưong tiện luyện tập quan trọng, cũng đồng thời là mục tiêu phải đạt tới trong sự chiếm lónh ngôn ngữ chính là việc đọc , cả đọc thành tiếng và đọc thầm.Việc rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh phải hướng đến mở rộng trường nhìn và giảm bớt các bước hồi quy cho học sinh. Quá trình hiểu văn bản gồm các bước sau: - Hiểu nghóa các từ các ngữ - Hiểu các câu - Hiểu các khối đoạn, tức là những tập hợp câu để phát biểu một ý trọn vẹn mà phức hợp, - Hiểu cả bài. Học sinh tiểu học không phải bao giờ cũng dễ dàng hiểu được những điều mình đọc. Hầu như toàn bộ sức chú ý đều tập trung vào việc nhận ra mặt chữ, đánh vần để phát thành âm. Còn nghóa thì chưa có đủ thì giờ và sức lực mà nhận biết. Mặt khác, do vốn từ còn ít, năng lực liên kết thành câu, thành ý còn hạn chế nên việc hiểu nội dung còn khó khăn. Đây là cơ sở đề xuất các biện pháp hình thành năng lực đọc hiểu cho học sinh tiểu học. 4/ Cơ sở ngôn ngữ học và văn học của việc dạy : Việc dạy đọc nói chung và việc đọc hiểu nói riêng có liên quan mật thiết tới tất cả các bộ môn của ngôn ngữ học như: vấn đề chính âm, chính tả, ngữ điệu (thuộc ngữ âm học ) vấn đề nghóa cũa từ, của câu,đoạn bài (thuộc từ vựng ngữ nghóa học ) vấn đề dấu câu, các kiểu câu (thuộc ngữ pháp học). Vì vậy nội dung và phương pháp dạy tập đọc phải xây dựng trên các kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học nhất là Việt ngữ học. Nếu trong quá trình dạy đọc ta tách bớt phẩm chất của đọc, không đặt tên những cơ sở của ngôn ngữ học, Việt ngữ học và lý luận văn học thì việc dạy đọc không đảm bảo hiệu quả. Để luyện chính âm cho học sinh, chúng ta có thể hướng đến một trong ba mẫu hình lý tưởng, hay nói cách khác là có thể chọn một trong ba chuẩn phát âm sau: -Hướng đến cách phát âm của hệ thống ngữ âm phù hợp với chữ viết. Giáo viên và học sinh thuộc phương ngữ Trung bộ nên hướng dẫn cách phát âm này -Hướng đến cách phát âm theo hướng Hà Nội như phát thanh viên đài phát thanh, truyền hình trung ương. Giáo viên và học sinh theo phương ngữ Bắc Bộ nên hướng đến cách phát âm này. -Hướng đến cách phát âm của tiếng Sài Gòn như phát thanh viên đài phát thanh, truyền hinh thành phố Hồ Chí Minh. Giáo viên và học sinh theo phương ngữ Nam Bộ nên hướng đến cách phát âm này. Chấp nhận nhiều chuẩn chính âm, học sinh thuộc phương ngữ Bắc Bộ sẽ không bắt buộc đọc phải phân biệt các phụ âm đầu :tr/ch; r/d(gi), s/x. Như vậy cần loại bỏ cách phát âm không tự nhiên, chỉ hướng đến mục đích chính tả như cách đọc , nói sai ở một số vùng ở miền Bắc như “ràn mướp”, “rao bài tập”, và cả cách luyện ba phụ âm đầu quặt lưỡi rất nặng nề. Với học sinh Nam Bộ, sự phân biệt các cặp phụ âm đầu v/d (trước âm đệm), các cặp phụ âm cuối n/ng, t/c cũng là không bắt buộc. Như thế luyện chính âm không có nghóa là bắt học sinh các tỉnh khác nói giọng Bắc, bắt học sinh Miền nam, miền Trung đọc như người Hà Nội mà là hướng học sinh đến một giọng Bắc, một gòong Nam bộ trau chuốt hơn, chuẩn hơn, hay hơn. Sự chi phối của Việt ngữ học đến quá trình đọc được biểu hiện ở các mặt sau: 4.1-Ngữ âm: Ngữ âm có liên quan mật thiết tới đọc , bởi vì nếu phát âm đúng việc đọc mới có hiệu quả. Vì vậy, phải xác đònh hệ thống ngữ âm chuẩn. Trong điều kiện chưa có hệ thống ngữ âm chuẩn cho cả nước thì cần dựa trên phát âm đòa phương có so sánh với phát âm chuẩn để uốn nắn phát âm cho phù hợp, trong trường hợp đọc sai dẫn đến hiểu nghóa sai. Ví dụ: khi phát âm thanh điệu “?/~ hoặc âm vò n –ng: t-c người Nam Bộ biến thể phát âm, người Bắc Bộ khi phát âm âm vò s/x: ch/tr có sự biến thể”. *Chính âm: Là chuẩn mực phát âm có giá trò và hiệu lực xã hội. Chính âm sẽ quy đònh nội dung luyện phát âm ở tiểu học. Chính âm là phát âm đúng, bao gồm việc phát âm đúng các âm vò và đúng các từ. Có thể phát âm theo phương thức phát âm hoặc theo bộ phận cấu âm tức là điều khiển luồng hơi đi ra khoang miệng. Ví dụ: m vò /n/ là phụ âm mũi, đầu lưỡi – răng, hữu thanh. m vò /ng/ là phụ âm mũi, gốc lưỡi, hữu thanh. [...]... là lớp cu i cấp Tiểu học, hoàn thành mục tiêu đặt ra cho môn Tiếng Việt ở toàn cấp là: a.Hình thành và phát triển ở HS các kó năng sử dụng Tiếng Việt: nghenói viết để học tiếp ở các bậc cao hơn vàgiao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi; góp phần rèn luyện các thao tác tư duy (phân tích – tổng hợp, khái quát hệ thống,…)và góp phần nâng cao phẩm chất tư duy, năng lực nhận thức b Cung cấp... nào bất ngờ làm em thích nhất trong đoạn truyện? Vì sao? a Dì năm nhận chú cán bộ là chồng Chi tiết này cho thấy dì năm rất nhanh trí và cho thấy người dân rất yêu quý, sẵn sàng bảo vệ cánh mạng b Chú cán bộ gọi dì năm là “vợ tôi” Chi tiết này chi tiết này cho thấy chú nhập vai rất nhanh c Dì năm xin bọn lính được nói nhưng không phải để khai ra chú cán bộ mà nói những lời bất chấp cái chết, trăn trối... phóng xạ do hai quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật Bản và bò lâm bênh nặng c Em tìm cách thoát nạn, không bò nhiễm phóng xạ nguyên tử 2) Xa-da-cô đã làm gì để hi vọng kéo dài cu c sống? a Nằm trong bệnh viện, nhẩm đếm từng ngày cu c sống b Tin vào truyền thuyết, lặng lẽ gấp đủ hơn 1000 con sếu giấy c Kêu gọi mọi người gấp sếu giấy cho mình 3) Các bạn nhỏ đã làm những gì vì Xa-da-cô và vì hoà bình ?... lại: đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, dàn trải, thiết tha, trìu mến ở câu: Đó là tên Tổ quốc Việt Nam + Đoạn Anh dừng chân…… về chỗ cũ: đọc với nhòp nhanh, thể hiện tình tiết bất ngờ, thú vò và giữ phong thái bình tónh, tự tin của Hai Long +Đoạn cu i: đọc với giọng chậm rãi, vui tươi *Nhấn giọng ở những từ ngữ: phóng xe ,lần nào, bất ngờ, dễ tìm, ít bò chú ý, mà chỉ anh, Tổ quốc Việt Nam, lời chào,... -Con người với thiên nhiên (quan hệ con người với thiên nhiên ) Giữ lấy màu xanh (bảo vệ môi trường ) -Vì hạnh phúc con người ( chống đói nghèo, lạc hậu ) Tập 2 -Người công dân (ý thức công dân ) -Vì cu c sống thanh bình (trật tự và an ninh xã hội ) -Nhớ nguồn ( bản sắc dân tộc ) -Nam và nữ ( bình đẳng giới ) -Những chủ nhân tương lai ( ý thức về quyền trẻ em) Từ chủ điểm, phân bố thành các đơn vò... 5 tập tryng vào ý thức công dân, bao gồm trách nhiệm của mỗi con người đối với Tổ quốc và nhân dân ( Việt Nam – Tổ quốc em, người công dân, nhớ nguồn ), đối với cộng đồng ( Vì hạnh phúc con người, Vì cu c sống con người ), đối với nhân loại ( Cánh chim hoà bình ), đối với thiên nhiên – môi trường ( Con người với thiên nhiên,Giữ lấy màu xanh ), đối với việc bình đẳng giới (Nam và nữ ), đối với chính... tập đọc lớp 5: a./.Mục tiêu Phân môn Tập đọc giúp học sinh: -Củng cố, phát triển kỹ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở các lớp dưới; tăng cường tốc độ đọc, khả năng đọc lướt để nhận thông tin nhanh; khả năng đọc diễn cảm -Phát triển kỹ năng đọc-hiểu lên mức cao hơn: nắm và vận dụng được một số khái niệm như đề tài, cốt truyện, nhân vật tính cách,… để hiểu ý nghóa của bài và phát hiện một vài... dạy trong cùng một tiết), phân môn tập đọc ở lớp năm tiếp tục củng cố kỹ năng đọc trơn, đọc thầm, tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm là kỹ năng được rèn luyện năm lớp 4 Qua phần hướng dẫn sư phạm cu i mỗi bài tập đọc (bao gồm các mục giải nghóa từ, câu hỏi và bài tập tìm hiểu, phân tích bài), phân môn tập đọc còn giúp học sinh nâng cao kỹ năng đọc hiểu văn bản, cụ thể là: +Nhận biết đề tài, hoặc... chương trình mới Những đổi mới của phương pháp dạy học tập đọc nằm trong quỹ đạo của đổi mới phương pháp dạy học của chưong trình tiểu học, đó là: -Chương trình tiểu học mới chuyển từ dạy học nặng về cung cấp kiến thức sang dạy học gắn với thực hành, vận dụng, gắn với đời sống -Chưong trình dạy học mới đặt trọng tâm vào đổi mới cách dạy, cách học, thực hiện dạy học dựa trên các hoạt động tích cực,... các em học sinh với quần áo mới đến trường c Từ ngày khai trường này, các em học sinh được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam 2)Câu nào nêu trên đúng với nhiệm vụ của người học sinh trong công cu c kiến thiết đất nước? a Cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy yêu bạn để góp phần xây dựng đất nước làm cho đất nước theo kòp các nước trên thế giới, sánh vai với các cường quốc năm châu . năng khác. Ví dụ, đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Ngược lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và diễn cảm được. Cũng như khó mà. rằng khả năng đọc là có ích lợi cho các em trong cả cu c đời. Phải làm cho HS thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cu c sống trí tuệ đầy đủ và phát triển. 2.3.Các nhiệm. đại. Biết đọc, con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây, họ biết tìm hiểu, đánh giá cu c sống ,nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy. Biết đọc , con người sẽ có khả năng

Ngày đăng: 10/07/2014, 12:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w