Đề cương giải phẫu học phần III (Phần 3) ppsx

11 578 3
Đề cương giải phẫu học phần III (Phần 3) ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 8: Mô tả các thành phần của hầu, tỵ hầu, khẩu hầu, vòng bạch huyết quanh hầu Bài làm - Hầu là ngã tư đường tiêu hoá và đường hô hấp, thông với mũi, miệng, thanh quản, thực quản - Hầu được chia thành 3 phần: mũi hầu, miệng hầu và thanh hầu 1. Mũi hầu ( Tỵ hầu ) - Ở trên cùng và thông với lỗ mũi sau - Giới hạn dưới là màn hầu mềm, khi nuốt thì màn hầu căng chắn ngang hầu ngăn cách tỵ hầu với khẩu hầu - Thành trên sau : cong lõm, hướng xuống dưới, liên quan với mỏm nền x.chẩm, có tuyến hành nhân hầu - Thành bên : Có lỗ hầu của vòi nhĩ, thông với hòm nhĩ của tai giữa, xung quanh vòi có tuyến hạnh nhân vòi - Viêm tuyến hạnh nhân hầu hay lan tới tuyến hạnh nhân vòi và vào hòm nhĩ gây viêm tai giữa 2. Miệng hầu ( khẩu hầu ) - Là khoảng giữa của hầu, liên tiếp với tỵ hầu ở phía trên - Phía dưới liên tiếp với thanh hầu ở ngang mức x.móng - Phía dưới thông với ổ miệng, giới hạn trước của khẩu hầu là eo miệng - Ở hai thành bên khẩu hầu có tuyến hạnh nhân khẩu cái, là một khối gồm các nang bạch huyết, tuyến hạnh nhân nằm trong hố hạnh nhân tạo bởi trụ trước và sau của màn hầu 3. Vòng bạch huyết quanh hầu - Hai tuyến hạnh nhân khẩu cái cùng với các tuyến hạnh nhân lưỡi, hạnh nhân vòi hạnh nhân hầu tại thành vòng bạch huyết Waldeyer - Vòng bạch huyết là lớp hàng rào bảo vệ ngăn cản vi trùng đột nhập vào bộ máy hô hấp - Vòng bạch huyết hay viêm nên hay gây biến chứng liên quan tới hầu như apxe sau hầu, viêm tai giữa, hay liên quan đến bộ máy tuần hoàn hô hấp Câu 9: Các toán cơ của thanh quản, tác dụng và thần kinh chi phối Bài làm 1. Nhóm cơ làm hẹp thanh môn - Cơ nhẫn phễu bên + Từ cung sụn nhẫn chếch lên trên ra sau bám vào mỏm cơ sụn phễu + Kéo mỏm cơ sụn phễu xoay ra trước và xuống dưới, mỏm phát âm quay vào trong, làm hai dây thanh âm dưới khép lại làm hẹp khe thanh âm - Cơ giáp phễu + Mặt trong mảnh sụn giáp đi ra sau lên trên bám vào mỏm cơ sụn phễu + Cơ co kéo mỏm thanh âm về phía trước, làm hai dây thanh âm dưới khép lại - Các cơ phễu chéo và ngang + Nằm ở mặt sau sụn phễu, đi từ sụn phễu bên này sang sụn phễu bên kia + Khi co kéo hai sụn phễu lại gần nhau làm hai dây thanh âm dưới khép lại - Cơ phễu nắp thanh hầu + Từ đỉnh sụn phễu đi lên ra trước bám vào bờ sụn nắp + Khi co làm hẹp lỗ vào thanh quản và tiền đình làm đóng nắp thanh quản khi nuốt 2. Nhóm cơ làm rộng thanh môn - Cơ nhẫn phễu sau + Từ mặt sau sụn nhẫn đi chếch lên trên ra ngoài bám vào mỏm cơ sụn phễu + Khi cơ co kéo mỏm cơ sụn phễu xoay ra sau làm mỏm phát âm xoay ra ngoài 2 nếp thanh âm dưới mở ra, khe thanh môn rộng ra - Cơ giáp nắp thanh hầu + Đi từ mặt trong sụn giáp, dây chằng nhẫn giáp tới bờ ngoài sụn nắp và nếp phễu nắp + T/d làm hạ sục nắp và làm rộng phần tiền đình 3. Nhóm cơ là căng và chùng dây thanh âm - Cơ nhẫn giáp + Từ mặt ngoài sụn nhẫn bám vào bờ dưới sụn giáp + Kéo sụn giáp xoay ngửa ra trước, làm khoảng cách giữa sụn giáp và phễu tăng lên, hai dây thanh âm căng ra - Cơ thanh âm + Đi từ góc sụn giáp đến phía trước mỏm thanh âm và mặt trước ngoài sụn phễu + Làm hẹp và chùng dây thanh âm 4. Thần kinh vận động - Do hai dây thanh quản trên và dưới tách ra từ dây X - Dây thanh quản trên cảm giác cho thanh quản ở phía trên nếp thanh âm và vận động cơ nhẫn giáp - Dây thanh quản dưới ( dây quặt ngược ) vận động cho hầu hét các cơ của thanh quản và cảm giác từ nếp thanh âm trở xuống - Thần kinh giao cảm của thanh quản tách từ hạch giao cảm cổ giữa và cổ bên Câu 10: Các cơ vận động nhãn cầu, thần kinh chi phối các cơ đó Bài làm Các cơ vận động nhãn cầu và thần kinh chi phối - Ở ổ mắt có 7 cơ để vận động nhãn cầu và mi mắt 1. Cơ nâng mi trên: + Cơ dài dẹt, đi từ đỉnh ổ mắt đến mi trên + Nguyên uỷ : Cánh nhỏ xương bướm, trên lỗ thị giác + Bám tận : vào da, sụn mi và ổ mắt + Tác dụng : Kéo sụn mi lên trên và ra sau + Thần kinh chi phối: Dây vận nhãn ( Dây III ) 2. Cơ Thẳng mắt + Gồm có 4 cơ : Cơ thẳng trên, dưới, trong , ngoài , các cơ đi từ đỉnh ổ mắt đến bám vào nhãn cầu trước + Nguyên uỷ : Bốn cơ cùng bám trên một gân chung ( Gân Zinn ). Gân này bám trên thân bướm ở phần trong khe bướm rồi chia làm 4 dải bắt chéo hình chữ thập + Đường đi và bám tận : Bốn cơ thẳng từ sau toả ra trước đi theo thành ổ mắt bám vào nửa trước nhãn cầu gần giác mạc + Tác dụng : Cơ thẳng ngoài và trong đưa mắt ra ngoài hay vào trong. Cơ thẳng trên và dưới xoay mắt lên trên xuống dưới và đưa mắt vào trong + Thần kinh chi phối : Cơ thẳng ngoài do dây ròng rọc (IV), 3 cơ còn lại do dây III 3. Cơ chéo - Có hai cơ là cơ chéo to và cơ chéo bé ( hay cơ chéo trên và chéo dưới ) Cơ chéo to ( trên ) + Nguyên uỷ : gân ngắn bám ở trên và phía trong lỗ thị giác + Đường đi và bám tận : Thân cơ đi thẳng ra trước theo bờ trên trong ổ mắt rồi thành một gân chui qua một vòng khuyên ( bám ở hố ròng rọc ở ổ mắt ) rồi quặt gấp lại ra ngoài xuống dưới và ra sau bám vào phía trên ngoài của nửa nhãn cầu sau + Tác dụng : Đưa mắt ra ngoài và xuống dưới + Thần kinh chi phối : Do dây vận nhãn ngoài ( VI ) Cơ chéo bé ( dưới ) + Nguyên uỷ : thành dưới ổ mắt + Bám tận : phía dưới ngoài của nủa bán cầu sau + Tác dụng : Đưa mắt ra ngoài và lên trên + Thần kinh chi phối : Dây vận nhãn ( III ) Câu 11: Nhãn cầu: các màng và thành phần trong suốt Bài làm 1. Các màng của nhãn cầu 1.1 Màng thớ hay màng xơ - Bọc ngoài nhãn cầu gồm hai phần - Củng mạc : Cứng, dày, trắng, có mạch máu nuôi dưỡng là đ/m mi trước và mi sau + Mặt ngoài : nhẵn màu trắng có gân các cơ vận nhãn bám vào, lỗ cho mạch máu và thần kinh đi qua ( tĩnh mạch xoắn, động tĩnh mạch thần kinh mi trước , dây thị giác (II) ) + Mặt trong : Áp vào màng mạch màu nâu do dính vào màng mạch bởi tổ chức tế bào sắc tố - Giác mạc : Trong suốt, lồi ra trước, chỗ tiếp giáp giữ củng mạc và giác mạc là rãnh củng mạc, trong rãnh có xoang tĩnh mạch củng mạc hay ống Schlemm nhân thuỷ dịch ở buồng trước đổ vào tĩnh mạch mi trước, giác mạc không có mạch máu nuôi dưỡng bằng thẩm thấu 1.2 Màng cơ mạch - Là màng nuôi dưỡng nhãn cầu màu nâu hay đen , gồm 3 phần - Màng mạch : Ở giữa củng mạc và võng mạc, phủ mặt trong củng mạc, chiếm 2/3 sau của nhãn cầu ( 1/3 trước là lòng đen ), chức năng chính làm nhiệm vụ dinh dưỡng và làm buồng tối nhãn cầu do có chứa sắc tố - Thể mi : Là phần trước của màng mạch dày lên ~ với chỗ tiếp giáp giữa củng mạc và giác mạc, thể mi nối tiếp với lòng đen , thể mi gồm 2 phần + Tụ mạch mi : Là những cuộn mạch máu ở sau cơ mi, có tác dụng tiết thuỷ dịch để nuôi dưỡng giác mạc + Cơ mi : Là cơ trơn màu trắng xám, gồm hai loại sợi vòng và dọc - Lòng đen ( mống mắt ) + Là hoành tròn đứng thẳng ở giữa có lỗ tròn nhỏ gọi là con ngươi + Mặt trước lòng đen có buồng trước gọi là tiền phòng + Mặt sau lõm liên quan với buồng sau và nhân mắt gọi là hậu phòng + Lòng đen có một hệ thống cơ: Cơ tia làm giãn do tk giao cảm chỉ huy, cơ vòng cơ vòng làm co đồng tử do tk phó giao cảm chỉ huy 1.3 Màng thần kinh ( Võng mạc ) - Che phủ mặt trong màng cơ mạch , gồm 2 phân tương ứng như màng cơ mạch - Có hai vùng quan trọng ở võng mạc + Điểm vàng: là nơi có ảnh rõ nhất do tập trung nhiều tế bào cảm thụ ánh sáng điểm này dài 3mm cao 1,5mm ở đúng cực sau của nhãn cầu + Điểm mù : Là vùng tròn có đường kính 1,5mm nơi đi ra của các dây thần kinh thị giác + Mạch của võng mạc : Do màng mạch và động mạch võng mạc trung tâm nuôi dưỡng + Áp dụng  Tăng áp lực sọ não : Gai mắt lồi ra trước, phù gai mắt  Tăng nhãn áp : Gai mắt lõm  Viêm thần kinh thị giác : Gai mắt đỏ  Viêm thần kinh teo : Gai mắt trắng 2. Phần trong suốt của mắt 2.1 Nhân mắt + Là thấu kính lồi , trong suốt + Nhân mắt được bao bọc bởi một màng mỏng và trun, màng này nối với thể mi bởi dây chằng Zinn + Nuôi dưỡng bởi hấp thu thuỷ dịch do tụ mạch mi tiết ra ở buồng trước và bài tiết từ nhân mắt ra buồng sau nhãn cầu để đổ vào ống Schlemm 2.1 Thuỷ dịch + Ở khoảng giữa của nhân mắt và giác mạc, lòng đen chia khoảng này ra làm hai buồng là buồng trước và sau + Buồng trước : có hai thành  Thành trước: Là mặt sau của giác mạc và củng mạc  Thành sau: Là mặt trước của lòng đen và một phần nhân mắt + Buồng sau: Ở sau lòng đen trước vùng Zinn và dịch thuỷ tinh + Hai buồng thông nhau ở con ngươi 2.3 Dịch thuỷ tinh + Là khối trong suốt nằm ở khoảng giữa nhân mắt và võng mạc chiếm 4/5 sau nhãn cầu , dịch này có cấu tạo tương tự thuỷ dịch + Màng thấm quang: Là màng dày khi áp vào võng mạc nhưng mỏng ở vùng Zinn và mặt sau nhân mắt . : Dây vận nhãn ( III ) Câu 11: Nhãn cầu: các màng và thành phần trong suốt Bài làm 1. Các màng của nhãn cầu 1.1 Màng thớ hay màng xơ - Bọc ngoài nhãn cầu gồm hai phần - Củng mạc. thành phần của hầu, tỵ hầu, khẩu hầu, vòng bạch huyết quanh hầu Bài làm - Hầu là ngã tư đường tiêu hoá và đường hô hấp, thông với mũi, miệng, thanh quản, thực quản - Hầu được chia thành 3 phần: . do có chứa sắc tố - Thể mi : Là phần trước của màng mạch dày lên ~ với chỗ tiếp giáp giữa củng mạc và giác mạc, thể mi nối tiếp với lòng đen , thể mi gồm 2 phần + Tụ mạch mi : Là những cuộn

Ngày đăng: 10/07/2014, 11:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan