Nguyên uỷ ,đường đi, ngành cùng - Bắt đầu từ hành động mạch cảnh, động mạch đi lên rồi tạt ngang ra ngoài, đến góc hàm thì chui sâu vào tuyến mang tai khi tới ngang cổ lồi cầu xương hàm
Trang 1Câu 5: Động mạch cảnh ngoài: nguyên uỷ, đường đi, liên quan, ngành cùng và phạm vi cấp máu
Bài làm
1 Nguyên uỷ ,đường đi, ngành cùng
- Bắt đầu từ hành động mạch cảnh, động mạch đi lên rồi tạt ngang ra ngoài, đến góc hàm thì chui sâu vào tuyến mang tai khi tới ngang cổ lồi cầu xương hàm dưới động mạch phân làm hai ngành cùng
+ Động mạch hàm trong: Đi ở mặt trong lồi cầu, chạy sâu, vào khu chân
bướm hàm phân ra 14 nhánh để nuôi ổ mắt, hố mũi, miệng, hầu, các cơ nhai, răng hàm trên và màng não trước
+ Động mạch thái dương nông: Nuôi vùng thái dương
2 Ngành bên
- Có 6 ngành bên
+ Động mạch giáp lên: Tách ngay dưới sừng lớn của xương móng chạy
chếch ra trước vào trong tới cực trên tuyến giáp nối tiếp với động mạch giáp dưới ( nhánh đ/m dưới đòn ) cấp máu cho tuyến giáp
+ Động mạch lưỡi : Nuôi vùng lưỡi, động mạch chạy ra trước và trên
miệng vào vùng dưới lưỡi
Trang 2+ Động mặt mặt : Từ nguyên uỷ động mạch chạy ra trước đi sâu vào
tuyến dưới hàm sau đó bắt chéo bờ dưới xương hàm cách góc hàm 3cm để đi vào vùng mặt
+ Động mạch chẩm: Chạy ra phía sau phân nhánh trong vùng chẩm + Động mạch tai sau : Chạy ra phía sau cấp máu cho da và cơ ở vùng quanh lỗ tai vùng chũm và chẩm
+ Động mạch hầu lên: Chạy thẳng lên trên dọc thành bên của hầu cấp
máu cho thành bên và thành sau của hầu
- Ngoài ra còn có các ngành nhỏ cấp máu cho tuyến mang tai
3 Liên quan
- Liên quan với tuyến mang tai và cơ nhị thân, cơ này bắt chéo động mạch chia động mạch làm hai đoạn nên động mạch có 3 đoạn liên quan
- Đoạn dưới cơ nhị thân
+ Động mạch cảnh ngoài ở trong và động mạch cảnh trong ở ngoài Dây XII bắt chéo qua đ/m cảnh ngoài
+ Hai đ/m nằm trong tam giác Farabeuf
* Cạnh ngoài: tĩnh mạch cảnh trong
* Cạnh dưới: Thân tĩnh mạch giáp lưỡi mặt
* Cạnh trên: Dây XII
Trang 3+ Đặc điểm của đ/m cảnh ngoài là vùng cổ có nhiều ngành bên
- Đoạn trên cơ nhị thân
+ Động mạch đi sâu hơn cơ nhị thân và chui qua chạc của các cơ trâm : trâm lưỡi, trâm hầu, trâm móng, sau đó đ/m bắt chéo đ/m cảnh trong chạy ra ngoài đến ngang mức góc hàm
- Đoạn mang tai
+ Ở vùng góc hàm đ/m chui vào tuyến mang tai
+ Ở sâu nhất là động mạch cảnh ngoài, Ở nông nhất là dây XII và ở giữa
là tĩnh mạch cảnh ngoài
4 Vòng nối
- Giữa động mạch cảnh ngoài trái và phải
+ Động mạch cảnh ngoài: trái và phải nối tiếp với nhau
+ Ở tuyến giáp : Giữa hai đ/m giáp trên
+ Ở vòng quanh miệng: Giữa 4 đ/m vành trên và vành dưới
+ Ở hầu : Giữa hai động mạch hầu lên
+ Ở chẩm : Giữa hai động mạch chẩm
- Giữa động mạch cảnh ngoài và cảnh trong
+ Động mạch cảnh ngoài và cảnh trong nối với nhau xung quanh ổ mắt, giữa các nhánh của đ/m mặt với đ/m mắt ( đ/m góc nối tiếp với đ/m mũi )
Trang 4- Giữa động mạch cảnh ngoài và động mạch dưới đòn
+ Động mạch cảnh ngoài nối với động mạch dưới đòn ở tuyến giáp ( đ/m giáp trên và giáp dưới )
KL : Phạm vi cấp máu của đ/m cảnh ngoài là cho cổ ( phía trên ) và mặt ( miệng mũi, hầu )
5 Động mạch thái dương nông
- Nhánh tận : Động mạch trán
Động mạch đỉnh
- Nhánh bên :
+ Nhánh tiếp : cho vùng thái dương và ổ mắt
+ Động mạch ngang mặt : chạy ra má
+ Động mạch thái dương giữa : chạy sâu vào xương cấp máu cho cơ
thái dương
6 Động mạch hàm trong
- Nhánh bên : 14 Nhánh
- 1 động mạch cấp máu cho tai
+ Động mạch màng nhĩ: Cấp máu cho hõm tai
- 2 động mạch cấp máu cho màng não
+ Động mạch màng não giữa : gồm nhánh trước và nhánh sau
Trang 5+ Động mạch màng não bé : Qua lỗ bầu dục cùng dây hàm dưới đi vào trong sọ
- 4 động mạch cấp máu cho cơ
+ Động mạch cơ chân bướm
+ Động mạch cơ cắn : Chạy qua khuyết giữa lồi cầu và mỏm vẹt xương hàm dưới
+ Động mạch thái dương sâu sau : cấp máu phần sau cơ thái dương + Động mạch thái dương sâu trước
- 4 động mạch cấp máu cho má và miệng
+ Động mạch răng dưới : có 2 nhánh là nhánh cằm và nhánh nanh
+ Động mạch răng trên
+ Động mạch miệng
+ Động mạch dưới ổ mắt
- 3 động mạch cấp máu cho vòm miệng và vòm hầu
+ Động mạch khẩu cái xuống
+ Động mạch ống chân bướm ( vidien )
+ Động mạch chân bướm khẩu cái
- Nhánh tận
Trang 6+ Động mạch bướm khẩu cái : nhánh tận của động mạch hàm trong
gồm hai nhánh
Nhánh ngoài : chạy vào tầng trên mũi, các ngách mũi trên và giữa
Nhánh vách mũi : nối tiếp với động mạch khẩu cái xuống
Trang 7Câu 6: Động mạch cảnh trong: nguyên uỷ, đường đi, liên quan, ngành bên, ngành cùng và vòng nối
Bài làm
1 Nguyên uỷ
- Động mạch cảnh trong là một trong hai nhánh tận của động mạch cảnh gốc cấp máu cho não trước và mắt
2 Đường đi và liên quan
- Đoạn cổ
+ Động mạch cảnh trong khi tách từ động mạch cảnh gốc thì nằm ngoài động mạch cảnh ngoài
+ Từ vùng cổ thì đ/m nằm trong tam giác Farabeuf
+ Từ cổ lên vùng hàm hầu thì đ/m cảnh trong cùng t/m cảnh trong chạy lên tới nền sọ
+ Ở vùng hàm hầu: động mạch cảnh trong đi ở phía trong hoành trâm
Trang 8+ Ở nền sọ : Động mạch cảnh trong liên quan với các dây thần kinh IX,
X, XI, thoát ở lỗ rách sau và dây XII thoát ở lỗ lồi cầu sau Dây X cùng với động
tĩnh mạch cảnh trong nằm trong bao mạch
- Đoạn trong xương đá
+ Động mạch cảnh trong chui qua lỗ cảnh vào ống cảnh trong xương đá cùng đám rối tĩnh mạch và đám rối giao cảm, sau đó đ/m chạy thẳng rồi tạt ngang thoát ra ở chỏm x.đá qua lỗ rách trước vào hộp sọ,
+ Động mạch liên quan với mặt trước hòm nhĩ ( tai giữa )
- Đoạn trong xoang tĩnh mạch hang
+ Từ lỗ rách trước, đ/m cùng dây VI chui vào chạy ngoằn ngoèo trong xoang t/m hang, sau đó thoát ra khỏi xoang t/m hang vào khoang dưới nhện, đi tới
độ 1cm cách khe Sylvius thì phân 4 nhánh tận
3 Ngành bên
- Động mạch mắt là ngành bên duy nhất
4 Ngành cùng
- Động mạch mạc mạch
- Động mạch não trước : Cấp máu mặt trong BCĐN
- Đông mạch não giữa : Cấp máu mặt ngoài BCĐN
- Động mạch thông sau : Cấp máu cho mặt dưới BDDN
Trang 95 Vòng nối
- Cảnh trong - Cảnh ngoài : bởi đ/m mắt ( ngành bên đm cảnh trong ) nối với đ/m mặt ( ngành bên của đ/m cảnh ngoài )
- Vòng Willis
- Thắt động mạch cảnh trong nguy hiểm
Câu 7: Cấu tạo các thành, các ngách mũi và các xoang , áp dụng
Bài làm
1 Cấu tạo hố mũi và các ngách
- Thành trên : mảnh ngang x.sàng ở giữa, phần trước là x.trán và x.mũi,
phần sau là thân x.bướm
- Thành dưới : Do mảnh ngang x.hàm trên và x.khẩu cái tạo nên
- Thành trong : Ngăn cách hai lỗ mũi, do sụn vách mũi và trụ trong sụn
cánh mũi lớn ở phía trước, mảnh thẳng x.sàng ở giữa, x.lá mía ở sau dưới
- Thành ngoài : Là mặt trong của thân x.sàng, x.lệ và x.hàm trên, có 3
x.xoăn là trên, giữa và dưới, giữa các x.xoăn tạo nên các ngách mũi
Trang 10+ Ngách mũi trên : Ở dưới x.xoăn trên, là khe hẹp thông vào xoang sàng
sau và xoang bướm
+ Ngách mũi giữa : Ở giữa x.xoăn giữa và thành ngoài hốc mũi trước, đổ
vào lỗ có xoang sàng trước, xoang hàm trên và xoang trán
+ Ngách mũi dưới : Ở phần trước của ngành mũi dưới, có lỗ ống lệ mũi
đổ vào
- Áp dụng : Viêm mũi, vi trùng lan theo ngách gây viêm xoang,
2 Các xoang mũi
a) Xoang hàm trên
- 3 thành : trong, trước và sau
- 1 đỉnh
- 1 trần : là mặt ổ mắt x.hàm trên
- 1 nền : là mỏm huyệt răng của x.hàm trên
- Áp dụng : Xoang liên quan với răng hàm thứ nhất, nên sâu răng dễ viêm
xoang niêm mạc x.hàm trên liên tiếp với niêm mạc hố mũi
b) Xoang trán
- Gồm 2 xoang phải và trái thông vào ngách mũi giữa qua ống mũi trán
c) Xoang sàng
- Nằm trong mê đạo x.sàng, có 3 nhóm
Trang 11+ Nhóm xoang trước : đổ vào ngách mũi giữa
+ Nhóm xoang giữa : đổ vào ngách mũi giữa
+ Nhóm xoang sau : đổ vào ngách mũi trên
d) Xoang bướm
- Có hai xoang nằm trong x.bướm, thông vào ngách mũi trên
- Áp dụng : Vỡ x.bướm gây chảy máu mũi