Tôi yêu em (Puskin) Tôi yêu em (Puskin) Tôi yêu em: đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai; Nhưng không để em bận lòng thêm nữa, Hay hồn em phải gợn bóng u hoài. Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen, Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm, Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. Puskin Thuý Toàn dịch ALEKSZANDR SZERGEJEVICS PUSKIN (1799—1837) Trong bản dịch của Thúy Toàn theo mình cảm nhận thì tình yêu của Puskin dành cho người yêu là một mối tình đơn phương âm thầm "ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai". Tình yêu đã không còn bùng lên như ngọn lửa lúc trước nhưng vẫn rất nóng đấy, vẫn cháy âm ỉ và dai dẳng. Trong bài thơ mình tâm đắc nhất là câu cuối cùng: "Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em". Puskin chỉ dừng ở: "người tình như tôi đã yêu em", chứ không thể 'hơn' là bởi vì Puskin tin rằng đó chính là giới hạn của tình yêu, chúng ta là con người và trong đó có một chút ít tính ích kỷ, nếu bạn mong một người mình yêu có thể yêu người ấy hơn mình chẳng phải là lừa gạt chính bản thân mình sao, chẳng phải là mỉa mai người tình của mình sao? Qua sự giãi bày của nhân vật trữ tình, ta thấy có sự mâu thuẫn giữa cảm xúc và lý trí. Lý trí bảo: Nhưng không để em bận lòng thêm nữa, /Hay hồn em phải gợn sóng u hoài /Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em. Còn cảm xúc muốn: Tôi yêu em chân thành, đằm thắm. Ta không biết gì nhiều về tình cảm của cô gái, nhưng nhân vật trữ tình thì hình như không được thanh thản và giữa họ như có điều gì bất ổn, trở ngại. Những trạng thái cảm xúc: rụt rè, âm thầm, không hi vọng, hậm hực lòng ghen vốn là những biểu hiện rất CON NGƯỜI. Ghen tuông bao giờ cũng là bạn đồng hành của tình yêu. Nét nổi bật ở nhân vật trữ tình là tình cảm chân thành, đằm thắm và rất đỗi cao thượng. Câu thơ cuối, Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em, thật bất ngờ. Khiêm nhường và tế nhị, tha thiết và mãnh liệt. Mâu thuẫn giữa lý trí và tình cảm trở nên gay gắt. Tưởng như vô lý mà lại có lý. Dường như ngọn lửa tình không những chẳng tàn phai mà còn ngùn ngụt cháy. Câu thơ cuối của Puskin thật độc đáo. Người dịch đã nắm bắt và chuyển tải một sự đồng điệu giữa câu thơ của Puskin với câu ca Quan họ trong bài Giã bạn để dịch nên câu thơ tài hoa này: Người về em dặn câu rằng Đâu hơn người kết, đâu bằng đợi em. Puskin thường không "trang sức cầu kì", không dụng công xây dựng hình ảnh, ít sử dụng các biện pháp tu từ. Sức "ám ảnh" của thơ Puskin nằm ngay trong cái chiều sâu của tư duy và cường độ của cảm xúc Đến đây, ta mới ngộ ra rằng, bài thơ là một sự vun đắp cho tình yêu chứ không phải là sự chối bỏ tình yêu. . Tôi yêu em (Puskin) Tôi yêu em (Puskin) Tôi yêu em: đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai; Nhưng không để em bận lòng thêm nữa, Hay hồn em phải gợn bóng u hoài. Tôi yêu. ỉ và dai dẳng. Trong bài thơ mình tâm đắc nhất là câu cuối cùng: "Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em". Puskin chỉ dừng : "người tình như tôi đã yêu em", chứ không. Thúy Toàn theo mình cảm nhận thì tình yêu của Puskin dành cho người yêu là một mối tình đơn phương âm thầm "ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai". Tình yêu đã không còn bùng lên như ngọn