1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài thơ " Tôi yêu em" -Puskin

7 856 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 90 KB

Nội dung

Nhận thức - Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong tình yêu: chân thành, say đắm, vị tha, cao thượng - Thấy được nét đặc sắc của thơ trữ tình Puskin: giản dị, trong sán

Trang 1

Soạn giảng:

TÔI YÊU EM

-Puskin-Giáo viên hướng dẫn: Hồ Thị Hương Hoa

Người soạn: Đinh Thị Bích Diệp

Ngày soạn: 02/03/2011

Ngày dạy : 08/03/2011

Lớp:11A4

Tiết : 94

I/ Mục tiêu bài học

1 Nhận thức

- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong tình yêu: chân thành, say đắm, vị tha, cao thượng

- Thấy được nét đặc sắc của thơ trữ tình Puskin: giản dị, trong sáng, tinh tế

2 Kĩ năng

Giúp HS thấy được cái hay, cái đẹp trong thơ tình của Puskin, biết cách cảm nhận và phân tích một bài thơ tình yêu trong sáng và đầy thi vị, từ đó có thể cảm nhận và phân tích những bài thơ tình một cách tinh tế và giàu cảm xúc

II/ Phương tiện, cách thức dạy học

1 Phương tiện

- SGK Ngữ Văn 11 tập 2

- SGV Ngữ Văn 11 tập 2

- Giáo án

- Máy chiếu

2 Cách thức dạy học

GV hướng dẫn HS đọc và cảm nhận bài thơ trên tinh thần trong sáng, giản dị, tinh tế, phân tích cách sử dụng ngôn ngữ của nhà thơ, từ đó có cái nhìn chính xác

và chân thực về bài thơ

III/ Tiến trình dạy học

1 Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ

- Sĩ số: Vắng:

- Kiểm tra bài cũ

2 Vào bài mới

Trang 2

Tình yêu là một đề tài lớn của thơ ca nhân loại, không có nhà thơ nào không nói đến tình yêu trong thi phẩm của mình Mọi cung bậc tình cảm, mọi biến thái của tinh vi và những rung động tinh tế của tâm hồn con người đều xuất hiện trong thơ ca Điều thơ ca hướng đến là lí tưởng về những tình yêu tươi đẹp, tình yêu thánh thiện Puskin là một nhà thơ tình yêu như thế Dòng chảy tình yêu vĩnh cửu của lịch sử văn học nhân loại là một chủ đề lớn trong thơ trữ tình của thiên tài Puskin Ông để lại hơn tám trăm bài thơ trữ tình, “Tôi yêu em “ là bài thơ tình hay nhất, đậm đà ý vị nhất của Puskin

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

GV: Các em đọc phần tiểu dẫn trong

SGK và rút ra những ý chính về cuộc

đời của tác giả và tác phẩm?

HS đọc sách và trả lời câu hỏi

-A lếch xan đrơ Xéc ghê ê vích

Puskin ( 1799 – 1837) được mệnh

danh là “mặt trời của thi ca Nga”

- Xuất thân từ tầng lớp đại quý tộc

- Ông là nhà thơ lỗi lạc của nước

Nga và của thế giới

- Thơ Puskin thể hiện tâm hồn Nga

khao khát tự do và tình yêu qua một

tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết

- Puskin là một tài năng đa dạng, ông

sáng tác ở nhiều thể loại và ở thể loại

nào cũng có những tác phẩm xuất

sắc: Tiểu thuyết bằng thơ nổi tiếng “

Ép ghê nhi Ô nhê ghin” ( 1823-1831)

khởi đầu cho chủ nghĩa hiện thực

Nga, bi kịch lịch sử hoành tráng “ Bô

rít gô đu nốp” (1825), trường ca sâu

lắng “ Ruxlan và Li út mi la”(1820),

truyện ngắn vô cùng nổi tiếng “ Con

đầm pích” (1833)…

-Tác phẩm:

Là bài thơ tình nổi tiếng nhất của

Puskin, được khơi nguồn từ mối tình

I/ Tiểu dẫn

1.Tác giả

A lếch xan đrơ Xéc ghê ê vích Puskin ( 1799 – 1837) được mệnh danh là “mặt trời của thi ca Nga” -Xuất thân từ tầng lớp đại quý tộc nhưng cả đời Puskin luôn đứng về phía nhân dân lao động và giới tri thức bình dân

-Ông là nhà thơ lỗi lạc của nước Nga

và của thế giới, là người mở ra một thời đại mới, rực rỡ cho nền văn học Nga

-Thơ Puskin thể hiện tâm hồn Nga khao khát tự do và tình yêu qua một tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết -Về thơ Puskin, nhà văn Gô gôn nhận xét là “ thiên nhiên Nga, lịch sử Nga, con người Nga, tâm hồn Nga hiện lên thuần khiết, đẹp tới mức như được soi qua một thấu kính diệu kì’

2.Tác phẩm:

- Là bài thơ tình nổi tiếng của Puskin

và thế giới

Trang 3

của nhà thơ với A.A.Ô lê nhi na

( con gái của chủ tịch Viện hàn lâm

nghệ thuật Nga) Thời kì ở Pê-téc-

bua, nhà thơ thường hay lui tới nhà

của Chủ tịch Viện hàn lâm nghệ

thuật Nga.Tại đây, ông đã gặp và

đem lòng yêu Ô lê nhi na, ông đã

dành cho nàng nhưng vần thơ vô

cùng đằm thắm Mùa hè năm 1829,

Puskin đã cầu hôn nàng nhưng không

được chấp nhận, bài thơ ra đời trong

hoàn cảnh đó

GV: Bài thơ có thể chia làm mấy

phần?

HS: bài thơ chia làm 3 phần

GV: Bài thơ mở đầu bằng cụm từ

“tôi yêu em”, so với bản dịch nghĩa,

bản dịch cụm từ này đã chuyển dịch

hết nghĩa chưa?

HS: Cụm từ “tôi yêu em” mở đầu bản

dịch thơ chưa thể hiện hết tinh thần

của nguyên tác “ tôi đã yêu em” chỉ

thời quá khứ

GV:Vậy nếu hiểu bài thơ theo lối

“tôi đã yêu em” thì tình cảm của

nhân vật trữ tình được thể hiện như

thế nào?

(gợi ý)=> Hai câu đầu như sự thổ lộ,

Được khơi nguồn từ mối tình của nhà thơ với A.A Ô-lê-nhi-na

-Nhan đề bài thơ: Bài thơ vốn không

có tên, nhan đề “ Tôi yêu em” do dịch giả Thúy Toàn dịch

II/ Đọc – hiểu văn bản 1) Đọc

2) Bố cục

Bài thơ chia làm 3 phần:

- Phần 1: Bốn câu đầu

- Phần 2: Hai câu giữa

- Phần 3: Hai câu cuối

3) Đọc –hiểu a) Bốn câu đầu:

* Câu 1-2:

=>“Tôi yêu em” chưa thể hiện hết ý nghĩa của nguyên tác

=> Hai câu đầu như sự thổ lộ, giãi bày tình yêu của chàng trai: Anh đã yêu em và đến bây giờ vẫn yêu, trái

Trang 4

giãi bày tình yêu của chàng trai

GV: Mạch thơ có gì biến đổi ở đây?

Câu 1-2: nhân vật trữ tình bộc lộ cõi

lòng, khẳng định tình yêu vẫn chưa

lụi tàn

Câu 3-4: như một quyết định dứt

khoát đầy lí trí của chàng trai: phải

chối bỏ tình yêu, phải dập tắt ngọn

lửa tình yêu trong lòng mình để “ nó

không làm phiền đến em nữa” và “tôi

không muốn em buồn vì bất cứ điều

gì”

GV: Trong đoạn thơ này, tình yêu đã

được tác giả thể hiện qua hình ảnh

nào?Hình ảnh đó biểu hiện cho điều

gì?

HS: Hình ảnh “ngọn lửa tình”, biểu

trưng cho tình yêu thắm thiết, nồng

nàn của tác giả

GV: vậy biện pháp nghệ thuật mà tác

giả sử dụng trong đoạn thơ này là gì?

HS : Nghệ thuật ẩn dụ

GV: Vậy đoạn thơ này thể hiện điều

gì?

HS: Đoạn thơ là lời bày tỏ tình yêu

tim trong anh vẫn tiếp tục ngân rung theo năm tháng, vẫn đập những nhịp đập tình yêu mà anh đã dành cho em

* Câu 3-4:

=> Mạch thơ chuyển hướng đột ngột: Giọng điệu thơ ngập ngừng, lấp lửng thể hiện một tình yêu sâu đậm, chân thành, mong muốn cho người mình yêu không phải vướng bận một điều

gì cả

-Hình ảnh “ngọn lửa tình” biểu trưng

cho tình yêu của nhân vật trữ tình, thể hiện cho một tình cảm rất thắm thiết, nồng nàn

Nghệ thuật ẩn dụ : “ ngọn lửa

tình” chưa tắt hẳn, đó là một

tình yêu nồng nàn, tha thiết, mãnh liệt, nó vẫn còn âm ỉ trong anh, nhưng vì mong muốn cho em được hạnh phúc, anh sẽ không để cho em phải

“bận lòng thêm nữa” hay “ hồn

em phải gợn bóng u hoài” => Đoạn thơ là một lời bày tỏ tình yêu của nhân vật trữ tình đối với người yêu, nhưng đó lại là một tình yêu không lời đáp lại, mặc dù vậy,

Trang 5

một cách nhẹ nhàng, nhưng đó lại là

một tình yêu không được đáp lại

GV: Các từ ngữ thể hiện tình yêu của

nhân vật trữ tình?

HS: Các từ ngữ thể hiện tình yêu của

nhân vật “tôi”:

-Âm thầm

-Hi vọng

-Rụt rè

-Hậm hực lòng ghen

GV: Các từ ngữ đó thể hiện điều gì?

HS: Các mức độ cảm xúc của tình

yêu, thể hiện một tình yêu đa sắc

thái

GV: Những thủ pháp nghệ thuật

được sử dụng trong hai câu thơ này

là gì?

HS: Biện pháp liệt kê

Thể hiện những cảm xúc tình yêu

của tác giả

GV:Tình yêu của nhân vật “tôi”

được thể hiện như thế nào ở 2 câu

thơ cuối này?

HS:

-Tình yêu được thể hiện qua cụm từ

“ tôi yêu em” được nhấn mạnh thêm

một lần nữa

-“chân thành”, “đằm thắm”

- “Cầu cho em được người tình như

tôi đã yêu em

nhân vật “tôi” vẫn không hề thù hận

mà vẫn luôn mong cho người mình yêu không phải bận lòng vì tình yêu

đó, đó chính là sự chế ngự tình yêu

b) Câu 5-6

=>Tình yêu đối với Puskin phải có

đủ các sắc thái tình cảm, từ âm thầm yêu đơn phương, không hi vọng về tình yêu được đáp trả, đến rụt rè khi bày tỏ tình yêu, và hậm hực lòng ghen khi thấy người mình yêu không đáp trả tình cảm, như vậy mới là một tình yêu đích thực

 Biện pháp liệt kê nhấn mạnh những cảm xúc tình yêu của tác giả, tình yêu của nhân vật

“tôi” vẫn luôn đậm đà, tha thiết đối với nhân vật “em”

 Từ câu 1-2 đến câu 3-4 và câu 5-6, trong nhân vật tôi như diễn ra một “cơn sóng lòng”:

c) Câu 7-8

Câu thơ cuối bài là một lời cầu chúc

- Bản thân lời cầu chúc đã biểu lộ cái cao thượng trong tình yêu của nhân vật trữ tình

- Puskin đã quên đi cái “tôi” của mình để nghĩ đến người mình yêu Ông không hề hận thù mà trái lại, cầu chúc cho người mình yêu sẽ có được một người tình có thể trân trọng nàng, đem đến cho nàng hạnh phúc

Trang 6

GV: Lời cầu chúc của Puskin thể

hiện điều gì?

HS: - Tình yêu của Puskin vô cùng

cao thượng

- Nhân vật trữ tình đã vượt qua

được cái ích kỉ tầm thường trong tình yêu bằng một lời cầu chúc đẹp

GV rút ra kết luận

GV: Hai câu thơ cuối bài thể hiện

điều gì?

HS: Hai câu thơ là lời cầu chúc của

Puskin dành cho người mình yêu, đó

là một tình yêu chân thành và vô

cùng mạnh mẽ

GV: em có nhận xét gì về nội dung

và nghệ thuật của bài thơ này?

HS trả lời

mãi mãi

=>Tình yêu của Puskin vô cùng cao thượng, không hề hận thù, ông còn mong cho người đó có thể gặp được một người khác cũng yêu em chân thành, thủy chung, đằm thắm như

“tôi đã yêu em”

Nhân vật trữ tình đã vượt qua được cái ích kỉ tầm thường trong tình yêu bằng một lời cầu chúc đẹp.Đó chính là tình yêu đẹp nhất, trong sáng nhất, tinh tế nhất, cao thượng nhất

*) Tiểu kết

Hai câu thơ là một lời cầu chúc tốt đẹp của Puskin dành cho “em”, tuy không dành được tình yêu của “em” nhưng “tôi” vẫn sẽ luôn dành cho

“em” những lời chúc tốt đẹp nhất và

sẽ luôn giữ mãi tình yêu dành cho em như lúc ban đầu

III/ Tổng kết

1 Nghệ thuật:

- Dung lượng ngắn gọn, ngôn từ giản dị, trong sáng, dễ hiểu => vẻ đẹp tình yêu chân thành, trong sáng, say đắm, nhân hậu, cao cả

- Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng: so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ

2 Nội dung ( SGK)

IV/ Củng cố

GV dặn HS

-Về nhà học thuộc bài thơ và nắm được nội dung và nghệ thuật của bài thơ

Trang 7

- Chuẩn bị bài mới

Phê duyệt của GV hướng dẫn Người soạn

Hồ Thị Hương Hoa Đinh Thị Bích Diệp

Ngày đăng: 29/06/2015, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w