Đặc điểm thi công công trình mặt đường Sử dụng nhiều vật liệu: thường phải dùng hàng nghìn m3 vật liệu cho 1 km đường.. Tuyến đường càng dài, khối lượng vật liệu càng lớn.. Phải kết hợp
Trang 1Chương 2 Thiết kế thi công mặt đường
2.1 Đặc điểm thi công công trình mặt đường
Sử dụng nhiều vật liệu: thường phải dùng hàng nghìn m3 vật liệu cho 1 km đường Tuyến đường càng dài, khối lượng vật liệu càng lớn Phải kết hợp chặt chẽ các khâu chọn địa điểm khai thác, gia công, tổ chức khai thác, gia công, vận chuyển, cung cấp vật liệu Trong công trình đường, chi phí xây dựng mặt đường chiếm 45-65% tổng giá thành đối đường đồng bằng và trung
du, chiếm 30-45% đối với đường vùng núi Trong mặt đường chi phí vật liệu chiếm 60-70% trong đó chi phí vận chuyển chiếm một tỉ lệ lớn Vì vậy mặt đường cần sử dụng vật liệu địa phương, việc tổ chức sản xuất và cung cấp vật liệu
Khối lượng phân bố công trình đều trên toàn tuyến: do đó tốc độ thi công không thay đổi Diện thi công hẹp và dài: mặt đường thường chỉ rộng 7-10m nhưng chiều dài lên đến hàng chục, hàng trăm km Do đó khối lượng công tác vận chuyển phân bố không đều, việc tổ chức công tác vận chuyển tương đối phức tạp
Công tác thi công phải tiến hành ngoài trời phụ thuộc vào điều kiện thời tiết Cần lưu ý công tác lắp ghép trong xây dựng đường
Địa điểm thi công thường xuyên thay đổi
2.2 Tổ chức thi công mặt đường theo phương pháp dây chuyền
Hướng thi công dây chuyền
Tốc độ thi công dây chuyền
Xác định nguồn cung cấp vật liệu, tổ chức sản xuất và cung cấp nguyên vật liệu
Xác định trình tự, nội dung và kỹ thuật thi công, tổ chức các đơn vị thi công chuyên nghiệp, bố trí các đoạn thi công và tổ chức dây chuyền thi công