Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 36 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
36
Dung lượng
353,5 KB
Nội dung
TRƯỜNG CĐSP DAKLAK ****** Đ Ề TÀI NGIÊN CỨU KHOA HỌC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TỰ CHỌN NGỮ VĂN LỚP 9 Người thực hiện: Trịnh Đức Long Tổ Văn –Khoa xã hội NĂM 2006 A-PHẦN MỞ ĐẦU I-Lý do chọn đề tài: 1-Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chương trình bậc trung học cơ sở trong đó đặt ra yêu cầu thực hiện chương trình tự chọn bắt đầu cho học sinh khối lớp 8 và 9. Việc học tự chọn góp phần thực hiện mục tiêu hướng đến người học, lấy người học làm trung tâm trong hoạt động dạy học. Chương trình đáp ứng nhu cầu tự học của học sinh, rèn luyện kỹ năng tích cực trong học sinh. Hơn nữa dạy học tự chọn đáp ứng được xu hướng phân hóa đối tượng dạy học, đây là nguyên tắc dạy học hiện đại. 2-Xuất phát từ thực tiễn nhận thức của bản thân được Sở cử tham gia hội nghị tập huấn bồi dưỡng giảng viên cốt cán dạy học tự chọn tại Đà Nẵng (tháng 10/2004) sau đó về triển khai cho giáo viên tỉnh nhà. 3-Xuất phát từ thực tiễn việc thực hiện chương trình (các chủ đề tự chọn) môn Ngữ văn của giáo viên trung học cơ sở hiện nay còn nhiều lúng túng về nội dung và phương pháp dạy. Bộ giáo dục và đào tạo mới đề ra chủ trương thực hiện từ năm học 2004-2005, nguồn tài liệu về các chủ đề tự chọn còn hạn chế (chủ yếu giáo viên THCS phải tự thiết kế chủ đề để dạy)nên khi thực hiện còn nhiều bất cập chưa mang tính đồng bộ thống nhất giữa các trường. Sau một năm triển khai thực hiện dạy học tự chọn lớp 8, bản thân đã trực tiếp gặp gỡ trao đổi với một số giáo viên THCS tại tỉnh nhà khi thực hiện chương trình tự chọn, nhiều giáo viên còn trăn trở băn khoăn khi dạy. Năm học 2005-2006 sở GD&ĐT DakLak tiếp tục chỉ đạo việc dạy tự chọn lớp 9 trong đó tập trung vào việc biên soạn các chủ đề tự chọn cho từng môn học cụ thể, bản thân nhận thấy đây là vấn đề cần quan tâm giải quyết đáp ứng phục vụ việc dạy học Ngữ văn trung học cơ sở nên mạnh dạn triển khai đề tài này. Đề tài mang tính nối tiếp đề tài NCKH năm 2005. II-Mục đích nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động dạy học tự chọn môn Ngữ văn lớp 9 trung học cơ sở góp phần giúp cho giáo viên định hướng triển khai các chủ đề tự chọn dạy đạt hiệu quả cao. III-Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chú ý khảo sát các đối tượng nghiên cứu sau: 1-Những chủ trương định hướng của Bộ GD và ĐT về việc thực hiện dạy học tự chọn ở THCS. 2-Nội dung chương trình tự chọn môn Ngữ văn lớp 9 trung học cơ sở(phần văn học và tập làm văn) IV-Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài tập trung giải quyết 2 nhiệm vụ sau: 1- Tìm hiểu đặc điểm chương trình tự chọn môn Ngữ văn lớp 9 2-Biên soạn một số chủ đề tự chọn môn Ngữ văn lớp 9 (Phần văn học và làm văn ) và định hướng phương pháp dạy trong từng chủ đề cụ thể. V-Lựa chọn các phương pháp nghiên cứu: 2 1-Sử dụng hệ thống các phương pháp thực nghiệm: Tiến hành quan sát, điều tra thông qua hoạt động dự giờ tiết dạy tự chọn của một số giáo viên THCS. Trưng cầu ý kiến trao đổi với giáo viên và học sinh THCS về việc dạy học tự học. 2-Vận dụng một số thành tựu về khoa học giáo dục, khoa học nghiên cứu văn học được khẳng định trong những năm gần đây như:Dạy học nêu vấn đề, phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ thể sáng tạo của học sinh, tiếp nhận văn học, thi pháp học, phương pháp dạy văn theo mô hình sơ đồ trực quan. B- PHẦN NỘI DUNG Chương I:Tìm hiểu đặc điểm chương trình và những định hướng về nội dung và phương pháp khi dạy tự chọn Ngữ văn lớp 9 A-Nhận diện đặc điểm chương trình Ngữ văn lớp 9: Theo chủ trương của Bộ GD&ĐT việc thực hiện chương trình tự chọn với 3 loại hình chủ đề: Bám sát, nâng cao và đáp ứng không nằm ngoài quỹ đạo của chương trình chính khóa, lấy nội dung chương trình chính khóa làm nền tảng để thiết kế chủ đề tự chọn. Do vậy muốn thực hiện tốt hoạt động dạy học tự chọn, giáo viên cần phải nhận diện đặc điểm nội dung chương trình chính khóa. I-Đặc điểm chung: 1-Đây là lớp cuối cấp học nên chương trình Ngữ văn 9 ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức mới còn tập trung vào việc củng cố kiến thức, ôn tập toàn cấp học. Việc thực hiện tích hợp dọc kiến thức từ lớp 6 dến lớp 9 luôn được đặt ra và giải quyết một cách triệt để. 2-Nội dung các bài dạy trong cả 3 phân môn đều có khả năng tích hợp cao (Cả tích hợp ngang lẫn tích hợp dọc). Do vậy dạy Ngữ văn lớp 9 giáo viên phải nhậy cảm nắm chắc mục tiêu chương trình toàn cấp học, đây là cái đích để đạt đến chất lượng toàn cấp THCS. II- Đặc điểm phân môn văn học: 1-Các văn bản được chọn dạy trong chương trình thể hiện rõ nét dấu hiệu tích hợp. Nhiều văn bản có sự đan xen của các phương thức biểu đạt nên là điều kiện tốt để thực hiện tích hợp với phân môn làm văn.Dưới đây là một số ví dụ thống kê dấu hiệu tích hợp ngang Văn bản Các phương thức biểu đạt Tích hợp môn làm văn +Kiều ở Lầu Ngưng Bích +Bài thơ tiểu đội xe không kính Biểu cảm kết hợp với tự sự, kể chuyện Độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự +Bến quê +Cố hương Tự sự kết hợp với nghị luận và biểu cảm Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm +Bàn về đọc sách +Tiếng nói của văn nghệ Nghị luận kết hợp với thuyết minh và biểu cảm Nghị luận về một sự việc, về một vấn đề tư tưởng đạo lý 3 2-Chương trình đưa thêm một số thể loại mới vào học +Truyện thơ: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) +Kịch nói: Tôi và chúng ta (Lưu Quang Vũ) +Thơ văn xuôi: Mây và sóng (Tagor) Đến lớp 9 học sinh có thể nhận diện đặc điểm cơ bản của hết thảy các thể loại văn học phổ biến. Chương trình dành hẳn một phần ôn tập các thể loại văn học. 3-Tuy chương trình THCS không hướng tới việc dạy lịch sử văn học nhưng đến lớp 9 học sinh đã tiếp cận các tác phẩm tiêu biểu cho các giai đoạn văn học. Trong bài tổng kết phần văn học có đề cập đến đặc điểm nội dung và thi pháp của các giai đoạn văn học Việt Nam. 4-Chương trình cấu trúc đồng quy mang tính kế thừa liên thông từ lớp 6 đến lớp 9 (dấu hiệu tích hợp dọc). Điều này được thể hiện rõ nét trong kiến thức về các phương thức biểu đạt trong văn bản tác phẩm. Chương trình vẫn giới thiệu các kiểu văn bản tự sự, trữ tình, chính luận mà học sinh đã tiếp cận ở lớp 6,7,8 ; đến lớp 9 có nâng cao hơn ( Dung lượng văn bản bề thế, cấu trúc phực tạp, đặc biệt các văn bản có sự đan xen của các phương thức biểu đạt). Ví dụ thống kê dưới đây thể hiện dấu hiệu tích hợp dọc khi dạy kiểu văn bản tự sự từ lớp 6 đến lớp 9 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 1-Tự sự dân gian: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười. 2-Tự sự Trung đại: +Con hổ có nghĩa +Mẹ hiền dạy con +Thầy thuốc cốt ở tấm lòng 3-Tự sự hiện đại: +Dế mèn phiên lưu ký +Vượt thác +Buổi học cuối cùng *Nhận xét: Văn bản ngắn, cốt truyện đơn giản, sự kiện tình tiết ít Tự sự hiện đại: +Cổng trường mở ra +Cuộc chia tay của những con búp bê +Mẹ tôi *Nhận xét: Tự sự có đan xen yếu tố biểu cảm Tự sự hiện đại: +Tôi đi học +Trong lòng mẹ +Tức nước vỡ bờ +Lão Hạc +Cô bé bán diêm +Đánh nhau với cối xay gió +Hai cây phong *Nhận xét: Tự sự đan xen yếu tố miêu tả, chú ý ngôi kể tự sự 1-Tự sự Trung đại: +Người con gái Nam Xương. +Hoàng Lê nhất thống chí +Truyện Kiều +LuÏc Vân Tiên 2-Tự sự hiện đại: +Chiếc lược ngà +Lặng lẽ Sa Pa +Bến Quê +Ngôi sao xa xôi +Rôbinxơn ngoài đảo hoang +Bố của Ximông +Con chó Bấc *Nhận xét: Độ khó của văn bản tăng dần; cốt truyện phức tạp; yếu tố nghị luận, biểu cảm, thuyết minh, biểu cảm đan xen với tự sự trong văn bản 4 II-Đặc điểm phân môn làm văn: 1-So với 2 phân mơn Văn và tiếng Việt thì phân mơn làm văn có nhiều thay đổi hơn cả. Điểm cần lưu ý giáo viên là thuật ngữ kiểu bài trước đây được thay thế bằng kiểu văn bản. Khái niệm kiểu văn bản rộng hơn kiểu bài. Kiểu văn bản được hiểu là phương thức biểu đạt của văn bản đó. Theo hướng hiểu này phân mơn làm văn ở THCS sẽ rèn luyện học sinh kỹ năng viết 6 kiểu văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, điều hành. Các thuật ngữ như kiểu bài:giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích…trước đây được quan niệm như một dạng thức nghị luận. 2-Tất cả các kiểu văn bản đó đều được trở đi trở lại ít nhất 2 lần trong chương trình cấp học, đến lớp 9 học sinh nắm vững đặc điểm và kỹ năng tạo lập tất cả các kiểu văn bản. Dấu hiệu tích hợp dọc được thể hiện rõ nét nhất trong phân mơn này.Bảng thống kê dưới đây thể hiện dấu hiệu tích hợp đồng tâm kiến thức về kiểu văn bản tự sự: Lớp 6 Lớp 8 Lớp 9 1-Tìm hiểu chung về tự sự 2-Sự việc và nhân vật trong văn tự sự 3-Tìm hiểu đề và cách làm văn tự sự, chủ đề tự sự. 4-Thứ tự kể trong tự sự, kể chuyện tưởng tượng sáng tạo 1-Tóm tắt văn bản tự sự 2-Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự 3-Kể chuyện theo ngơi:kết hợp miêu tả và biểu cảm 1-Miêu tả, nghị luận trong văn bản tự sự. 2-Độc-Đối thoại trong văn bản tự sự 3-Tự sự kết hợp với biểu cảm, nghị luận. 4-Chuyển đổi ngơi kể trong tự sự Nội dung chương trình hồn thiện kiến thức về văn bản tự sự. Lớp 9 có điều kiện tích hợp dọc hết thảy nội dung kiến thức về các kiểu văn bản được học từ lớp 6,7,8 : Yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận trong văn bản tự sự. Lớp 9 cũng có điều kiện thực hiện tích hợp ngang giữa phân mơn làm văn và văn học một cách triệt để nhất, bởi lẽ hệ thống văn bản trong phần văn đều xuất hiện dấu hiệu đan xen của các phương thức biểu đạt (Lặng lẽ Sa Pa, Bến q, Cố hương…). Giáo viên cần giới thiệu cho học sinh nhận biết sự nâng cao, mở rộng kiến thức tự sự từ lớp 6 đến lớp 9, kiến thức mang tính đồng tâm phát triển từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Do vậy nền tảng kiến thức lớp dưới là cần thiết và ln được sử dụng . Vd: Khi tìm hiểu khái niệm tự sự là gì? -Lớp 6 nêu khái niệm: Tự sự là trình bày, kể về các sự việc và nhân vật -Lớp 9 khái niệm được mở rộng: Tái hiện lại sự việc có tính liên tục, q trình, giữa các sự việc ln có mối quan hệ và có ý nghĩa. B-Những định hướng về nội dung và phương pháp khi triển khai chủ đề tự chọn Ngữ văn 9( Phần văn và làm văn): I-Định hướng chung về dạy học tự chọn: 1-Cùng với chương trình chính khố, dạy học tự chọn góp phần thực hiện mục tiêu cấp học:Dạy học nhằm hướng đến người học, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng tự học của học sinh. Trước đây chúng ta vẫn chưa chú ý đúng mức đến nhu cầu cá thể của học sinh nên phần nào hạn chế khả năng sở trường của các em, có thể xem đây là sự thay đổi cả triết lý giáo dục mang tính nhân bản. 5 2-Thực hiện nguyên tắc phân hóa trong dạy học : Đây là yêu cầu trong việc đổi mới hoạt động dạy học. Do lấy người học làm trung tâm nên đối tượng dạy học thay đổi tất yếu phương pháp dạy học cũng thay đổi, không thể thực hiện nội dung và phương pháp đồng nhất cho mọi đối tượng được. Dạy học tự chọn là giải pháp tích cực thực hiện nguyên tắc phân hóa. 3-Dạy học tự chọn góp phần củng cố kiến thức trong chương trình chính khoá, góp phần đào sâu mở rộng nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng ứng dụng kiến thức trong nhà trường để giải quyết những tình huống trong cuộc sống. Cần xác định rằng dạy học tự chọn không phải là hoạt động ngoại khoá, dạy học thêm như cách hiểu thông thường bấy lâu nay. Do vậy khi chọn chủ đề cần phải bám sát nội dung chương trình chính khóa phát hiện các điểm nhấn về nội dung kiến thức trong chương trình, có như thế chủ đề mới đem lại hiệu quả thiết thực. I-Nội dung kiến thức chủ đề tự chọn lớp 9: 1-Xác lập phạm vi kiến thức: Phạm vi kiến thức của chủ đề tự chọn rộng, mang tính khái quát hơn rất nhiều so với nội dung kiến thức trong giáo án của bài dạy. Do vậy khi soạn mỗi chủ đề rất công phu, phải có cách nhìn bao quát diện rộng của chương trình môn học(Nhất là đối với các chủ đề nâng cao phải tham khảo mở rộng nhiều kiến thức so với sách giáo khoa). Điều này đòi hỏi giáo viên phải có năng lực khái quát hóa vấn đề. Cụ thể đối với chương trình Ngữ văn 9 có thể thực hiện các chủ đề trong đó phạm vi kiến thức bao quát toàn cấp học vừa mang tính chất hệ thống hóa, củng cố ôn tập vừa mang tính rèn luyện kỹ năng làm văn, cảm thụ văn học để tạo tiền đề cho bậc học cao hơn. 2-Định hướng xây dựng hai loại chủ đề bám sát và nâng cao: +Chủ đề bám sát: Củng cố hệ thống hóa, tổng kết các đơn vị kiến thức đã học để học sinh nắm vững kiến thức và có khả năng vận dụng thực hành. Mức độ của chủ đề này căn cứ vào mục tiêu bài học trong chương trình-Sách giáo khoa. Đối với lớp 9 có thể củng cố kiến thức về các thể loại văn học,nội dung tư tưởng, đặc điểm thi pháp của một giai đoạn văn học, các phương thức biểu đạt trong văn bản… Vd:Một số chủ đề phần văn và làm văn lớp 9 • Những cảm hứng tư tưởng chủ đạo trong văn học Việt Nam • Vẻ đẹp tư tưởng nghệ thuật của văn xuôi Trung đại qua một số tác phẩm đã học • Đặc điểm một số thể loại Văn học Việt Nam • Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận +Chủ đề nâng cao: Trên cơ sở kiến thức đã học, tiếp tục nâng cao mở rộng trên nguyên tắc đồng tâm. Chủ đề này thường triển khai dưới dạng các chuyên đề đi sâu khai thác hoặc tổng hợp về một vấn đề nào đó có liên quan đến kiến thức đã học. Chủ đề nâng cao đã giúp cho học sinh rèn luyện năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương đã học ở mức độ sâu hơn, bước đầu nhận diện được một số đặc điểm, tính chất văn học sử qua các giai đoạn văn học, Rèn luyện kỹ năng làm một bài văn hay… Vd: Một số chủ đề phần văn và làm văn lớp 9 • Nét đặc sắc của văn xuôi Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám • Những yếu tố ngoài văn bản và việc đọc hiểu tác phẩm văn học • Phương thức biểu đạt và việc kết hợp của chúng trong một văn bản • Các thao tác lập luận và sự kết hợp của chúng trong một bài văn nghị luận 6 II-Định hướng phương pháp biên soạn và dạy chủ đề tự chọn lớp 9: 1-Phương pháp biên soạn chủ đề tự chọn: Sau khi dự kiến xác định hệ thống chủ đề, giáo viên tiến hành biên soạn tài liệu dạy học tự chọn. Đây là công việc khó bởi lẽ nó khác so với giáo án một tiết dạy thông thường, đòi hỏi khả năng khái quát vấn đề từ những đơn vị kiến thức đơn lẻ trong mỗi bài học. Khi biên soạn giáo viên cần chú ý một số vấn đề sau: +Thu thập tham khảo tài liệu có liên quan đến chủ đề, chọn lựa những kiến thức cần thiết phục vụ bài soạn(Đối với chủ đề nâng cao cần mở rộng bổ sung thêm kiến thức ngoài sách giáo khoa) +Xác định nội hàm chủ đề để định lượng phạm vi mức độ kiến thức cần sử dụng, từ đó định tính thành những vấn đề cần triển khai (Dưới dạng các luận điểm khoa học). +Tiến hành lập đề cương bài dạy trong đó không chỉ chú ý đến nội dung chủ đề mà còn dự kiến kế hoạch triển khai thức hiện( thể hiện qua việc xác lập hệ thống những hoạt động dạy và học). Theo chương trình THCS mới, các nội dung tự chọn môn Ngữ văn lớp 9 với thời lượng khoảng 35 tiết / học kỳ. Mỗi chủ đề tự chọn có thời lượng khoảng 6 đến 8 tiết. Giáo viên cần xác định quỹ thời gian để định lượng kiến thức cho phù hợp với tầm sức học sinh. Cấu trúc một chủ đề tự chọn gồm 2 phần: -Phần nội dung bài đọc: có thể ngắn hoặc dài tuỳ theo nội dung của từng chủ đề, biên soạn linh hoạt nhưng phải tập trung thể hiện kiến thức cơ bản cần trang bị, khắc sâu cho học sinh. -Phần hướng dẫn thức hiện: cung cấp những thông tin về phương pháp, hướng dẫn luyện tập thực hành, tự học. Do đây là lần đầu thực hiện nên sau khi biên soạn xong, giáo viên cần trình bày nội dung và ý tưởng triển khai chủ đề, tiến hành trao đổi thảo luận trong tổ chuyên môn trước khi đưa ra thực hiện. +Cho học sinh tham khảo trước tài liệu chủ đề tự chọn để chuẩn bị học 2-Phương pháp dạy học tự chọn: Dạy học tự chọn là hình thức dạy học mới, với điều kiện tài liệu về giảng dạy, phòng học còn hạn chế không tránh khỏi những khó khăn về phương pháp khi thực hiện. Thực chất dạy học tự chọn vừa có điểm giống với hình thức dạy chính khoá, lại vừa có điểm khác biệt mang tính đặc thù riêng. Muốn đề ra phương pháp tích hợp cần hiểu rõ đối tượng, tính chất và nội dung dạy học tự chọn. Đặc thù của dạy tự chọn có những thuận lợi và khó khăn về phương pháp như sau: +Thuận lợi:Đối tượng người học tương đối thuần nhất, vì bản thân việc dạy tự chọn đã hàm nghĩa phân hóa đối tượng người học cùng loại : cùng năng lực(Khá, giỏi ,yếu, kém), hoặc cùng sở thích nguyện vọng. Vì thế khi triển khai giáo viên có thể vận dụng một loại phương pháp nào đó tương ứng thích hợp cho từng chủ đề. +Khó khăn: Về cơ bản chủ đề tự chọn nhằm hướng dẫn học sinh đọc và học ở nhà do đó đòi hỏi học sinh phải có tính tự giác cao, học sinh muốn tiếp thu tốt phải làm việc ở nhà khá nhiều. Hơn nữa nội dung kiến thức và kỹ năng tập trung giải quyết một vấn đề tương đối hoàn chỉnh, trọn vẹn nên dung lượng bài học khá lớn, một chủ đề có khi phải thực hiện trong 2-3 buổi học (8 tiết) nên tính liên thông sẽ bị phá vỡ nếu học sinh không tập trung chú ý. 7 Điều này đòi hỏi giáo viên phải có năng lực vận dụng thuần thục các phương pháp cho phù hợp tuỳ theo từng thời điểm cụ thể. *Các bước lên lớp của một chủ đề tự chọn: +Bước1: Giáo viên giới thiệu mục đích, ý nghĩa và yêu cầu cần đạt của chủ đề tự chọn để cho học sinh có cái nhìn tổng thể về chủ đề, chuẩn bị tâm thế và nội dung học tập. +Bước 2:Tổ chức cho học sinh hoạt động học tập, trao đổi theo phần gợi ý thực hiện đã nêu trong tài liệu học tập của học sinh. Kiến thức và kỹ năng trong chủ đề khá phong phú nên giáo viên cần chủ động xác định công việc trong mỗi tiết học cho phù hợp, điều tiết thời gian đảm bảo tỉ lệ cân đối giữa các phần trong bài dạy. Phần gợi ý thực hiện trong các chủ đề đã nêu trong tài liệu, vì thế giáo viên dựa vào đó để điều hành tiết học. Mấu chốt khi thực hiện bước 2 là:Giáo viên nêu vấn đề và học sinh thực hiện làm việc trao đổi theo nhóm, cho học sinh chủ động nêu chính kiến của mình về bài học(Vấn đề khó có thể có nhiều ý kiến trái ngược nhau).Học sinh có thể trình bày ý kiến của mình đã chuẩn bị ở nhà. Thời lượng dành cho bước này là cơ bản(Khoảng 5 tiết). +Bước 3: Giáo viên tổng kết rút kinh nghiệm và đánh giá sau khi học xong chủ đề Do chủ đề có dung lượng kiến thức nhiều, phải thức hiện thành nhiều bởi vì thế cần dành một thời gian nhất định để tổng kết và khắc sâu một số kiến thức và kỹ năng cơ bản. Trong bước này cũng cần dành một thời lượng gọn nhẹ trong mỗi chủ đề để đành giá kết quả học tập của học sinh, củng cố rút kinh nghiệm về việc học tập của học sinh *Một số phương pháp có thể ứng dụng khi triển khai dạy học tự chọn: Trong khi triển khai dạy học không nên tuyệt đối hóa một phương pháp nào cả mà phải vận dụng linh hoạt tuỳ theo loại hình chủ đề, nội dung chủ đề và thời điểm sử dụng. +Phương pháp thuyết trình,đàm thoại có thể sử dụng khi giáo viên giới thiệu, trình bày hoặc củng cố chủ đề. +Phương pháp trực quan, đóng vai có thể sử dụng để minh họa cho vấn đề trình bày được sinh động hấp dẫn hơn. +Phương pháp thảo luận nhóm,nghiên cứu tình huống, tranh luận nên sử dụng triệt để khi cho học sinh tiếp cận phân tích vấn đề(đặc biệt là vấn đề mới và khó trong chủ đề). Nhìn chung cách thực hiện dạy học tự chọn theo hướng tích cực là cho học sinh tiếp cận giải quyết vấn đề, tiếp cận cùng tham gia, tiếp cận kiến tạo để lĩnh hội tri thức mới. Chương II: Biên soạn một số chủ đề tự chọn phần văn học và làm văn lớp 9 Chủ đề 1: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ THỂ LOẠI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM. *********** A-MỤC TIÊU: 1-Nắm vững đặc điểm của từng thể loại văn học sau khi đã tiếp cận hệ thống văn bản tác phẩm văn học trong chương trình THCS. 2-Bước đầu nhận diện một số khái niệm lý luận văn học về thể loại. 8 3-Biết vận dụng kiến thức về thể loại để phân tích tác phẩm văn học. 4-Mở ra hướng tích hợp kiến thức về các phương thức biểu đạt trong phân môn làm văn. B-KẾ HOẠCH THỰC HIỆN: Chuyên đề triển khai trong 8 tiết (Đan xen giữa lý thuyết và luyện tập) C- TÀI LIỆU CHUẨN BỊ: 1-Bài học TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ THỂ LOẠI TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM 2-Hệ thống các bài tập 3-Chọn lựa một số văn bản tác phẩm văn học tiêu biểu theo thể loại trong sách Ngữ văn lớp 6,7,8,9. NỘI DUNG CH Ủ ĐỀ: A-Tìm hiểu chung về thể loại văn học: 1-Thể loại văn học là những phương thức biểu đạt tồn tại cụ thể và tương đối ổn định trên văn bản của tác phẩm. Đây là dấu hiệu hình thức để phân biệt tác phẩm này với tác phẩm khác. Vd: Một bài thơ, một truyện ngắn, một vở kịch. 2-Phân biệt LOẠI và THỂ: LOẠI rộng hơn THỂ, THỂ nằm trong LOẠI. Loại là phương thức biểu đạt của tác phẩm ( Tự sự, trữ tình, kịch, chính luận). Dưới đây là bảng phân loại tổng quát thể loại văn học PHƯƠNG THỨC THỂ LOẠI PHƯƠNG THỨC THỂ LOẠI (LOẠI) VĂN HỌC (LOẠI) VĂN HỌC Truyện ngắn Bi kịch Tiểu thuyết KỊCH Hài kịch TỰ SỰ Truyện thơ Chính kịch Truyện ký Lục bát Hịch Song thất lục bát CHÍNH LUẬN Cáo TRỮ TÌNH Thơ Đường luật Chiếu Thơ tự do Văn chính luận 3-Một số căn cứ để phân chia thể loại văn học: + Thể văn: Văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu +Phương thức biểu đạt: Tự sự (kể chuyện trình bày sự việc), Trữ tình (Biểu lộ tình cảm), kịch (diễn xuất trên sân khấu) , Chính luận ( biện luận thuyết giải) 4-Chú ý: Trong thực tế các tác phẩm văn học luôn có sự thâm nhập đan xen của các phương thức biểu đạt. Chẳng hạn trong tác phẩm tự sự vẫn có yếu tố trữ tình, chính luận nên khi phân tích cần chú ý. Vd: Truyên ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu không chỉ có kể chuyện về cuộc đời số phận nhân vật Nhĩ mà tác giả còn đan xen vào những lời bình luận triết lý về cuộc sống: ”Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được 9 những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có cái gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu? Họa chăng chỉ có anh đã từng trải , đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm say mê pha lẫn nỗi ân hận đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết.” B-Đặc điểm một số thể loại văn học: I-Phương thức tự sự: (Truyện) 1-Đặc điểm chung của truyện: 1.1-Truyện là thể loại chỉ tác phẩm sáng tác theo phương thức tự sự, sử dụng yếu tố miêu tả và kể chuyện nhằm tường thuật lại hiện thực cuộc sống trong thế giới tự nhiên, xã hội, con người. Truyện có khả năng miêu tả hiện thực cuộc sống một cách chân thực cụ thể sinh động. Khi miêu tả truyện không bị giới hạn về không gian thời gian. Vd:Truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao kể về số phận cuộc đời nghèo khổ bất hạnh của người nông dân (nhân vật lão Hạc) trước Cách mạng tháng Tám. 1.2-Truyện có cốt truyện, đó là hệ thống xâu chuỗi các sự kiện xảy ra từ lúc mở đầu cho đến khi kết thúc truyện. Những sự kiện miêu tả trong truyện đều có tác động ảnh hưởng đến số phận tính cách của nhân vật trong tác phẩm. Do vậy khi tìm hiểu truyện người đọc cần nắm vững hệ thống các sự kiện miêu tả để tóm tắt được cốt truyện. Vd: Truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”có các sự kiện sau: -Vua Hùng kén rể -Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn -Vua Hùng ra điều kiện chọn rể -Sơn Tinh đến trước cưới được Mị Nương -Thuỷ Tinh đến sau tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh -Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua trận rút về -Hàng năm Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh gây ra lụt lội 1.3-Truyện có nhân vật, đây là yếu tố quan trọng hàng đầu của truyện. Nhân vật trong truyện chủ yếu là con người nhưng cũng có khi là con vật mang những nét tính cách như con người (Nhân vật truyện ngụ ngôn, nhân vật Dế mèn…).Nhân vật trong truyện được miêu tả khá cụ thể sinh động qua các phương diện như: Ngoại hình, lai lịch, hành động, tâm lý, lời nói. Đây là những phương diện để khắc hoạ tính cách nhân vật. Có thể chia nhân vật truyện thành những loại sau: +Căn cứ vào vai trò của nhân vật trong tác phẩm: -Nhân vật chính: Nhân vật đóng vai trò chủ chốt xuất hiện nhiều trong tác phẩm, làm nên sườn cốt truyện.Vd: Nhân vật Thuý Kiều, Kim Trọng, Từ Hải -Nhân vật trung tâm:Trong hệ thống nhân vật chính xuất hiện nhân vật thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm. Vd: Nhân vật Thúy Kiều -Nhân vật phụ: xuất hịên ít, bổ sung làm cho nhân vật chính thêm sinh động Vd: Nhân vật Thuý Vân, Đạm Tiên. +Căn cứ vào nội dung tư tưởng tác phẩm: -Nhân vật chính diện: Nhân vật tích cực, lý tưởng thể hiện cảm hứng ngợi ca Vd: Nhân vật Tấm, Thạch Sanh -Nhân vật phản diện :Nhân vật xấu thể hiện cảm hứng phê phán. Vd: Nhân vật mẹ con Cám, Lý Thông 1.4-Ngôn ngữ truyện bao gồm ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật 10 [...]... với công tác bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở:Đề tài gợi mở nhiều định hướng thiết thực về phương pháp dạy học văn và tiếng Việt phục vụ dạy học chương trình Ngữ văn theo hướng tích cực.Giáo viên có thể dùng làm tài liệu giảng dạy khi triển khai dạy học tự chọn 34 3-Bước đầu đề tài đã gợi mở một số hướng đi tích cực trong việc triển khai hoạt động dạy học tự chọn, tuy chưa phải là khuôn mẫu điển... dạy học tự chọn. Trong quá trình triển khai đề tài, người viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, chân thành kính mong quý đồng nghiệp bổ sung góp ý hoàn thiện Xin thành thực cảm ơn! Buôn Ma Thuột, tháng 4 năm 2006 Người thực hiện: Trịnh Đức Long Thư mục tài liệu tham khảo ************ 1-Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy học tự chọn ở THCS – Bộ GD&ĐT – Hà Nội, tháng 9 năm 2004 2-Tài liệu dạy học. .. LUẬN Hướng nghiên cứu và triển khai đề tài” Dạy học tự chọn Ngữ văn lớp 9 trung học cơ sở” theo quan điểm của người viết là thỏa đáng và thiết thực Sau một quá trình thực hiện đề tài, người viết rút ra những ý kiến đáng ghi nhận sau: 1-Đối với việc dạy học ở trường cao đẳng sư phạm: Đề tài được xem như một tài liệu tham khảo phục vụ cho học phần phương pháp dạy văn –Tiếng Việt Sinh viên có thể tham khảo... dạy học theo các chủ đề tự chọn ở trường THCS – Môn Ngữ văn lớp 8 – Nhà xuất bản giáo dục năm 2004 3-Chương trình Ngữ văn lớp 9 4-Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 9 – Môn Ngữ văn – Hà Nội 2004 5-Hoạt động dạy học ở trường THCS – Nxb giáo dục – Hà Nội 1998 35 6- Phương pháp dạy học văn- GS Phan Trọng Luận-Nxb Đại học quốc gia – Hà Nội- 1997 7-Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở... hành luyện tập trong mỗi tiết học +Chọn lọc những tác phẩm văn học tiêu biểu đã học trong chương trình từ lớp 6 đến lớp 9 để làm ngữ liệu minh hoạ lý thuyết, không nên sa vào thuyết giảng lý thuyết thuần tuý +Luôn có ý thức tích hợp với phân môn làm văn: Các phương thức biểu đạt (Tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận.) 2-Một số gợi ý về hoạt động dạy học trong từng tiết dạy cụ thể: Tiết 1: Giới thiệu... lý thuyết và thực hành (chú ý tăng cường rèn luyện học sinh kỹ năng thực hành) +Chú ý tích hợp kiến thức văn học và tiếng Việt khi dạy + Tập hợp những bài làm của học sinh (những đoạn văn hay, những lỗi sai) khi chấm bài để làm ngữ liệu minh họa, cho chính các em nhận diện lỗi sai của mình và sửa chữa 2-Gợi ý một số hoạt động dạy học qua từng tiết dạy: Tiết 1: Thực hiện nội dung khái quát về văn nghị... nhà trường phổ thông( Tập 1 và 2)GS Phan Trọng Luận- Nxb Giáo dục-1996 8-Lịch sử văn học Việt Nam Tập III – Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Văn Long – Nxb -Đại học sư phạm năm 2000 9-Một số bài nghiên cứu về dạy học tự chọn trong tạp chí “Thế giới quanh ta” 10- Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn lớp 9 11-Lý luận văn học – Phương Lựu –Trần đình Sử - Nguyễn Xuân Nam – Nxb Giáo dục1997 12-Muốn viết bài văn... của sự việc Từ ngữ giàu hình ảnh làm tăng sức thuyết phục, làm cho chân lý vừa sáng tỏ, vừa thấm thía Muốn vậy đòi hỏi học sinh phải thường xuyên tích luỹ vốn từ, luôn có ý thức cân nhắc lựa chọn khi sử dụng Học sinh nên có thói quen đọc sách, học tập cách viết của các nhà phê bình văn học Vd: “Nam Cao quăng lên, đánh bài ngửa cái thằng tôi nhàu nát mọt cách không khoan nhượng, không né tránh vào con... chung về thể loại văn học *Hoạt động 1: GV cho HS nhắc lại một số tác phẩm văn học đã học trong chương trình theo thể loại (Có thể sử dụng bảng thống kê) TRUYỆN THƠ CHÍNH LUẬN *Hoạt động 2: Cho HS nhận diện phương thức biểu đạt ở một số tác phẩm theo thể loại: Truyện ( tự sự:kể, tả); Thơ ( Trữ tình, biểu cảm); Chính luận (lập luận) từ đó dẫn dắt hình thành khái niệm thể loại văn học 17 *Hoạt động 3:... cấp học nên GV khi ra đề có thể thực hiện tích hợp dọc: Văn lập luận giải thích, chứng minh (Lớp 7), yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn nghị luận (Lớp 8), nghị luận về một sự việc, tư tưởng đạo lý, nhân vật văn học, đoạn thơ, bài thơ (Lớp 9) và tích hợp ngang nhằm ôn lại một số kiến thức văn học có thể sử dụng khi ra đề nội dung nghị luận ( Tục ngữ, ca dao, một số bài thơ, nhân vật văn học mà . +Cho học sinh tham khảo trước tài liệu chủ đề tự chọn để chuẩn bị học 2-Phương pháp dạy học tự chọn: Dạy học tự chọn là hình thức dạy học mới, với điều kiện tài liệu về giảng dạy, phòng học còn. khai chủ đề tự chọn Ngữ văn 9( Phần văn và làm văn): I-Định hướng chung về dạy học tự chọn: 1-Cùng với chương trình chính khố, dạy học tự chọn góp phần thực hiện mục tiêu cấp học :Dạy học nhằm. trong hoạt động dạy học. Chương trình đáp ứng nhu cầu tự học của học sinh, rèn luyện kỹ năng tích cực trong học sinh. Hơn nữa dạy học tự chọn đáp ứng được xu hướng phân hóa đối tượng dạy học, đây là