ĐỀ TÀIMỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA SAI KHI DẠY HỌC THỂ DỤC MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN A/ Nhận Thức Thực Trạng Và Lý Do Chọn Đề Tài: 1/ Nhận thức thực trạng: Không phải khi xã hội phát triển, đời sống
Trang 1ĐỀ TÀI
MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA SAI KHI DẠY HỌC THỂ DỤC
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
A/ Nhận Thức Thực Trạng Và Lý Do Chọn Đề Tài:
1/ Nhận thức thực trạng:
Không phải khi xã hội phát triển, đời sống được nâng cao, con người ta mới nghĩ đế việc rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ Mà điều này đã được Chủ Tịch Hồ Chì Minh phát động và kêu gọi toàn ta học tập và rèn luyện thể dục thể thao từ những năm đầu của thế kỷ XX
Trên thực tế, sức khoẻ và trí thức là hai thứ rất cần thiết cho mỗi con người chúng ta Vì cả hai thứ là tài sản vô giá của mỗi con người, là thứ mà không thể dùng vật chất hay tiền bạc mua được Từ đó cho thấy dù ở bấ cứ thời đại nào, thế kỷ nào, sức khoẻ và trí thức là hai thứ rất cần thiết cho mỗi con người chúng ta Vì thế mà mỗi người giáo viên chúng ta cần phải giáo dục cho học sinh mình rèn luyện và học tập thật tốt để đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới
Từ trước đến nay, đã có không ít các phương pháp dạy học đựơc áp dụng cho phân môn thể dục ở trường tiểu học Nhằm giúp cho học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về phương pháp học tập và rèn luyện thể dục thể thao sao cho có hiệu quả
1.1/ Lý do chọn đề tài:
Tuổi trẻ là mùa xuân, là mầm xanh, là rường cột, chủ nhân tương lai của đất nước Muốn có được những chủ nhân tương lai tốt thì ngay từ nhỏ chúng ta phải giáo dục cho các em tất cả các mặt đức, trí, lao, thể, mĩ Muốn có được điều này, chúng ta phải có những phương pháp giáo dục phù hợp, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập và rèn luyện thân thể cho học sinh, để các
em phát triển một cách toàn diện Có như thế, sau này các em mới đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội
Trang 2Một con người nếu chỉ có trí thức , mà không có sức khoẻ, cơ thể ốm yếu bệnh tật thì không thể đem cái tài, cái trí tuệ đó để phục vụ, cống hiến cho tổ quốc và ngựợc lại, chỉ có sức khoẻ mà không có trí tuệ thì cũng chăûng làm được việc gì cho đất nước Là một giáo viên phụ trách bộ môn thể dục, tôi luôn mong muốn học sinh mình có được một thể lực tốt và học giỏi để mai này trở thành người hữu ích cho đất nước
Từ trước đến nay đã có rất nhiều phương pháp dạy học tích cực áp dụng cho bộ môn thể dục, nhưng hiệu quả thu được lại chưa cao như mong muốn Đặc biệt là học sinh trường tôi, là đối tượng học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc nên việc tiếp thu bài còn nhiều hạn chế, do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, phần lớn bố mẹ của các em không biết chữ nên việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình còn gặp nhiều trở ngại
Ngoài ra do điều kiện kinh tế còn khó khăn, nên các em ít được tiếp xúc với môi trường sách báo và các thông tin liên lạc khác Từ những lý do trên dẫn đến chất lượng học tập và rèn luyện thể dục thể thao của các em chưa đạt được hiệu quả cao
Từ những lý do nêu trên mà tôi quyết định chọn đề tài, “ Một số biện pháp sửa sai khi dạy học thể dục môn thể thao tự chọn”, để nghiên cứu và thử nghiệm nhằm đưa chất lượng học thể dục và luyện tập thể dục thể thao của học sinh trường tôi ngày một đi lên, để hướng tới mụcc tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh là đức, trí, lao, thể, mĩ và cũng là để góp một phần công sức nhỏ nhoi của mình vào sự nghiệp giáo dục của nước nhà nói chung và của ngành nói riêng
B Giải Quyết Vấn Đề:
Vệc dạy cho học sinh có được một phương pháp tập luyện đúng đắn và phù hợp với từng thể trạng của của học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có năng khiếu, óc sáng tạo, kết hợp với sự mềm doẻ, linh hoạt trong tập luyện Vì vậy khi dạy học thể dục môn thể thao tự chọn, đòi hỏi người giáo viên cần phải có sự nhẫn nại, biết nhận ra ưu và khuyết điểm của từng học sinh để có phương pháp dạy học cho phù hợp
1 Phương Pháp Tiến Hành.
Trang 31.1/ Một Số Yêu Cầu Chung Khi Dạy Học Thể Dục.
Dạy học thể dục đòi hỏi người giáo viên tìm hiểu xem trạng thái tâm lý, thể chất của từng học sinh để từ đó nghiên cứu và tìm ra một phương pháp tập luyện cho từng đối tượng học sinh sao cho phù hợp và có hiệu quả
Ngoài ra người giáo viên phải nghiên cứu các phương pháp khác, tìm đọc các tài liêu tham khảo, để nắm chắc nguyên tắc vận động và tác dụng của nó, để từ đó hướng dẫn, giúp đỡ học sinh luyện tập sao cho có hiệu quả
Trong dạy học thể dục chương trình sách giáo khoa mới chúng ta thường sử dụng một số phương pháp chính sau:
a/ Nhóm phương pháp trực quan:
• Phương pháp trực quan trực tiếp
• Phương pháp trực quan gián tiếp
• Phương pháp làm động tác mẫu ( thị phạm )
b/ Nhóm phương pháp sử dụng lời nói:
• Phương pháp kể chuyện, mãn đàm, trao đổi
• Phương pháp giải thích hướng dẫn
• Phương pháp chỉ thị và hướng dẫn
• Phương pháp đánh giá bằng lời nói
• Phương pháp báo cáo bằng miệng và giải thích lẫn nhau
• Phương pháp tự nhủ, ra lệnh
• Phương pháp giảng giải
c/ Nhóm phương pháp tập luyện để tiếp thu động tác:
• Phương pháp luyện tập hoàn chỉnh
• Phương pháp luyện tập để củng cố, hoàn thiện kỹ thuật động tác
• Phương pháp tập luyện lặp lại thay đổi ( tập luyện biến đổi)
• Phương pháp tập luyện tổng hợp
• Phương pháp tập luyện lặp lại tăng tiến
• Phương pháp ổn định biến dạng
• Phương pháp tập luyện có quãng nghỉ thay đổi
• Phương pháp tập luyện nhiều nhóm có quãng cách
• Phương pháp trò chơi
Trang 4• Phương pháp thi đấu.
Qua ba nhóm phương pháp chính nêu trên, người giáo viên cần phải có sự chắt lọc và phối hợp giửa các phương pháp, để tiết dạy của mình sinh động, hấp dẫn và thành công Cũng như việc nâng cao hiệu quả tập luyện của học sinh
1.2/ Dự kiến kỹ thuật động tác mà học sinh thường hay sai:
Ở phân môn thể dục học simh thường hay sai ở những kỹ thuật động tác phức tạp
Riêng môn thể thao tự chọn thì có hai nội dung học đó là môn đá cầu và môn ném bóng 150g mà tôi chọn và đưa vào giảng dạy
Đối với nội dung ném bóng 150g, hoc sinh thường hay sai ở bốn bước đà cuối Vì vậy trước khi hướng dẫn cho học sinh thực hiện kỹ thuật động tác này, giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh nhớ rõ “ cần đặt chân thuận lên trước và biết phối hợp giữa tay và chân cho nhịp nhàng”
Đối với nội dung đá cầu thì học sinh thường hay sai ở chỗ khi đưa chân ra để đón đá cầu Cụ thể là các em không biết “ duỗi bàn chân, thẳng chân khi đá”
Như vậy khi dạy hai nội dung này, nếu thấy học sinh mình mắc những lỗi nói trên thì người giáo viên nên cho một số học sinh sai nhiều nhất thực hiện lại, lớp quan sát tìm chổ sai, sau đó giáo viên chỉ ra nguyên nhân học sinh sai và nêu cách sửa sai cho học sinh nắm
°Ví dụ 1: Khi dạy môn ném bóng, chương môn thể thao tự chọn ta có thể dự kiến các tình huống mà học sinh thường hay sai đó là: Bốn bước đà cuối và ra sức ném
°Ví dụ 2: Khi dạy môn đá cầu, chương môn thể thao tự chọn ta có thể dự kiến các tình huống mà học sinh thường hay sai như sau: Cách tung cầu, động tác đón cầu của chân và khi đá
Trang 5°Lưu ý: Giáo viên không nê nóng vội và yêu cầu quá cao trong buổi tập đầu tiên, vì làm như thế sẽ tạo ra áp lực, làm căng thẳng tâm lý cho các em Như vậy việc tiếp thu bài chậm và không thoả mái trong giờ học
2 Biện Pháp Sửa Sai:
2.1/ Ví dụ 1: Khi dạy môn ném bóng 150g thì kỹ thuật động tác khó thực hiện nhất là bốn bước đà cuối
2.2/ Các Bước Sửa Sai:
Chúng ta có thể tiến hành các bước sửa sai như sau:
Ta sử dụng phương pháp phân đoạn để chia giai đoạn kỹ thuật này ra làm hai giai đoạn, đó là hai bước đầu, bước chéo và cuối cùng là ném bóng Sau đó
ta tiếp chia nhỏ hai giai đoạn kỹ thuật này cho học sinh luyện tập, sau khi học sinh luyện tập thành thạo ta ghép lại theo lối móc xích Khi học sinh đã thành thạo giai đoạn nhỏ, ta tiếp tục cho học sinh luyện tập giai đoạn kỹ thuật lớn và ghép chúng lại với nhau
Bước cuối cùng là cho các em luyện tập hoàn thiện toàn bộ kỹ thuật động tác này
Chú ý: Tất cả các giai đoạn kỹ thuật động tác sửa sai, người giáo viên đều phải làm mẫu, kết hợp với phân tích giảng giải để cho học sinh biết được chỗ mình sai, để từ đó các em cố gắng sửa chữa
2.3/ Ví dụ 2: Khi dạy môn đá cầu, thì kỹ thuật động tác mà học sinh thường sai nhiều nhất đó là Đưa chân đón cầu và đá cầu
2.4/ Cách Sửa Sai:
Đối với môn này chúng ta có thể làm như sau:
Bước 1: Trước hết ta hướng dẫn học sinh cách tung cầu Cách tung cầu là
cầm đế cầu gọn vào lòng bàn tay, rồi tung nhẹ quả cầu lên
Bước 2: Hướng dẫn học sinh cách đón cầu bằng đùi và bằng mu bàn chân
Khi đón cầu bằng đùi nhắc nhở các em không nâng đùi quá cao, hoặc quá thấp
vì như thế sẽ làm cho quả cầu bay ra xa, hoặc bay gần rát vào người gây khó
Trang 6khăn cho việc tâng cầu lần thứ hai Đối với đỡ cầu bằng mu bàn chân thì không nên co đầu gối và bàn chân, mà phải thẳng đầu gối và bàn chân
Bước 3: Cách chuyền cầu và đỡ cầu Khi chuyền cầu thì phải thẳng chân và
duỗi bàn chân ra thì cầu mới đi xa và chính xác
Chú ý: Đối với môn này ta hướng dẫn các em, không nên đưa chân cao mà chỉ
ở khoảng từ 20 cm đến 35cm là thích hợp
Lưu ý: Đối với những học sinh có năng khiếu đặc biệt, ta không nên áp dụng một cách máy móc mà nên phát huy tính tích cực, sáng tạo của các em Sau đó giáo viên sửa sai để các em tự hoàn thiện kỹ thuật động tác là cách tốt nhất
Ngoài ra chúng ta có thể để cho học sinh tự sửa sai cho nhau, và cũng có thể tổ chức thi đua với nhau theo tổ, nhóm nhỏ với nhau để tạo không khí học tập sôi nổi
C Kết Quả Và Bài Học Kinh Nghiệm:
Sau hai năm đổi mới sách giáo khoa lớp 5, và một năm thực hiện biện pháp này, tôi thấy học sinh khối 4 và khối 5 mà tôi phụ trách đã có sự tiến bộ rõ rệt trong học tập môn thể dục
Trong một năm qua, qua các kỳ thi hội khoẻ phù đổng vòng trường và vòng huyên, học sinh trường tôi đã đạt được thành tích khá cao như: Giải nhì môn ném bóng 150g, giải ba bật xa vòng huyện và nhiều thành tích cao khác ở vòng trường
1.1/ Về Kết Quả Học tập Của Học Sinh:
1.2/ Thành Tích Của Bản Thân:
Trong kỳ thi giáo viên dạy giỏi vòng trường vừa qua tôi đã đạt giáo viên dạy giỏi vòng trường Tuy vậy nhưng tôi vẫn không ngừng học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi ở bạn bè đồng nghiệp để đạt thành tích cao hơn ở vòng huyện và vòng tỉnh
STT Khối Lớp HTT HKI HT HTT HKII & Cả Năm HT
Trang 7Không chỉ phấn đấu để có thành tích mà tôi còn tìm tòi học hỏi để tìm ra các phương pháp dạy học phù hợp, phương pháp tập luyện thể dục thể thao có hiệu quả, nhằm tạo điều kiện cho các em phát triển một cách toàn diện hơn
2/ Bài Học Kinh Nghiệm:
Việc áp dụng phương pháp sửa sai nêu trên, giúp cho học sinh có được thành tích tốt trong tập luyện thể dục thể thao nói chung và trong giờ học thể dục nói riêng Từ đó các em có được ý thức rèn luyện, và sự yêu thích tập luyện thể dục thể thao, tự tin hơn trong cuộc sống
Bên cạnh đó giúp cho các em biết vận dụng vào cuộc sống để tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ, giúp cho các em có tính kỷ luật cao hơn, có tinh thần đồng đội tốt hơn Qua đó người giáo viên phát huy được tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập của học sinh
Muốn đạt được kết quả cao người giáo viên cần lưu ý khi thực hiện: Uốn nắn cho học sinh các tư thế cơ bản ban đầu
Không bỏ sót những học sinh có tính nhút nhát rụt rè, hoặc những học sinh lười biếng, phải thường xuyên động viên để phát huy những học sinh năng khiếu đạt thành tích cao hơn trong học tập, cũng như trong thi đấu thể dục thể thao tại các kỳ thi hội khoẻ phù đổng các cấp
Bên cạnh đó người giáo viên phải chuẩn bị chu đáo tiết dạy, dự đoán được mức độ sai của học sinh để có biện pháp ứng xử kịp thời
Thực hiện được như vậy tôi tin rằng giờ học thể dục sẽ hiệu quả hơn, các
em sẽ đạt được thành tích tốt hơn , có ý thức hơn trong phong trào tập luyện thể dục thể thao, đưa phong trao thể dục thể thao của nhà trường và của địa phương ngày một đi lên
Trên đây là một số kinh nghiệm sửa sai, khi dạy học thể dục môn thể thao tự chọn, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, của bạn bè đồng nghiệp trong và ngoài huyện, để tiết dạy thể dục ngày một tốt hơn Nhằm giúp cho học sinh đạt được thành tích ngày một tốt hơn trong học tập, cũng như trong thi đấu và tập luyên thể dục thể thao
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí !
Tân Hoà, ngày 24 tháng 04 năm 2008
Người Viết
Trang 8Thái Văn Tú