1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lão Cổ Vật Bên Dòng Ô Lâu pot

4 92 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 128,76 KB

Nội dung

Lão Cổ Vật Bên Dòng Ô Lâu “Chú hỏi lão Chỉ cổ vật ấy à. Nhà lão đằng trước kia, cứ đi miết hết con đường đất này quẹo phải là đến. Cái lão gì đâu mà ngày nào cũng tìm cổ vật “. Về Vĩnh An, Phong Bình, Phong Điền không ai không biết Hoàng Phước Chỉ chuyên sưu ầm cổ vật. Ngày 21-8 vừa qua ông đã tặng cho Bảo tàng Lịch sử cách mạng Huế 174 cổ vật có niên đại từ thế kỷ 15 đến nay trong bộ sưu tập đồ gốm sứ, sành của mình làm giới săn đồ cổ tiếc ngơ ngẩn. Mối tơ duyên với cổ vật Về nhà lão đồ cổ quả là không dễ chút nào. Sau trận ngập lụt, các ngã đường về nhà lão đều ngập trong biển nước, chỗ nông cũng phải lội đến đầu gối, khúc nào nước lớn chảy xiết lại phải đi nhờ đò của những người dân nơi đây. Vừa đặt chân vào sân, lão đã vồn vã ra đón chúng tôi như người thân. Đó là do cái tính chân chất của người nhà quê bao đời vẫn chảy trong huyết mạch lão khi có người đến thăm nhà. Người ta gọi là lão nhưng Hoàng Phước Chỉ mới ngoài 50. Tuy vậy, với cái vẻ bề ngoài khắc khổ thì lão đúng là già trước tuổi. Lão đi bộ đội, giải ngũ năm 1988, về quê làm ruộng rồi lấy vợ sinh con. Mối lương duyên với cổ vật của lão bắt đầu từ những ngày tháng “mẹp” trên dòng Ô Lâu mưu sinh với nghề khai thác cát sạn. “ Bộ đội về tui cùng mấy anh em bới sông Ô Lâu kiếm sống, nhiều lần tình cờ thấy mấy người dân bới cát nhặt được đồ gốm sứ, ban đầu tưởng là đồ hỏng nên người ta vứt ngoài bến cát. Thấy những đồ này có hình thù rất lạ, lại có hoa văn không giống đồ gốm sứ thời nay nên tui mang về đóng một cái giá sắp đặt theo từng loại, cứ thế gặp cái nào tui cũng mang về nhà. Vợ con, bạn bè ai cũng nhìn tui bằng ánh mắt lạ thường nhưng ai ngờ nó lại là hiện vật có giá trị “. Lão vừa nói vừa cười khềnh khệch. Từ cái duyên ngày đầu đó, bộ sưu tập đồ cổ một cách tình cờ hình thành mà cả lão cũng không hay. Đặc biệt từ năm 2004 đến nay khi những người thợ hút cát cải tiến máy hút cát sạn thì cổ vật tìm thấy càng nhiều. Ban đầu lão còn xin được nhưng dần dần người ta biết được đó là cổ vật lại có người tìm mua nên lão phải mang tiền đến nài nỉ người ta mới nể tình để lại. Thậm chí có những hiện vật lão phải đến tận nhà người ta để túc trực sợ người khác rước mất. “Cứ rảnh rổi là ông ấy lại đi tìm đồ cổ, khi thì ra bến cát lúc thì đi tứ xứ. Nhiều hôm ông nhà tui cứ loay hoay bên một cái bình, cái lọ mới mua được mà quên cả giờ giấc, gian nhà giữa cũng nhanh chóng trở thành nơi trưng bày hiện vật của ông chật ních cả nhà. Hễ nhắc là ông lại nói đàn bà biết gì”, vợ của lão Chỉ cho biết. Từ đó được đồng nào lão lại đổ vào đầu tư đồ cổ. Đến khi bộ sưu tập của lão được giới săn đồ cổ Huế, Quảng Trị tìm về nhà ra giá, lão mới biết giá trị thực của nó. Thế nhưng dù dưới săn đồ cổ thường xuyên qua lại gạ gẫm mua lại bộ sưu tập với giá cao mà lão vẫn không gật đầu. Thậm chí có mối từ Đông Hà, Quảng Trị dù mưa to gió lớn vẫn kiên trì vào thuyết phục lão nhượng lại nhưng cũng chỉ ra về tay không. Cũng từ đó lão Chỉ tìm hiểu sâu hơn về cổ vật, tính toán niên đại và công dụng của chúng, trong đó có nhiều cổ vật thuộc văn hóa Chăm Pa. Mạnh thường quân của bảo tàng đồ cổ Trước việc lão Chỉ quyết định tặng 174 cổ vật cho Bảo tàng Lịch sử cách mạng Huế, nhiều người dân trong thôn, xóm vẫn nói lão dại, vì với số đồ cổ đó lão kiếm được bộn tiền. Giới săn đồ cổ thì tiếc đứt ruột vì bao ngày ve vãn lão mà không thành. Nhưng với lão cổ vật mình có sẽ rất khó bảo quản ở nhà lại sợ hao hụt, bán đi lại không đành. Xét trong giới chơi đồ cổ hiện nay ở Huế thì số lượng hiện vật của lão Chỉ tuy chưa phải là nhiều nhưng mấy ai như Hoàng Phước Chỉ đem niềm đam mê của mình, công sức của mình bao năm đem hiến tặng cho bảo tàng. Để rồi các hiện vật đó là cơ sở về mặt khoa học và lịch sử quan trọng trong nghiên cứu lịch sử của các triều đại liên quan. Bộ sưu tập của lão Chỉ được Hội đồng thẩm định Bảo tàng Lịch sử Cách mạng đánh giá: Bộ sưu tập hiện vật này mang đặc trưng của lò gốm Mỹ Xuyên, Phước Tích ở Thừa Thiên-Huế, trong đó nhiều hiện vật có từ thế kỷ 15. Bây giờ trong nhà lão đã thưa hiện vật nhưng niềm đam mê chơi đồ cổ của lão vẫn còn, thậm chí nó còn thêm phần sâu nặng hơn xưa. Hàng ngày lão vẫn ngóng tin ai đó tìm được đồ cổ rồi lại cất công đến từng nhà hỏi mua cho bằng được. Cái giá gỗ được bao bọc bằng lưới thép trong căn nhà lão lại đang đầy thêm cổ vật. Nhưng với lão tìm cổ vật là để tặng những nơi cần thiết nghiễm nhiên là không bao giờ bán. Sông Ô Lâu vẫn vi vu gió thổi, chiều chiều lão Chỉ lại rảo bước đến bến cát sạn, quanh thôn trên làng dưới để mong tìm mua những cổ vật còn nằm thất lạc đây đó. Những cổ vật mang bao dấu ấn của một chặng đường lịch sử dân tộc. Bằng khen mà UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế tặng lão nông dân khai thác cát sạn vào ngày 21-8 quả là phần thưởng xứng đáng cho cái công bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Ông Văn Đình Thanh, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử cách mạng Huế cho biết: “ Những hiện vật mà ông Hoàng Phước Chỉ hiến tặng là những tư liệu rất quý báu đối với bảo tàng cũng như những nhà nghiên cứu về khảo cổ, văn hóa Việt Nam. Nó chứa đựng những giá trị về khoa học và lịch sử rất cao. Hành động hiến tặng hiện vật này là biểu hiện của tình thần nhân dân cùng tham gia vào công tác bảo tồn văn hóa dân tộc”. Theo SGGP . Lão Cổ Vật Bên Dòng Ô Lâu “Chú hỏi lão Chỉ cổ vật ấy à. Nhà lão đằng trước kia, cứ đi miết hết con đường đất này quẹo phải là đến. Cái lão gì đâu mà ngày nào cũng tìm cổ vật “. Về. trong căn nhà lão lại đang đầy thêm cổ vật. Nhưng với lão tìm cổ vật là để tặng những nơi cần thiết nghiễm nhiên là không bao giờ bán. Sông Ô Lâu vẫn vi vu gió thổi, chiều chiều lão Chỉ lại. trong thôn, xóm vẫn nói lão dại, vì với số đồ cổ đó lão kiếm được bộn tiền. Giới săn đồ cổ thì tiếc đứt ruột vì bao ngày ve vãn lão mà không thành. Nhưng với lão cổ vật mình có sẽ rất khó bảo

Ngày đăng: 10/07/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w