Dặn học sinh về tìm hiểu trứoc các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.. HS lắng nghe NDCT: Bạn biết gì về tình hình phát triển các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp hiện n
Trang 1Ngày soạn: /01/2009 Tuần: 18
Chủ đề tháng 12 VẤN ĐỀ VỀ GIỚI TRONG CHỌN NGHỀ
I Mục tiêu.
1 Kiến thức: Nắm được vai trò ảnh hưởng của giới tính khi chọn nghề.
2 Kĩ năng: Liên hệ bản thân để chọn nghề.
3 Thái độ: Tích cực khắc phục ảnh hưởng của giới khi chọn nghề.
II Chuẩn bị:
1 Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung của chủ đề
- Chuẩn bị một số phiếu học tập
2 Học sinh:
- Sưu tầm những bài báo, mục quảng cáo, ca dao, thơ nói về những nghề coi là truyền thống của nam giới, nữ giới
- Cử người làm tổ trưởng nhóm trưởng
III Tiến trình lên lớp:
1 Ổn địng lớp
Kiểm tra sĩ số lớp và tác phong của học sinh.
2 Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề dạy học ?
3 Gợi ý tiến trình:
GV gợi ý
1 Khái niệm về giới và giới tính
Giới tính chỉ sự khác nhau về mặt sinh
học giữa nam và nữ Giới tính luôn ổn
định, mỗi giới có một chức năng sinh học
đặc thù và giống nhau không phân biệt
màu da, dân tộc
Giới là mối quan hệ và tương quan giữa
nam và nữ trong bối cảnh cụ thể trong xã
hội cụ thể Giới thể hiện vai trò, trách
nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định
cho nam và nữ bao gồm việc phân công
lao động, phân chia các nguồn lợi ích cá
nhân Giới không mang tính bất biến Vai
trò của giới thay đổi theo thời gian
2 Vai trò của giới trong xã hội:
Cả nam và nữ đều thực hiện trách nhiệm
của mình trong cuộc sống đó là:
- Tham gia công việc gia đình
- Tham gia công việc sản xuất
- Tham gia công việc cộng đồng
GV gợi ý
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm giới và giới tính.
NDCT: Bạn hiểu thế nào về giới và giới tính ?
HS thảo luận theo nhóm rồi cử đại diện phát biểu
NDCT: Bạn cho biết những điểm mạnh của nam giới và hạn chế của họ trong việc chọn nghề?
HS thảo luận
HS phát biểu
HS lắng nghe
NDCT: Người ta thường cho rằng nam giới chỉ phải lao động sản xuất và tham gia các công việc cộng đồng, còn nữ giới thì cũng tham gia lao động sản xuất, công việc cộng đồng nhưng nữ giới còn phải tham gia công việc gia đình Quan niệm đó đúng hay sai?
HS phát biểu
NDCT: Vì sao có phong trào đòi bình đẳng giới?
Trang 23 Vấn đề giới trong chọn nghề:
a Ảnh hưởng của giới trong chọn nghề.
- Học sinh nam có nhiều sự lựa chọn về
nghề nghiệp hơn các bạn nữ, do đó nghề
nghiệp mà các bạn nam giới chọn đa dạng
hơn
- Học sinh nữ phải lựa chọn những ngành
nghề phù hợp với nữ giới, do đó phạm vi
nghề nghiệp của nữ hẹp hơn
b Sự khác nhau của giới trong chọn
nghề.
* Nam giới: Do hệ cơ xương lớn hơn phụ
nữ, không ảnh hưởng của việc sinh con
nên phù hợp với hầu hết các công việc
nhất là các công việc nặng nhọc, hay di
chuyển
Hạn chế: khả năng ngôn ngữ kém hơn nữ
giới, kém nhạy cảm, ít khéo léo sẽ gặp trở
ngại ở một số nghề như tư vấn tiếp thị
* Nữ giới:
Khả năng ngôn ngữ, sự nhạy cảm và tinh
tế trong ứng xử, giao tiếp - phong cách
các lĩnh vực mang tính mềm dẻo, ôn hoà,
dịu dàng, ân cần
Hạn chế: Sức khoẻ
Tâm sinh lý, bị ảnh hưởng của việc sinh
đẻ, một số phụ nữ còn nặng với thiên chức
HS phát biểu
NDCT: Bạn hãy cho biết ý kiến của mình qua các
số liệu sau đây ở Việt Nam:
a Tỷ lệ lao động
1 Tỷ lệ lao động ở phụ nữ là 50-60%
2 Nhà hàng khách sạn cửa hàng do phụ nữ quản
lý chiếm 80%
3 Công việc nhà nông do phụ nữ đảm nhiệm chiếm 75%
b Thu nhập
1 Thu nhập của phụ nữ so với nam giới chiếm 72%
2 Vốn mà Ngân hàng Nông Nghiệp cho phụ nữ vay 10%
HS nghiên cứu số liệu và phát triển
* Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của giới trong việc chọn nghề
NDCT: Tại sao nam giới lại có phạm vi chọn nghề rộng hơn nữ giới?
HS thảo luận rồi cử đại diện phát biểu
NDCT: Nếu nghề dạy học như THCS, THPT mà chỉ có nữ giới thì có ưu nhược điểm gì?
HS phát biểu
Trang 3làm mẹ, làm vợ
4 Một số nghề phụ nữ không nên làm
và nên làm:
- Nghề có môi trường lĩnh vực độc hại
- Nghề hay phải di chuyển địa điểm làm
việc
- Nghề lao động nặng nhọc
Một số nghề phù hợp với phụ nữ: giáo
dục, công nghiệp nhẹ, du lịch, ngân hàng,
tài chính, tín dụng, bưu điện, dịch vụ công
cộng, y tế, nông nghiệp, công nghiệp chế
biến
TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ
1 Em thu hoạch được gì qua chủ đề này?
Hãy liên hệ bản thân trong việc chọn nghề
tương lai
2 Hãy nhận xét tinh thần tham gia và kết
quả hoạt động của nhóm và của cả lớp
Tại sao?
Về cá nhân:
Về tổ:
Về lớp:
3 Dặn học sinh về tìm hiểu trứoc các
nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư
nghiệp
NDCT: Theo bạn những nghề nào phù hợp với nữ giới, nghề nào nữ giới không nên tham gia
HS thảo luận và phát biểu
HS lắng nghe nhận xét, gợi ý của thầy(cô) giáo
HS nêu các ý kiến
Trang 4Ngày soạn: /01/2010 Tuần: 22
Chủ đề tháng 01 TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGƯ NGHIỆP
I Mục tiêu.
1 Kiến thức: Nắm được ý nghĩa, vị trí, đặc điểm, yêu cầu của nghề dạy học, mô tả được cách
tìm hiểu thông tin về nghề
2 Kỹ năng: Biết liên hệ bản thân để chọn nghề.
3 Thái độ: Tích cực chủ động tìm hiểu thông tin nghề.
II Chuẩn bị:
1 Giáo viên:
- Sưu tầm các thông tin về các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
- Những thông tin, văn kiện về định hướng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp
2 Học sinh:
- Tìm hiểu kỹ các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
- Sưu tầm các bài hát ca ngợi các nghề nông, lâm, ngư nghiệp
III Tiến trình lên lớp:
1 Ổn địng lớp:
Kiểm tra sĩ số lớp và tác phong của học sinh
2 Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết ảnh hưởng của giới tong việc chọn nghề?
3 Bài mới:
GV tổ chức lớp theo nhóm, cử người dẫn
chương trình
GV hướng dẫn học sinh thảo luận theo nội
dung NDCT đưa ra, lắng nghe phát biểu
của HS
GV gợi ý:
1 Ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề
nông, lâm, ngư nghiệp:
- Các nghề nông - lâm - ngư nghiệp ở nước
ta phát triển từ lâu đời vì do điều kiện địa
lý, điều kiện khí hậu tạo nên, nước ta có
hàng ngàn kilômét bờ biển, diện tích rừng
lớn, đất đai màu mỡ Đây là điều kiện rất
tốt để chúng ta phát triển các nghề nông,
lâm, ngư nghiệp
- Trước cách mạng tháng Tám đời sống
nhân dân còn thấp do bị giai cấp phong
kiến chiếm hữu ruộng đất, bị vua quan bóc
lột, nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu kém
phát triển
- Sau cách mạng tháng Tám người dân
được làm chủ ruộng đất, nông dân được
học hành, sản xuất nông nghiệp từng bước
phát triển
- Từ sau đại hội Đảng VI năm 1980 đã đề
ra chủ trương "đổi mới" các lực lượng sản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề nông, lâm, ngư nghiệp
NDCT: Vì sao Việt Nam chúng ta từ xưa đến gần cuối thế kỷ 20 là một nước nông nghiệp kém phát triển?
HS thảo luận theo nhóm
NDCT: Xin mời đại diện các nhóm lên phát biểu ý kiến
HS lắng nghe NDCT: Bạn biết gì về tình hình phát triển các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp hiện nay và trong tương lai?
HS thảo luận
NDCT: Mời đại diện các nhóm lên phát biểu ý
Trang 5xuất nông, lâm, ngư nghiệp phát triển mạnh
mẽ do cải tiến lao động sản xuất áp dụng
các thành tựu của KHCN vào lao động sản
xuất nên các lĩnh vực sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp đã phát triển vượt bậc
Hiện nay, Việt Nam là trong những nước
xuất khẩu gạo, cà phê hàng đầu thế giới
2 Tổng quan về các lĩnh vực nông, lâm,
ngư nghiệp trong tương lai
- Các lĩnh vực này có nhiều nghề để lựa
chọn, nhiều nghề mới xuất hiện, thu hút
đông đảo nhân lực của đất nước
- Các mặt hàng nông lâm thuỷ sản của Việt
Nam ngày một tiến ra thị trường thế giới
GV lắng nghe ý kiến phát biểu của học
sinh
GV gợi ý
3 Đặc điểm và yêu cầu của nghề
a Đối tượng lao động chung:
- Cây trồng
- Vật nuôi
b Nội dung lao động : Dùng sức lao động
để áp dụng các biện pháp KHKT để biến
đổi các đối tượng để phục vụ cho nhu cầu
dinh dưỡng và tiêu dùng của con người
c Công cụ lao động:
- Các công cụ đơn giản: cày cuốc, xe bò,
thuyền gỗ
- Các công cụ hiện đại: Máy cày, máy cấy,
máy giặt, tàu đánh cá, các nhà máy chế
biến
d Điều kiện lao động
- Làm việc ngoài trời
- Bị tác động của thời tiết khí hậu như bão,
lụt
- Bị tác động của các loại thuốc bảo vệ thực
vật: thuốc diệt cỏ, trừ sâu
e Nguyên nhân chống chỉ định y học:
không nên theo nghề nếu bị
- Bệnh phổi
- Suy thận mãn tính
- Thấp khớp, đau cột sống
- Bệnh ngoài da
f Vấn đề tuyển sinh
Cơ sở đào tạo
kiến
HS lắng nghe nhận xét của thầy giáo
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về định hướng phát triển các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
NDCT: Đọc tổng kết sự phát triển các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp trong giai đoạn
2001-2006 cho cả lớp nghe
NDCT: Vì sao lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta lại có những thành tựu quan trọng như vậy?
HS thảo luận theo nhóm
NDCT: Bạn có thể rút ra được những kết luận
gì qua các thông tin định hướng phát triển nghề nói trên như: Nhu cầu về lao động, yêu cầu về chất lượng lao động
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm, yêu cầu chung của các nghề thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
NDCT: Bạn cho biết đối tượng lao động của nghề là gì?
HS phát biểu
NDCT: Nội dung lao động, công cụ lao động chung của nghề?
HS phát biểu
NDCT: Điều kiện lao động của nghề?
HS thảo luận
Trang 6- Các trường công nhân kỹ thuật
- Trường TH
- Trường cao đẳng
- Trường Đại học
TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ.
1 Em hãy cho biết nội dung cơ bản của chủ
đề
2 Em hãy liên hệ bản thân có phù hợp với
các nghề thuộc nông, lâm, ngư nghiệp
không?
Em hãy mô tả chi tiết một nghề thuộc lĩnh
vực nông, lâm, ngư nghiệp mà em biết
(theo cấu trúc bản mô tả nghề như nghề
nuôi ong, nghề trồng rừng )
3 Yêu cầu các em về nhà tìm hiểu các nghề
thuộc lĩnh vực Y và Dược
NDCT: Bạn biết gì về vấn đề tuyển sinh của nghề?
HS phát biểu
HS phát biểu tóm tắt nội dung
HS phát biểu nhận thức của mình qua các chủ
đề
NDCT: Bạn hãy cho biết cách tìm kiếm thông tin về nghề Y, Dược
Trang 7Ngày soạn: … /09/2010 Tuần: 25
Chủ đề tháng 02 TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC CÁC NGÀNH Y VÀ DƯỢC.
I Mục tiêu.
1 Kiến thức: Nắm được ý nghĩa, vị trí, đặc điểm, yêu cầu chính của một số nghề thuộc ngành Y
và Dược
2 Kỹ năng: Biết cách tìm hiểu được thông tin về nghề Y và Dược liên hệ bản thân để chọn
nghề
3.Thái độ: Có ý thức thái độ đúng đắn về nghề Y và Dược.
II Chuẩn bị:
1 Giáo viên:
- Sưu tầm những gương sáng, những câu chuyện, những câu ca dao về nghề Y và Dược ở Việt Nam và trên thế giới
- Tìm hiểu các danh y trong nghề y nổi tiếng như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông,…
2 Học sinh:
- Tìm hiểu nội dung của các nghề thuộc lĩnh vực Y, Dược
- Sưu tầm những câu chuyện về những người thành công và hết lòng vì ngành Y, Dược
II Tiến trình lên lớp:
1 Ổn địng lớp:
Kiểm tra sĩ số lớp và tác phong của học sinh.
2 Kiểm tra bài cũ:
Em hãy cho biết những hiểu biết của em về các nghề thuộc các lĩnh vực Nông- Lâm- Ngư nghiệp?
3 Bài mới:
Tổ chức lớp theo nhóm, cử lớp trưởng làm người
dẫn chương trình
Mời người dẫn chương trình lên vị trí làm việc
I Ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề.
1 Lịch sử của nghề:
- Nghề Y và Dược có từ xa xưa, kinh nghiệm
hàng trăm năm đã để lại cho chúng ta những bài
thuốc quí báu
- Đông y Việt Nam hiện đang phát triển theo
hướng hiện đại hoá
- Tây y thâm nhập vào Việt Nam từ khi giặc
Pháp đến xâm lược nước ta
- Y và Dược là hai lĩnh vực không thể tách rời
- Y học là lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ con người
qua các bước khám và điều trị
2 Ý nghĩa của nghề Y và Dược:
- Nghề Y- Dược là nghề cao quí vì được chăm
sóc sức khoẻ cho con người nên người ta gọi là
“thầy thuốc”
- Nghề được mọi người trong xã hội coi trọng và
sức khoẻ là vốn quí của con người
Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa và tầm
quan trọng của nghề
Người dẫn chương trình: Bạn cho biết lịch
sử vai trò của nghề Y và Dược?
Học sinh thảo luận theo nhóm
Người dẫn chương trình mời đại diện các
nhóm
Học sinh phát biểu
Học sinh lắng nghe Người dẫn chương trình: có phải Y và Dược là một lĩnh vực không?
Học sinh phát biểu
Người dẫn chương trình: Tại sao nghề Y và Dược không tạo ra của cải vật chất lại có ý nghĩa về kinh tế?
Học sinh phát biểu nhận thức của mình Người dẫn chương trình: Tại sao nghề Y và Dược ở nước ta lại được coi trọng?
Trang 8II Đặc điểm và yêu cầu của nghề.
1 Đặc điểm:
A Ngành Y:
• Đối tượng lao động: Là con người với các
bệnh tật của họ
• Nội dung lao động:
- Khám bệnh: Thực hiện tại phòng khám của
cơ sở y tế hoặc ở nhà bác sỹ Để chẩn đoán
chính xác người thầy thuốc cần phải quan sát,
hỏi chi tiết những biểu hiện của bệnh nhân
hoặc người nhà bệnh nhân
- Điều trị bệnh: Công việc này phải thực hiện
nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị Ở giai
đoạn này người bệnh phải tuân thủ nghiêm
ngặt các phác đồ điều trị
- Phục hồi sức khoẻ: Sau khi điều trị người
bệnh thường mất sức khoẻ phải phục hồi sức
khoẻ theo chỉ dẫn của bác sỹ
• Công cụ lao động: Ống nghe, đèn soi, máy
siêu âm…
• Yêu cầu của nghề, điều kiện lao động và
các chống chỉ định về y học:
- Phải có chuyên môn và học vấn về từng
nhóm bệnh
- Phải có lòng nhân ái, yêu thương con người
- Không sợ máu mủ, không ghê sợ bệnh tật của
người bệnh
- Tính tình vui vẻ, mềm mỏng trước người
bệnh
- Làm việc ở các cơ sở y tế của nhà nước và tư
nhân
- Thường phải đi làm việc đột xuất
- Tiếp xúc thường xuyên và trực tiếp với các
loại bệnh, các loại thuốc và hoá chất
- Chống chỉ định:
+ Không mắc bệnh tim hay chóng mặt
+ Không mắc các bệnh truyền nhiễm
+ Không bị dị ứng với các hoá chất và thuốc
Học sinh phát biểu nhận thức của mình Người dẫn chương trình: bạn cảm nhận như thế nào về công việc của các thầy thuốc? Học sinh nêu cảm nhận
Người dẫn chương trình bạn hãy kế một số lương y nổi tiếng ở Việt Nam
Học sinh phát biểu
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của nghề
Y và Dược
Người dẫn chương trình Đối tượng lao động của nghề Y và Dược là gì?
Học sinh phát biểu
Người dẫn chương trình: Công cụ lao động của nghề Y và Dược là gì?
Người dẫn chương trình: Nội dung lao động của nghề Y, Dược
Học sinh phát biểu
Người dẫn chương trình Bạn cho biết điều kiện lao động của nghề Y và Dược? các chống chỉ định về y học?
Học sinh trả lời
Người dẫn chương trình Bạn cho biết gì về vấn đề tuyển sinh vào nghề?
Học sinh trả lời
Lắng nghe
Trang 9B Ngành Dược
• Đối tượng lao động: Các loại máy móc, ký
thuật để bào chế thuốc, các loại dược phẩm:
cây, cỏ, hoá chất,…
• Nội dung lao động: Nghiên cứu, biến đổi
các loại nguyên liệu làm thuốc thành các loại
thuốc
• Công cụ lao động: các loại máy móc, ký
thuật để bào chế thuốc, pha trộn, boà chế…
• Điều kiện lao động và các chống chỉ định về
y học:
Làm việc trong nhà xưởng vệ sinh sạch sẽ,
phải tiếp xúc với các loại hoá chất, phải làm
việc chính xác
Chống chỉ định y học:
+ Có sức khoẻ, không mắc bệnh
tim,mạch…
+ Không mắc các bệnh truyền nhiễm
+ Không bị dị ứng với các hoá chất và
thuốc
2 Yêu cầu:
III Vấn đề về tuyển sinh vào nghề.
1 Các cơ sở đào tạo ĐH, CĐ,
THCN…
2 Điều kiện tuyển sinh
3 Triển vọng của nghề.
Tổng kết đánh giá.
Hãy tóm tắt nội dung của nghề Y và Dược
Yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm thêm các
câu chuyện về các Y và Dược
Người dẫn chương trình: Cho biết mỗi liên
hệ mật thiết giữa Y và Dược
Người dẫn chương trình: Bạn cho biết các
cơ sở đào tạo Y và Dược
Trang 10Ngày soạn: … /03/2010 Tuần: 28
Chủ đề tháng 03 TÌM HIỂU THỰC TẾ MỘT ĐƠN VỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP HOẶC NÔNG NGHIỆP
I Mục tiêu
Sau khi đi thực tế một đơn vị sản xuất, học sinh phải:
1 Kiến thức: Biết các thông tin cần thiết về đơn vị sản xuất và quá trình lao động nghề nghiệp
của cơ sở sản xuất (đối tượng lao động, nội dung lao động, công cụ lao động, sản phẩm…)
2 Kỉ năng: Biết được đặc điểm, điều kiện, môi trường làm việc của nghề.
3 Thái độ: Tôn trọng người lao động và sản phẩm lao động Có ý thức đúng đắn với lao động
nghề nghiệp
II Trọng tâm của buổi tham quan thực tế
Tham quan tìm hiểu về đối tượng, nội dung lao động, công cụ lao động, điều kiện lao động của
cơ sở sản xuất và tình hình thu nhập của người công nhân
III Chuẩn bị
1 Giáo viên:
+ Rà soát trên địa bàn (bán kính < 10 km) để lựa chọn đơn vị sản xuất phù hợp với yêu cầu của bài (thứ tự lựa chọn: các đơn vị sản xuất công nghiệp các đơn vị sản xuất công nghiệp trường đại học, cao đẳng sư phạm bệnh viện, trạm xá)
+ Giáo viên đến cơ sở sản xuất xin phép được đưa học sinh đến tham quan và xác định ngày giờ tham quan, thống nhất nội dung tham quan, trình tự tham quan (giáo viên chuẩn bị nội dung tham quan từ trước) Mời cán bộ, nhân viên tại cơ sở sản xuất sẽ giới thiệu những nội dung cần thiết về công việc nghề nghiệp của cơ sở Bố trí người hướng dẫn cụ thể từng khâu
* Ngày giờ tham quan: Từ 8h sáng 11h ngày … /……2010
* Nội dung tham quan, trình tự tham quan:
Nghe lãnh đạo cơ sở sản xuất thông báo đặc điểm tình hình về đơn vị sản xuất (tên đơn vị, bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, sơ qua lịch sử xây dựng và phát triển của cơ sở, mức thu nhập bình quân của người công nhân…) nội quy, qui định của cơ sở
Tham quan quá trình lao động nghề nghiệp của cơ sở sản xuất (đối tượng lao động, nội dung lao động, công cụ lao động, sản phẩm…) Tham quan theo thứ tự dây chuyền sản xuất: từ đầu vào các khâu sản xuấtsản phẩm
+ Chuẩn bị phiếu thu hoạch rồi phát cho học sinh trước 1 đến 2 ngày để các em chuẩn bị
+ Chuẩn bị quà lưu niệm (nếu cần), lời cảm ơn lãnh đạo cơ sở sản xuất
+ Chuẩn bị kế hoạch tổ chức cho học sinh đi đến địa điểm tham quan: thông báo cụ thể địa điểm tham quan cho học sinh trước 1 2 ngày Khai thác nguồn lực (ở phụ huynh học sinh) trong hoạt động tham quan của học sinh (phụ huynh công tác trong cơ sở hay phụ huynh nhà gần cơ sở tham quan)
2 Học sinh:
+ Chuẩn bị phương tiện (xe đạp) đi lại, đồ dùng học tập: bút, vở, máy ảnh, máy quay…