1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

lich su am nhac

31 1,2K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Qua những vở nhạc kịch Orpheé và Alcesta, những kiệt tác của những năm 60 của thế kỷ 17, tên tuổi nhà cải cách nhạc kịch William Gluck đã đi vào lịch sử, cho đến những bản giao hưởng, so

Trang 1

Lịch sử âm nhạc.

Thời kỳ Trung cổ (từ năm 400 đến 1400)

Trong thời kỳ Trung cổ, xã hội châu Âu gồm có 3 giai cấp, giai cấp

cao nhất là tầng lớp vua chúa, quý tộc và địa chủ Họ sở hữu ruộng

đất và được hưởng nhiều đặc quyền Những huyền thoại về các hiệp

sĩ oai hùng cũng xuất phát từ tầng lớp này Giai cấp thứ hai là giới

tăng lữ, gồm các linh mục và tu sĩ thuộc các nhà thờ Công giáo Tầng

lớp thứ ba gồm tất cả những thành phần còn lại: nông dân, dân nghèo

thành thị, nông nô v.v… Vào thời kỳ này, những trung tâm âm nhạc

lớn đều thuộc nhà thờ

Trong suốt thời kỳ Trung cổ, cho đến năm 1100, dòng nhạc chủ điệu

(monophonic: chỉ gồm một bè chính) chiếm ưu thế Khi cuộc sống

được cải thiện và văn minh hơn, người ta bắt đầu chú ý đến con

người Vào cuối thời kỳ Trung cổ, dòng nhạc phức điệu (polyphony:

nhiều bè chính diễn tấu cùng lúc) bắt đầu phát triển

Hai nhạc sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc phức điệu thời kỳ đầu là

Leonin và Perotin thuộc Nhà thờ Đức Bà Paris Sau đó có thêm nhạc

sĩ Guillaume de Machaut

Âm nhạc nhà thờ

Trong thời kỳ Trung cổ, nhà thờ chiếm vị trí quan trọng trong đời

sống Vì vậy, âm nhạc nhà thờ chiếm địa vị độc tôn từ khoảng năm

350 cho đến năm 1100, hầu hết các bản nhạc đều xuất phát từ các tu

viện Điều này có nghĩa là đa số các nhạc sĩ là các tu sĩ, linh mục

thuộc nhà thờ Thiên Chúa giáo Những tu sĩ này tin rằng tài năng của

mình do Thượng đế ban cho, những gì họ sáng tác đều nhằm mục

đích tôn vinh Thượng đế Vì vậy, những tác phẩm thời kỳ này hầu hết

đều không ghi tên tác giả

Âm nhạc nhà thờ gọi là bình ca (plainsong), chỉ gồm một giai điệu

chính với lời hát bằng tiếng Latin, không có nhạc cụ đệm Giai điệu

của bình ca đơn giản, dễ hiểu, dễ thuộc Lời ca thường là một phần

của lễ ca (messe) Thiên Chúa giáo La Mã

Những bài hát còn lưu truyền đến nay được biết dưới tên gọi bài hát

Gregorian (Gregorian chant), lấy theo tên của giáo hoàng Gregory đệ

nhất (590-604) Ông đã có công tập hợp các bài bình ca theo một trật

tự đặc biệt rồi truyền bá khắp châu Âu và đế quốc La Mã

Âm nhạc thế tục

Âm nhạc thế tục thời kỳ này chủ yếu là dân ca, đơn giản hơn âm nhạc

nhà thờ, gồm các bài ca, điệu nhạc chủ điệu (monophonic) do những

người hát rong trình diễn Những người hát rong thời Trung cổ được

gọi là jongleur (theo tiếng Anh), troubadour hoặc trouvère (theo tiếng

Pháp), và minnesinger (theo tiếng Đức)

Những người hát rong lang thang từ tòa thành này đến tòa thành

khác, ca hát, kể chuyện và diễn trò Giống như bình ca, nhạc thế tục

cũng rất đơn giản với một giai điệu chính Tuy nhiên, tiết tấu của

chúng nhanh hơn nhạc nhà thờ và không dùng lời ca tiếng Latin

Những người hát rong dần dần tụ họp lại thành các phường, hội, và

được xếp vào giới trung lưu trong xã hội

Những bài hát của người hát rong thường có nhạc cụ dây và trống

đệm theo Cả âm nhạc nhà thờ và âm nhạc thế tục đều sử dụng nhiều

loại nhạc cụ khác nhau, ví dụ như đàn dây gồm có lyre, psaltery,

fiddle hoặc vielle Đàn phím thời kỳ này chính là organ Nhạc cụ gõ

gồm có trống và chuông nhỏ

Nhạc phức điệu

Trước đó, tất cả các bài nhạc chỉ gồm một bè chính và không có bè

phụ (monophony) Sau đó, các nhạc sĩ bắt đầu cho nhiều bè diễn tấu

cùng lúc, các bè này đều có vai trò quan trọng như nhau Đó chính là

nhạc phức điệu (polyphony)

Nhạc phức điệu mở rộng tư duy của nhạc sĩ, giúp họ sáng tạo tốt hơn Sumer is icumen in là một tác phẩm được viết khoảng năm 1300, cũng nổi tiếng như bài Row, row your boat

In ấn các bản nhạc

Trước khi phát minh ra máy in, trong nhà thờ có một đội ngũ tu sĩ chuyên làm nhiệm vụ sao chép lại các bản nhạc Thỉnh thoảng, người ta trình bày bản nhạc bằng lối viết rất bay bướm, trang trí đẹp mắt.Khoảng năm 1025, Guido d’Arezzo phát minh ra một hệ thống ký âm

sử dụng các dòng và khe nhạc Cho đến lúc đó, người ta chỉ dùng khuônnhạc có 2 dòng kẻ Guido đã mở rộng hệ thống này thành 4 dòng kẻ, và phát minh ra các dòng kẻ phụ ở trên hoặc dưới khuôn nhạc Ông sử dụng những nốt nhạc hình vuông gọi là neume Hệ thống này giúp ký

âm những nốt vượt ra khỏi phạm vi khuôn nhạc, và được sử dụng cho đến tận ngày nay Guido cũng là người phát triển hệ thống khóa nhạc, đặt nền tảng cho những khóa nhạc hiện đại: khóa fa, khóa sol v.v…Một cống hiến quan trọng khác của ông là luận án về nhạc phức điệu Đây là công trình đầu tiên, mở đường cho các nhạc sĩ Leonin và Perotin

về sau

Các nhạc sĩ tiêu biểu cho thời kỳ Trung cổ:

- Conon de Bethune

- La Comtessa Beatritz de Dia

- Hildegard von Bingen (1098-1179)

- Adam de la Halle

- Leonin (Leoninus) (c.1163-1201)

- Guillaume de Machaut (1300-1377)

- Perotin (Perotinus Magnus) (c.1160-1220)

- Wizlau von Rugen

- Hans Sachs

- Bernart de Ventadorn

- Maria de Ventadorn (1165-1221)

- Philippe de Vitry (1291-1361)Thời kỳ Phục hưng (từ năm 1400 đến năm 1600)07:16' 06/12/2005 (GMT+7)

Thời kỳ Phục hưng đánh dấu một giai đoạn hoàng kim trong lịch sử thế giới Những chuyến thám hiểm của Columbus và Francis Drake, tư tưởng khoa học tiến bộ của Galileo và Copernicus dẫn dắt nhân loại đếnmột chân trời mới Các họa sĩ như Leonardo da Vinci và Michelangelo

có ảnh hưởng rất lớn trong hội họa, cũng như Shakespeare nổi tiếng với các vở kịch và thơ

Trong thời kỳ Phục Hưng, tầng lớp trung lưu phát triển mạnh Ruộng đất không còn hoàn toàn thuộc về giới quý tộc Dân số các thành thị gia tăng, người ta bắt đầu giải trí bằng xem kịch và nghe nhạc Việc truyền

bá, giáo dục âm nhạc được mở rộng hơn Nhờ việc phát minh ra máy in năm 1450, những bản nhạc được in ấn hàng loạt và phổ biến rộng rãi đến mọi người Cho đến năm 1600, những bản nhạc nổi tiếng đã được lưu truyền khắp châu Âu Tầng lớp trung lưu đã có thể tự học chơi nhạc

cụ, thông qua những quyển sách giáo khoa âm nhạc dạy thổi tiêu, đánh đàn lute và guitar

Các nhạc sĩ nổi tiếng như Josquin des Prez và Giovanni Palestrina đi đầu trong công cuộc cách tân âm nhạc Con người, chứ không phải Thượng đế, trở thành đối tượng chính trong âm nhạc Các nhạc sĩ chuyển hướng sáng tác về phía công chúng Kỹ thuật hòa âm đã làm thay đổi diện mạo nền âm nhạc

Âm nhạc nhà thờ

Âm nhạc nhà thờ thời kỳ Phục hưng là sự phát triển tự nhiên của thể loại bình ca Dạng nhạc phức điệu 2 bè đơn giản cuối thời Trung cổ

Trang 2

được mở rộng thành phức điệu 4 bè, trong đó mỗi bè đều quan trọng

như nhau Hình thức mới này được gọi là motet Trái với thời Trung

cổ, trong giai đoạn này âm nhạc được chú trọng hơn lời ca Josquin

des Prez và Giovanni Palestrina là hai nhạc sĩ nổi tiếng nhất của thời

kỳ Phục hưng về thể loại motet

Trong giai đoạn này, âm nhạc bắt đầu trở nên hoa mỹ hơn Những

bản lễ ca (messe) và motet trở nên tinh vi, phức tạp hơn Nhiều loại

giọng được đưa vào, các chương nhạc trở nên dài hơn và cầu kỳ hơn

Các nhạc sĩ bắt đầu thích thể hiện phong cách hơn là truyền tải các

thông điệp tôn giáo Những vị lãnh đạo nhà thờ bắt đầu lo ngại thính

giả sẽ không hiểu được tầm quan trọng của lời ca, và tại Hội đồng tôn

giáo, họ đề nghị âm nhạc nhà thờ phải dùng để minh họa cho lời ca

Điều này đánh dấu cho sự khởi đầu của cấu trúc hài hòa giữa lời ca

và giai điệu

Âm nhạc thế tục

Madrigal, những bài hát dành cho một nhóm nhỏ biểu diễn không

nhạc đệm, đã trở thành thể loại nhạc thế tục phổ biến nhất Thường

nói về tình yêu, madrigal trở thành một phần quan trọng trong các dịp

lễ hội đặc biệt Người ta thường hát madrigal trong những bữa tiệc,

đám cưới và thường có một đội hợp xướng họa theo Cách hát này

vẫn còn phổ biến đến tận ngày nay

Tác phẩm El Grillo của nhạc sĩ Josquin des Pres là một điển hình về

những cách tân âm nhạc trong thời kỳ này

Những cải cách

Từ đầu thế kỷ 16, nhà thờ Tân giáo tách khỏi nhà thờ Công giáo kéo

theo những thay đổi mạnh mẽ về mọi mặt trong đời sống xã hội

Martin Luther muốn tất cả các tín đồ của ông cùng tham gia vào hoạt

động âm nhạc Vì vậy, trong những nhà thờ Tân giáo, người ta sáng

tác những bài thánh ca cho mọi người cùng hát, chứ không chỉ dành

cho dàn hợp xướng Phong cách hợp xướng mới này là nền tảng cho

những bài thánh ca ngày nay Những bài thánh ca được viết cho

người hát, nhưng 200 năm sau, Bach đã ứng dụng hình thức này vào

những tiểu phẩm cho đàn organ

Có thể nói âm nhạc nhà thờ Thiên Chúa giáo thế kỷ 16 phát triển trên

nền tảng của bình ca, còn âm nhạc nhà thờ Tân giáo thế kỷ 17 - 18

phát triển từ thánh ca nhiều bè

Khí nhạc

Trong thời kỳ Phục hưng, các nhạc sĩ bắt đầu viết phức điệu cho nhạc

cụ trình diễn Những bài phức điệu này thường dành cho các vũ hội

trong dinh cơ của tầng lớp quý tộc Ống tiêu (recorder) và đàn lute là

2 nhạc cụ thông dụng nhất Ống tiêu và đàn viol đủ kích cỡ diễn tấu

thành từng nhóm gọi là consort Những nhạc cụ khác của thời Phục

hưng là đàn lute, kèn shawm, krummhorn, kèn trumpet và trombone

loại nhỏ Ngoài ra, nhạc cụ thường dùng để đệm cho người hát Nhạc

sĩ Joan Ambrosia Dalza đã viết 3 vũ khúc rất nổi tiếng, đó là Tasta la

corde, Ricercar, và Calata

Các nhạc sĩ tiêu biểu cho thời kỳ Phục hưng:

vũ trụ Trong âm nhạc, hội họa, kiến trúc và thời trang, những hoa văn trang trí cầu kỳ hoa mỹ trở thành thời thượng Cả phụ nữ và đàn ông đều đội tóc giả và mặc trang phục viền đăngten

Trong suốt thời kỳ Baroque, các nhạc sĩ tiếp tục phục vụ cho nhà thờ vàtầng lớp giàu có Giới tăng lữ và quý tộc thuê mướn nhạc sĩ dưới hình thức bảo trợ Người bảo trợ trả thù lao cho nhạc sĩ theo từng tác phẩm,

và có quyền yêu cầu anh ta viết loại nhạc mà họ thích Điều này làm giới hạn quyền tự do sáng tạo của nhạc sĩ

Những nhà soạn nhạc nổi tiếng trong thời kỳ Baroque gồm Johann Sebastian Bach, George Frederic Handel, Johann Pachelbel, Georg Phillip Telemann, Henry Purcell và Antonio Vivaldi

Đặc điểm âm nhạc thời kỳ Baroque

Hình thức và thể loại: các vũ khúc rất phổ biến trong thời kỳ này Ngoài

ra còn có prelude, fugue, suite (tổ khúc), toccata và variation (biến tấu) Nhịp đôi và nhịp ba thường được sử dụng

Hòa âm: 2 hoặc nhiều giai điệu được trình tấu cùng lúc, tạo thành một kết cấu âm nhạc gọi là đối âm Hòa âm thường xuyên biến hóa Điệu tính chủ yếu dựa trên trưởng và thứ

Đàn phím: Chủ yếu là đàn clavichord, harpsichord, và organ

Tiết tấu: Nhấn vào phách mạnh, nhịp lấy đà, và thường xuyên thay đổi Nốt móc đơn, móc kép và chùm ba thường được sử dụng

Phong cách: Dấu chia câu và ký hiệu diễn cảm không được sử dụng Những câu nhạc nhanh thường được đàn liền tiếng (legato), những câu chậm hơn được đàn không liền tiếng (nonlegato) Dùng rất nhiều nốt hoa mỹ

Các xu hướng của nhạc Baroque

Các nhạc sĩ như Johann Sebastian Bach đã tạo ra một xu hướng mới chonhạc Baroque bằng các bản nhạc phức điệu, gồm nhiều bè kết hợp và nối tiếp nhau Những giai điệu này thường có các nốt láy rền (trill) và láy nhanh Hợp âm dùng để đệm cho 1 hoặc nhiều bè được sử dụng nhiều Ngoài ra, các nhạc sĩ bắt đầu dùng các ký hiệu diễn tả cường độ

và tốc độ trong bản nhạc Biểu diễn ứng tác (improvisation) cũng rất phổ biến, ngay cả trong nhạc nhà thờ Sau cùng, các nhạc sĩ bắt đầu dùng âm nhạc để thể hiện những cảm xúc vui, buồn, giận dữ

Trang 3

buffa) Vở opera đầu tiên là Orfeo của nhạc sĩ Claudio Monteverdi.

Tương tự opera là thể loại cantata Giống như opera, cantata gồm

những bài hát (aria) và những đoạn hát nói (recitative) xen kẽ nhau

Tuy nhiên, trong cantata không có diễn xuất sân khấu

Khí nhạc

Trong thời kỳ Baroque, khí nhạc trở thành quan trọng không kém

thanh nhạc Đây là giai đoạn nở rộ của các tác phẩm viết cho kèn

flute, oboe, bassoon, trombone, trumpet, horn, viết cho đàn

harpsichord và organ Ống tiêu không còn phổ biến, đàn viol được

thay thế bằng violin, viola và cello Trống định âm (timpani) là nhạc

cụ gõ duy nhất dùng trong các opera chính kịch

Hầu hết các tác phẩm khí nhạc đều gồm vài đoạn hoặc vài chương có

tính chất tương phản nhau Concerto là một thể loại tiêu biểu

Concerto phát triển vào nửa cuối thế kỷ 17, do công lao của các nhạc

sĩ người Ý như Torelli, Alessandro Scarlatti và Corelli Chỉ trong

vòng 25 năm, rất nhiều nhạc sĩ ở các nước khác đã thành công với thể

loại concerto Một trong những concerto nổi tiếng nhất là bản “Bốn

mùa” của Antonio Vivaldi

Concerto được trình diễn bởi một người hoặc một nhóm nhạc công

độc tấu Concerto cho một nhóm trình diễn gọi là concerto grosso

Concerto grosso được viết cho một nhóm nghệ sĩ độc tấu cùng với

dàn nhạc, thường gồm 3 chương (nhanh - chậm – nhanh)

Các nhạc sĩ tiêu biểu cho thời kỳ Baroque

Johann Sebastian Bach (1685-1750)

Dietrich Buxtehude

Arcangelo Corelli (1653-1713)

Francois Couperin (1668-1733)

Girolamo Frescobaldi

George Frideric Handel (1685-1759)

Elizabeth-Claude Jacquet de la Guerre (1659-1729)

Thời kỳ Cổ điển chứng kiến nhiều sự thay đổi của thế giới Cách

mạng tư sản Pháp và những cuộc chiến của Napoleon làm thay đổi

diện mạo châu Âu Nhân dân mọi tầng lớp có nhiều cơ hội để tham

gia vào các hoạt động giải trí Vì vậy, chế độ bảo trợ nhạc sĩ thời

Baroque bị xóa bỏ, thay vào đó là những buổi hòa nhạc có bán vé cho

đông đảo công chúng thưởng thức

Phong cách quý phái, hoa mỹ của nhạc Baroque không còn được ưa

chuộng, âm nhạc thời kỳ Cổ điển trở nên đơn giản hơn, hài hòa và

không còn cầu kỳ Tên của các bản nhạc được đặt rõ ràng, trực tiếp

theo kiểu “Bản giao hưởng số 1, số 2, số 3”, không còn mang những

cái tên bay bướm Được mệnh danh là “âm nhạc thuần túy”, các tác

phẩm cổ điển được trình diễn độc lập trong các buổi hòa nhạc, không

dùng để minh họa cho các điệu múa hoặc phục vụ cho các lễ hội

Các nhạc sĩ tiêu biểu cho thời kỳ Cổ điển là Wolfgang Amadeus

Mozart, Franz Joseph Haydn và Ludwig van Beethoven Vienna (thủ

đô nước Áo) trở thành trung tâm âm nhạc của châu Âu, hầu hết các

nhạc sĩ nổi tiếng đều có thời gian sinh sống tại đây

Đặc điểm âm nhạc thời kỳ Cổ điển

Hình thức và thể loại: Phổ biến nhất là minuet và trio, rondo, allegro, sonatina và variation Ngoài ra còn có các concerto và nhạc múa

sonata-Hòa âm: thường gồm một giai điệu chính và bè đệm Những đoạn phô diễn kỹ thuật và thay đổi hợp âm thường được sử dụng

Đàn phím: phổ biến nhất là pianoforte và harpsichord

Tiết tấu: các dấu lặng, nốt móc kép và chùm ba thường được dùng Trong hình thức biến tấu, một tốc độ duy nhất được duy trì trong cả bài.Phong cách: cường độ đa dạng và tương phản cao (to và nhỏ) Dấu luyến 2 nốt, luyến 3 nốt, dấu nhấn rất phổ biến Câu nhạc có độ dài trung bình

Khí nhạc

Trong thời kỳ Cổ điển, khí nhạc phát triển mạnh hơn thanh nhạc Nhiều nhạc cụ được bổ sung vào cơ cấu dàn nhạc, bao gồm kèn flute, clarinet, oboe và bassoon

Ba hình thức khí nhạc phát triển mạnh nhất là concerto, symphony (giaohưởng) và sonata Concerto thời kỳ Baroque tiến hóa thành concerto Cổđiển Nghệ sĩ độc tấu giữ vai trò chủ đạo, còn dàn nhạc làm nền Mọi loại nhạc cụ trong dàn nhạc đều có những bản concerto dành riêng cho mình

Concerto grosso của thời kỳ Baroque phát triển thành giao hưởng Cổ điển (symphony) Danh từ “symphony” có nghĩa là “cùng diễn tấu”, bảngiao hưởng dành cho cả dàn nhạc cùng biểu diễn đồng thời Symphony gồm 3 chương (nhanh - chậm - nhanh), thỉnh thoảng có bổ sung thêm một chương mang tính chất của nhạc múa vào trước chương cuối Nhạc

sĩ Franz Joseph Haydn là người viết nhiều symphony nhất (104 bản symphony)

Sonata được viết cho 1 hoặc 2 nhạc cụ trình diễn Hầu hết các bản sonata đều viết cho đàn piano - nhạc cụ thịnh hành nhất thời đó

Hình thức sonata

Trong thời kỳ Cổ điển, các bản symphony, concerto và sonata đều đượcsáng tác bằng hình thức sonata Các nhạc sĩ coi sonata là cấu trúc chuẩn mực cho tác phẩm của mình Hình thức sonata ngày càng được sử dụng rộng rãi

Ban đầu, thuật ngữ “sonata” dùng để chỉ các tác phẩm sáng tác cho nhạc

cụ Một bản sonata ngắn gọi là sonatina Đến cuối thế kỷ 18, hình thức sonata ngày càng được hoàn thiện, bao gồm 3 đến 4 chương có tính chấttương phản nhau, trong đó chương 1 có cấu trúc chặt chẽ nhất

Chương 1 là điển hình cho cấu trúc nghiêm ngặt của sonata, gồm 3 đoạn Đoạn 1 là phần “trình bày”, giới thiệu các giai điệu chủ đề Chủ

đề 2 thường cao hơn 5 nốt so với chủ âm Đoạn 2 gọi là phần “phát triển”, trong đoạn này các chủ đề chính biến hóa theo sáng tạo của nhạc

sĩ Đoạn 3 gọi là phần “tái hiện”, các chủ đề được trình bày lại, nhưng tất cả đều ở chủ âm Đôi khi, bản sonata còn có thêm phần mở đầu và phần kết

Giao hưởng thời kỳ Cổ điển

Đây là giai đoạn đánh dấu sự vượt trội của khí nhạc so với thanh nhạc Dàn nhạc giao hưởng hiện đại ra đời, có bổ sung thêm nhiều nhạc cụ dây, kèn clarinet, bassoon, oboe và flute Kèn trumpet và horn chưa có van bấm điều chỉnh cao độ, nhưng vẫn đáp ứng được quy luật hòa âm trong dàn nhạc, vì vậy chúng thay thế cho đàn harpsichord trong dàn nhạc giao hưởng Tuy nhiên kèn trombone, tuba và một số nhạc khí gõ vẫn chưa có mặt trong dàn nhạc

Một bản giao hưởng (symphony) là một tác phẩm dài do dàn nhạc diễn

Trang 4

tấu, thông thường gồm 4 chương Mỗi chương có tốc độ, sắc thái và

phong cách rất khác nhau

Franz Joseph Haydn được coi là cha đẻ của giao hưởng Ông sáng tác

tổng cộng 104 bản giao hưởng Beethoven viết 9 bản giao hưởng,

trong đó bản số 5 và số 9 là nổi tiếng nhất

Thanh nhạc

Opera là thể loại thanh nhạc phổ biến nhất trong thời kỳ Cổ điển Các

vở opera thời kỳ này đáp ứng nhu cầu thưởng thức của tầng lớp giàu

có trong xã hội, vì vậy chúng được đầu tư rất tốn kém Hai phong

cách opera: opera seria và opera buffa tiếp tục phát triển Opera buffa

trở nên phổ thông hơn, nhờ những cống hiến của Mozart trong việc

phát triển phong cách hài hước Những vở opera nổi tiếng của Mozart

là Đám cưới Firaro và Cây sáo thần

Các nhạc sĩ tiêu biểu cho thời kỳ Cổ điển:

- Carl Philipp Emmanuel Bach

- Johann Christian Bach (1735-1782)

- Ludwig van Beethoven (1770-1827)

- Christoph Willibald Gluck (1714-1787)

- Franz Joseph Haydn (1732-1809)

- Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791)

- Giovanni Battista Pergolesi

- Gioacchino Rossini (1792-1868)

- Domenico Scarlatti (1685-1757)

Thời kỳ Lãng mạn (từ năm 1820 đến năm 1910)

08:27' 09/12/2005 (GMT+7)

Bước sang thời kỳ Lãng mạn, âm nhạc có nhiều thay đổi đáng kể

Các nhạc sĩ tạo ra nhiều hình thức, thể loại âm nhạc mới và phát triển

chúng nhằm thể hiện phong cách cá nhân Kết cấu tác phẩm âm nhạc

trở nên linh động, không còn ràng buộc về độ dài tác phẩm, số

chương, số nhạc cụ hoặc số người hát Những vở opera của Richard

Wagner thường kéo dài đến 6 giờ đồng hồ Bản giao hưởng số 9 của

Ludwig van Beethoven cần đến một dàn nhạc đông đảo, dàn hợp

xướng và các ca sĩ đơn ca

Cơ cấu dàn nhạc trong thời kỳ Lãng mạn được hoàn thiện và được áp

dụng đến tận ngày nay Các loại kèn đồng được bổ sung van điều

chỉnh cao độ, các loại kèn gỗ được bổ sung các khóa nhạc, tiện lợi

cho việc ký âm Điều đó khuyến khích các nhạc sĩ viết nhiều tác

phẩm cho bộ đồng và bộ gỗ

Nhiều nhạc sĩ thời kỳ Lãng mạn gây được ảnh hưởng rộng rãi, bao

gồm Hector Berlioz, Johannes Brahms, Richard Wagner và Piotr

Ilyich Tchaikovsky

Đặc điểm âm nhạc thời kỳ Lãng mạn

Hình thức và thể loại: Phổ biến nhất là các tiểu phẩm, concerto, vũ

khúc, etude (khúc luyện tập) và variation (biến tấu)

Hòa âm: Sử dụng rộng rãi hòa âm bán cung, dấu hóa bất thường, hợp

âm giảm, hợp âm bảy át và chuyển điệu

Đàn phím: Đàn piano chiếm ưu thế trong thời kỳ này

Tiết tấu: Loại tiết tấu phức tạp, nhịp 2 tương phản với nhịp 3 được sử

dụng rộng rãi Đảo phách cũng rất phổ biến

Phong cách: Thể hiện rõ phong cách cá nhân, âm nhạc mang sắc thái

của ca khúc, phần đệm có nhiều sáng tạo, các loại dấu lặng, các

cường độ và tốc độ rất đa dạng

Giao hưởng thời kỳ Lãng mạn

Giao hưởng thời kỳ Lãng mạn là bước phát triển mới của giao hưởng

Cổ điển Các bản giao hưởng có quy mô lớn hơn và kéo dài hơn, có bổ sung nhiều loại nhạc cụ Đôi khi, một bản giao hưởng có nhiều hơn 4 chương

Thể loại giao hưởng có nội dung bắt đầu xuất hiện và phát triển mạnh Bản “Giao hưởng hoang tưởng” (Symphonie Fantastique) của Berlioz làmột điển hình của giao hưởng thời kỳ Lãng mạn Xuyên suốt bản giao hưởng là một câu chuyện tình Berlioz sử dụng một giai điệu chủ đề tượng trưng cho nhân vật nữ chính Qua từng chương, giai điệu chủ đề này thay đổi nhiều sắc thái khác nhau

Berlioz

Thơ giao hưởng

Thơ giao hưởng (symphonic poem) rất gần gũi với giao hưởng có nội dung, bởi nó cũng kể lại một câu chuyện Tuy nhiên, thơ giao hưởng chỉgồm 1 chương dài, trong khi giao hưởng gồm nhiều chương

Nhạc sĩ sáng tác thơ giao hưởng nổi tiếng nhất là Richard Strauss Thơ giao hưởng Don Juan và Der Rosenkavalier là 2 tác phẩm tiêu biểu nhấtcủa ông

Khúc mở màn (overture)

Khúc mở màn (overture) đã xuất hiện từ thời kỳ Baroque và Cổ điển Đây là đoạn nhạc mở đầu, giới thiệu và tạo không khí trước khi trình diễn một vở opera Trong thời kỳ Lãng mạn, các khúc mở màn tồn tại độc lập, không đi kèm với vở opera nào cả, và được gọi là concert overture

Các bản concert overture cũng thuộc loại âm nhạc có nội dung Chúng cũng trình bày một câu chuyện hoàn chỉnh Fingal's Cave Overture của nhạc sĩ Mendelssohn là một ví dụ tiêu biểu

Opera thời kỳ Lãng mạn

Trong vòng 50 năm, Giuseppe Verdi là đại diện xuất sắc nhất cho trường phái âm nhạc Ý Phần lớn các tác phẩm của ông được viết cho sân khấu, trong đó có 26 vở opera Khác với tác phẩm của nhiều nhạc sĩtiền bối, các vở opera của Verdi đi sâu vào khai thác thân phận con người, không còn ca ngợi thiên nhiên tươi đẹp và các nhân vật thần thoại

Nhạc sĩ viết opera nổi tiếng nhất trong thời kỳ này là Richard Wagner Tác phẩm của ông được coi là đỉnh cao của nghệ thuật opera Một đặc điểm trong âm nhạc của Wagner là ông thường sử dụng một chủ đề xuyên suốt (leitmotif) đại diện cho một nhân vật trong toàn bộ bản nhạc

Ca khúc (lieder)

Thuật ngữ lieder là số nhiều của từ gốc Đức lied, có nghĩa là “bài hát” Mục tiêu của bản lieder là tạo ra một hình tượng âm nhạc mang đầy chất thơ Những bài lieder thường có đàn piano đệm theo, nhưng piano

đã trở thành một phần của lời hát, tạo nên hiệu quả nghệ thuật đặc biệt theo ý muốn của nhạc sĩ

Có 2 loại lieder trong thời kỳ này Loại thứ nhất là thơ hát (strophic song) tương tự như thánh ca, mỗi đoạn thơ có giai điệu giống nhau Loại thứ hai là nhạc hát (through-composed song) với mỗi khổ thơ có giai điệu khác nhau Tiêu biểu cho loại nhạc hát này là bài Erlkönig của nhạc sĩ Franz Schubert

Trường phái dân tộc (Nationalism)

Trước thời kỳ Lãng mạn, hầu hết các nhạc sĩ đều chưa quan tâm đến tính dân tộc trong âm nhạc Đa số các tác phẩm đều viết theo phong

Trang 5

cách Đức, Pháp và Ý Trong thời kỳ Lãng mạn, xu hướng dân tộc

xuất hiện, các nhạc sĩ tìm cách vận dụng dân ca của dân tộc mình vào

âm nhạc Nước Nga đi tiên phong trong phong trào dân tộc chủ

nghĩa, với những nhà soạn nhạc xuất sắc như Piotr Ilyich

Tchaikovsky, Alexander Borodin, Modeste Mussorgsky và Nicolai

Rimsky-Korsakov

Một nhạc sĩ Tiệp Khắc là Antonin Dvorak cũng khai thác thành công

các làn điệu dân ca, dân vũ Tiệp như furiant, dumka và vận dụng vào

các bản giao hưởng và tác phẩm thính phòng

Các tác phẩm viết cho đàn piano

Âm nhạc cho đàn piano phát triển mạnh mẽ trong suốt thời kỳ Lãng

mạn Nhiều thể loại âm nhạc cho piano ra đời, trong đó có các tiểu

phẩm Các tiểu phẩm thời kỳ Lãng mạn gồm có nocturne (dạ khúc),

impromptu, etude (khúc luyện tập), ballade Hầu hết các bản nhạc

loại này đều ngắn, dễ nghe và chỉ tập trung vào một ý tưởng âm nhạc

Trong thế kỷ 20, các thể loại và phong cách âm nhạc trở nên đa dạng

hơn bao giờ hết Giới hạn duy nhất ràng buộc nhạc sĩ chính là khả

năng tưởng tượng của họ Nhạc sĩ Peter Schikele đã sáng tạo ra thứ

âm nhạc ngộ nghĩnh từ tiếng chép miệng, hoặc tiếng súc miệng sòng

sọc suốt cả tác phẩm

Giai điệu âm nhạc thời kỳ này rất khác so với những giai đoạn trước

Những giai điệu của Anton Webern thường chỉ gồm 2 đến 3 nốt,

nhảy quãng rất xa Tuy nhiên, những giai điệu của Bela Bartok và

Alan Hovhaness lại theo những chuẩn mực của thời kỳ Trung cổ

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng tác động mạnh mẽ vào âm

nhạc thế kỷ 20, đặc biệt là nhạc điện tử Một số nhạc sĩ như Philip Glassdùng các nhạc cụ điện tử để tạo ra những hiệu ứng âm thanh và phong cách hoàn toàn mới

Đặc điểm của âm nhạc thế kỷ 20

Hình thức và thể loại: Các nhạc sĩ thể nghiệm kiểu “âm nhạc may rủi”, với hình thức và cấu trúc hoàn toàn ngẫu nhiên

Hòa âm: Những hòa âm phức tạp làm đa dạng bức tranh bằng âm thanh.Thang âm ngũ cung và 12 cung được sử dụng rộng rãi Các quãng nghịch (quãng 2, quãng 7, quãng 9, quãng 11) rất phổ biến

Đàn phím: Đàn phím điện tử, organ điện tử và piano trở nên thông dụng

Tiết tấu: Nhịp thay đổi liên tục, đa tiết tấu (nhiều bè, mỗi bè một nhịp được trình tấu cùng lúc)

Phong cách: Giai điệu và tiết tấu không rõ ràng Những hòa âm nhẹ nhàng, nhiều màu sắc và hiệu ứng lung linh huyền ảo được tận dụng Các hợp âm nghịch, các nhạc cụ tự chế, những cách ký âm mới được ápdụng Trong thời kỳ này, nhiều lối hòa âm, tiết tấu, phong cách mới lạ

ra đời

Trường phái ấn tượng (Impressionism)

Vào cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, một bộ phận của âm nhạc Lãng mạnchuyển hóa thành trường phái Ấn tượng Nếu âm nhạc Lãng mạn là mộtbức tranh sắc nét, rõ ràng, thì âm nhạc Ấn tượng là một tổng thể mơ hồ, nhạt nhòa

Hai đại diện tiêu biểu của trường phái Ấn tượng là Claude Debussy và Maurice Ravel Vì những lý thuyết quá mới mẻ của mình, Debussy được coi là một nhạc sĩ cấp tiến trong Nhạc viện Paris Một tác phẩm tiêu biểu của ông là prelude “Buổi chiều của thần điền dã”

Trường phái tân cổ điển (Neo-Classicism):

Trường phái Tân cổ điển chiếm vị trí quan trọng trong nền âm nhạc thế

kỷ 20 Tiếp đầu ngữ “neo” có nghĩa là “mới”, vì vậy âm nhạc Tân cổ điển là một hình thức mới của âm nhạc thời kỳ Cổ điển Các tác phẩm thuộc trường phái này có thủ pháp nghệ thuật hiện đại, nhưng lại tuân theo bố cục và ý tưởng của thời kỳ Cổ điển

Nhạc sĩ Igor Stravinsky là đại diện tiêu biểu của trường phái Tân cổ điển Âm nhạc của ông sử dụng nhiều bè với bộ khóa và số chỉ nhịp khác nhau, đôi khi các bè diễn tấu cùng lúc Bản giao hưởng “Thánh lễ mùa xuân” là một ví dụ tiêu biểu

Trường phái ngẫu nhiên

Trong âm nhạc của trường phái ngẫu nhiên, nhạc sĩ hầu như giao toàn quyền cho người biểu diễn Ví dụ như, nhà soạn nhạc giao cho mỗi nhạccông 4 bản nhạc khác nhau Khi nhạc trưởng ra hiệu, mỗi nhạc công đàn bất cứ bản nào trong số 4 bản nhạc được giao, khi nào bắt đầu đàn

và khi nào dừng lại là tùy ý Âm nhạc ngẫu nhiên được nhiều người thích thú vì mỗi lần biểu diễn đều tạo ra một tác phẩm khác nhau.Nhạc sĩ tiêu biểu cho trường phái ngẫu nhiên là John Cage Tác phẩm

“Imaginary Landscape No.4” của ông gồm 12 chiếc máy radio mở đồngthời, nhưng mỗi chiếc radio bật một kênh khác nhau

Âm nhạc phi điệu tính (12-tone or Serialism)

Nhạc sĩ Arnold Schoenberg phát minh ra một hệ thống hoàn toàn mới

sử dụng thang âm 12 bán cung Kết quả thu được là một tác phẩm âm nhạc thuộc loại phi điệu tính (atonal) Tiết tấu không theo một quy luật nào cả và không thể đoán trước

Trang 6

Trường phái phi điệu tính được Alban Berg và Anton Webern ủng

hộ Các ông đã từ bỏ hệ thống thang âm và giai điệu truyền thống,

viết nên nhiều tác phẩm ngắn

Các nhạc sĩ tiêu biểu cho âm nhạc thế kỷ 20:

- Ralph Vaughan Williams (1872-1

Trường phái âm nhạc cổ điển Vien

Vào thế kỷ XVII, Áo là một nước quân chủ phong kiến chuyên chế,

bao gồm các lãnh địa của Đức và vùng Đông Nam Âu vừa thoát khỏi

ách xâm lược của Đế chế Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ Dân chúng ở đây vừa

là người Đức, Áo vừa người Hung, Slovakia và nhiều dân tộc khác

Với tình trạng nhiều dân tộc như thế nên nghệ thuật , nhất là âm nhạc,

có môi trường thuận lợi để phát triển phong phú rộng rãi Từ những

con phố, ngoài công viên, quán chợ đến các phòng hòa nhạc đâu

đâu cũng đàn ca, hát hội

Soạn: AM 499521 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Wolfgang Amadeus Mozart

Những bản dân ca thành thị, những khúc valse, khúc serenade là

món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân thành Vienna yêu

nhạc Bên cạnh những hình thức sinh hoạt quần chúng, trong những

lâu đài quan trọng, phong cách “hàn lâm” được các nhà soạn nhạc

trình bày qua các tác phẩm mới, các nhạc sỹ tài năng biểu diễn tạo

thành những hình thức hoạt động trên lĩnh vực âm nhạc muôn hình

muôn vẻ

Những vở nhạc kịch hấp dẫn cùng những sáng tác hài kịch Đức - Áo

của Mozart, Muiler đã mang tư tưởng dân tộc, dân chủ, chống hoàng

tộc, chống thủ cựu Qua những vở nhạc kịch Orpheé và Alcesta,

những kiệt tác của những năm 60 của thế kỷ 17, tên tuổi nhà cải cách

nhạc kịch William Gluck đã đi vào lịch sử, cho đến những bản giao

hưởng, sonate của Haydn, Mozart và Beethoven sau này đã làm

cho thủ đô Vienna trở thành trung tâm âm nhạc của châu Âu

Tất cả những sự kiện đó, các nhạc sỹ lỗi lạc ấy, đã tạo cơ sở cho sự

nảy sinh và kết tinh một trào lưu âm nhạc mới, khác với những thế kỷ trước – trào lưu âm nhạc cổ điển – và Vienna chính là quê hương của trường phái âm nhạc đó: Cổ điển Vienna Tới nửa sau thế kỷ XVIII., nền âm nhạc cổ điển Vienna là sự tổng hợp của thế giới quan và những khuynh hướng thẩm mỹ mới nảy nở trong nghệ thuật âm nhạc Trường phái nghệ thuật này có quan hệ chặt chẽ với cuộc cách mạng tư sản Pháp với chủ nghĩa duy ký của phái Bách khoa của thế kỷ Ánh sáng Đó

là những ý niệm về lòng nhân đạo, niềm tin vào lý tính, tinh thần lạc quan, tính nhân dân và dân chủ Những tư tưởng mới đó được phản ánh trong những kiệt tác của các danh nhân tiến bộ của xã hội Áo bấy giờ.Tại nước Áo, ngoài những ảnh hưởng trên, nền âm nhạc ở đây còn chịu tác động bởi những cuộc nổi dậy của nông dân đấu tranh chống cường quyền và nhà thờ khắc nghiệt Những cuộc đấu tranh đó có thu được một số thắng lợi Để bảo vệ cho bọn địa chủ, chính quyền có nới cho họchút quyền tự do, nhưng đó chỉ là “vỏ ngoài”, thực ra đời sống của nôngdân vẫn lầm than cực khổ Song đối những ai có đầu óc dân chủ tiến bộ

ở Áo khi đó, họ cảm thấy có phần nào thoải mái hơn trong việc phản ánh những ước mơ, những suy nghĩ thầm kín về sự công bằng, về một tương lai tươi sáng Những tâm tư ấy được biểu hiện qua các tác phẩm của các nhạc sỹ cổ điển Vienna Thời ấy, để có thể làm việc được, các nhạc sỹ tài năng đều phải sống dựa vào các nhà bảo trợ nghệ thuật tronggiai cấp quý tộc ( các Mạnh Thường Quân) Họ phải vừa làm gia sư, quản lý và sáng tác theo yêu cầu của “ông chủ”

Nhưng họ đã biết khai thác từ những tác phẩm âm nhạc quần chúng, sinh hoạt nghệ thuật dân gian để viết lên những bản nhạc sôi nổi, đa sắc,những suy tư về hạnh phúc, nỗi lo âu trong thế giới nội tâm con người

Đó là những “bức tranh ẩn dụ” mô tả sinh hoạt của dân chúng, những phút trầm tư mặc tưởng, đau thương, oán hận bên cạnh xúc cảm trước các hiện tượng thiên nhiên tươi đẹp

Niềm tin tư tưởng trong các tác phẩm của các nghệ sỹ cổ điển Vienna làthể hiện niềm tin vào sự chiến thắng của lý trí và tinh thần lạc quan nhân đạo, tiến lên phía trước Trong bản giao hưởng của Josept Haydn thời kỳ đầu, trong nhạc kịch của Wolfgang Amadeus Mozart, trong sonate và giao hưởng của Ludwig van Beethoven đó là những bản anh hùng ca nói về tinh thần lạc quan, niềm tin vào một ngày mai xán lạn Nhưng bên cạnh đó, họ có không ít những năm tháng đau thương tủi nhục của cuộc đời một nhạc sỹ hầu cận các gia đình quý tộc, đó cũng

là nguyên nhân của biết bao âm điệu trầm lắng trong khúc “cầu hồn” - bản Requiem – mà Mozart viết lúc cuối đời, trong bản giao hưởng Tang

lễ, bản giao hưởng Vĩnh biệt của Haydn, trong Appasionata của Beethoven Nhưng hầu hết các tác phẩm của họ đều toát lên sự sáng sủa, khoẻ khoắn, thu hút mọi người

Kế thừa các bậc tiền bối, các nhạc sỹ cổ điển Vienna đã hoàn thiện hình thức sonate Ở thế kỷ trước (XVII), thể sonate đã được sử dụng nhưng kết cấu đơn giản nhưng Haydn, Mozart và nhất là Beethoven đã thế hiệnmột cách sáng tạo trong nhiều kiệt tác Sonate là một cơ cấu, trong đó chứa đựng nhiều chủ đề, hình tượng âm nhạc tương phản, được tận dụng tạo kịch tính Điều này thật phù hợp với những hiện tượng xã hội đang diễn ra dưới dạng đấu tranh khác nhau của thể kỷ 18 mà các nhạc

sỹ Viên đang sống Thông thường hình thức sonate gồm 3 phần: phần trình bày, tiếp đến phần phát triển: đây là trung tâm tính kịch của hình thức sonate, những hình tượng tương phản xung đột, sự xuất hiện của các chủ đề của phần trình bày với một dạng khác Cuối cùng là phần tái hiện: nhắc lại những chủ đề nguyên dạng, trở về điệu tính chủ

Soạn: AM 499527 gửi đến 996 để nhận ảnh nàyLudvig Van Beethoven

Song song với hình thức này, liên khúc sonate cũng được sử dụng Haydn là người đầu tiên đã thành công trong việc áp dụng liên khúc sonate và giao hưởng 4 chương, nên người ta coi ông chính là “cha đẻ” của giao hưởng Liên khúc sonate ra đời cũng làm cho một số thể loại khác phát triển như song tấu, tam tấu, tứ tấu và các concerto cho các loại đàn (nhạc cụ độc tấu với dàn nhạc giao hưởng viết bằng liên khúc sonate) Liên khúc sonate là hình thức âm nhạc có 3 - 4 chương, mỗi chương thường có một sắc thái riêng để mô tả một khía cạnh của chủ đề

tư tưởng Với sự xuất hiện của liên khúc sonate, từ đây đã đánh dấu một

Trang 7

bước vĩ đại trong khí nhạc, nhạc sỹ có thể đề cập đến những vấn đề

mà trước đây nhạc không lời chưa biểu hiện được Ví dụ Beethoven

đã để lại cho hậu thế những kiệt tác bất hủ như bản Appasionata, các

bản giao hưởng ưu tú cùng nhiều bản thính phòng khác

Một điều quan trọng làm cho các tác phẩm của những nhạc sỹ cổ điển

Viên trở thành bất tử là do ấn tượng mạnh mẽ của các chủ đề Khác

với âm nhạc thế kỷ 17, các chủ đề thường triền miên vô tận đôi khi

quá trừu tượng, thì chủ đề của các nhạc sỹ thành Viên rất trong sáng,

giản dị, truyền cảm sâu sắc, dễ đọng lại lâu dài trong trí nhớ của khán

thính giả Dân ca cũng là chất liệu phong phú để thể hiện chủ đề

Trong bản giao hưởng Trống rung cung Mi giáng trưởng của mình,

Haydn đã đưa dân ca Khrvat (một vùng Nam Tư giáp Áo) để miêu tả

tâm trạng âm thầm ai oán Từ những chủ đề có hình tượng khái quát

như chủ đề “định mệnh” trong Giao hưởng số 5 của Beethoven, đến

những chủ đề đơn sơ mộc mạc thôn dã, mang tính cá biệt như chương

I trong Giao hưởng số 6 của ông rất dễ hiểu, dễ thấm Trong xây

dựng chủ đề, các nhạc sỹ cổ điển Vienna đã cố tránh trừu tượng,

tránh mô tả thiên nhiên một cách sống sượng Với sự xuất hiện của

những chủ đề có cá tính, nên từ đây, trong âm nhạc bắt đầu thịnh

hành một thủ pháp soạn nhạc là phát triển “môtip”, phát triển chủ đề

mà Haydn, Beethoven rất hay áp dụng

Các nhạc sỹ cổ điển Vienna rất chủ trọng tới tính cân đối và sự khúc

chiết của một tác phẩm âm nhạc Các câu trong các đoạn ổn định

thường gồm một số nhịp chẵn (4 hay 8 nhịp) Một đoạn đơn thường

gồm hai câu, câu 1 kết ở bậc V và câu 2 kết ở bậc I Về hoà thanh,

giai đoạn này là đỉnh cao của sự tổng kết công năng hòa thanh,

chuyển điệu, chuyển giọng và sự kết hợp hài hoà giữa âm thuận và

âm nghịch Thay thế một phần âm nhạc phức điệu thời Bach (gọi là

polyphonie) , các nhạc sỹ cổ điển Vienna đã hướng vào phương pháp

hòa thanh chủ điệu (homophonie) để soạn nhạc Sự phổ cập của

phương pháp này giúp cho các sáng tác vững vàng có màu sắc giàu

hình ảnh độc đáo Từ đây các nhạc sỹ cũng xác định tính chất của

một vài giọng tiêu biểu: theo họ giọng Re trưởng (D major) thuận lợi

cho diễn tả những xúc cảm tươi sáng, anh hùng, giọng Do thứ (C

minor) buồn thảm đau thương, giọng La trưởng (A major) Fa trưởng

(F major) phù hợp chất thôn dã Lẽ dĩ nhiên các nhạc sỹ ấy cũng hiểu

rằng điều quyết định tính chất một tác phẩm không chỉ riêng tính chất

giọng mà thôi, nhưng khi chọn lựa một giọng để sáng tác chủ đề, họ

làm như vậy

Kế thừa truyền thống giao hưởng của các nhạc sỹ ở Manhem (nơi

khai sinh các dàn nhạc giao hưởng nhỏ), Haydn đã sáng lập thể loại

giao hưởng mà từ đó dàn nhạc giao hưởng ngày một hoàn chỉnh, âm

lượng cũng vững vàng hơn Lần đầu tiên, nhạc cụ kèn được để ở vị trí

độc tấu (solo) trong giao hưởng Lần đầu tiên kèn trombone xuất hiện

trong bản giao hưởng “London” của Haydn và trong "Khúc cầu hồn”

của Mozart Beethoven còn nâng vị thế kèn để miêu tả hình tượng

anh hùng, tính kịch cao Hơn nữa, Haydn, Mozart, Beethoven đều có

những tác phẩm cho đàn phím, tách hẳn khỏi clavecin để chuyên viết

cho đàn piano có âm lượng như dàn nhạc lớn mà thời thế kỷ trước

(17) không thể có

Trong lĩnh vực nhạc kịch, các nhạc sỹ cổ điển Vienna đã đạt tới

những thành tựu hết sức lớn lao Đầu tiên là Christopher Williambald

Gluck, người Đức, ông đã làm sống lại truyền thống nhạc kịch

nghiêm chỉnh sau thời gian khủng hoảng bằng những vở nhạc kịch

cải cách như Orpheé và Alcesta Tiếp đến là Mozart, người đã thành

công trong nhiều đề tài đa dạng nhất là hài kịch Và Beethoven trong

vở Phidelio đã kết hợp chặt chẽ giữa những nhân tố cách mạng và

anh hùng Nhưng thanh xướng kịch của Haydn là những tác phẩm

liên kết mẫu mực giữa thanh nhạc và khí nhạc

Những thể loại âm nhạc giao hưởng từ thời trước (Bach - Hendel) đã

dần thoát khỏi những nội dung thuần tuý tôn giáo, nhưng đến giai

đoạn này, qua các sáng tác của Mozart, Beethoven, những bản lễ ca,

khúc tưởng niệm đã có một nội dung triết lý sâu sắc Haydn đã viết

những thế loại đó với chất nhạc khoáng đạt, tươi vui Những thể loại

âm nhạc nhà thờ được đưa ra công diễn rộng rãi Loại nhạc kèn đồng

chiến trận cũng không bị cấm đưa vào nhà thờ như thời trước

Sau cùng yếu tố điệu thức, các nhà soạn nhạc cổ điển Vienna thấy tầm quan trọng của nó, điệu thức là linh hồn của giai điệu nên họ mạnh dạn thay dần các điệu thức trung cổ bằng điệu trưởng tự nhiên và điệu thứ hòa thanh Trong quá trình phát triển của lịch sử âm nhạc từ xưa tới nay, sự xuất hiện của Trường phái âm nhạc cổ điển Vienna là một hiện tượng mới mẻ có tính lịch sử Nó không sinh ra một cách ngẫu nhiên

mà kế thừa sự hưng thịnh của nền âm nhạc Ý thế kỷ XVII Chính nhữngnhà nhạc sỹ vĩ đại thế kỷ 17 như Monteverdi, Scarlatti, Hendel, Bach

đã nhóm lên ngọn lửa và thế hệ sau (18) với những người con của Bach,cùng Gluck, Haydn, Mozart, Beethoven đã thổi bùng ngọn lửa ấy lên thành một bó đuốc chiếu sáng con đường mới Ngọn lửa thần kỳ ấy không bao giờ tắt, nó vẫn rạng ngời cho nền nghệ thuật âm nhạc tiên tiến ngày nay

Cuộc đời, tiểu sử [sửa] Eisenach 1685-1695

Johann Sebastian Bach là con út trong tám người con của Johann Ambrosius Bach và Elisabeth Bach (nguyên họ Laemmerhirt) Thời thơ

ấu của ông trải qua tại Eisenach nơi ông lần đầu tiếp xúc với nhạc nhà thờ và nhạc organ qua người bác, anh sinh đôi của cha mình, là Johann Christoph Bach, nhạc công chơi organ tại nhà thờ Georgekirche Năm 8 tuổi ông vào học trường latinh của Tu viện dòng Dominic

Mẹ ông mất ngày 3 tháng 5 năm 1694 Ngày 27 tháng 11 năm 1694 cha ông tái giá với bà quả phụ Barbara Margaretha Bartholomaei (nguyên

họ Keul) Chỉ ít lâu sau đó cha ông qua đời (ngày 20 tháng 2 năm 1695) Johann Sebastian cùng với người anh Johann Jacob dời đến ở cùng người anh lớn hơn là Johann Christoph Bach (1671-1721) tại Ohrdruf

[sửa] Ohrdruf 1695-1700

Tại Ohrdruf Johann Sebastian Bach theo học lycée đến hết phổ thông và

có được trình độ học vấn cao hơn các bậc cha chú Những năm học

secunda ông học cùng lớp với người em họ Johann Ernst Bach và người

bạn tri kỷ của mình là George Erdmann

Johann Christoph Bach, người anh lớn hơn 14 tuổi và là nhạc công chơiorgan tại Ohrdruf, đảm nhiệm tiếp tục việc nuôi dạy và đào tạo âm nhạc J.S Bach đã học được từ anh mình cách chơi đàn organ và cách soạn nhạc Việc hát trong dàn hợp xướng đóng góp một phần cho sinh nhai của ông

Ngày 19 tháng 1 năm 1700 George Erdmann rời Ohrdruf chuyển đến Lueneburg Ít lâu sau, ngày 15 tháng 3 J.S Bach cũng đi Lueneburg theo người bạn của ông

J.S Bach và George Erdmann học dự thính tại trường tu Michaelis của

Lueneburg Họ hát bè cao (descant) trong hợp xướng thánh lễ.

Trang 8

Georg Boehm khi đó là nhạc công chơi organ tại nhà thờ

Johanniskirche Ảnh hưởng của Boehm đến J.S Bach có thể nhận

thấy rõ ở những tác phẩm dành cho đàn organ thời đầu của ông Ông

tự trau dồi kỹ thuật chơi organ bằng những lần viếng thăm nhạc công

organ nổi tiếng Johann Adam Reincken tại Celle và Hamburg

Lễ Phục sinh năm 1702 J.S Bach rời Lueneburg, có lẽ để xin vào

chân chơi organ còn trống tại Sangerhausen

Đến đây thiếu mất khoảng một năm trong tiểu sử của ông

[sửa] Weimar 1703-1703

Muộn nhất từ tháng 3 năm 1703 J.S Bach được nhận làm lakai (phục

vụ mặc đồng phục) và chơi vĩ cầm cho đội hợp xướng nhà thờ tư của

Johann Ernst, quận công cai quản vùng Sachsen-Weimar Buổi chơi

thử organ ngày 17 tháng 3 năm 1703 đã kết nối J.S Bach với hội

đồng quản trị Arnstadt, người đưa ông vào làm nhạc công organ vào

tháng 8 cùng năm

[sửa] Arnstadt 1703-1707

Ngày 9 tháng 8 năm 1703 J.S Bach được bổ nhiệm chơi organ cho

Nhà thờ mới (Neue Kirche) ở Arnstadt mà không cần chơi thử thêm

Với 50 Gulden tiền lương và 30 Gulden tiền ăn ở ông chỉ chịu trách

nhiệm chính thức về việc chơi organ chứ không về sắp xếp phối bè

nhạc Tuy nhiên bắt đầu từ một khoảng thời gian xem ra ông đã phải

có bổn phận với dàn đồng ca của lycée, nơi thường xuyên xảy ra

những tranh cãi do thiếu kỷ luật Năm 1705 ông đã từng to tiếng với

một học sinh còn lớn tuổi hơn cả ông sau khi gọi ông này là một tay

thổi kèn dê

Tháng 10 năm 1705 J.S Bach được nhận nghỉ phép bốn tuần đi

Luebeck thăm nhạc sĩ Dietrich Buxtehude nhưng ông tự ý kéo dài

thành ba tháng Cho dù đã lo một người thế chân nhưng vì chuyện đó

và vì những "sự sao nhãng trong công việc" khiến ông bị tước khỏi

ghế dự họp của cộng đồng Ông từng bị nhắc nhở không được gây

xáo trộn các hợp xướng trong thánh lễ bằng những khúc giữa, những

cách điệu hay biến tố (Thí dụ hai bản In dulci jubilo, BWV 729, và

Herr Jesu Christ, dich zu uns wend, BWV 726.)

J.S Bach luôn có những mâu thuẫn như vậy với hội đồng Ngày 11

tháng 11 ông lại bị nhắc nhở một lần nữa về công tác với dàn đồng ca

của trường Lần khác ông lại bị kiện là đã đưa một "bà cô lạ" lên bục

đồng ca

[sửa] Muehlhausen 1707-1708

Sau khi biểu diễn tại Muehlhausen ngày 24 tháng 4 năm 1707 J.S

Bach đến làm việc tại nhà thờ Divi Blasii làm chân chơi organ Ông

lĩnh 85 Gulden lương, thêm vào đó các vật phẩm và thu nhập thêm từ

các nhà thờ lân cận Cũng như tại Arnstadt, ông được trả lương cao

hơn bất cứ người nào trước và sau ông Điều này giúp ông có điều

kiện lập gia đình Ngày 17 tháng 10 năm 1707 ông đính hôn với

người em họ bậc hai của mình là Maria Barbara tại Dornheim

Theo hợp đồng, J.S Bach đã sáng tác bản cantata Gott ist mein

Koenig (BWV 71) nhân ngày lễ đổi hội đồng quản trị ngày 4 tháng 2

năm 1708, là bản duy nhất trong thời gian này còn lại bản in Sau đó

ít lâu ông đã đủ khả năng nâng cấp và sửa chữa chiếc organ

Tháng sáu năm 1708 J.S Bach đi Weimar để kết thúc các công việc

sửa chữa chiếc organ ở đó và chơi trước quận công Wilhelm Ernst

Ông này đưa ra đề nghị để J.S Bach chơi organ và phụ trách âm nhạc

trong cung đình với mức lương 150 Gulden chưa kể vật phẩm Vụ

hỏa hoạn tại Muehlhausen đã khiến đời sống trở nên đắt đỏ hơn Lý

do tài chính đã dẫn đến việc J.S Bach xin thôi việc vào ngày 25 tháng 6năm 1708, chưa đầy một năm kể từ khi nhậm chức Người kế nghiệp ông là Johann Friedrich Bach Tuy vậy J.S Bach vẫn luôn gắn bó với thành phố Muehlhausen Cả hai lần đổi hội đồng quản trị vào năm 1709

và 1710 ông đều nhận được hợp đồng sáng tác cantata, cả hai được in bằng chi phí của hội đồng ở đó nhưng đều bị thất lạc

[sửa] Nhạc công cung đình Weimar 1708-1717

Tháng 6 năm 1708 J.S Bach cùng người vợ đang thai nghén dọn đến ở Weimar Đứa con đầu của họ ra đời tháng 12 năm đó Trong thời gian ởWeimar họ có thêm năm người con nữa

Trong thời gian làm việc tại Wilhelmsburg của quận công Wilhelm Ernst, J.S Bach có quan hệ mật thiết với Ernst August I, cháu của Wilhelm Phần lớn các sáng tác cho organ của J.S Bach xuất hiện trong

thời gian ở Weimar, trong số đó là bản Passacaglia của ông và rất nhiều

toccata và fuga Cũng ở đây ông đã chắp bút cuốn sách nhỏ cho đàn organ, một bộ sưu tập 164 khúc dạo đầu hợp xướng nhưng chỉ 44 bản trong số đó được ông hoàn thành

Ngày 21 và 22 tháng 2 năm 1713 J.S Bach tới Weißenfels nhân dịp sinh nhật quận công Christian von Sachsen-Weißenfels Có lẽ bản

Cantata đi săn (Jagdkantate) BWV 208, bản cantata dân dã được biết

đến sớm nhất của ông, đã được trình diễn ở đây Chỉ có ít bản cantata nhà thờ sáng tác trong thời đầu ở Weimar được lưu truyền lại

Khoảng cuối năm 1713 sau khi trình diễn thử một bản cantata J.S Bach được đề nghị chân chơi organ trong nhà thờ Liebfrauenkirche của Halle.Không ai rõ vì sao ông quan tâm đến chân này Ông nhận được sự bổ nhiệm của ban chấp sự nhà thờ ngày 14 tháng 12 nhưng chần chừ ký tênvào hợp đồng và chính thức gửi lời từ chối vào 19 tháng 3 năm sau với

lý do mức lương không như ông mong đợi

[sửa] Nhạc công chủ đạo ở Weimar

Ngày 2 tháng 3 năm 1714 Bach được chọn làm nhạc công chủ đạo

(Konzertmeister) ở Weimar Mặc dù theo thứ bậc ông nằm dưới chỉ huy

và phó chỉ huy đội hợp xướng nhà thờ, nhưng ông được nhận một mức lương là 250 Gulde, cao hơn cả hai người kia Chức vụ mới này đi kèm với trách nhiệm bốn tuần một lần phải sáng tác một bản cantata nhà thờ

vào chủ nhật Bản đầu tiên là bản Himmelskoenig sei willkommen (Đón

mừng thiên vương) BWV 182 ra đời ngày 25 tháng 3, Ngazf chủ nhật

trước lễ Giáng sinh (Palmsonntag), cũng trùng với ngày Đức mẹ Maria

báo tin Kế tiếp đó là ít nhất 20 tác phẩm, tạo nền tảng cho những bộ cantata hàng năm của Leipzig sau này

Thời gian sau đó Bach có ý tìm một chỗ làm mới và tìm được một chỗ ởcung của quận chúa Leopold von Anhalt Lý do của bước đi này chỉ có thể phỏng đoán Ngày 1 tháng 12 năm 1716 Johann Samuel Drese, người chỉ huy đội hợp xướng nhà thờ thứ nhất qua đời Khi đó chưa có một quy định về người kế tục, song con trai của Drese là Johann Wilhelm có ưu thế hơn, vì anh ta trong cương vị phó chỉ huy đội hợp xướng nhà thờ từ lâu đã được xem như người giải quyết những công vụ của cha mình Con đường thăng tiến lên chức chỉ huy đội hợp xướng nhà thờ của Bach do đó bị chặn lại

Ngày 5 tháng 8 Bach ký tên nhận chỗ làm mới ở Koethen mà trước đó không xin thôi việc ở Weimar Khi ông muốn hoàn tất thủ tục này, ông không nhận được sự từ chức, thay vào đó ngày 6 tháng 11 bị bắt vì "sự khai báo cứng đầu cứng cổ" trước tòa Mãi đến ngày 2 tháng 12 ông mới được thả và bị sa thải

Một chuyện xảy ra vào mùa thu năm 1717 theo đó Bach đi Dresden để thi đấu với Louis Marchand, một nhạc công organ bậc thầy Ông không làm được điều này vì Marchand đã rời đi vào sáng sớm hôm hẹn

Trang 9

[sửa] Koethen 1717-1723

Từ tháng 12 năm 1717 Bach làm chỉ huy đội hợp xướng nhà thờ ở

Koethen Ông đánh giá cao ngài quận công yêu âm nhạc Leopold và

chơi thân với ông này, có thể thấy qua việc cả quận công lẫn anh chị

em của mình là August Ludwig và Eleonora Wilhelmine cùng làm đỡ

đầu cho con trai của Bach là Leopold August Đứa bé chết chưa đầy

một năm sau đó

Trong khoảng thời gian từ 15 đến 18 tháng 12 năm 1717 Bach có mặt

tại Leipzig vì công việc kiểm tra đàn organ tại nhà thờ

Paulinerkirche

Năm 1720, khi từ Karlsbad trở về sau hai tháng công du Bach được

tin vợ ông, bà Maria Barbara, đã qua đời sau một cơn bệnh ngắn và

đã được chôn cất ngày 7 tháng 7 Ngày 3 tháng 12 năm 1721 ông

đính hôn với Anna Magdalena, con gái út của Johann Kaspar Wilcke,

nhạc công thổi trompet của cung đình, và là giọng nữ cao tới hát ở

cung điện Koethen năm trước đó

Lần hôn nhân này cũng đem lại nhiều người con song trong số họ

phần lớn đều chết từ nhỏ

Có lẽ những điều này mang ý nghĩa như một bước ngoặt trong cuộc

đời của Bach Ngay cả quận công Leopold xem ra cũng đổi hướng từ

nhạc ensemble của Bach sang nhạc dương cầm Một đoạn trong bức

thư Bach viết ngày 20 tháng 10 năm 1730 cho người bạn thời niên

thiếu của mình là Georg Erdmann có nhắc đến sự thay đổi về sở thích

nhạc của cung đình mà Bach đã đổ lỗi một cách bất công cho vợ của

quận công là "một người không quan tâm gì đến âm nhạc cả" [1]

Điều này có thể được khẳng định qua việc sau khi Bach thôi làm ở đó

không ai thế chân ông nữa

Tuy vậy ông vẫn được tiếp tục giữ danh hiệu chỉ huy đội hợp xướng

nhà thờ và lo về nhạc cho các ngày lễ của hoàng gia cho tới năm

1728 khi quận chúa qua đời

Để hỗ trợ cho việc giáo dục âm nhạc cho các con của mình, năm

1720 Bach viết cuốn "Sổ tay dương cầm" cho người con cả là

Wilhelm Friedemann, trong đó là một số bản invention hai và ba

giọng Trong cuốn Sổ tay dương cầm dành cho Anna Magdalena viết

năm 1722 có thể tìm thấy những bản thảo đầu của tổ khúc Pháp

Những sáng tác này bên cạnh Chiếc dương cầm được hiệu chỉnh âm

tốt và sáu bản sonate viết cho violon là những sáng tác cho nhạc cụ ra

đời trong thời gian ở Koethen

Ngoài ra còn lưu truyền một số bản cantata cho các lễ sinh nhật và

năm mới, nhưng không phải tất cả các ngày lễ Một điều chắc chắn là

Bach đã viết cho cung đình một số lượng đáng kể concerto nhưng

hầu hết bị thất lạc hoặc được sửa lại dùng trong các concerto cho

Clavecin hay các bản cantata sau này

Tháng 9 năm 1720 chân organ tại nhà thờ St Jakob ở Hamburg còn

thiếu và Bach xin vào vị trí đó Ông được hội đồng quản trị Hamburg

cho phép chơi thử nhưng sau đó từ chối, lý do chắc vì việc tiếp nhận

chỗ làm mới này đi kèm với một khoản tiền mua lại đáng kể Có lẽ cả

những bản Brandenburgische Konzerte (BWV 1046-1051) viết tặng

bá tước Christian Ludwig von Brandenburg cũng có thể được xem

như có liên hệ với việc tìm một chỗ làm mới của Bach

Cái chết của Johann Kuhnau ngày 5 tháng 6 năm 1722 khiến Leipzig

thiếu đi người chỉ huy ban nhạc (Kantor) tại nhà thờ Thomas Sau lần

tuyển đầu ngày 14 tháng 6 Georg Philipp Telemann được chọn nhưng

ông này ở lại Hamburg vì được tăng lương, nên phải tuyển lần hai,

trong số ứng cử ngoài Bach còn có Georg Friedrich Kauffmann, ông

này tự nguyện rút lui, Johann Christoph Graupner - chỉ huy đội hợp

xướng nhà thờ của Darmstadt và Balthasar Schott - nhạc công chơi organ của Nhà thờ mới Leipzig

Trong buổi thi tuyển hôm 7 tháng 2 năm 1723 Bach trình diễn bản

cantata Jesu nahm zu sich die Zwoelfe BWV 22 Người được chọn trong

lần này là Graupner nhưng ông này phải từ chối vì thống lĩnh bang Hessen khước từ đơn xin thôi việc của ông Như vậy, Bach đã trở thành chỉ huy ban nhạc nhà thờ Thomas như là "lựa chọn thứ hai", và ông giữ chức vụ này cho đến cuối đời

[sửa] Leipzig 1723-1750

Vào năm 1723, Bach được bầu làm người đều khiển dàn đồng ca và đạodiễn âm nhạc của trường thánh Thomas, thành phố Leipzig Vị trí này đòi hỏi ông phải dạy cho những sinh viên của trường thánh Thomas hát

và tổ chức hòa nhạc ở hai nhà thờ chính ở Leipzig Những năm đầu của nhiệm kỳ này, Bach đã soạn vài bản cantata mỗi tuần trong gần như cả năm Ông đã viết năm bản cantata trong vòng 6 năm ở Leipzig

Dù làm việc cật lực và phải làm nhiều việc vặt khác ở trường nhưng ôngvẫn sáng tác được một số bài thuộc vào hàng sâu sắc nhất trong những tác phẩm của ông và phần lớn đã được gìn giữ Hầu hết những bản cantana vào thời kỳ này giải nghĩa những bài giảng ngày chủ nhật trong Kinh thánh vào trong tuần chúng được biểu diển; vài bài khác được viếtdựa trên những bài thánh ca cổ điển như "Dậy mà đi" (dịch theo tên của bài thánh ca người dịch nghe được trong nhà thờ, không sát gốc) và

"Hạnh phúc và giàu có hãy đến đây"

Vào những ngày đặc biệt như lễ Giáng sinh, Thứ Sáu Tuần thánh và Phục sinh, Bach viết những bản cantata hay bất thường, đặc biệt là bản

"ca tụng đức mẹ" cho lễ giáng sinh và "yêu mến thánh Matthew" cho thứ Sáu Tuần Thánh, tự ông đánh giá bài này là hay nhất trong những tác phẩm của mình Cách thể hiện những thông điệp thiêng liêng trong công giáo của Bach được người nghe nhật xét thật mạnh mẽ và thật đẹp

đẽ đến mức ở Đức đôi khi người ta gọi ông là "tông đồ thứ năm"

Danh mục các tác phẩm của Bach (BWV) [sửa] Nhạc có lời

Bản catatBản Motet

Bộ lễ Ngợi caCác bài Thương khó và Thanh xướng kịchHát đuổi

Hát đuổi và Đối âm MuộnHợp xướng

Hợp xướng Hôn lễLĩnh xướngNhạc chúc tụngNhạc Phụng tự và Đơn caTuyển tập nhạc Chúc tụng của Schemelli

[sửa] Nhạc không lời

Bản đệm đàn cho hợp xướngBản đệm đàn phím cho hoà tấu của tác giả khácBản Hoà tấu

Bản hoà tấu Vĩ cầmBản phối của tác giả khácBản Tocata

Bản Tocata và Tẩu phápBản xônát

Biến tấu, Khúc tùy hứng, và thể loại hỗn hợpCác bài tập viết cho Anna Magdalena BachCác bản Tam tấu

Trang 10

Các bản Tẩu pháp

Các bản Xônát

Các Dị bản

Các Dị bản Khúc dạo đầu Hợp xướng

Các khúc dạo cho hợp xướng

Các khúc dạo cho hợp xướng khác

Hoà tấu viết cho 3 đàn thụ cầm

Hoà tấu viết cho 4 đàn thụ cầm

Hoà tấu viết cho 2 đàn thụ cầm

Khúc dạo cho hợp xướng

Khúc dạo đầu

Khúc dạo đầu (Bản Tocata/Khúc Phóng túng) và Tẩu pháp

Khúc dạo đầu và Tẩu pháp

Khúc dạo đầu và Tẩu pháp/Tiểu tẩu pháp

Khúc kỹ năng / kỹ xảo cá nhân

Năm bản Dạo đầu

Phân đoạn và Biến tấu

Sáng tác và Giao hưởng

Sáu Tiểu Khúc dạo đầu

Song tấu

Tam tấu

Tam tấu Xônát

Tẩu pháp của Bach

Tẩu pháp và Tiểu Tẩu pháp

Tiểu đoạn

Tiểu Khúc dạo đầu và Tẩu pháp

Tiểu khúc dạo đầu

Xô nát và các Chuyển hành Xônát

George Frideric Handel

George Frideric Handel (23 tháng 2 năm 1685 - 14 tháng 4 năm

1759) là nhà soạn nhạc người Đức thuộc dòng nhạc Baroque (thể loại

nhạc cổ điển rất phổ biến tại Âu châu từ năm 1600 đến 1750[1]), nổi

tiếng với các tác phẩm về opera, oratorio và concerto grosso Handel

chào đời tại Halle với tên Georg Friedrich Händel (IPA: [ˈhɛndəl]).

Tuy vậy, phần lớn thời thanh niên của Handel trải qua ở Anh và ông

trở thành thần dân của vua Anh vào ngày 22 tháng 1 năm 1747 Nhạc

phẩm nổi tiếng nhất của Handel là Messiah, gợi cảm hứng từ các ký

thuật trong Kinh Thánh; Water Music và Music for the Royal

Fireworks Về kỹ thuật, Handel chịu ảnh hưởng sâu đậm từ các nhà

soạn nhạc Baroque Ý, và nhà soạn nhạc Anh Henry Purcell Mặt

khác, âm nhạc của Handel thủ giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp

sáng tác của các nhà soạn nhạc nổi tiếng thuộc thế hệ sau như Haydn,

Mozart và Beethoven

Tiểu sử

Năm 1685, Handel chào đời ở Halle thuộc lãnh địa Công tước Magdeburg (tỉnh Brandenburg- Phổ), là con của Georg và Dorothea (nhũ danh Taust) Händel, cùng năm sinh với Johann Sebastian Bach và Domenico Scarlatti Từ khi còn bé, Händel đã thể hiện mình là một tài năng âm nhạc; khi lên bảy, cậu đã là một nhạc công điêu luyện với đàn harpsichord và phong cầm, đến chín tuổi cậu bắt đầu soạn nhạc Tuy nhiên, thân phụ của Handel, một công dân nổi tiếng ở Halle và là một phẫu thuật viên, phục vụ trong triều đình Saxony và Brandenburg,[2] bất đồng với ước nguyện của con trai muốn theo đuổi sự nghiệp âm nhạc,

và muốn cậu theo học luật Ngược lại, mẹ cậu, Dorothea, khuyến khích cậu nuôi dưỡng những hoài bão âm nhạc.[3]

Nhờ đó, cậu bé Handel được phép học đàn và sáng tác với Friedrich Wilhelm Zachau, một nghệ sĩ phong cầm ở Liebfrauenkirche, Halle Một món quà cho sinh nhật lần thứ bảy của cậu từ một người cô, Anne,

là một cây đàn spinet nhỏ bé, được đặt trong căn phòng áp mái để Handel có thể sử dụng khi cậu muốn tránh mặt cha

Năm 1702, chiều ý cha, Handel đến học luật tại Đại học Halle, nhưng ngay trong năm sau, khi thân phụ qua đời, cậu liền bỏ ngành luật để theo học âm nhạc, và trở thành người đàn phong cầm cho Đại Giáo đường Kháng Cách ở Halle Năm 1704, Handel đến sống tại Hamburg, nhận đàn violon và hapsichord cho dàn nhạc của nhà hát opera Đây cũng là cơ hội để cậu gặp gỡ Johann Mattheson, Christoph Graupner và

Reinhard Keiser Hai vở opera đầu tiên của Handel, Almira và Nero,

hoàn thành năm 1705; còn hai vở opera khác, Daphne và Florindo, viết xong năm 1708

Năm 1706, Handel đến Ý theo lời mời của Gian Gastone de’ Medici, vàgặp anh của Medici là Ferdinando, cũng là một nhạc sĩ Khi ấy do nhạc opera bị cấm đoán theo lệnh của giáo hoàng, Handel quay sang sáng tác

nhạc thánh; và Dixit Dominus nổi tiếng ra đời trong thời gian này (1707) Handel cũng viết nhiều bản cantata mang âm hưởng opera cho

các buổi họp mặt trong lâu đài của Hồng y Pietro Ottoboni Handel viết

hai vở opera Rodrigo năm 1707 tại Florence, và Agrippina tại Venice

năm 1709 Agrippina, được trình diễn 27 lần, thể hiện sự chín muồi của tài năng âm nhạc Handel, cũng như khẳng định tên tuổi của ông trong

giới soạn nhạc opera Hai oratorio, La Resurrezione và Il Trionfo del Tempo, hoàn thành năm 1709 và năm 1710 đều tại La Mã Năm 1710,

Handel được George, Vương hầu Hanover, mời về chỉ huy dàn nhạc tại đây Sau này George trở thành Vua George I của Anh Năm 1710, Handel đến Luân Đôn và sống ở đó cho đến năm 1712, Nữ hoàng Anne ban cho ông khoản tiền 200 bảng Anh mỗi năm Trong những năm ở Luân Đôn, một trong những người bảo trợ quan trọng nhất của Handel

là nhà quý tộc trẻ tuổi và giàu có Richard Boyle, Bá tước Burlington, một trong những người đầu tiên yêu thích âm nhạc của Handel.[6] Ông vui hưởng những ngày hạnh phúc ở đây, và sáng tác một vài tuyệt phẩm

âm nhạc cho bá tước

Năm 1723, Handel dời đến ngôi nhà mới xây dựng ở số 25 Đường Brook, Luân Đôn, và sống ở ngôi nhà thuê này cho đến khi từ trần năm

1759 Những sáng tác nổi tiếng của Handel - Messiah, Zadok the Priest,

và Music for the Royal Fireworks – ra đời tại đây Ngôi nhà trở thành

Bảo tàng Nhà Handel, mở cửa cho công chúng vào những dịp trình diễnnhạc Baroque

Năm 1726, Handel cho ra mắt vở opera Scipio, năm sau ông trở thành thần dân nước Anh

Năm 1727, Handel được yêu cầu viết bốn bài ca cho lễ đăng quang của Vua George II Một trong những ca khúc này là Zadok the Priest, luôn được trình diễn tại tất cả lễ đăng quang ở nước Anh từ đó Handel nhận làm giám đốc Nhạc viện Hoàng gia từ năm 1720-1728, và là cộng sự với J.J Heidegger trong công tác quản lý Nhà hát Nhà vua từ năm 1729-1734 Handel cũng là người cộng tác lâu dài với Nhà hát Opera Hoàng gia tọa lạc tại Covent Garden Đây cũng là nơi ra mắt nhiều vở opera mượn bối cảnh nước Ý của Handel

Trang 11

Tháng 4 năm 1737, có lẽ do đột quỵ, tay phải của Handel bị liệt nên

ông phải tạm dừng các cuộc trình diễn Đồng thời, ông cũng bị suy

giảm thị lực Handel đến Aix-la-Chapelle để tắm nước nóng và trình

diễn organ

Sau khi sức khỏe được phục hồi, Handel tập trung soạn các bản

oratoria (nhạc Kinh Thánh) thay vì viết nhạc opera Messiah ra mắt

ngày 13 tháng 4 năm 1742 tại New Musick Hall trên Đường

Fishamble, Thành phố Dublin Ca đoàn toàn giọng ca nam gồm có 26

thiếu niên và năm người lớn đến từ các ca đoàn của hai đại giáo

đường St Patrick và Christ Church Năm 1749, Handel hoàn tất

Music for the Royal Fireworks, có 12 000 người đến nghe Hôm sau

có ba người chết, trong đó có một nghệ sĩ kèn trumpet

Năm 1750, Handel tổ chức một buổi trình diễn Messiah gây quỹ cho

Foundling Hospital (một cơ sở chăm sóc trẻ có hoàn cảnh khó khăn

tại Luân Đôn) Sự thành công vang dội của buổi diễn mở ra những

buổi trình diễn hằng năm kéo dài suốt đời ông Sau buổi diễn gây quỹ

đầu tiên, Handel trở nên người bảo trợ chính thức của Foundling

Hospital

Tháng 8 năm 1750, trong chuyến đi trở về nước Đức, Handel bị

thương nặng trong một tai nạn xe ngựa tại một địa điểm giữa The

Hague và Haarlem ở Hà Lan.[7] Năm 1751, một mắt của ông bị mất

thị lực Không ai biết rõ nguyên nhân, nhưng mắt còn lại cũng bị hư

Tám năm sau, năm 1759, Handel từ trần tại Luân Đôn Hơn ba ngàn

người đến dự tang lễ của Handel được cử hành theo nghi thức quốc

gia Giai điệu của Messiah được cất lên trong tang lễ của ông Handel

được an táng trong Tu viện Westminster

Handel chưa bao giờ kết hôn, và luôn giữ kín các chi tiết trong cuộc

sống riêng tư Không giống các nhà soạn nhạc khác, sau khi chết ông

để lại một tài sản trị giá 20 000 bảng Anh (một số tiền khổng lồ thời

ấy), phần lớn được di chúc cho một cô cháu gái đang sống ở Đức,

cùng các món quà cho những người thân, người giúp việc, bạn hữu

và các tổ chức từ thiện

[sửa] Tác phẩm

Handel soạn 42 vở opera; 29 oratorio; hơn 120 cantatas, trio và duet;

nhiều aria; nhạc thính phòng; một khối lượng lớn nhạc tôn giáo; ode

và serenata; và 16 concerto đàn organ Tác phẩm nổi tiếng nhất của

ông, Messiah với bài hợp xướng “Halleluja”, là một trong những bài

hợp xướng được yêu thích nhất, trở thành một tuyệt tác trong các

mùa Giáng sinh Cũng được yêu thích là Opus 3 và 6 Concerti

Grossi, cũng như “The Cuckoo and the Nightingale”, và 16 tổ khúc

keyboard, nhất là The Harmonious Blacksmith

Handel đưa vào sáng tác của ông các loại nhạc cụ ít được bết đến:

viola d’amore và violetta marina (Orlando), đàn lute (Ode for St

Cecilia’s Day), ba loại kèn trombone (Saul), clarinet hoặc cornet

(Tamerlano), đàn dây theorbo, kèn đồng French horn (Water Music),

lyrichord, double bassoon, viola da gamba, bell chimes, positive

organ, và harp (Giulio Cesare, Alexander’s Feast) [8]

Di sản

Sau khi mất, các vở opera Ý của Handel bị rơi vào quên lãng, ngoại

trừ những hợp tuyển aria như Serse, “Ombra mai fu” Danh tiếng của

Handel xuyên suốt thế kỷ 19 và thượng bán thế kỷ 20, nhất là ở các

quốc gia nói tiếng Anh, được vun đắp bởi các oratio tiếng Anh,

thường được trình diễn trong các dịp lễ lớn bởi các ca đoàn lớn quy

tụ những ca sĩ nghiệp dư Trong số này, nổi tiếng nhất là Esther

(1718); Athalia (1733); Saul (1739); Israel in Egypt (1739); Messiah

(1742); Samson (1743); Judas Maccabaeus (1747); Solomon (1748);

and Jephtha (1752)

Từ thập niên 1960, khi thính giả bắt đầu quay trở lại với dòng nhạc baroque, nhạc cổ điển trình diễn theo phong cách nguyên thủy, và ưu thế vượt trội của các giọng ca nam countertenor, những vở opera Ý của Handel được hồi sinh, nhiều vở được thu âm và trình diễn trên sân khấu

Trong số 50 vở opera ông viết từ năm 1705 đến 1738, các vở Agrippina

(1709), Rinaldo (1711, 1731), Orlando (1733), Alcina (1735),

Ariodante (1735), and Serse (1738, also known as Xerxes) được xem là

đặc biệt xuất sắc, thường được thể hiện trên sân khấu các nhà hát opera

và các sảnh hòa nhạc Tuy vậy, có thể xem hai vở Giulio Cesare (1724) and Rodelinda (1725) là xuất sắc nhất, nhờ những sáng tạo tuyệt vời củaHandel cho dàn nhạc và giọng hát, đã trở nên một phần của kho tàng nhạc opera

Cũng được hồi sinh trong những năm gần đây là các bản cantata thế tục,

và những vở oratiorio thế tục Trong số những cantata thì Ode for St Cecilia’s Day (1739), và Ode for the Birthday of Queen Anne (1713) là nổi bật nhất Handel chọn các câu chuyện thần thoại làm chủ đề cho các

vở oratorio thế tục của mình như Acis and Galatea (1719), Hercules (1745), và Semele (1744) Với sự tái phát hiện các xuất phẩm âm nhạc trình diễn trên sâu khấu, Handel không chỉ được nhìn nhận như là một nhạc công, nhà sáng tác nhạc hòa tấu, người soạn giai điệu, mà còn được xem là một trong những nhà viết nhạc kịch vĩ đại nhất

Cho đến nay, Handel là một tên tuổi lớn được các nghệ sĩ sáng tác nể trọng Bach từng thổ lộ, “[Handel] là người duy nhất tôi mong ước đượcgặp mặt trước khi chết, và là người duy nhất tôi muốn trở thành, nếu tôi không là Bach.” Mozart đưa ra nhận xét, “Handel thấu hiểu hiệu quả [âm nhạc] hơn bất kỳ ai trong chúng ta Một khi đã chọn lựa, ông khiến chúng tác động mạnh mẽ như sấm rền,”[9] còn đối với Beethoven, Handel là “thầy của tất cả chúng ta… nhà sáng tác vĩ đại nhất từng sốngtrên đất Tôi sẽ ngả mũ và quỳ trước phần mộ ông.”[9]

] Media

 Handel's Messiah, And the Glory of the Lord (thông tin)

 Handel's Messiah, For unto us a child is born (thông tin)

 Handel's Messiah, Hallelujah (thông tin)

 Suite I, No 2 in F Major, HWV 427 - I Adagio (thông tin)

o Performed by Ivan Ilić, courtesy of Musopen

 Suite I, No 2 in F Major, HWV 427 - II Allegro (thông tin)

o Performed by Ivan Ilic, courtesy of Musopen

 Suite I, No 2 in F Major, HWV 427 - III Adagio (thông tin)

o Performed by Ivan Ilic, courtesy of Musopen

 Suite I, No 2 in F Major, HWV 427 - IV Allegro (thông tin)

o Performed by Ivan Ilic, courtesy of Musopen

 Gigue - HWV 433 (thông tin)

 Sonata in E minor - 1 Grave (thông tin)

 Sonata in E minor - 2 Allegro (thông tin)

 Sonata in E minor - 3 Adagio (thông tin)

 Sonata in E minor - 4 Allegro (thông tin)

 Fantasias 8, 12 and Carillon (thông tin)

 Entrance to the Queen of Sheba (thông tin)

o Performed by the Advent Chamber Orchestra with Humbert Lucarelli and Edino Biaggi on oboes

 Organ Concerto - Op 7 No 1 - HWV 306 - 1 Andante (thôngtin)

o Performed by the Advent Chamber Orchestra with organist David Schrader

 Organ Concerto - Op 7 No 1 - HWV 306 - 2 Adagio (thông tin)

o Performed by the Advent Chamber Orchestra with organist David Schrader

 Organ Concerto - Op 7 No 1 - HWV 306 - 3 Largo e Piano(thông tin)

o Performed by the Advent Chamber Orchestra with organist David Schrader

 Fitzwilliam Sonata No 1 (thông tin)

Trang 12

o Performed by Alex Murray (flute) and Martha

Goldstein (harpsichord)

 Fitzwilliam Sonata No 2 (thông tin)

o Performed by Alex Murray (flute) and Martha

Goldstein (harpsichord)

 Fitzwilliam Sonata No 3 (thông tin)

Performed by Alex Murray (flute) and Martha Goldstein (harpsichord

Ludwig van Beethoven

Ludwig van Beethoven (17 tháng 12 năm 1770 – 26 tháng 3 năm

1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức Phần lớn thời gian

ông sống ở Wien, Áo Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng

trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm

nhạc lãng mạn Ông có thể được coi là người dọn đường

(Wegbereiter) cho thời kỳ âm nhạc lãng mạn Beethoven được khắp

nơi công nhận là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại và ảnh hưởng

tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sỹ, và khán giả về sau

Trong số những tác phẩm lớn của ông phải kể đến các bản giao

hưởng như Eroica (giao hưởng Anh hùng ca), Giao hưởng Định

mệnh, số 9, The Pastoral (Giao hưởng đồng quê), các tác phẩm cho

dương cầm như Für Elise và các sonata Thống thiết (Pathétique) và

Ánh trăng (Moonlight)

] Cuộc đời

[sửa] Gia đình

Beethoven sinh tại Bonn, Đức, cha là Johann van Beethoven

(1740-1792), người gốc Vlaanderen, và mẹ là Magdalena Keverich van

Beethoven (1744-1787) Cho đến tận thời gian gần đây, nhiều công

trình tham khảo coi ngày 16 tháng 12 là "ngày sinh" của Beethoven,

với lý do là ông được rửa tội vào ngày 17 tháng 12 và trẻ con vào

thời đó thường được rửa tội vào ngày hôm sau ngày sinh Tuy nhiên,

các học giả hiện đại không đồng ý dựa trên giả định như vậy

Thầy dạy nhạc đầu tiên cho Beethoven là cha ông, là nhạc sĩ tại cung

của Hầu-Tuyển đế ở Bonn, tuy nhiên cha ông cũng là người nghiện

rượu, hay đánh ông và không thành công trong việc chứng minh ông

là thần đồng, như Mozart Tuy nhiên, tài năng của Beethoven sớm

được mọi người chú ý Beethoven được Christian Gottlob Neefe dạy

bảo và nhận vào làm, cũng như được Hầu-Tuyển đế hỗ trợ về tài

chính Mẹ của Beethoven mất năm ông 17 tuổi, và trong vòng vài

năm ông chịu trách nhiệm nuôi dưỡng hai người em trai của mình

Ludwig van Beethoven sinh ra trong một gia đình nhạc sĩ, tuy nhiên

tổ tiên là những người nông dân và thợ thủ công có nguồn gốc từ

Vlaanderen Chữ "van" trong tên ông không có nghĩa là xuất thân từ

dòng dõi quý tộc (adlige Herkunft) mà đơn thuần chỉ là từ để chỉ

nguồn gốc địa phương (örtliche Herkunft) Ông nội của ông là người

Hà Lan, cũng mang tên Ludwig van Beethoven, là một người chỉ huy

dàn nhạc cung đình ở Bonn, qua đời lúc Beethoven ba tuổi Cha ông,

Johann van Beethoven, là một ca sĩ giọng tenor trong giáo đường

hoàng gia ở Bonn, biết chơi violon và piano Mẹ của Beethoven là

Maria Magdalena Keverich, là con gái một người đầu bếp cung đình,

từng làm tớ gái, sau lấy tớ trai, không lâu sau lại thành vợ của ông

Johann Bà là người ngoan ngoãn, dịu hiền, chăm chỉ Tuy cả gia

đình chỉ dựa vào thu nhập ít ỏi từ ông Johann để sống qua ngày

nhưng nhờ có sự đảm đang chống đỡ của bà nên vẫn duy trì được

Ludwig van Beethoven là con trai đầu trong gia đình Ông sinh ngày

16 (hoặc 17) tháng 12 năm 1770, làm lễ rửa tội ngày 17 tháng 12 năm

1770

Cha của Ludwig van Beethoven vốn rất ngưỡng mộ Mozart, người chỉ mới 6 tuổi đã là một nhà soạn nhạc Thấy Beethoven còn nhỏ thích bấmlên phím piano của ông nội để lại, cha ông muốn ông trở thành một thiên tài âm nhạc như Mozart để gia đình sung sướng và danh giá nên ông được tập đàn clavio lúc ba tuổi, tiếp đó là những bài luyện đàn violon, piano, organ Tuy nhiên kỷ luật nghiêm ngặt của ông bố lại làmngăn trở sự phát triển của cậu con trai Ông bị cha mình bắt đánh đàn suốt ngày đến nỗi ngón tay bị tê dại, sưng lên Cha ông cũng không bằng lòng và thường xuyên mắng chửi ông, có khi còn đánh đập tàn nhẫn Cha ông thường dựng Beethoven dậy vào lúc nửa đêm để tập chơidương cầm Do vậy Beethoven thường rất mệt mỏi và không tập trung được khi đến trường Khi Beethoven được 11 tuổi, theo quyết định của cha, Beethoven phải nghỉ học để tập trung vào âm nhạc

Cuộc sống của Beethoven cũng có rất nhiều khó khăn Cha ông là một người nghiện rượu và thô lỗ, mẹ ông lại hay đau ốm Trong sáu anh chị

em của Beethoven chỉ còn có hai người sống sót Trong khi mối quan

hệ giữa Beethoven với cha rất căng thẳng và xa cách thì ông lại rất thương yêu mẹ Vào khoảng 5 tuổi ông bị chứng viêm tai giữa nhưng bố

mẹ ông không biết Do vậy ông đã không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách Có lẽ đây là nguyên nhân làm ông bị điếc về sau này

May mắn là các đồng nghiệp của cha ông đã phát hiện ra tài năng thiên phú của Beethoven Mọi người tìm cách thuyết phục cha Beethoven chophép để Beethoven được tiếp tục theo học nhạc với các thầy dạy nhạc khác Trong số các thầy dạy của Beethoven, có thể kể tên Christian Gottlob Neefe (nghệ sĩ dương cầm, đại phong cầm và cũng là một nhà soạn nhạc) và Franz Anton Ries (nghệ sĩ vĩ cầm)

Năm 1781, Beethoven 11 tuổi, ông đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano điêu luyện tại Hà Lan Cũng trong thời gian này, ông cũng được cử làm phụ tá chơi đàn organ trong nhà thờ tại Bonn

Năm 1782 chính Neefe đã cho xuất bản tác phẩm đầu tiên của Beethoven, bản "Các variation cho clavecin của bản march của Ernst Christoph Dressler" Cũng chính trong năm này, Beethoven trở thành người đại diện cho Neefe ở dàn nhạc hoàng gia với vai trò nghệ sĩ đại phong cầm Năm 14 tuổi, Beethoven giành được vị trí chính thức là nghệ sĩ chơi đại phong cầm trong dàn nhạc này Tuy nhiên trong thời gian này ông vẫn tiếp tục luyện tập dương cầm

[sửa] Học hành

Để tiếp tục học hỏi, năm 1787, Beethoven đến Wien Trong túi áo, ông

có một giấy giới thiệu của Tuyển hầu tước (Kurfürst) Maximilian Franz,

em trai út của Hoàng đế Joseph II Mục đích chính của chuyến đi là được theo học Wolfgang Amadeus Mozart Vào thời điểm ấy, rất nhiều nhà soạn nhạc nổi tiếng như Joseph Haydn đã biến thủ đô của Áo thành trung tâm âm nhạc của cả châu Âu

Tuy nhiên ước mơ theo học Mozart đã không thực hiện được vì lúc đó nhà soạn nhạc thiên tài này quá bận bịu Hơn nữa, Beethoven cũng chỉ ởWien được hai tháng thì mẹ ông bị bệnh nặng nên ông đành quay về Bonn Không bao lâu sau khi ông trở về Bonn thì mẹ ông cũng qua đời Beethoven trở thành trụ cột chính cho gia đình nên ông không có điều kiện học thêm mà phải vừa đi biểu diễn vừa đi dạy học để kiếm tiền

Khi 19 tuổi (năm 1789), Beethoven bắt đầu theo học tại Đại học Bonn Tại đây và đặc biệt là thông qua Eulogius Schneider, ông đã nhanh chóng tiếp cận với những tư tưởng của Cách mạng Pháp Niềm hứng khởi của ông về những tư tưởng tự do và bác ái của cuộc cách mạng được phản ánh trong các tác phẩm của ông sau này, đặc biệt là trong vở nhạc kịch Fidelio

Năm 1791, 21 tuổi, ông được một cụ già ở Bonn giúp quay trở lại Wien theo học hòa âm với Haydn và một số thầy dạy khác Sau đó tìm được một học trò để dạy mà kiếm tiền tiêu, ngoài giờ dạy nhạc ông lại sáng

Trang 13

tác Vài tác phẩm thành công nhưng tác giả lại phải sống trong căn

nhà thiếu vệ sinh, ăn bữa no bữa đói

Năm 22 tuổi, lần thứ hai Ludwig van Beethoven lại đến Wien và lần

này ông không bao giờ quay trở lại Bonn, thành phố quê hương của

ông, nữa Cha ông đã qua đời Lãnh địa của vương hầu nơi đây đã bị

diệt vong bởi sự xâm chiếm của người Pháp Vào thời điểm đó,

Wolfgang Amadeus Mozart cũng đã qua đời trong lặng lẽ Tuy nhiên

Beethoven được Joseph Haydn và Antonio Salieri nhận làm học trò

Nhờ sự giới thiệu cũng như thiên tài của mình, Beethoven đã được

những người có thế lực bậc nhất của Wien như Nam tước van

Swieten và nữ vương hầu Lichnowski nhận đỡ đầu

[sửa] Tình yêu

Cuộc sống riêng tư có một sự kiện gây cho Beethoven nỗi đau khôn

xiết đó là vào mùa xuân 1809, khi ông gần ngót 40 tuổi thì đem lòng

yêu cô học trò xinh đẹp là nàng Theresa de Brunowick mới 18 tuổi,

con gái điền chủ Malfati người Hungary Nhờ sự khuyến khích của

nàng, Beethoven sáng tác Bản Giao hưởng Số 6 Đồng quê vì ông đã

lầm tưởng sự tận tụy và lòng kính mến của cô gái đó với nghệ thuật

là tình yêu Mùa hè 1810, cô gái kiên quyết khước từ lời cầu hôn của

nhạc sĩ Niềm hy vọng kết hôn tan vỡ

[sửa] Những đau đớn thể xác

Trong cuộc đời của mình, Ludwig van Beethoven đã phải chịu đựng

sự hành hạ đau đớn về mặt thể xác Nguyên nhân bệnh tật của ông

cho đến hôm nay vẫn còn là đề tài nghiên cứu của các nhà khoa học

Có một thời người ta cho rằng Ludwig van Beethoven mắc bệnh

giang mai bẩm sinh

Vào đầu tháng 12 năm 2005, Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne ở

Chicago đã đưa ra bằng chứng là ngay từ thời thanh niên Ludwig van

Beethoven đã bị nhiễm độc chì rất nặng Công bố này dựa vào sự

phân tích một mẫu xương sọ của Ludwig van Beethoven bằng X

quang Như vậy có thể nói ngay từ khi ông mới 20 tuổi Ludwig van

Beethoven đã chịu đựng tác động rất nặng của tình trạng nhiễm độc

chì

Tài liệu lịch sử còn cho biết, ngay từ khoảng 20 tuổi, tính cách của

Ludwig van Beethoven đã bắt đầu thay đổi Cùng thời gian đó, ông

cũng thường than phiền về chứng đau bụng không rõ nguyên do của

mình

Tuy nhiên người ta vẫn chưa rõ liệu chứng điếc của ông có phải do

nhiễm độc chì hay không Vào khoảng 30 tuổi, Ludwig van

Beethoven bắt đầu biểu lộ những triệu chứng đầu tiên của bệnh xơ

hóa thính giác và triệu chứng này ngày càng tồi tệ hơn, không có

cách gì cứu vãn Đến năm 1819 thì ông điếc hoàn toàn chính vì vậy

ông không còn trình diễn nữa cũng như không thể chỉ huy dàn nhạc

được Việc giao tiếp lúc này đối với ông cũng cực kỳ khó khăn

Giữa tháng 11 năm 2005, Trung tâm Nghiên cứu Beethoven, thuộc

Đại học San Jose (Hoa Kỳ) chính thức tuyên bố đã tìm ra hộp sọ của

Beethoven Đây là tài sản thừa kế của nhà doanh nghiệp Paul

Kaufmann (người gốc Áo, hiện đang sống tại Danville, California,

Hoa Kỳ)

Chiếc hộp sọ này gồm 13 mảnh (2 mảnh lớn phía sau sọ, 11 mảnh

nhỏ) được khai quật năm 1863 rồi được cất giữ tại Pháp trước khi

được chuyển giao cho Paul Kaufmann vào năm 1990

Qua nghiên cứu hộp sọ (có so sánh DNA với các mẫu tóc của

Beethoven), một số giả thuyết về cái chết của Beethoven đã bị bác bỏ

(bệnh Crohn) hoặc được củng cố (hàm lượng chì cao)

[sửa] Những năm cuối cùng

Beethoven năm 1823; bản sao của chân dung bởi Ferdinand Georg Waldmüller bị phá

Đến 1818, Beethoben điếc hẳn cả hai tai và sáng tác Bản Giao hưởng

Số 8, ông lang thang ngoài phố, dáng điệu trông thảm thương Gặp một

người bạn quen, Beethoven sĩ rút ra trong túi một cây viết chì, một cuốn

sổ con rồi nói: "muốn nói chuyện với tôi thì cứ viết lên mặt giấy này!" Cái

rủi này dồn dập đến cái không may khác Trong lúc đó, người anh của Beethoven qua đời, để lại một đứa con tên là Charles, nhờ Beethoven nuôi dưỡng Charles là một đứa trẻ tinh nghịch, đủ tật xấu, nói dối, còn trẻ mà lại be bét rượu chè

Và lúc ấy, Beethoven đã 50 tuổi Nhạc sĩ vẫn tiếp tục sáng tác Bản Giao hưởng Số 9 ra đời, sau đó còn sáng tác thêm Bản Lễ ca trang trọng, những sonata cuối cùng: Liên tấu cho đàn piano và Tứ tấu

Trong toàn bộ di sản của Beethoven, những tác phẩm này nổi bật hơn

cả, chủ yếu vì chúng đã vượt ra ngoài các truyền thống cổ điển với lối diễn đạt hết sức thoải mái, các tâm trạng khác nhau của thế giới nội tâm.Cuộc sống buồn chán lại tiếp diễn Thỉnh thoảng, nghệ sĩ lại có chuyện

bực mình với đứa cháu, lại lo lắng về tiền bạc, trong lúc con bị đau dạ dày Năm 1826, Beethoven về sống với người em tên là Johann, để

hưởng chút khí trời trong lành nhưng qua tháng 11 năm ấy, Beethooven

bị gọi về Wien gấp, vì đứa cháu bị cảnh sát Wien bắt

Beethoven đi nhờ trên chiếc xe bò của một người bán sữa đến thành Wien Gặp trời giá lạnh, sức khỏe lúc này đã kiệt quệ, nghệ sĩ run cầm cập vì giá lạnh, hơi thở khó khăn Beethoven khạc ra từng đống máu Charles, đứa cháu vô phúc chẳng thiết gọi bác sĩ Đến ngày 5 tháng 1 năm 1827, Beethoven tuyên bố để lại cho cháu tất cả di sản của ông Bác sĩ tin cho nhạc sĩ biết cái chết gần kề Beethoven không buồn, trái

lại cảm thấy nhẹ người, tuyên bố với bạn bè: "các bạn hãy vỗ tay đi! màn bi kịch đã đến lúc hạ rồi!".

Vào lúc 6 giờ tối ngày 20 tháng 3 năm 1827, nhạc sĩ danh tiếng nhất thế

kỉ 19 trút hơi thở cuối cùng Đám tang của ông có hàng ngàn người đưa tiễn và ngày sau đó toàn bộ tài sản Beethoven để lại, kể cả bản thảo, đều

bị đem bán đấu giá Tất cả đều rơi vào tay hai nhà xuất bản sách là thương gia Gaflinger và Actari với giá rẻ mạt

[sửa] Sự nghiệp

Năm 1781, Beethoven 11 tuổi, ông đã biểu diễn như một nghệ sĩ piano điêu luyện tại Hà Lan Cũng trong thời gian này, ông cũng được cử làm phụ tá chơi đàn organ trong nhà thờ tại Bonn Năm 1782 chính Neefe đã

cho xuất bản tác phẩm đầu tiên của Beethoven, bản "Các variation cho clavecin của bản march của Ernst Christoph Dressler" Cũng chính

trong năm này, Beethoven trở thành người đại diện cho Neefe ở dàn nhạc hoàng gia với vai trò nghệ sĩ đại phong cầm Năm 14 tuổi, Beethoven giành được vị trí chính thức là nghệ sĩ chơi đại phong cầm trong dàn nhạc này Tuy nhiên trong thời gian này ông vẫn tiếp tục luyện tập dương cầm

Năm 1795, Beethoven bắt đầu nổi danh là một nghệ sĩ piano với bản

Concerto cung do trưởng Nhưng chẳng may từ năm 1780 ông bắt đầu

bị lãng tai Lúc đầu ông mất hết hy vọng nhưng rồi cố gắng thích nghi với điều kiện sống và bắt đầu tập trung tư tưởng tình cảm cao độ hơn bất cứ lúc nào hết trong sáng tác

Những tác phẩm của Beethoven hoàn thành trong khoảng 1803-1805 vượt trổi hẳn những gì mà ông sáng tác trước đó Đó là bản Sonate Kreutzar (1803) viết cho violon và piano Bản Giao hưởng Số 3 Anh

Trang 14

hùng ca (1804) có sức cuốn hút mạnh mẽ và gây xúc động sâu xa, lúc

đầu ông đề tặng Napoléon nhưng khi Napoléon lên ngôi Hoàng đế thì

ông đã xé đi lời đề tặng Các Sonate cho piano, Bình minh (1804) và

Appasionta (1805), Bản Giao hưởng Số 4 (1806), Bản Giao hưởng

Số 5 Định mệnh (1808) đều có giá trị nghệ thuận lớn lao Ông muốn

lột tả trong âm thanh về một cuộc sống trong sự đấu tranh với cái

chết bằng một sức mạnh khủng khiếp cuối cùng đã ca khúc khải

hoàn, như nhân vật nữ trong vở Opera Fidelio (1805) ra sức bảo vệ

người chồng của mình chống lại sự xấu xa bạo tàn, và trong khúc

Missa Solemnis là lời cầu nguyện để giải thoát khỏi đau thương chiến

tranh

[sửa] Tác phẩm

Các số ở đầu dòng là số tác phẩm:

[sửa] Tác phẩm dành cho dàn nhạc

Beethoven nổi tiếng nhất về chín bản giao hưởng của ông Ông cũng

soạn vài concerto, phần nhiều để ông trình diễn, cũng như nhạc dàn

nhạc khác, nhất là ouverture và nhạc nền cho kịch tại nhà hát, và

những tác phẩm để kỷ niệm những sự kiện đặc biệt

[sửa] Giao hưởng

21 Giao hưởng số 1 cung Đô trưởng (soạn 1799–1800, trình

diễn 1800)

36 Giao hưởng số 2 cung Rê trưởng (soạn 1801–1802, trình

diễn 1803)

55 Giao hưởng số 3 cung Mi giáng trưởng (Eroica, "Anh hùng

ca"; soạn 1802–1804, trình diễn 1805)

60 Giao hưởng số 4 cung Si giáng trưởng (soạn 1806, trình

Ngày xưa người ta tưởng rằng Giao hưởng "Jena" cung Đô trưởng là

một giao hưởng sớm của Beethoven, nhưng ngày nay được cho là của

Friedrich Witt Beethoven có lẽ muốn viết Giao hưởng số 10 vào năm

cuối cùng của ông; một bản vẽ phác được soạn bởi Barry Cooper

[sửa] Concerto

15 Concerto cho dương cầm số 1 cung Đô trưởng (1796–1797)

19 Concerto cho dương cầm số 2 cung Si giáng trưởng (1798)

37 Concerto cho dương cầm số 3 cung Đô thứ (1803)

56 Concerto cho ba đànvĩ cầm, hồ cầm, và dương cầm cung Đô trưởng (1805)

58 Concerto cho dương cầm số 4 cung Sol trưởng (1807)

61 Concerto cho vĩ cầm cung Rê trưởng (1806)

o Opus 61a: Bản chuyển soạn của Opus 61 cho dươngcầm, đôi khi được gọi Concerto cho dương cầm số 6

73 Concerto cho dương cầm số 5 cung Mi giáng trưởng

(Emperor, "Hoàng đế"; 1809)

[sửa] Bản khác dành cho người đơn ca và dàn nhạc

40 Romance cho vĩ cầm và dàn nhạc số 1 cung Sol trưởng (1802)

50 Romance cho vĩ cầm và dàn nhạc số 2 cung Fa trưởng (1798)

80 "Khúc phóng túng thánh ca" (Khúc phóng túng cung Đô thứ cho dương cầm, đồng ca, và dàn nhạc; 1808)

[sửa] Ouverture và nhạc thỉnh thoảng

43 The Creatures of Prometheus , ouverture và nhạc kịch múa

(1801)

62 Ouverture Coriolan (1807)

72 Các ouverture được soạn cho opera Fidelio của Beethoven:

o Opus 72: Ouverture Fidelio (1814)

o Opus 72a: Ouverture Leonore "số 2" (1805)

o Opus 72b: Ouverture Leonore "số 3" (1806)

o Opus 138: Ouverture Leonore "số 1" (1807)

84 Egmont , ouverture và nhạc nền (1810)

91 Chiến thắng của Wellington ("Giao hưởng Trận đánh"; 1813)

113.Die Ruinen von Athen ("Tàn tích của Athens"), ouverture và

nhạc nền (1811)

117.König Stephan (Quốc vương Stephen), ouverture và nhạc nền

(1811)

115 Ouverture Zur Namensfeier (Feastday, "Ngày hội") (1815)

124 Ouverture Die Weihe des Hauses ("Hiến dâng Nhà"; 1822)

[sửa] Tác phẩm nhạc phòng

Các tứ tấu đàn dây của Beethoven gần như nổi tiếng như các giao hưởng Ông cũng soạn nhạc phòng cho vài loại đồng diễn khác, bao gồm các bộ ba dương cầm, bộ ba đàn dây, và sonata cho vĩ cầm và hồ cầm với dương cầm, cũng như các tác phẩm có kèn sáo

[sửa] Tứ tấu đàn dây [sửa] Sớm

Trang 15

18 Sáu tứ tấu đàn dây

1 Tứ tấu đàn dây số 1 cung Fa trưởng (1799)

2 Tứ tấu đàn dây số 2 cung Sol trưởng (1800)

3 Tứ tấu đàn dây số 3 cung Rê trưởng (1798)

4 Tứ tấu đàn dây số 4 cung Đô thứ (1801)

5 Tứ tấu đàn dây số 5 cung La trưởng (1801)

6 Tứ tấu đàn dây số 6 cung Si giáng trưởng (1801)

[sửa] Giữa

59 Ba tứ tấu đàn dây số ("Rasumovsky"; 1806)

1 Tứ tấu đàn dây số 7 cung Fa trưởng

2 Tứ tấu đàn dây số 8 cung Mi thứ

3 Tứ tấu đàn dây số 9 cung Đô trưởng

74 Tứ tấu đàn dây số 10 cung Mi giáng trưởng ("Đàn hạc")

127.Tứ tấu đàn dây số 12 cung Mi giáng trưởng (1825)

130.Tứ tấu đàn dây số 13 cung Si giáng trưởng (1825)

131.Tứ tấu đàn dây số 14 cung Đô thăng thứ (1826)

132.Tứ tấu đàn dây số 15 cung La thứ (1825)

133.Große Fuge cung Si giáng trưởng – mới đầu là chương cuối

của Opus 130 (1824–1825)

134.Bản chuyển soạn của Große Fuge, Opus 133, cho

bộ đôi dương cầm (bốn tay; 1826)

135.Tứ tấu đàn dây số 16 cung Fa trưởng (1826)

[sửa] Ngũ tấu đàn dây

29 Ngũ tấu đàn dây cung Đô trưởng (1801)

104.Ngũ tấu đàn dây cung Đô thứ

137.Fuga cho ngũ tấu đàn dây cung Rê trưởng

[sửa] Tam tấu

[sửa] Tam tấu dương cầm

1 Ba tam táu dương cầm (1795)

o Tam táu dương cầm số 1 cung Mi giáng trưởng

o Tam táu dương cầm số 2 cung Sol trưởng

o Tam táu dương cầm số 3 cung Đô thứ

11 Tam táu dương cầm số 4 cung Si giáng trưởng

("Gassenhauer"; 1797; bản có vĩ cầm)

70 Hai tam táu dương cầm (1808)

o Tam táu dương cầm số 5 cung Rê trưởng ("Ma")

o Tam táu dương cầm số 6 cung Mi giáng trưởng

97 Tam táu dương cầm số 7 cung Si giáng trưởng ("Hoàng tử"; 1811)

[sửa] Tam tấu đàn dây

3 Tam tấu đàn dây số 1 cung Mi giáng trưởng (1794)

9 Ba tam tấu đàn dây (1798)

o Tam tấu đàn dây 2 cung Sol trưởng

o Tam tấu đàn dây 3 cung Rê trưởng

o Tam tấu đàn dây 4 cung Đô thứ

20 Thất tấu cho kèn dăm đơn, kèn thợ săn, kèn dăm kép, vĩ cầm,

vĩ cầm trầm, hồ cầm, và Đại Hồ cầm cung Mi giáng trưởng (1799)

71 Lục tấu cho kèn dăm đơn, kèn thợ săn, và kèn dăm kép cung

1 Sonata cho vĩ cầm số 1 cung Rê trưởng

2 Sonata cho vĩ cầm số 2 cung La trưởng

3 Sonata cho vĩ cầm số 3 cung Mi giáng trưởng

23 Sonata cho vĩ cầm số 4 cung La thứ (1801)

24 Sonata cho vĩ cầm số 5 cung Fa trưởng ("Mùa xuân"; 1801)

30 Ba sonata cho vĩ cầm (1803)

1 Sonata cho vĩ cầm số 6 cung La trưởng

2 Sonata cho vĩ cầm số 7 cung Đô thứ

3 Sonata cho vĩ cầm số 8 cung Sol trưởng

47 Sonata cho vĩ cầm số 9 cung La trưởng ("Kreutzer"; 1803)

96 Sonata cho vĩ cầm số 10 cung Sol trưởng (1812)

[sửa] Sonata cho hồ cầm

5 Hai sonata cho hồ cầm (1796)

Ngày đăng: 10/07/2014, 00:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w