1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

su ly nhac midi

6 507 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 71,5 KB

Nội dung

Kỹ Thuật Computer -Xử Nhạc MIDI -Bài 3- KỸ THUẬT COMPUTER XỬ NHẠC MIDI -Bài 3- Tiếp theo “Xử nhạc Midi bài 1 và 2” Sorry . Mong các bạn thông cảm vì HSN không có thời gian rảnh nên bài này bị gián đoạn quá lâu. PHẦN II -TẠO RA FILE MIDI- (Riêng tặng các bạn trẻ muốn tự mình soạn nhạc) A-FILE MIDI ĐƠN một khung nhạc ghi giai điệu Melody Để tạo ra file Midi một khung nhạc đơn (Melody) ghi lại các nốt nhạc đơn lẻ của bài hát là điều . dễ nhất trên đời. Với bất kỳ một trình soạn nhạc nào cũng có thể làm việc này tương đối dễ dàng Thí dụ với trình soạn nhạc ENCORE 4.5 có thể khởi đầu như sau : +File/New để mở ra một trang soạn nhạc mới +Trong cửa sổ mở ra (cửa sổ CHOOSE PAGE LAYOUT) : -Trong Staff format : chọn Single staves (1 khung nhạc) -Staves per system : chọn 1 (1 khung nhạc Melody) -Systems per page : chọn 10 ( 10 dòng nhạc mỗi trang) hoặc 13 tuỳ ý thích -Measures per system : chọn 3,hoặc 4, hoặc 5, hoặc 6 tuỳ ý (Số ô nhạc cho mỗi dòng nhạc) Rồi nhấn OK +Tiếp theo là chọn NHỊP : Trong trình Encore Nhịp default (mặc định : cài sẵn) là nhịp 4/4 . Nếu bản nhạc muốn soạn ở nhịp 4/4 thì không cần chỉnh bước này. Nếu bài nhạc muốn soạn ở các loại nhịp khác (như 2/4,3/4,6/8 v.v .) thì phải chọn nhịp lại bằng cách : -Nhấn Measures trên Toolbar (thanh công cụ) . Chọn Time signature -Trong cửa sổ mở ra : From measure 1 to . : Nhấn vào chỗ mũi tên ngang (đến hết bài) Tiếp theo chọn nhịp tương ứng rồi nhấn OK . +Tiếp theo là chọn KEY của bài hát : Encore mặc định KEY Do trưởng (C) hoặc La thứ (Am), không thăng (# : diese) không giáng (b : bemol) -Muốn chọn âm giai khác , ta nhấn Measures (trên thanh toolbar). Chọn Key signature -Làm tương tự : From measure 1 to (end) . -Muốn chọn Key có dấu thăng có thể dùng mũi tên lên : 1# (Sol trưởng hoặc Mi thứ) 2# (Re trưởng hoặc Si thứ ), 3# (La trưởng hoặc Fa thăng thứ) 4# (Mi trưởng hoặc Do thăng thứ) v.v . -Muốn chọn Key có dấu giáng có thể dùng mũi tên xuống : 1b (Fa trưởng hoặc Re thứ) 2b (Si b trưởng hoặc Sol thứ) 3b ( Mib trưởng hoặc Do thứ) . +Tới đây có thể bắt đầu Input notes nhạc cho bài hát : Muốn Input notes , nhấn Windows/ Palette/Notes sẽ mở ra một bảng công cụ các notes nhạc ( tròn, trắng, đen, móc đơn, móc đôi ) để ta chọn mà input từng nốt một cho đến hết bài +Lưu file : Sau khi Input notes xong , nhấn File/Save as . Trong hộp thoại lưu mở ra , ở phần File Name : đặt tên cho bài hát, ở phần Save as type có thể chọn enc (để lưu như một file nhạc bản encore), hoặc mid (để lưu như một file âm thanh midi đơn thuần). Bạn nên lưu ở cả 2 định dạng .enc và .mid này để có 2 file cơ bản : File .enc để chỉnh sửa, và file .mid để nghe lại. Với file Midi vừa tạo ra, ta đã hoàn tất việc soạn giai điệu (Melody) của bản nhạc Với các trình soạn nhạc khác (Finale, CakeWalk, Sibelius v.v .), chi tiết có thể khác đôi chút, nhưng nguyên tắc nói chung là cũng tương tự như vậy cả. +Nghe lại file Midi vừa tạo ra trên Encore : Trên Toolbar của Encore nhấn Windows, chọn Tempo để chỉnh lại độ nhanh chậm của bài hát (thường từ 65 đến 180). Cũng trên Toolbar Windows ấy, nhấn Staff-sheet để chọn nhạc cụ ưa thích, có thể chỉnh âm lượng (volume) lớn nhỏ cũng nhờ nút này. +Nghe lại file Midi bằng các trình nghe nhạc khác (Windows Media Player, WinAmp .) : Rất đơn giản, chỉ cần nhấn File/Open rồi chọn tên file Midi muốn nghe là xong. File Midi kiểu này sẽ chơi được bài hát ta vừa input nhưng vì chỉ có một dòng nhạc đơn lẻ nên khi nghe tất nhiên chỉ thấy những nốt nhạc rời rạc như . cơm nguội mà thôi , nếu chọn những nhạc cụ gió như Flute, Whistle, Ocarina, Voice Oh, Atmosphere, Space-Voice thì nghe cũng tàm tạm . B-FILE MIDI HÒA ÂM CƠ BẢN Một file Midi hòa âm cơ bản luôn gồm có 2 thành phần : Melody và nhạc đệm +Melody tạo ra như đã trình bày ở phần trên +Phần nhạc đệm tối thiểu phải có 1 dòng nhạc, đó là dòng Piano ghi phần nhạc đệm cơ bản cho bài hát. hoặc 2 dòng nhạc : -Bass ghi lại tiếng đàn Bass -Piano ghi phần nhạc đệm cơ bản hoặc 3 dòng nhạc : -Bass ghi lại tiếng đàn Bass -Drums ghi tiếng trống -Piano ghi phần nhạc đệm cơ bản hoặc 5 dòng nhạc : -Bass ghi lại tiếng đàn Bass -Drums ghi tiếng trống -Piano ghi phần nhạc đệm cơ bản -Guitar ghi phần nhạc đệm bằng Guitar -Strings ghi các tiếng đàn dây, làm tăng độ du dương Ở bước khởi đầu, chỉ nên thực hiện những file đơn giản (Mel + 1) hoặc (Mel + 2) hoặc (Mel+3) mà thôi. Khi nào thao tác thuần thục rồi sẽ mở rộng thành file (Mel + 5) cũng chưa muộn. C-TẠO RA FILE MIDI (Mel +n ) Để tạo ra một file Midi (Mel + n) có rất nhiều cách khác nhau, nhưng nói chung có thể quy về 3 cách chủ yếu : 1-Một là, dùng TEMPLATES của các softwares thông dụng như Finale, Cake Walk, BB, Sibelius, Encore, Jammer v.v -Open các templates này ra, chọn lại các thông số theo ý mình . -Sau đó input notes của bài hát vào dòng Melody. -Sau khi save, nhấn nút play để nghe lại bài nhạc vừa soạn Ưu điểm của phương pháp này là nhanh và ít tốn công phu Nhưng hậu quả là luôn cho ra những bài nhạc “máy”, trình tấu tương tự như nhau dẫn đến nhàm chán, tầm thường. Một hậu quả khác không kém phần quan trọng là phương pháp “ăn sẵn” này chính nó sẽ làm thui chột năng lực sáng tạo nhạc của . chính bạn. -Nếu không rành hoặc chưa rành về nhạc -Nếu không biết hoặc chưa biết chơi đàn thì dẫu có dùng softwares soạn nhạc nào đi nữa, cuối cùng cũng chỉ có được những sản phẩm thuộc loại . rác hoặc phế liệu, thứ phẩm mà thôi. Một điểm quan trọng khác nữa cũng cần lưu ý rằng “Tất cả các softwares soạn nhạc kể trên đều là nhạc phương Tây, do người Âu Mỹ soạn ra”, nên nếu dùng chúng để diễn tả nhạc nhanh, vui nhộn, theo phong cách Âu Mỹ thì còn tương đối dễ, chứ nếu phải dùng chúng để diễn tả nhạc buồn, nhạc có hồn Việt Nam thì quả thật là . “thiên nan vạn nan” vậy . Biết đến bao giờ Tranh, Sáo, Bầu, Nhị , Nguyệt mới được “số hóa” ? Biết bao giờ mới có được một software soạn nhạc mang âm hưởng Việt Nam ??? 2-Hai là, IMPORT (nhập liệu) các templates ưa thích Muốn thực hiện phương pháp này đầu tiên bạn phải tự xây dựng lấy một . “kho dữ liệu nhạc” cho riêng mình trước đã. Trong đó, bao gồm những templates mẫu cho từng thể loại nhạc khác nhau, templates TRƯỞNG khác với templates THỨ. Slow tất nhiên khác xa với Rock ! Khi đã có “kho dữ liệu” ấy rồi, mỗi lần muốn sử dụng chỉ cần IMPORT chúng (hoặc Copy/Paste) là xong. Trong thời gian vừa qua, tôi đã xây dựng được một tập hợp các templates mẫu bao gồm nhiều thể loại, làn điệu thông dụng từ Slow, Slow Rock, Bolero, Rumba, Tango, Chachacha, Rock (các loại) tương đối có thể tạm gọi là đầy đủ. Có cái thì phải đi sao chép lại từ các tác phẩm hay, có cái phải tự tìm cách viết ra. Nếu các bạn trẻ muốn chia sẻ các templates ấy, xin gửi e-mail về địa chỉ HSN : hsn2k3@yahoo.com Sẽ được tặng một số templates mẫu ấy (free) để tuỳ nghi sử dụng 3-Ba là INPUT NOTES ( nhập nốt thủ công) vào tất cả các dòng nhạc Cách này rất mất thời gian, nhưng bù lại khả năng nhạc của bạn sẽ tăng tiến đến mức . không ngờ , và đây cũng chính là cách đa dạng nhất, phong phú nhất, mang đậm dấu ấn phong cách riêng của bạn nhất, đồng thời cũng ích lợi nhất, hiệu quả nhất trong việc soạn file hoà âm cao cấp sau này vậy ! Yêu cầu của phương pháp này là bạn phải vững, rất vững về nhạc bên cạnh đó có nhiều kinh nghiệm trong việc chơi đàn thật mới dễ thực hiện. Amateur thì vô phương sử dụng cách này ! Ngoài 3 cách ấy ra còn một cách thứ tư nữa là . gửi thư e-mail về địa chỉ dưới đây : midimakinggroup@yahoo.com Nhóm ấy sẽ thực hiện file Midi và cả file hoà âm cho các bạn, tất nhiên là phải . chi tiền ! Dân chuyên nghiệp như họ tất nhiên không có chuyện . làm giùm ! D-FILE MIDI HÒA ÂM NÂNG CAO Một file Midi hòa âm nâng cao được thực hiện bằng cách thêm từ 4 đến 10 nhạc cụ khác nữa vào cho file cơ bản nói trên. Theo kinh nghiệm sử dụng thực tế, một file hoà âm nâng cao chỉ cần 8 nhạc cụ (1 melody + 5 cơ bản + 2 nâng cao) là vừa . Nhiều quá sẽ . rối, hơn nữa thông thường computer cũng chỉ nhận diện và chơi được 8 nhạc cụ mà thôi, dẫu có thêm nhiều vào cũng chỉ vô ích, vì máy nó sẽ . “cho qua” hết ! Phương pháp chủ yếu ở bước này là input notes thủ công (manual), và những ai có kinh nghiệm chơi đàn guitar classic hoặc guitar solo sẽ thực hiện bước này dễ dàng, thuận lợi hơn những người chưa quen với các kỹ thuật vừa nêu. Một số bạn thường hỏi tôi dùng software nào để soạn nhạc. Xin trả lời là tôi dùng ENCORE, trên nền tảng các templates mẫu sưu tập từ nhiều nguồn, thủ pháp chủ yếu là IMPORT và INPUT. Nhưng tất nhiên, đó chỉ là một phương pháp “đã dùng quen tay” mà thôi , trong thực tế, có thể có nhiều phương pháp khác tốt hơn thế nhiều. Chúc các bạn thành công [Còn tiếp] Hàn Sĩ Nguyên ------------------- Hàn Sĩ Nguyên Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid.Error! Hyperlink reference not valid. s . Kỹ Thuật Computer -Xử Lý Nhạc MIDI -Bài 3- KỸ THUẬT COMPUTER XỬ LÝ NHẠC MIDI -Bài 3- Tiếp theo “Xử lý nhạc Midi bài 1 và 2” Sorry ... Mong các bạn. II -TẠO RA FILE MIDI- (Riêng tặng các bạn trẻ muốn tự mình soạn nhạc) A-FILE MIDI ĐƠN một khung nhạc ghi giai điệu Melody Để tạo ra file Midi một khung

Ngày đăng: 29/05/2013, 23:20

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w