1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SXSH-đánh giá tiềm năng cơ sở sản xuất bún

34 4,1K 137
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

sản xuất sạch hơn - cơ sở sản xuất bún

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG VÀ TRÁI ĐẤT

- -

ĐỀ TÀI

Đánh giá tiềm năng và đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn tại cơ sở sản xuất bún Minh Linh

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Đông Học phần: Sản Xuất Sạch Hơn

Lớp học phần: L03

SV thực hiện: Phùng Thị Diên

Đỗ Phương Thảo Lục Quốc Đại Đinh Công Thi Phùng Thị Thu Trang

Thái nguyên, tháng 11 năm 2012

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 4

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 4

1.2 MỤC ĐÍCH 4

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 5

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

1.5 KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ SẢN XUẤT 5

1.5.1 Quá trình hình thành và phát triển của cơ sở 5

1.5.2 Cơ cấu tổ chức và nhân công 6

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT 7

2.1 QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÚN 7

2.2 NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM 9

2.2.1 Năng suất sản xuất 9

2.2.2 Nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu 9

2.2.3 Tổng hợp bảng giá cho nguyên liệu dòng vào 9

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ 10

3.1 SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ CÁC DÒNG THẢI 10

2.4 CÂN BẰNG VẬT CHẤT CHO SẢN XUẤT BÚN 11

3.2 ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ DÒNG THẢI 12

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP 13

4.1 NGUYÊN NHÂN GÂY HAO PHÍ NGUYÊN NHIÊN LIỆU 13

4.1.1 Nguyên nhân kỹ thuật 13

4.1.2 Nguyên nhân quản lý 13

4.2 CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ RA 13

CHƯƠNG 5: LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP SXSH 14

5.1 CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ RA 15

5.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CÁC GIẢI PHÁP TRONG SẢN XUẤT BÚN 16 5.3 PHÂN TÍCH KHẢ THI CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NƯỚC 18

5.3.1 Mô tả giải pháp 18

5.3.2 Phân tích khả thi về kỹ thuật của giải pháp 18

5.3.3 Tính khả thi về kinh tế của giải pháp 19

5.3.4 Tính khả thi về môi trường của giải pháp 20

5.4 NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT 20

5.4.1 Lượng nước thải của cơ sở sản xuất 20

5.4.2 Định hướng xử lý nước thải 20

5.4.3 Xử lý nước thải theo mô hình hộ gia đình 21

5.4.4 Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễn trong chăn nuôi 22

Trang 3

Chương 6 THỰC HIỆN SẢN XUẤT SẠCH HƠN 23

6.1 THÀNH LẬP ĐỘI SẢN XUẤT SẠCH 24

6.2 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 24

6.3 KẾ HOẠCH GIÁM SÁT, QUAN TRẮC 25

CHƯƠNG 7 DUY TRÌ SẢN XUẤT SẠCH HƠN 26

7.1 TIẾP TỤC GIÁM SÁT 26

7.2 BÁO CÁO CÁC KẾT QUẢ SXSH 27

7.3 CHUẨN BỊ CHO MỘT ĐÁNH GIÁ MỚI VỀ SXSH 27

CHƯƠNG 8 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 28

8.1 KẾT LUẬN 28

8.2 KIẾN NGHỊ 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

DANH MỤC HÌNH ẢNH 32

Trang 4

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở nước ta hiện nay đang trong giai đoạn phát triển nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ theo quy mô hộ gia đình các sản phẩm như: bánh kẹo, bún, miến,… Các cơ sở này thường nằm lẫn trong khu dân cư nên đang trở thành vấn đề môi trường đáng lo ngại Nghề làm bún là một nghề đã có

từ rất lâu ở nước ta, việc sản xuất bún chủ yếu dưới hình thức cá nhân nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình, chưa có được sự đầu tư phát triển lên theo quy mô công nghiệp lớn Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nghề làm bún ngày càng được các cơ sở cải tiến quy trình sản xuất, tăng năng suất và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo sự yên tâm cho người tiêu dùng

Mặt khác, trong quá trình sản xuất việc phát sinh chất thải là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên mức độ phát thải ít hay nhiều, chi phí xử lí cao hay thấp tùy thuộc rất nhiều vào phương thức sản xuất, công nghệ, thiết bị, nguyên liệu Để giảm lượng được lượng phát thải cũng như tăng hiệu quả sản xuất của cơ sở thì áp dụng giải pháp sản xuất sạch hơn (SXSH) cho các giai đoạn sản xuất của nhà xưởng có

ý nghĩa rất quan trọng về mặt môi trường lẫn giá trị kinh tế Hầu hết các doanh nghiệp khi áp dụng sản xuất sạch hơn đều giảm được 20 - 30% lượng phát thải và mang lại giá trị tiết kiệm kinh tế cao Nhận thấy được những giá trị thiết thực mà sản xuất sạch hơn mang lại nhóm chúng em tiến hành thực hiện đề tài tài “Đánh giá tiềm năng và đề xuất giải pháp sản xuất sạch hơn tại cơ sở sản xuất bún Minh Linh”

Vì thời gian và điều kiện thực hiện đề tài có nhiều hạn chế nên bài báo cáo của nhóm em chỉ gói gọn trong phạm vi nghiên cứu nhỏ và không tránh khỏi nhiều sai sót Nhóm rất mong nhận được sự thông cảm cũng như những đóng góp ý kiến của quý thầy cô

1.2 MỤC ĐÍCH

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường

- Mang lại lợi nhuận cho hộ gia đình

Trang 5

1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Đánh giá hiện trạng kinh tế, xã hội môi trường khu vực nghiên cứu

- Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải trong sản xuất

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế

- Thu thập thông tin về cơ sở nghiên cứu

- Phỏng vấn trực tiếp ông chủ và công nhân của cơ sở

- Quan sát và ghi nhận

- Phương pháp đánh giá và dự báo

- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

- Phương pháp tổng hợp tài liệu

1.5 KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ SẢN XUẤT

1.5.1 Quá trình hình thành và phát triển của cơ sở

- Tên cơ sở: Cơ sở sản xuất bún Minh Linh

- Địa chỉ: Tổ 30 - Phường Cam Giá - Thành Phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên

Cơ sở sản xuất bún gạo Minh Linh được thành lập từ năm 2007 Sau nhiều lần thay đổi máy móc, thiết bị hiện đại hơn, nhằm phục vụ nhu cầu của thị trường Hiện nay, cơ sở đang trên đà phát triển mở rộng thị trường cung cấp bún cho nhiều nơi với các đơn hàng ổn định, lâu dài đảm bảo sự hoạt động của xưởng bún và đời sống của các công nhân trong xưởng

 Thị trường chính:

+ Cung cấp bún hàng ngày cho các nhà máy trong khu công nghiệp Gang Thép Thái Nguyên như: nhà máy luyện gang, nhà máy cốc hóa

Trang 6

+ Cung cấp bún cho hệ thống các cửa hàng bán lẻ tại chợ Dốc Hanh, Chợ Khu Tây và một số cửa hàng dọc tuyến đường Gang Thép – Thành Phố Thái Nguyên + Cung cấp bún cho các cửa hàng ăn sáng, ăn đêm trên địa bàn Gang Thép + Khách hàng lẻ bán tại nhà

Sản xuất theo quy mô vừa và nhỏ với quy mô diện tích khu vực nhà xưởng rộng khoảng 300m2 và khu vực nhà ở tách rời rộng 200m2

 Khu vực nhà xưởng được bố trí bao gồm:

+ Nhà kho chứa nguyên liệu gạo, cám…

+ Khu vực sân chính gần hệ thống cấp nước để các thùng ngâm gạo cỡ lớn + Khu vực đặt máy làm bún và đóng gói sản phẩm

+ Khu vực để các thiệt bị máy móc phụ và các thùng ngâm

+ Giá để dụng cụ như: rổ, rá, khay, chậu, cân…

+ Khu vực bếp đun và để than đá

+ Khu vực chăn nuôi lợn, gà

 Sản lượng bún sản xuất được của cơ sở là: 400 kg/ngày

 Thu nhập bình quân 1 tháng: 105 triệu đồng/tháng

1.5.2 Cơ cấu tổ chức và nhân công

Do quy mô sản xuất vừa nên lượng nhân công không nhiều, lượng nhân công chính là 5 người bao gồm:

- Chủ cơ sở: bà Lê Thị Hằng (42tuổi)

- Nhân sự : Ông Nguyễn Văn Tác - Giao hàng

Ông Nguyễn Văn Hai - Vận hành máy Ông Ma Đức Cường - Chuẩn bị nguyên liệu và sản xuất Ông Vũ Xuân Bé - Chuẩn bị nguyên liệu và sản xuất

Bà Lê Thị My - Rửa bún và đóng gói sản phẩm

Trang 7

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT

2.1 QUY TRÌNH SẢN XUẤT BÚN

 Thuyết minh quy trình sản xuất:

- Vo gạo: Nguyên liệu dùng để sản xuất bún là gạo tẻ Cần lựa chọn gạo tẻ loại tốt đảm bảo các yêu cầu sau: Gạo tẻ ngon, không bị mốc, không có sâu, mọt, tỷ lệ tạp

Trang 8

chất dưới 0,1% Trước khi đưa vào sản xuất, gạo cần phải được sàng sẩy để loại bớt một phần tạp chất nhẹ và cát sỏi, sau đó đem vo, đãi kỹ bằng nước sạch

- Ngâm gạo: Gạo sau khi làm sạch được ngâm trong nước sạch khoảng 8-12 giờ Sau giai đoạn này, gạo sẽ được làm mềm nhờ hút được một lượng nước nhất định

để khi xay bột sẽ mịn và dẻo hơn

- Xóc (rửa) gạo: Gạo sau khi ngâm xúc ra rá tre, xối nước để xóc và rửa 3 lần Gạo được rửa cho đến khi gạo sạch, hết nhớt

- Xay gạo: Gạo sau khi rửa sạch sẽ được cho vào máy xay để xay thành bột Máy xay có công suất 25kg/mẻ, nước được cho thêm vào máy xay khoảng 10 lít/mẻ Lượng nước bổ sung vừa đủ vì bột càng đặc càng thuận lợi cho quá trình ủ

- Ủ bột: Bột nhão sau khi xay được đổ vào những thùng chứa 45 lít Sau một đêm bột lắng xuống, phần nước phía trên chiếm ½ thùng được tách và thay nước mới vào để tránh cho bột bị chua khi ủ lâu ngày Thời gian ủ bột thường là 3 đêm nhằm tăng độ mịn, nở, dai của sợi bún Nước được thay 2 lần

- Ép trái bột: Bột sau khi ủ được đóng vào các bao vải, mỗi bao tương đương 45

kg bột, được gọi là trái bột Trái bột được ép thủ công cho đến khi ráo hết nước

- Hồ hóa: Cho một nửa khối bột đã được làm ráo vào trong nồi nước đang sôi (lượng nước sôi sử dụng bằng với lượng bột cho vào) Trong quá trình nấu, cần khuấy đều và liên tục dịch bột đảm bảo cho khối bột được nấu kỹ Quá trình nấu kết thúc khi dịch bột được hồ hoá hoàn toàn

- Phối trộn: Dịch bột sau khi hồ hoá được làm nguội, sau đó được trộn với một nửa lượng bột còn lại Quá trình phối trộn có thể được thực hiện bằng máy khuấy

- Ép bún và luộc (máy làm bún): Bột sau khi phối trộn được đưa vào máy ép tự động rồi dẫn tới khuôn ép gồm các khe nhỏ Sau khi đi qua máy ép sẽ tạo ra các sợi bún và được làm chín bằng nước nóng và hơi nước nóng Nước trong nồi nóng (70-80oC) thường được bổ sung liên tục

- Rửa bún: Bún sau khi ép được đưa đến máng chuyền tự động và rơi xuống chậu nước lạnh Quá trình làm nguội phải nhanh nhằm ngăn chặn hiện tượng hồ hoá tiếp tục của sợi bún, gây ra hiện tượng thoái hoá mặt ngoài sợi tinh bột tránh làm sợi bún bị mềm và dễ gãy

Trang 9

- Bún tươi: Sau khi làm nguội và làm ráo, ta thu được bún thành phẩm Thông thường 1kg gạo làm ra được 3kg bún Nước ngâm rửa bún được cho vào thùng chứa, đề cho lắng, phần nước trong thải bỏ phần cặn lắng xuống dưới được trộn làm thức ăn cho heo

- Đóng gói: Sau khi bún ráo nước sẽ được đóng vào túi bóng 5 – 10 kg và được bán ra thị trường

2.2 NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM

2.2.1 Năng suất sản xuất

Tùy theo khả năng kinh tế, nhân công, tiêu thụ hàng ngày mà mỗi cơ sở sản xuất có năng suất khác nhau Trong đề tài tổng hợp các số liệu điều tra bình quân

cơ sở có mức sản xuất khoảng 400kg bún/ngày

2.2.2 Nhu cầu tiêu thụ nguyên liệu

Bảng 1: Nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất 400kg bún thành phẩm

STT Tên nguyên liệu Đơn vị Tiêu thụ/ngày Tiêu thụ/1kg bún

2.2.3 Tổng hợp bảng giá cho nguyên liệu dòng vào

Bảng 2: Bảng giá nguyên liệu dòng vào

STT Nguyên liệu

vào Đơn giá Thiêu

thụ/ngày

Tiêu thụ/1kg bún

Chi phí (đồng/kg bún)

Trang 10

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ

3.1 SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ CÁC DÒNG THẢI

DÒNG VÀO CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT DÒNG RA

Trang 11

 Xác định nguồn thải

Bảng 3: Xác định nguồn thải

Công đoạn Nguyên liệu vào Nguyên liệu ra Chất thải

Vo gạo Gạo, nước Gạo đã vo sạch Nước vo gạo và gạo

rơi vãi Ngâm gạo Gạo đã vo sạch Gạo đã ngâm Nước ngâm gạo

nước gạo rơi vãi Xóc (rửa) gạo Gạo đã ngâm Gạo đã ngâm rửa

và sạch

Nước gạo và gạo rơi vãi

Xay gạo Gạo đã được vo và

3.2 CÂN BẰNG VẬT CHẤT CHO SẢN XUẤT BÚN

Bảng 4 Cân bằng vật chất tại xưởng

179,5 kg Nước vo

gạo 420 lít

Gạo rơi vãi 0,5

kg Ngâm

và rơi vãi 0,5

kg Rửa/xóc

219,5 kg Nước rửa

gạo 100 lít

Gạo rơi vãi 0,5

kg Xay gạo - Gạo sạch

240 kg Nước chắt

ra 197,5 lít

Trang 12

400 kg Nước rừa

bún 2.500 lít

Bún rơi vãi 0,5

kg

3.3 ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ DÒNG THẢI

Do dòng nguyên liệu thải ở dạng hỗn hợp gồm: bột, bún thất thoát do đó khó

có thể đánh giá chính xác chi phí dòng thải này Tuy nhiên, lượng gạo thất thoát ở các công đoạn vo gạo, ngâm gạo, xóc gạo, bột ở khâu ủ trong quy trình sản xuất hầu như được thu hồi lại để tận dụng nuôi heo Chi phí xử lý ở đây chỉ tính trên dòng nước thải Qua kết quả cân bằng 400 kg bún, định giá dòng thải như sau:

Bảng 5: Định giá chi phí dòng thải

Dòng thải Định lượng dòng

thải

Mô tả đặc điểm dòng thải Định giá

Nước thải sản xuất 3.375 lít/400 kg bún Nồng độ các chất hữu cơ cao

Nước rửa thiết bị

nhà xưởng 2.000 lít/400 kg bún

Chứa nồng độ các chất hữu cơ

Tổng cộng 5.375lít/400 kg bún Chi phí XLNT là

4.000đ/m3

21.500đồng

Trang 13

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP

4.1 NGUYÊN NHÂN GÂY HAO PHÍ NGUYÊN NHIÊN LIỆU

4.1.1 Nguyên nhân kỹ thuật

 Quản lý sản xuất không tốt:

- Các đoạn ống nước bị rò rỉ

- Không khóa chặt van, vòi đã hết sử dụng

- Để bột, cọng bún chảy ra ngoài cùng với nước thải

- Rơi vãi gạo trong lúc xóc, xay

- Để bột rơi vãi lan tràn nên phải sử dụng nhiều nước để dội

- Gạo giữ nhiều trên rá

- Bột giữ lại trong máy đánh bột nhiều

- Chưa tái sử dụng nước trong công đoạn rửa

- Rơi vãi bột trong khâu chuyển từ máy xay sang thùng ủ

- Chưa có biện pháp phòng ngừa sự cố các thiết bị

- Nền nhà xưởng thoát nước không tốt

- Còn để máy chạy không tải

 Thiết kế quá trình và thiết bị chưa tốt

 Thiếu thông tin về công suất của các thiết bị

 Quy trình vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm chưa hợp lý

 Sắp xếp quy trình sản xuất chưa có tính liên hoàn

4.1.2 Nguyên nhân quản lý

- Năng lực chuyên môn, ý thức tiết kiệm kém

- Công nhân chưa được huấn luyện đào tạo

4.2 CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ RA

a/ Cải tiến thiết bị

- Thay đổi phương pháp rửa chậu và máy xay bột bằng vòi bơm áp lực

- Trang bị van, vòi nước cho bồn rửa gạo và rửa bún

- Bố trí lại mặt bằng các khâu ngâm – vo – xay gạo và ủ bột cho phù hợp với quy trình

Trang 14

- Trang bị sàn và bồn rửa bún sau khi ép

- Dùng ống hút lớp nước trong phía trên thay vì dùng gáo chắt nước ra khỏi thùng

- Trang bị mô tơ điện cho máy xay và máy đánh bột, thay vì dùng động cơ diesel

- Thay các rá nhựa bằng rá inox với kích thước lỗ thích hợp

- Cải tạo cửa lò, kiểm soát quá trình đốt than nhằm tăng hiệu suất cháy

- Bố trí kho than cạnh bếp lò

b/ Quản lý nội vi

- Trang bị xe đẩy nhỏ, 4 bánh

- Trang bị vải che bún thành phẩm

- Lót nền nhà khu vực làm bún; đảm bảo độ nghiêng thoát nước, tránh tù đọng nước sau khi vệ sinh nền nhà

- Phơi than khô trước khi đưa vào sử dụng

- Bảo dưỡng các thiết bị, các mô tơ nhằm giảm tiếng ồn và tăng hiệu suất

- Giáo dục ý thức tiết kiệm cho công nhân

c/ Tuần hoàn tái sử dụng

- Xây bể thu hồi nước từ nước rửa gạo và rửa bún để rửa nhà xưởng và chuồng heo

- Lắp lưới chắn thu các cọng bún trôi ra cùng với nước rửa

d/ Biện pháp xử lý

- Cải tạo hệ thống mương thu gom nước rửa bún và nước vệ sinh nền nhà

- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải

- Trang bị quả cầu thông gió và chong chóng

CHƯƠNG 5: LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP SXSH

Trang 15

5.1 CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ RA

Sau khi tìm hiểu các quy trình và phân tích những nguyên nhân gây bất lợi cho

môi trường và kinh tế, chúng tôi đưa ra một số các giải pháp sau nhằm khắc phục

những sai lầm khuyết điểm trong sản xuất bún Ta có thể tóm tắt như sau:

Bảng 6 Các giải pháp sản xuất sạch hơn cho cơ sở sản xuất bún

STT Các giải pháp SXSH Thiết bị

Thực hiện ngay

Cần phân tích thêm

Bị loại

bỏ

Cải tiến thiết bị

1 Thay đổi phương pháp rửa chậu và máy

2 Trang bị van, vòi nước cho bồn rửa gạo và

3

Bố trí lại mặt bằng các khâu ngâm gạo –

vo gạo - xay gạo và ủ bột cho phù hợp với

quy trình

4 Trang bị sàn và bồn rửa bún sau khi ép Có √

5 Dùng ống hút lớp nước trong phía trên Không √

Sản xuất sạch hơn

Kiểm soát quá trình

Thay đổi quá trình

Tuần hoàn tại chỗ

Quản lý

nội vi

Tái sinh Giảm chất thải tại nguồn

Cải tiến thiết bị

Sản phẩm phụ

Trang 16

thay vì dùng gáo chắt nước ra khỏi thùng

6 Trang bị mô tơ điện cho máy xay và máy

đánh bột, thay vì dùng động cơ diesel

Máy xay

và máy đánh bột √

7 Thay các rá nhựa bằng rá inox với kích

8 Cải tạo cửa lò, kiểm soát quá trình đốt

than nhằm tăng hiệu suất cháy Không √

Quản lý nội vi

11 Trang bị vải che bún thành phẩm Không √

13 Phơi than khô trước khi đưa vào sử dụng Không √

14 Bảo dưỡng các thiết bị, các mô tơ nhằm

giảm tiếng ồn và tăng hiệu suất

Máy xay,máy đánh bột, máy máy làm bún

15 Giáo dục ý thức tiết kiệm cho công nhân Không √

Tuần hoàn tái sử dụng

16 Xây bể thu hồi nước từ nước rửa gạo và

rửa bún để rửa nhà xưởng và chuồng heo Không √

17 Lắp lưới chắn thu các cọng bún trôi ra

Biện pháp xử lý

18 Cải tạo hệ thống mương thu gom nước

rửa bún và nước vệ sinh nền nhà Không √

19 Xây dựng hệ thống xử lý nước thải Không √

20 Trang bị quả cầu thông gió và chong

5.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CÁC GIẢI PHÁP TRONG SẢN XUẤT BÚN

Bảng 7: bảng đánh giá sơ bộ các giải pháp SXSH

STT Các giải pháp SXSH

Phân tích các giải pháp Yêu cầu về

kỹ thuật Lợi ích kinh tế

Lợi ích môi trường

Trang 17

1

Thay đổi phương pháp rửa

chậu và máy xay bột bằng vòi

bơm áp lực

Dễ thực hiện

Tăng hiệu suất sản xuất, kiểm soát lượng nước

sử dụng, tiết kiệm nước

Đảm bảo vệ sinh

an toàn thực phẩm

2 Trang bị van, vòi nước cho

bồn rửa gạo và rửa bún Dễ thực hiện

Kiểm soát lượng nước sử dụng, tiết kiệm nước

Giảm lượng nước thải

Giảm chất thải, đảm bảo vệ sinh cho sản phẩm

4 Trang bị sàn và bồn rửa bún

Tăng hiệu suất sản xuất,giảm thất thoát bột

Đảm bảo vệ sinh cho sản phẩm

6

Trang bị mô tơ điện cho máy

xay và máy đánh bột, thay vì

dùng động cơ diezel

Dễ thực hiên

Giảm tiếng ồn

và khí thải ra ngoài môi trường

Giảm chất thải, đảm bảo vệ sinh cho thực phẩm

8

Cải tạo cửa lò, kiểm soát quá

trình đốt than nhằm tăng hiệu

suất cháy

Dễ thực hiện

Tiết kiệm than, giảm chi phí sản xuất

Giảm khí chất thải, tăng hiệu suất cháy

9 Bố trí kho than cạnh bếp lò Dễ thực hiện Tiết kiệm sức

13 Phơi than khô trước khi đưa

14 Bảo dưỡng các thiết bị, các

mô tơ nhằm giảm tiếng ồn và Dễ thực hiện Tăng hiệu suất làm việc Giảm tiếng ồn

Ngày đăng: 28/02/2013, 09:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất 400kg bún thành phẩm - SXSH-đánh giá tiềm năng cơ sở sản xuất bún
Bảng 1 Nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất 400kg bún thành phẩm (Trang 9)
3.1. SƠ ĐỒ CễNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ CÁC DềNG THẢI - SXSH-đánh giá tiềm năng cơ sở sản xuất bún
3.1. SƠ ĐỒ CễNG NGHỆ SẢN XUẤT VÀ CÁC DềNG THẢI (Trang 10)
Bảng 3: Xác định nguồn thải - SXSH-đánh giá tiềm năng cơ sở sản xuất bún
Bảng 3 Xác định nguồn thải (Trang 11)
Bảng 5: Định giá chi phí dòng thải - SXSH-đánh giá tiềm năng cơ sở sản xuất bún
Bảng 5 Định giá chi phí dòng thải (Trang 12)
Bảng 6. Các giải pháp sản xuất sạch hơn cho cơ sở sản xuất bún - SXSH-đánh giá tiềm năng cơ sở sản xuất bún
Bảng 6. Các giải pháp sản xuất sạch hơn cho cơ sở sản xuất bún (Trang 15)
Bảng 7: bảng đánh giá sơ bộ các giải pháp SXSH. - SXSH-đánh giá tiềm năng cơ sở sản xuất bún
Bảng 7 bảng đánh giá sơ bộ các giải pháp SXSH (Trang 16)
Bảng 10. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trong chăn nuôi - SXSH-đánh giá tiềm năng cơ sở sản xuất bún
Bảng 10. Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm trong chăn nuôi (Trang 22)
Bảng 11. Danh sách thành viên đội SXSH - SXSH-đánh giá tiềm năng cơ sở sản xuất bún
Bảng 11. Danh sách thành viên đội SXSH (Trang 24)
Bảng 13. Bảng theo dừi giỏm sỏt thực hiện SXSH - SXSH-đánh giá tiềm năng cơ sở sản xuất bún
Bảng 13. Bảng theo dừi giỏm sỏt thực hiện SXSH (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w