1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

HDI - chỉ số phát triển con ngươi

25 6,1K 48

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 783,5 KB

Nội dung

Việc đưa ra chỉ số này là vôcùng cần thiết, bởi việc xếp hạng về HDI toàn cầu giúp cho các nước biết đượckết quả phát triển con người của mình trong một giai đoạn dài, giúp các nước có t

Trang 1

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HUMAN DEVERLOPMENT INDEX - HDI)

I.1 Sự cần thiết phải đánh giá chỉ số phát triển con người

Tài sản thực sự của một quốc gia là con người và mục đích của phát triển

là tạo môi trường cho phép người dân được hưởng thụ một cuộc sống trườngthọ, mạnh khoẻ và sáng tạo Con người là vốn quý nhất, là mục tiêu phảihướng tới của mọi hoạt động kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và toàn thế giới.Việc lựa chọn chỉ tiêu phản ánh sự phát triển con người có ý nghĩa rất quantrọng, đặc biệt là trong xã hội hiện đại ngày nay Trước đây, người ta thườngdựa vào các chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người(GDP/người) hoặc tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (NGI/người)

để phân chia thành các nhóm nước giàu, nghèo Nhưng trên thực tế, khôngphải cứ nước nào có thu nhập cao thì trình độ dân trí đều cao và đều chú ýchăm lo sức khoẻ, phúc lợi xã hội cho con người Ngược lại, không ít nước tuy

có thu nhập bình quân đầu người thấp, đời sống vật chất còn khó khăn, nhưnglại quan tâm tới mục tiêu giáo dục, y tế, sức khoẻ cho mọi thành viên

Chính vì vậy, Cơ quan Báo cáo phát triển con nguời của chương trìnhphát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) đã lựa chọn và đưa ra chỉ số phát triểncon người (Human Development Index - HDI) Việc đưa ra chỉ số này là vôcùng cần thiết, bởi việc xếp hạng về HDI toàn cầu giúp cho các nước biết đượckết quả phát triển con người của mình trong một giai đoạn dài, giúp các nước

có thể đề ra các chính sách và chiến lược phát triển hợp lý trong thời gian tiếptheo nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi thành viên trong xã hội

1.2 Quan niệm về HDI và chỉ số đánh giá, đo lường HDI

* Chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo tổng hợp về sự pháttriển con người, phản ánh mức độ đạt được những khát vọng của họ Chỉ sốHDI được Cơ quan Phát triển con người của Liên Hợp quốc đưa ra để kiểmsoát, đánh giá tiến bộ trong sự phát triển con người HDI đo thành tựu trungbình của mỗi quốc gia trên 3 phương diện của sự phát triển, đó là:

- Một cuộc sống dài lâu và khoẻ mạnh được đo bằng tuổi thọ trung bình

dự kiến từ lúc sinh

- Kiến thức của dân cư được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ (với trọng

số 2/3) và tỷ lệ nhập học các cấp (với trọng số 1/3) Theo công thức tính:

Trang 2

G = 2a + b

3

- Mức sống của con người được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội (GrossDomestic Product - GDP) bình quân đầu người và điều chỉnh theo phươngpháp sức mua tương đương (Purchasing Power Parity - PPP), tính bằng đôla

Mỹ (USD) Trong đó:

+ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ

tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, trongmột thời kỳ nhất định, thường là một năm

+ Phương pháp sức mua tương đương (PPP) do Liên Hợp Quốc đưa ra

cho phép có sự so sánh chuẩn về giá thực tế giữa các quốc gia

+ GDP và PPP bình quân đầu người, được tính bằng tổng sản phẩm

quốc nội và GDP được chuyển đổi theo phương pháp sức mua của một quốcgia chia cho tổng số dân cư ở một thời kỳ nhất định, đơn vị tính là USD/người

Như vậy, HDI là thước đo tổng hợp so với các chỉ tiêu khác Thu nhập

và thu nhập bình quân chỉ là phương tiện để có được sự phát triển con người,còn các chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con người lại chỉ phản ánh từngmặt cụ thể Chính vì vậy, bắt đầu từ năm 1990, cơ quan báo cáo phát triển conngười của Liên Hợp Quốc đã sử dụng chỉ tiêu này để thực hiện việc xếp thứhạng các nước theo tình trạng phát triển con người

Ở Việt Nam, chỉ số HDI được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1996, căn

cứ vào kết quả tổng điều tra dân số 1989 Lần thứ hai dựa vào tổng điều tra dân

số năm 1999, được tính HDI vào năm 2001

* Để tính được giá trị HDI, trước hết cần phải tính ba chỉ số thành phần:tuổi thọ, kiến thức và thu nhập Quy tắc chung để tính các chỉ số thành phầnnày là sử dụng các giá trị tối thiểu và tối đa cho từng chỉ số theo công thức sau:

Chỉ số thước đo thành phần = Giá trị thực - Giá trị tối thiểu

Giá trị tối đa - Giá trị tối thiểu

Các giá trị biên (tối đa - max và tối thiểu - min) của tuổi thọ, kiến thức

và GDP/ người thực tế theo PPP là giá trị quốc tế, chung cho tất cả các nước

Trong đó, G: Chỉ số phát triển giáo dục a: tỉ lệ người lớn biết chữ (%) b: tỉ lệ nhập học các cấp (%)

Trang 3

Các giá trị quốc tế để tính chỉ số HDI

(GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng - Giáo trình Kinh tế phát triển, 2005)

Việc tính chỉ số thu nhập có phức tạp hơn, được thống nhất tính theocông thức sau:

I3 = log (giá trị thực) - log (giá trị tối thiểu)

log (giá trị tối đa) - log (giá trị tối thiểu)

Tổng hợp ba chỉ số thành phần, có được chỉ số HDI theo công thức sau:

Giá trị của chỉ số HDI dao động trong phạm vi từ 0,000 đến 1,000 Trên

cơ sở giá trị này, Cơ quan báo cáo con người của Liên Hợp Quốc đã phân chiathành 3 nhóm như sau:

+ Nhóm HDI thấp, có giá trị từ 0,000 đến 0,499

+ Nhóm HDI trung bình, có giá trị từ 0,500 đến 0,799

+ Nhóm HDI cao, có giá trị từ 0,800 đến 1,000

Việc đánh giá chỉ số HDI cho thấy, quốc gia nào có thu nhập cao, cóchính sách giáo dục và chăm sóc sức khoẻ dân cư thích đáng thì vị trí HDI sẽcao Một số nước có mức thu nhập cao, nhưng không quan tâm đầy đủ tới việcnâng cao dân trí và chăm sóc sức khoẻ dân cư thì vị trí HDI sẽ giảm đi Đối vớimột số quốc gia, trong đó có Việt Nam, tuy mức thu nhập thấp nhưng do chínhsách của nhà nước quan tâm đến y tế, giáo dục nên giá trị HDI tăng lên Nhưvậy thách thức đặt ra với mỗi quốc gia trên toàn thế giới là phải tìm ra nhữnggiải pháp để rút ngắn khoảng cách về HDI nhằm nâng cao chất lượng cuộcsống toàn diện của mỗi người dân trong xã hội

II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ SỰ PHÂN HOÁ CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI - HDI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

HDI = I 1 Trong đó, I + I 2 + I 3 3 1 : Chỉ số tuổi thọ

I 2 : Chỉ số giáo dục

I 3 : Chỉ số thu nhập

Trang 4

II.1 Sự phân hoá HDI trên thế giới

II.1.1 Sự phân hoá HDI trên thế giới theo thời gian

II.1.1.1 Khái quát chung

Kể từ năm 1990, Cơ quan Báo cáo phát triển con nguời của chương trìnhphát triển của Liên Hợp Quốc bắt đầu dùng chỉ số HDI để đánh giá các thànhtựu trong phát triển con người qua ba chỉ số thành phần và để thực hiện xếpthứ hạng các nước Về cơ bản, những số liệu tổng hợp về HDI trên toàn thếgiới từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX đến nay đã có những tiến bộ vượt bậc Tuổithọ trung bình tăng lên và đạt mức 68,1 tuổi cho toàn thế giới (năm 2005), tỷ lệbiết chữ của người lớn và tỷ lệ nhập học các cấp cũng được tăng lên rõ rệt,GDP bình quân đầu người được cải thiện với mức tăng trung bình năm 1%.Giá trị của HDI cũng thay đổi đáng kể

Chỉ số phát triển con người thời kì 2001 - 2005

Tỷ lệ nhập học

Thu

Tuổi thọ

Tỉ lệ biết chữ

Tỷ lệ nhập học

Thu nhập

Thế giới 0,722 67 79,0 64,0 7.370 0,743 68,1 78,6 67,8 9,543

Đang phát triển 0,655 65 74,5 60,0 5.390 0,691 66,1 76,7 64,1 5,282

Kém phát triển 0,448 52 53,3 43,0 2.190 0,488 54,5 53,9 48,0 1,499

Phát triển 0,929 78 99,0 93,0 26.650 0,947 79,4 99,0 99,0 33.831

(Nguồn: Human Development Reports 2007)

Thứ bậc xếp hạng về chỉ số HDI của các quốc gia trên thế giới có sự thayđổi tương đối mạnh mẽ theo thời gian Sự thay đổi này diễn ra đối với cảnhững quốc gia có giá trị HDI cao nhất thế giới cũng như các quốc gia có giátrị HDI thấp nhất thế giới Sự thay đổi thứ bậc này được thể hiện qua các bảng

số liệu dưới đây:

Sự thay đổi thứ bậc của 10 nước có giá trị HDI đứng đầu thế giới

Trang 5

Đối với 10 quốc gia có chỉ số HDI thấp nhất thế giới Năm 1995, Nigiê

là nước có giá trị thấp nhất, tiếp đó là Mali, Bukinafaso…, Đến năm 2003,nước có giá trị HDI thấp nhất thế giới vẫn là Nigiê, tiếp đó là Seria Leon,Bukinafaso, Mali…, CH Côngô đứng ở vị trí thứ 10 từ dưới lên Các nước cóchỉ số HDI thấp nhất thế giới tập trung hầu hết ở Châu Phi Sự thay đổi về thứbậc của 10 nước có giá trị HDI thấp nhất thế giới diễn ra chậm chạp

II.1.1.2 Sự phân hoá HDI theo các chỉ tiêu

a Về chỉ tiêu y tế, chăm sóc sức khoẻ

Sự phân hoá chỉ số HDI trên thế giới thông qua các chỉ tiêu về y tế, chămsóc sức khoẻ được thể hiện qua 2 biểu đồ dưới đây:

Trang 6

Thông qua, hai biểu đồ trên ta thấy, về mặt y tế chăm sóc sức khoẻ thếgiới đã đạt được những tiến bộ to lớn:

- Mức độ tử vong trẻ em, từ năm 1960 đến năm 2003 có xu hướng giảm

liên tục, đặc biệt từ những năm 80 của thế kỉ XX trở lại đây Mức độ giảmnhanh nhất, đó là các nước thuộc khu vực Tây Á, Nam Á, Trung Đông donhững công bước đầu của công cuộc, cải cách xã hội ở các nước này Tuynhiên thông qua biểu đồ này chúng ta cũng thấy, có sự phân hoá giữa các khuvực trên thế giới Tỉ lệ tử vong trẻ em ở châu Phi vẫn là cao nhất khoảng

170o/oo, tỉ lệ này thấp nhất ở các nước phát triển chỉ khoảng dưới 10o/oo

- Về tuổi thọ của các nhóm nước chúng ta lại thấy có chiều hướng trái

ngược với biểu đồ tỉ lệ tử vong trẻ em Tuổi thọ bình quân của tất cả các nhómnước đều tăng (trừ khu vực châu Phi nghèo đói), thể hiện được thành côngtrong lĩnh vực y tế của thế giới Cao nhất trong chỉ tiêu này là các nước pháttriển với tuổi thọ đạt khoảng xấp xỉ 80 tuổi Thấp nhất là các nước châu Phinghèo đói, con số này chỉ dừng lại ở khoảng 47 tuổi Với hiện tượng châu Phinghèo đói tuổi thọ có giảm đi đôi chút so với năm 1990 có thể là một trườnghợp cá biệt do sự khó khăn khắc nghiệt về tự nhiên, dịch bệnh đặc biệt là đạidịch HIV - ADSIA đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến tuổi thọ của cácquốc gia ở khu vực này

Một vài chỉ tiêu về y tế thế giới giai đoạn 1990 - 2000

Bình quân tính trên 1 vạn dân Ngân sách dành

cho y tế (% GDP)

Trang 7

Á, Tây Á, các nước Trung Đông và khu vực châu Phi nghèo đói; trong khi đócác nước ở khu vực châu Âu, châu Mỹ lại có mức trung bình cao hơn thế giới.Bên cạnh đó, chúng ta còn nhận thấy số năm đến trường của khu vực Mỹlatinh và Cribê có tốc độ tăng nhanh nhất do sự cải cách các chính sách giáodục thuộc các gia này Đồng thời, dẫn đầu về số năm đến trường vẫn thuộc vềnhóm nước OECD, với số năm trung bình đến trường của người dân đạtkhoảng từ 16 - 17năm Tuy nhiên ở đây, trường hợp của các nước ở khu vựcTrung Á, ta thấy số năm đến trường năm 2001 so với năm 1990 không thay đổi

và có chiều hướng giảm do một số biến động về tình hình xã hội, suy thoái,biến động kinh tế…

c Về chỉ tiêu thu nhập quốc dân và thu nhập bình quân đầu người

Trang 8

Về chỉ số này chúng ta cũng nhận thấy sự phát triển chung của thế giới,tổng giá trị thu nhập của các quốc gia đều tăng qua các năm, trong đó các nướcphát triển (OECD) vẫn là khu vực có mức thu nhập bình quân theo đầu người

là cao nhất trên 30.000 USD/năm; trong khi đó các quốc gia thuộc khu vựcchâu Phi thì ngược lại có sự gia tăng không đáng kể qua các năm và nhìnchung cư dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ

Tóm lại, về sự phân hoá các chỉ tiêu theo thời gian, chúng ta có thể rút ra

những nhận xét tổng quát đó là: chỉ số HDI của các nước trên thế giới đều có

sự gia tăng qua các năm Trong đó chất lượng cuộc sống cao nhất vẫn thuộc vềcác quốc gia thuộc nhóm OECD, còn lại các quốc gia khác trên thế giới đều có

sự phát triển nhưng nhìn chung, chất lượng cuộc sống ở nhiều quốc gia cònhạn chế, đặc biệt là các nước thuộc khu vực châu Phi (khu vực Sahara) vẫn lànơi có chất lượng cuộc sống thấp nhất thế giới do nguyên nhân khó khăn về tựnhiên - thiên tai, dịch bệnh kết hợp cùng với những bất ổn về mặt chính trị…

II.1.2 Sự phân hoá HDI trên thế giới theo không gian

Trong số 177 quốc gia cung cấp số liệu để xây dựng HDI cho năm 2003,

57 nước được xếp hạng HDI cao với giá trị từ 0,801 đến 0,963; 88 nước (trong

đó có Việt Nam) được xếp hạng HDI trung bình với giá trị từ 0,505 đến 0,799

và 32 nước được xếp hạng HDI thấp với giá trị từ 0,275 đến 0,499 Theo Báocáo năm 2005 có 18 nước, với tổng cộng số dân là 460 triệu người, đã bị thụtlùi về HDI kể từ năm 1990 khi Báo cáo Phát triển con người đầu tiên đượcxuất bản Tuy nhiên, xét về tổng thể đã đạt được một số tiến bộ: nói chung,người dân ở các nước đang phát triển đã có cuộc sống khoẻ mạnh hơn, đượchọc hành tốt hơn và ít bị nghèo túng hơn

Sự chênh lệch về giá trị HDI giữa các quốc gia và khu vực trên thế giới

là rất lớn, được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Mười nước đứng đầu thế giới về chỉ số HDI năm 2005

trung bình

Tỉ lệ người lớn biết chữ

Tỉ lệ nhập học các cấp

Thu nhập bình quân (PPP)

Trang 9

(Nguồn: Human Development Reports 2007)

Mười nước có chỉ số HDI thấp nhất thế giới năm 2005

Tuổi thọ trung bình

Tỉ lệ người lớn biết chữ

Tỉ lệ nhập học các cấp

Thu nhập bình quân (PPP)

(Nguồn: Human Development Reports 2007)

Qua hai bảng số liệu trên ta thấy, chỉ số HDI của nước đứng thế giới làAixơlen cao gấp 2,88 lần so với nước có chỉ số HDI thấp nhất thế giới là XieraLeon Chênh lệch HDI giữa các quốc gia trong phạm vi một khu vực cũngđáng kể Ở khu vực Đông Nam Á, giá trị HDI cao nhất thuộc về Singapo(0,884), còn thấp nhất là Lào (0,525) Trong thế giới Ả Rập, quốc gia có giá trịHDI cao nhất là Baranh (0,839), thấp nhất là Gibuti (0,462)

Đáng chú ý là mối quan hệ giữa các chỉ số thành phần tạo nên giá trịHDI ở mỗi quốc gia rất khác nhau, nên có những nước có chỉ số HDI nhưnhau, song mức thu nhập lại không giống nhau; nhưng có những nước có cùngmức thu nhập, song lại khác nhau về giá trị HDI

Trang 10

Các nước có cùng giá trị HDI nhưng khác nhau về mức thu nhập

Các nước có cùng mức thu nhập nhưng khác nhau về giá trị HDI

Tên nước GDP/người

theo PPP.USD

Tuổi thọ trung bình (năm)

Tỉ lệ người lớn biết chữ (%)

Giá trị HDI

Như vậy, sự phân hoá chỉ số HDI giữa các quốc gia và khu vực trên thếgiới là rất sâu sắc Các nước đứng đầu thế giới về HDI thường tập trung ởChâu Âu và khu vực Bắc Mỹ Các nước có giá trị HDI thấp nhất thế giới là cácnước khu vực Châu Phi

II.1.3 Những thách thức trong việc phát triển chỉ số phát triển con người (HDI) của thế giới

Việc các chỉ số phát triển nhân bản của thế giới đều có xu hướng tăngqua các năm đã đánh dấu những thành tựu to lớn của con người trong nỗ lựcphấn đấu không ngừng nghỉ cho việc cải thiện nâng cao cuộc sống về mọi mặt.Tuy nhiên bên cạnh những đặc điểm như chúng ta vừa phân tích ở trên, chúng

ta cũng gặp những thách thức to lớn trong việc cải thiện đời sống xã hội, đó là:

- Sự phát triển không đồng đều giữa các quốc gia và khu vực trên thếgiới Thách thức đặt ra với các nước là phải tìm các giải pháp hữu hiệu để giảmkhoảng cách này trong sự phát triển con người

- Sự bất bình đẳng trong một số khía cạnh của các quốc gia trên thế giới.Chẳng hạn như ở Việt Nam: "Mỗi lần đi bệnh viện tiêu tốn 40% thu nhập hàng

Trang 11

tháng của người dân trong số 20% nghèo nhất ở Việt Nam Mức chi của hộ giađình cho việc khám chữa bệnh cao như vậy đã đẩy 3 triệu người dân lâm vàocảnh nghèo túng".

- Những thách thức về thương mại quốc tế đối với các nước đang pháttriển trong đó có Việt Nam Việc đánh thuế "đánh thuế bấp hợp lý" đối với cácnước nghèo nhất trên thế giới chưa hợp lí Chẳng hạn thuế nhập khẩu của Hoa

Kỳ áp dụng cho những nước như Việt Nam và Băng-la-đét cao hơn khoảng 10lần so với hầu hết các nước trong Liên minh Châu Âu

- Tình trạng giá cả thị trường bị bóp méo do chính sách trợ cấp trong lĩnhvực xuất khẩu cũng có tác động trực tiếp đến các nhà sản xuất nhỏ Trong năm

2002 - 2003, giá thành sản xuất lúa gạo ở Hoa Kỳ là 415 USD/tấn và xuất khẩuvới giá 275 USD/tấn, buộc các đối thủ xuất khẩu gạo như Thái Lan và ViệtNam phải điều chỉnh theo sự cạnh tranh bất bình đẳng này

II.2 Sự phân hoá chỉ số HDI ở Việt Nam

II.2.1 Thành tựu phát triển con người của Việt Nam

Kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế - xã hội đất nước Đặcbiệt là trong vòng một thập kỷ trở lại đây, Việt Nam đã đạt được những thànhtựu đáng kể trong sự nghiệp phát triển con người Điểm đáng chú ý là chỉ sốHDI đang tăng lên đáng kể, vị trí về chỉ số HDI của Việt Nam so với các quốcgia được đánh giá trên thế giới đã không ngừng tăng lên qua các năm Thể hiệnqua bảng số liệu sau:

Thành tựu phát triển con người (HDI) của Việt Nam

(Nguồn: Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2007 và VnExpress)

Giá trị HDI của Việt Nam tăng liên tục từ 0,611 năm 1995 lên 0,671 năm

2000 và đạt 0,733 năm 2005 Nước ta duy trì được mức xếp hạng về phát triểncon người ở vị trí trung bình là 105 trong tổng số 177 nước được xếp hạng Giátrị HDI của Việt Nam tăng, phản ánh mức tăng về tuổi thọ từ 67,8 năm 2000

Trang 12

lên 73,7 năm 2005 và GDP theo đầu người tăng từ 1.860 năm 2000 lên 2.070(2003) và 3.071 USD/người vào năm 2005.

Những thay đổi tích cực trong chỉ số HDI của Việt Nam phản ánh nhữngthành tựu đạt được trong các lĩnh vực phát triển chủ chốt như mức sống, y tế,giáo dục Giá trị HDI tăng từ 0,583 năm 1985 lên 0,605 năm 1990; 0,611 năm

1995 và 0,733 vào năm 2005 Xếp hạng HDI của Việt Nam trong các nước vàvùng lãnh thổ đã tăng từ 120/174 quốc gia năm 1992 lên 105/177 quốc giatrong năm 2005

Trong khu vực ASEAN, so sánh về thứ hạng chỉ số phát triển con người(HDI), Việt Nam chưa bằng Singapore, Brunei, Thái Lan hay Malaysia, nhưngvới chỉ số HDI đạt mức 0,733 trong năm 2005 thì Việt Nam có kết quả pháttriển con người liên tục tăng hằng năm khá cao, (chỉ số này là 0,583 năm 1985

và 0,691 năm 2004) Tuổi thọ trung bình ở Việt Nam từ 68,6 tuổi vào năm

2003 tăng lên 69 tuổi năm 2004, và năm 2005 là 73,3 tuổi Giá trị HDI củaViệt Nam đã tăng từ thứ 7 lên thứ 6 trong các quốc gia ASEAN Ở Châu Á, giátrị HDI của Việt Nam đã tăng từ 32 lên 28

Mức thu nhập bình quân đầu người tính theo sức mua của Việt Nam tăng

từ 2.070 USD/người năm 2003 lên 3071 USD/người năm 2005 Thống kê củaUNDP cho biết 1 USD ở Việt Nam có thể mua được lượng hàng gấp 4,5 đến 5lần ở nước khác Do đó, tuy thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam thấphơn nhiều nước như Nam Phi, Indonesia, Ai Cập, nhưng vị trí của Việt Namtrong bảng xếp hạng theo chỉ số HDI lại cao hơn Chính vì vậy, thứ bậc vềHDI đã cao hơn thứ bậc về GDP/người tính theo PPP tới 18 bậc (xếp theoGDP/người Việt Nam đứng thứ 123/177)

Theo báo cáo phát triển con người của UNDP năm 2005, Việt Nam đượccoi như một ví dụ thành công tiêu biểu cho nhóm các nước đang phát triển vềkhả năng tương tác cân bằng giữa phát triển kinh tế và phát triển con người.Báo cáo của UNDP nêu rõ tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm mạnh Với mứctăng trưởng kinh tế tương đương và mức thu nhập thấp hơn, Việt Nam đã vượtqua Trung Quốc về giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh Điều này khẳng định tăngtrưởng kinh tế của Việt Nam hướng vào sự phát triển xã hội, sự phát triển conngười, phù hợp với nền kinh tế mà Việt Nam lựa chọn đó là nền kinh tế thịtrường theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Ngày đăng: 09/07/2014, 21:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w