1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tháng 11: CHỦ ĐỀ 3

4 361 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • CHỦ ĐỀ 3:

Nội dung

Ngày soạn:…/…/2009. CHỦ ĐỀ 3: THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP QUANH TA A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được một số kiến thức về thế giới nghề nghiệp rất phong phú, đa dạng và xu thế phát triển hoặc biến đổi của nhiều nghề. - Biết cách tìm hiểu thông tin nghề. 2. Kỉ năng: - Kể được một số nghề đặc trưng minh hoạ cho tính đa dạng, phong phú của thế giới nghề nghiệp. 3. Thái độ: - Có ý thức chủ động tìm hiểu thông tin nghề. B. CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ: I. Chuẩn bị của GV: - Nghiên cứu nội dung chủ đề và các tài liệu tham khảo có liên quan. - Chuẩn bị phiếu học tập cho các nhóm: liệt kê một số nghề không theo một nhóm nhất định nào để HS phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động. - Chuẩn bị một số câu hỏi cho HS thảo luận về cơ sở khoa học của việc chọn nghề. - Chuẩn bị về tổ chức hoạt động của chủ đề. II. Chuẩn bị của HS: - HS tìm hiểu trước một số nghề hiện có ở địa phương. C. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ: I. Ổn định tổ chức: (1 phút) - GV nắm sỉ số của lớp: 9A vắng? II. Kiểm tra công tác chuẩn bị: (2 phút) - GV kiểm tra công tác chuẩn bị của HS, công tác bố trí lớp học, công tác trang hoàng III. Triển khai chủ đề: 1. Đặt vấn đề: (5 phút) - GV: ?Hảy kể một số nghề hiện có ở địa phương nơi em đang sống? (Nghề may mặc, nghề thợ xây, nghề đánh bắt thuỷ hải sản, nghề sửa chữa xe máy, nghề thợ mộc, nghề thợ điện, nghề làm vườn, nghề nội trợ ). - GV kể thêm một số nghề khác mà ở địa phương không có ? Ở địa phương chúng ta có nghề đánh bắt thuỷ hải sản trên biển nhưng nếu ở thị xã Quảng Trị liệu có nghề này không? (không). - Như vậy các em thấy rằng xung quanh ta có rất nhiều nghề vậy thì nghề nghiệp có phức tạp không và tại sao lại gọi là thế giới nghề nghiệp? Hiện nay thế giới nghề nghiệp được phân loại dựa trên những quan điểm chủ yếu nào? Những dấu hiệu nào để có thể khẳng định đó là một nghề? Để hiểu rỏ những vấn đề trên hôm nay thầy và trò chúng ta tìm hiểu chủ đề thứ ba 2. Triển khai chủ đề: a. Hoạt động 1: (11 phút) - GV thông báo nhu cầu của con người trong xã hội. - GV lấy một vd may một chiếc áo hay sản xuất một chiếc xe đạp cần phải làm trăm công việc riêng lẻ khác nhau. - GV có thể đặt ra câu hỏi: ?Ở nước ta hiện nay có bao nhiêu nghề? Trên thế giới hiện nay có bao nhiêu nghề? - GV phân tích số lượng nghề nghiệp hiện tại và nghề nghiệp trong tương lai để chứng minh rằng không có ai khẳng định rằng ta có thể thống kê được số lượng nghề có trong một đất nước hay ở trên thế giới. ? Các em hãy lấy một số ví dụ chứng minh một số nghề chỉ có ở địa phương này nhưng không có ở đại phương khác? ?Vậy các em có nhận xét gì về thế giới nghề nghiệp quanh ta như thế nào? ? Giải thích vì sao gọi là “thế giới nghề nghiệp”? I. Tính đa dạng, phong phú của thế giới nghề nghiệp: - Trong đời sống xã hội, nhu cầu của con người về vật chất và tinh thần vô cùng phong phú như ăn mặc, ở, đi lại, thưởng thức văn hoá nghệ thuật, học hành, giao tiếp, thông tin liên lạc, bảo vệ sức khoẻ Hoạt động lao động SX của XH cũng rất đa dạng trên một bình diện rộng lớn. - Thế giới nghề nghiệp quanh ta rất phong phú và đa dạng; thế giới đó luôn luôn vận động, thay đổi klhông ngừng như mọi thế giới khác. Do đó muốn chọn nghề phải tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, càng hiểu sâu thì việc chọn nghề càng chính xác. - Do hệ thống nghề nghiệp quá phức tạp và phong phú nên ta dùng cụm từ “Thế giới nghề nghiệp” để mô tả mức độ quá nhiều, không thể thống kê đầy đủ số nghề có trong xã hội loài người. b. Hoạt động 2 : (11 phút) ? Theo quan điểm phân loại này thì nghề nghiệp được chia ra làm mấy lĩnh vực? - GV giới thiệu 10 nhóm nghề thuộc lĩnh vực quản lí và lãnh đạo. - GV có thể cho HS lấy một số ví dụ minh hoạ. (Những nhóm nghề nào HS không thể lấy được các ví dụ minh hoạ thì giáo viên có thể lấy các ví dụ để HS hình dung) II. Phân loại nghề: a) Phân loại nghề theo hình thức lao động (lĩnh vực lao động) + Lĩnh vực quản lí, lãnh đạo: Có 10 nhóm nghề - Lãnh đạo các cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể và các bộ phận trong các cơ quan đó. - Lãnh đạo doanh nghiệp. - Cán bộ kinh tế, kế hoạch, tài chính, thống kê, kế toán - Cán bộ kỉ thuật công nghiệp. - Cán bộ kỉ thuật nông nghiệp, lâm nghiệp. - Cán bộ khoa học, giáo dục. - Cán bộ văn hoá nghệ thuật. - Cán bộ y tế. - Cán bộ luật pháp, kiểm sát. - GV giới thiệu 23 nhóm nghề thuộc lĩnh vực sản xuất. - GV có thể cho HS lấy một số ví dụ minh hoạ. (Những nhóm nghề nào HS không thể lấy được các ví dụ minh hoạ thì giáo viên có thể lấy các ví dụ để HS hình dung) ? Theo quan điểm phân loại nghề theo đào tạo thì nghề được chia làm mấy nhóm? - GV có thể giới thiệu tình hình nghề có dào tạo và chưa qua đào tạo ở địa phương và ở phạm vi cả nước hiện nay. - GV giới thiệu 8 nhóm nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động (Chú ý những yêu cầu cơ bản của nghề và những chống chỉ định của nghề) - Thư kí các cơ quan và 1 số nghề LĐ trí óc khác. + Lĩnh vực sản xuất: Có 23 nhóm nghề. - Làm việc trên các thiết bị động lực. - Khai thác mỏ, dầu, than, hơi đốt, chế biến than. - Luyện kim, đúc, luyện cốc. - Chế tạo máy, gia công kim loại, kỉ thuật điện và điện tử, vô tuyến điện. - Công nghiệp hoá chất. - Sản xuất giấy và sản phẩm bằng giấy, bìa. - Sản xuất vật liệu xây dựng, bê tông, sành sứ, gốm, thuỷ tinh. - Khai thác và chế biến lâm sản. - In. - Dệt. - May mặc. - Công nghiệp da, da lông, da giả. - Công nghiệp lương thực và thực phẩm. - Xây dựng. - Nông nghiệp. - Lâm nghiệp. - Nuôi, đánh bắt thuỷ sản. - Vận tải. - Bưu chính viễn thông. - Điều khiển máy nâng, chuyển. -Thương nghiệp, cung ứng vật tư, phục vụ ăn uống - Phục vụ công cộng và sinh hoạt. - Các nghề sản xuất khác. b) Phân loại nghề theo đào tạo: - Nghề được đào tạo. - Nghề không qua đào tạo. c) Phân loại nghề theo yêu cầu của nghề đối với người lao động: - Những nghề thuộc lĩnh vực hành chính. - Những nghề tiếp xúc với con người. - Những nghề thợ. - Nghề kỉ thuật. - Những nghề trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. - Những nghề tiếp xúc với thiên nhiên. - Những nghề có điều kiện lao động đặc biệt. c. Hoạt động 3: (10 phút) - GV giới thiệu 4 dấu hiệu cơ bản của III. Những dấu hiệu cơ bản của nghề: a) Đối tượng lao động: nghề. - GV cho HS tìm đối tượng, nội dung, công cụ, điều kiện lao động của một số nghề sau: Nghề thầy giáo, nghề thầy thuốc, nghề sửa chữa xe máy, nghề thợ may. - Là những thuộc tính, những mối quan hệ qua lại của các sự vật, các hiện tượng, các quá trình mà ở cương vị lao động nhất định, con người phải vận dụng và tác động vào chúng. b) Nội dung lao động: - Là những công việc phải làm trong nghề. c) Công cụ lao động: - Công cụ lao đông không chỉ là những dụng cụ gia công mà còn gồm những phương tiện làm tăng năng lực nhận thức của con người về các đặc điểm của đối tượng lao động, làm tăng sự tác động của con người tới đối tượng. d) Điều kiện lao động: - Là những đặc điểm của môi trường, trong đó lao động được tiến hành. IV. CỦNG CỐ: (3 phút) - GV tổng kết các quan điểm phân loại nghề, chỉ ra những nhận thức chưa chính xác về vấn đề này của một số học sinh trong lớp. ? Kể tên một số nghề ở địa phương? Và cho biết các dấu hiệu cơ bản của những nghề đó? V. DẶN DÒ: (2 phút) - Về nhà tìm hiểu thông tin của một số nghề hiện có ở địa phương em như tên nghề, đặc điểm hoạt động của nghề, các yêu cầu của nghề đối với người lao động, những chống chỉ định y học, nơi đào tạo nghề, triển vọng phát triển của nghề. . quan điểm chủ yếu nào? Những dấu hiệu nào để có thể khẳng định đó là một nghề? Để hiểu rỏ những vấn đề trên hôm nay thầy và trò chúng ta tìm hiểu chủ đề thứ ba 2. Triển khai chủ đề: a nghề. - Chuẩn bị về tổ chức hoạt động của chủ đề. II. Chuẩn bị của HS: - HS tìm hiểu trước một số nghề hiện có ở địa phương. C. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ: I. Ổn định tổ chức: (1 phút) - GV. phú của thế giới nghề nghiệp. 3. Thái độ: - Có ý thức chủ động tìm hiểu thông tin nghề. B. CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ: I. Chuẩn bị của GV: - Nghiên cứu nội dung chủ đề và các tài liệu tham khảo có

Ngày đăng: 09/07/2014, 01:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w