Tư tưởng “Thân dân” là truyền thống lâu đời, đã có trong tư tưởng của những bậc tiền bối.DOC

22 11K 17
Tư tưởng “Thân dân” là truyền thống lâu đời, đã có trong tư tưởng của những bậc tiền bối.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tư tưởng “Thân dân” là truyền thống lâu đời, đã có trong tư tưởng của những bậc tiền bối.

Trang 1

TƯ TƯỞNG “THÂN DÂN” MỞ BÀI:

Tư tưởng “Thân dân” là tư tưởng của dân tộc được hình thành và phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử của nước ta Trước hết chúng ta cần hiểu rõ tư tưởng ”Thân dân” là gì? “Thân dân” có nghĩa là gần gũi, gắn bó với nhân dân, Nhà nước lấy dân làm gốc, phải biết tin tưởng vào dân, dựa vào dân để xây dựng và phát triển đất nước Đồng thời cũng phải biết quan tâm đến đời sống nhân dân, chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân thì nhân dân mới tin tưởng và ủng hộ.

NỘI DUNG:

1) Tư tưởng “Thân dân” là truyền thống lâu đời, đã có trong tư tưởngcủa những bậc tiền bối:

Tư tưởng “Thân dân” đã được hình thành từ các triều đại phong kiến, tiêu biểu nhất là tư tưởng của Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi- những bậc danh nhân đại tài của dân tộc Trần Hưng Đạo đã thể hiện tư tưởng này qua câu nói của ông vào tháng 6 năm 1300, Hưng Đạo Vương ốm Vua ngự tới nhà thăm, hỏi rằng: "Nếu có điều chẳng may, mà giặc phương Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào?" Hưng Đạo Vương trả lời: "Ngày xưa Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) dựng nước, vua nhà Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã, đại quân ra Khâm Châu, Liêm Châu đánh vào Trường Sa, Hồ Nam, còn đoản binh thì đánh úp phía sau Đó là một thời Đời nhà Đinh, nhà Tiền Lê dùng người tài giỏi, đất phương nam mới mạnh mà phương bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng dân không lìa, xây thành Bình Lỗ mà phá được quân Tống Đó lại là một thời Vua nhà Lý mở nền, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm, Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thế Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây Vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước góp sức, giặc phải bị bắt Đó là trời xui nên vậy Đại khái, nó cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự Nếu nó tiến chậm như các tằm ăn, không cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy." Ông đã biết coi trọng sức mạnh của nhân dân, dựa vào dân để đánh giặc giữ nước, đây là một tư tưởng hết sức tiến bộ mà ở thời đại đó rất ít người có thể nhận ra vì các triều đại phong kiến xưa kia chỉ coi dân là cỏ dại: “thảo dân”.

Tư tưởng “Thân dân” còn được Nguyễn Trãi thể hiện rõ nét hơn nữa qua tư tưởng nhân nghĩa của mình Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là một triết lý sâu sắc, cốt lõi, bao trùm toàn bộ cuộc đời ông Nhân nghĩa là thương dân, vì dân, an dân; nhân nghĩa là sự khoan dung, độ lượng; nhân

Trang 2

nghĩa là lý tưởng xây dựng đất nước thái bình… Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi kế thừa quan điểm nhân nghĩa Nho giáo, nhưng đã được mở rộng, phát triển hơn, tạo nên dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam Đối với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là một tư tưởng, hơn nữa, là một phương pháp luận hết sức quan trọng Trong toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Trãi mà chúng ta còn lưu giữ được thì chữ “nhân” đã được nhắc đến 59 lần và chữ “nghĩa” là 81 lần Tổng cộng hai chữ “nhân”, “nghĩa” được ông sử dụng đến 140 lần Qua đó, có thể thấy, một trong những quan điểm nền tảng trong hệ thống tư tưởng của Nguyễn Trãi là “nhân nghĩa” Tất nhiên, ở đây cần nhấn mạnh rằng tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, mặc dù kế thừa tư tưởng nhân nghĩa của Khổng – Mạnh, nhưng cũng đã có sự khác biệt rất lớn so với tư tưởng Khổng – Mạnh – nó mang ý nghĩa tích cực, mở rộng và nâng cao hơn

Nhân nghĩa, trong quan điểm của Nguyễn Trãi, trước hết được gắn chặt

với tư tưởng vì dân và an dân: “việc nhân nghĩa cốt ở an dân”, “dùng quân

nhân nghĩa cứu dân khổ, đánh kẻ có tội”, “đại đức hiếu sinh, thần vũ bất sát, đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để an dân”(1) Như vậy, nhân nghĩa chính là yêu nước, thương dân, là đánh giặc cứu nước, cứu dân Nguyễn Trãi đã coi “an dân” là mục đích của nhân nghĩa và “trừ bạo” là đối tượng, là phương tiện của nhân nghĩa Vì vậy, người nhân nghĩa phải lo trừ “bạo”, tức lo diệt quân cướp nước Người nhân nghĩa phải đấu tranh sao cho “hợp trời, thuận người”, nên có thể lấy “yếu chống mạnh”, lấy “ít địch nhiều”, lấy “đại nghĩa thắng hung tàn”, lấy “chí nhân thay cường bạo”(2) Nhân nghĩa là cần phải đấu tranh để cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển Nhân nghĩa giống như là một phép lạ, làm cho “càn khôn đã bĩ mà lại thái, trời trăng đã mờ mà lại trong”(3) Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi , vì vậy, mang đậm sắc thái của tinh thần yêu nước truyền thống của người Việt Nam Ở đây, có thể thấy rõ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã vượt lên trên tư tưởng nhân nghĩa của Khổng – Mạnh và có sự sáng tạo, phát triển trong điều kiện cụ thể của Việt Nam Như vậy, với Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa gắn kết biện chứng với tư tưởng thuận dân, an dân là một yêu cầu cao, một hoài bão lớn, một mục đích chiến lược cần phải đạt tới Trước Nguyễn Trãi hàng nghìn năm, nhiều nhà tư tưởng trong lịch sử triết học Trung Quốc như Mạnh Tử… đã từng nêu rõ vai trò quan trọng của dân, sức mạnh của dân, tai mắt và trí óc sáng suốt của dân Ở Việt Nam, tư tưởng an dân đã trở thành một đạo lý vào thời Lý – Trần Trong thời kỳ đó, những tư tưởng về thân dân, khoan dân, huệ dân, v.v đã xuất hiện và đã góp phần tích cực vào việc làm cho thời đại Lý – Trần hưng thịnh Đến Nguyễn Trãi, quan điểm về an dân đã được ông tiếp thu, kế thừa, mở rộng và nâng cao trong suốt thời kỳ hoạt động của mình An dân có nghĩa là chấm dứt, là loại trừ những hành động tàn ác, bạo ngược đối với dân An dân còn là sự bảo đảm cho nhân dân có được một cuộc sống yên bình An dân là không được nhũng nhiễu “phiền hà” dân Với tư tưởng an dân, Nguyễn Trãi đã đưa ra một chân lý: phải giương cao ngọn cờ “nhân

Trang 3

nghĩa, an dân”, phải cố kết lòng dân làm sức mạnh của nước, làm thế nước Ông chủ trương cứu nước bằng sức mạnh của dân, muốn lấy lại được nước phải biết lấy sức dân mà kháng chiến Đó là một chiến lược bất khả biến, có tính trường tồn, một quy luật dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam Có một khía cạnh rất đáng quý trong tư tưởng về dân của Nguyễn Trãi, đó là tư tưởng trọng dân, biết ơn dân “Dân chúng” vẫn luôn được ông nhắc tới và chú ý đề cao ngay cả sau khi kháng chiến đã thành công, đất nước đã giành được độc lập và bước vào xây dựng cuộc sống mới Nguyễn Trãi nhận thức được rằng lực lượng làm ra thóc gạo, cơm ăn, áo mặc là do ở nhân dân; rằng điện ngọc cung vàng của vua chúa cũng đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà có: “thường nghĩ quy mô lớn lao, lộng lẫy đều là sức lao khổ của quân dân”(4) Chính xuất phát từ suy nghĩ như vậy, nên khi đã làm quan trong triều đình, được hưởng lộc của vua ban, Nguyễn Trãi đã nghĩ ngay đến nhân dân, những người dãi nắng dầm mưa, những người lao động cực nhọc Ông viết: “Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày” Trong suốt cuộc đời của mình, Nguyễn Trãi đã có cuộc sống gần gũi, gắn bó với nhân dân, hoà mình vào nhân dân Do đó, ông đã nhận thấy rất rõ những đức tính cao quý của nhân dân, hiểu được nguyện vọng tha thiết của nhân dân, thấy rõ được sức mạnh vĩ đại của nhân dân trong sáng tạo lịch sử.

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn tiến xa hơn một bước nữa, đó là ý tưởng xây dựng một đất nước thái bình, bên trên vua thánh tôi hiền, bên dưới không còn tiếng giận oán sầu: “thánh tâm dục dữ dân hưu túc, văn trị chung tu chí thái bình” (lòng vua chỉ muốn dân yên nghỉ, xếp võ theo văn, nước trị bình) (5); “vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn Dường ấy ta đà phỉ sở nguyền”(6) Như vậy, theo Nguyễn Trãi, một đất nước thái bình sẽ là đất nước có cuộc sống phồn vinh, tươi đẹp; đồng thời, có sự hoà thuận, yên vui với các nước khác Có thể nói, lý tưởng chính trị – xã hội của Nguyễn Trãi phù hợp với nguyện vọng, ước mơ của dân tộc, nhân dân; đạt tới tầm cao nhất và rộng nhất trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ cho phép Quan niệm của Nguyễn Trãi, vì thế, là một quan niệm tích cực và đầy tinh thần nhân bản Tầm chiến lược, nhìn xa trông rộng và khoa học trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn được thể hiện ở tư tưởng cầu người hiền tài giúp nước, giúp dân Nguyễn Trãi quan niệm rằng, nhân tố quyết định sự nghiệp xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị là nhân dân Làm thế nào để phát huy hết được những yếu tố tích cực của quần chúng nhân dân? Trong sức mạnh của nhân dân thì yếu tố nào là động lực mạnh mẽ nhất? Nguyễn Trãi đã chỉ ra,

đó là yếu tố nhân tài Trong Chiếu cầu hiền tài, ông cho rằng: “người tài ở

đời vốn không ít”, nên triều đình phải cầu hiền bằng nhiều đường, nhiều cách như học hành thi cử; hoặc tiến cử “văn võ đại thần, công hầu, đại phu từ tam phẩm trở lên, mỗi người đều cử một người, hoặc ở triều đình, hoặc ở thôn dã, bất cứ là đã xuất sĩ hay chưa, nếu có tài văn võ, có thể trị dân coi quân, thì… tùy tài trao chức”; hoặc ứng cử “người có tài ở hàng kinh luân bị khuất ở hàng quân nhỏ”, “người hào kiệt náu ở nơi đồng nội, lẫn ở hàng binh lính” phải tự

Trang 4

mình đề đạt để gánh vác việc dân, việc nước Như vậy, rõ ràng rằng, Nguyễn Trãi đã rất chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng, phát triển và sử dụng nhân tài vào việc trị quốc, an dân Có thể nói, chiến lược con người của Nguyễn Trãi, cho đến nay, vẫn mang đậm tính thời sự đối với chúng ta.

Tóm lại, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là nội dung cốt lõi trong toàn bộ hệ thống tư tưởng triết học – chính trị của ông Tư tưởng ấy có phạm vi rộng lớn, vượt ra ngoài đường lối chính trị thông thường, đạt tới mức độ khái quát, trở thành nền tảng, cơ sở của đường lối và chuẩn mực của quan hệ chính trị, là nguyên tắc trong việc quản lý, lãnh đạo quốc gia Không chỉ có ý nghĩa to lớn trong thời đại mình, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã tạo nên một dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.

2) “Thân dân” trong tư tưởng của Hồ Chí Minh:

Tiếp nhận dòng chảy văn hóa truyền thống của dân tộc và thời đại, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được vai trò to lớn của nhân dân Không chỉ dừng lại ở đó, Người còn luôn luôn tôn trọng, tin tưởng và đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, trước hết Chính vì vậy, cả cuộc đời của Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành Về thực chất, đây cũng chính là tư tưởng thân dân Người cán bộ giữ được cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, là người có ý thức phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc, của Đảng lên trên hết, là thân dân.

Vậy thì vì sao ta phải “Thân dân”? Hồ Chí Minh giải thích: dân là gốc của nước Dân là người đã không tiếc máu xương để xây dựng và bảo vệ đất nước Nước không có dân thì không thành nước Nước do dân xây dựng nên, do dân đem xương máu ra bảo vệ, do vậy dân là chủ của nước Nhân dân đã cung cấp cho Đảng những người con ưu tú nhất Lực lượng của Đảng có lớn mạnh được hay không là do dân Nhân dân là người xây dựng, đồng thời cũng là người bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ của Đảng Dân như nước, cán bộ như cá Cá không thể sinh tồn và phát triển được nếu như không có nước Nhân dân là lực lượng biến chủ trương, đường lối của Đảng thành hiện thực Do vậy, nếu không có dân, sự tồn tại của Đảng cũng chẳng có ý nghĩa gì Đối với Chính phủ và các tổ chức quần chúng cũng vậy.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nói: “Nước lấy dân làm gốc; Gốc có vững, cây mới bền Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân Người rất tâm đắc với câu nói dân gian: “Dễ mười lần không dân cũng chịu Khó vạn lần dân liệu cũng xong.” Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” Sự đoàn kết của nhân dân là lực lượng vô địch, dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại nổi “Sự đồng tâm của đồng bào đúc thành một bức tượng đồng xung quanh Tổ quốc Dù địch hung tàn xảo quyệt đến mức nào đụng đầu nhằm bức tường đó, chúng cũng phải thất bại.”.

Trang 5

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, biểu hiện trước hết của dân là gốc là phải tin ở dân, gần gũi dân, và biết dựa vào dân; Phải có ý thức rõ “dân chúng rất khôn khéo, rất hăng hái, rất anh hùng” Muốn hoàn thành nhiệm vụ, muốn biến đường lối chủ trương của Đảng thành phong trào quần chúng, thành sức mạnh cách mạng thì Đảng phải có đường lối đúng đắn; cán bộ đảng viên “phải liên lạc mật thiết với dân chúng, xa rời dân chúng là cô độc Cô độc thì nhất định thất bại” Cán bộ đảng viên còn phải học hỏi dân, “nếu không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân”, mà “muốn hiểu biết, học hỏi dân thì ắt phải có nhiệt thành, có quyết tâm”.

Hồ Chí Minh cho rằng phải thực hiện dân chủ với dân để phát huy tinh thần làm chủ của dân là cốt lõi của vấn đề dân là gốc Người thường nói: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân làm chủ” Vậy quyền hạn, nghĩa vụ của người làm chủ phải thế nào? Câu trả lời của Người là: “Nếu Chính phủ sai thì phải phê bình, phê bình nhưng không phải là chửi” Và người yêu cầu: “Người làm chủ trước hết phải làm tròn bổn phận công dân, tức là phải tuân theo pháp luật Nhà nước; tuân theo kỷ luật lao động; giữ gìn trật tự chung; nộp thuế đúng kỳ, bảo vệ tài sản công cộng; bảo vệ Tổ Quốc “Phải chăm lo việc nước như việc nhà”, “phải biết tự mình lo toan gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ”; “làm chủ sao cho ra làm chủ, không phải làm chủ là muốn ăn bao nhiêu thì ăn, làm bao nhiêu thì làm”.

Theo Hồ Chí Minh, thiết thực nhất của việc bồi dưỡng “cái gốc” là phải thường xuyên chăm lo đời sống cho dân, chăm lo lợi ích chính đáng của dân Người thường nhắc tới những câu của người xưa “có thực với vực được đạo”, “dân dĩ thực vi thiên” Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Đối với nhân dân không thể lý luận suông” Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm lo đời sống của dân: “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi Nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi Nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi Nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi” Đến khi Người qua đời, trong Di chúc Người để lại cho toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta trước khi về cõi vĩnh hằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Ðảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân" Một câu ngắn gọn, nhưng đã khái quát rất rõ mục đích cao nhất của sự nghiệp cách mạng là mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, đồng thời đó cũng là lời căn dặn tâm huyết của Người đối với toàn Ðảng và cũng là một trong những nội dung quan trọng nhất.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người luôn luôn nhằm một mục đích: Giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bất công, phấn đấu mang lại ấm no, hạnh phúc cho mỗi con người, trước hết là nhân dân lao động Ðó cũng chính là quan điểm nhất quán trong tư tưởng và hành động của Người Quan điểm nói trên của Người thể hiện những nội dung sau:

a) Chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng:

Trang 6

Cách mạng Tháng Tám thành công, đất nước giành được độc lập Nhưng những hậu quả của chế độ thực dân, phong kiến để lại hết sức nặng nề Ðất nước bị tàn phá, nhân dân sống trong cảnh khốn cùng, nạn đói đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập tới như một nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của Chính phủ mới là phải chăm lo đời sống của nhân dân.

Theo Người, độc lập, thống nhất của Tổ quốc không thể tách rời tự do, hạnh phúc của nhân dân Người nói: "Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì" Vì vậy, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam mới, Người đã đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách cần giải quyết nhằm đáp ứng những đòi hỏi trước mắt của nhân dân là chống nạn đói; chống nạn dốt và các tệ nạn xã hội khác; xóa bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò; thực hiện tín ngưỡng tự do; lương giáo đoàn kết Ðể thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, Người viết Thư gửi đồng bào toàn quốc ra sức cứu đói, Hô hào nhân dân chống nạn đói, "coi cuộc chống nạn đói cũng như cuộc chống ngoại xâm" Trong thư Gửi nông gia Việt Nam, Người khẩn thiết kêu gọi: "Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa! Ðó là cách thiết thực của chúng ta để giữ vững quyền tự do, độc lập" Ðể cứu nhân dân khỏi nạn đói đang trầm trọng Người đề nghị đồng bào cả nước và bản thân Người đã gương mẫu thực hiện trước: "Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa Ðem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo" Nhờ những biện pháp tích cực nói trên, chỉ trong một thời gian ngắn, nhân dân cả nước đã quyên góp được hàng vạn tấn gạo cứu đói Phong trào tăng gia sản xuất được đẩy mạnh, diện tích trồng lúa và hoa màu tăng lên, nhờ đó, nạn đói đã sớm được khắc phục.

Cùng với chiến dịch diệt giặc đói, chiến dịch diệt giặc dốt cũng được phát động Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, Vợ chưa biết thì chồng bảo, cha mẹ không biết thì con bảo", một phong trào thanh toán nạn mù chữ đã dâng cao trong cả nước Chỉ trong một thời gian ngắn, hơn hai triệu người đã biết đọc, biết viết Công tác văn hóa, giáo dục, y tế cũng được chính quyền mới quan tâm đẩy mạnh Tính ưu việt của chế độ xã hội mới đã được khẳng định và phát huy.

Ðể thiết lập cơ sở pháp lý cho nhà nước kiểu mới của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh về Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội lập hiến, thông qua Hiến pháp, khẳng định quyền làm chủ đất nước và các quyền tự do, dân chủ khác của nhân dân Ðồng thời, Người cũng bắt tay ngay vào việc chấn chỉnh bộ máy chính quyền các cấp, làm cho nó thể hiện được bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội mới Người viết Thư gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, nhắc nhở "Các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm Việc gì hại đến dân, ta

Trang 7

phải hết sức tránh Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta".

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Tài chính của Chính phủ lâm thời đã ra Nghị quyết giảm 25% thuế điền cho nông dân, các địa phương bị lụt được miễn thuế điền Ngày 20-11-1945, Chính phủ lâm thời ra thông cáo cho các điền chủ, tá điền và nông dân quy định các điền chủ phải giảm tô 25% cho tá điền, cho tá điền hoãn nợ và bỏ những địa tô phụ Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, khi chưa có điều kiện giải quyết ruộng đất cho nông dân, Ðảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh kịp thời ban hành nhiều chính sách nhằm từng bước mang lại quyền lợi dân chủ cho nhân dân trước hết là nông dân Khi bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong điều kiện đất nước vừa có hòa bình vừa có chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi việc chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân là một trong những mục tiêu quan trọng của đường lối, chính sách của Ðảng và Nhà nước ta Ðiều đó được thể hiện ngay trong quan điểm của Người về chủ nghĩa xã hội Người nói: "Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ (ví dụ: lấy vợ, lấy chồng sớm quá, cúng bái, liên hoan lu bù, lười biếng ) Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội" b) Mọi chính sách của Ðảng và Nhà nước đều phải hướng tới mục tiêu từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân:

Trong quá trình lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng các chính sách kinh tế Các chính sách kinh tế phải luôn luôn nhằm đạt tới sự ổn định và phát triển xã hội, đem lại hạnh phúc cho con người Theo Người, việc đề ra các chính sách xã hội đúng đắn và thực thi chúng có hiệu quả sẽ trở thành một động lực to lớn, đoàn kết được toàn dân tộc, ổn định vững chắc xã hội, phát huy mọi tiềm lực vật chất, tinh thần, tài năng sáng tạo của các tầng lớp nhân dân Kết quả của những chính sách xã hội đó cũng sẽ là cơ sở vững chắc ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn chống phá của bọn đế quốc và phản động.

Người xác định trách nhiệm của Ðảng và Nhà nước đối với nhiệm vụ chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Ngay từ những ngày đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám, Người đã chỉ rõ, "Chính phủ ta đã hứa với dân, sẽ gắng sức làm cho ai nấy đều có phần hạnh phúc Trong việc kiến thiết nước nhà, sửa sang mọi việc, phải làm dần dần, không thể một tháng, một năm mà làm được hết Song ngay từ bước đầu, chúng ta phải theo đúng phương châm Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh".

Người khẳng định Ðảng ta, Nhà nước ta từ nhân dân mà ra, vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ của nhân dân, không có lợi ích nào khác lợi ích của nhân dân Vì vậy cán bộ Ðảng và chính quyền từ trên xuống dưới,

Trang 8

đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân Phải lãnh đạo tổ chức, giáo dục nhân dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm Dân đủ ăn đủ mặc thì những chính sách của Ðảng và Chính phủ đưa ra sẽ dễ dàng thực hiện Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được c) Ðảng và Nhà nước phải có chính sách nhằm giúp đỡ những tầng lớp xã hội dễ bị tổn thương nhất:

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm chăm lo hạnh phúc các tầng lớp nhân dân Nhưng đối tượng mà Người dành sự quan tâm đặc biệt là: "những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân du kích, thanh niên xung phong) " Trong Di chúc, Người căn dặn Ðảng, Chính phủ phải chăm lo đến những quyền lợi thiết thực nhất của những người ấy, phải tạo điều kiện cho họ "có nơi ăn chốn ở yên ổn đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mọi người ".

Ðối với những liệt sĩ đã anh dũng hy sinh cho Tổ quốc, Người căn dặn chúng ta phải xây vườn hoa và bia tưởng niệm để đời đời biết ơn và giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ sau "Ðối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét".

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến các lực lượng trẻ đi đầu trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Người căn dặn: "Ðảng và Chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc Ðó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta".

Ðánh giá rất cao sự đóng góp của phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc và luôn quan tâm đến quyền bình đẳng thực sự của phụ nữ, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Ðảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo ".

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người cảm thông và hiểu rất rõ sự hy sinh, chịu đựng gian khổ của nông dân qua hàng trăm năm bị phong kiến thực dân đàn áp, bóc lột, hàng mấy chục năm chiến tranh nên Người không chỉ căn dặn phải chăm lo nâng cao đời sống chung chung mà Bác còn muốn một điều thật cụ thể và thiết thực là "miễn thuế nông nghiệp một năm" Người hiểu rất rõ rằng, đối với nông dân, một năm thuế nông nghiệp là quá nhỏ bé so với tất cả những gì mà họ đã đóng góp mấy chục năm qua cho kháng chiến nhưng nếu được miễn chắc chắn sẽ là niềm vui lớn nhất của mỗi gia đình Người muốn đem đến cho nông dân những hạt thóc, củ khoai để họ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc thật sự - chứ không phải là những lời động viên, ca ngợi hoa mỹ Người đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm cho nông dân để đồng bào thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất, sau nhiều năm liên tục đã ra sức

Trang 9

góp của, góp người, chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Không chỉ quan tâm đến việc chăm lo cho các tầng lớp nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn căn dặn Ðảng và Chính phủ quan tâm giúp đỡ cả những người là nạn nhân của chế độ cũ: "Ðối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu, thì Nhà nước phải vừa dùng giáo dục, vừa dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện”.

Sự quan tâm chăm lo đời sống nhân dân không chỉ dừng lại ở sự giúp đỡ về vật chất mà quan trọng hơn là Ðảng và Nhà nước phải tổ chức, tạo điều kiện cho nhân dân tự xây dựng đời sống hạnh phúc cho mình Trong Di chúc, Người viết: "Khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế Phát triển công tác vệ sinh, y tế Sửa đổi chế độ giáo dục cho hợp với hoàn cảnh mới của nhân dân, như phát triển các trường nửa ngày học tập nửa ngày lao động Củng cố quốc phòng Chuẩn bị mọi việc để thống nhất Tổ quốc Công việc trên đây là rất to lớn, nặng nề và phức tạp, mà cũng là rất vẻ vang"; "Ðây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi Ðể giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này, cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm dân là gốc là quan điểm khoa học, toàn diện Đó là sự kế thừa những tinh hoa dân tộc, là sự vận dụng sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam Từ thực tiễn cuộc sống, Hồ Chí Minh lưu ý: “Bất kỳ nơi nào có quần chúng, thì nhất định có ba hạng người: hạng hăng hái, hạng vừa vừa và hạng kém… Người lãnh đạo phải dùng hạng hăng hái làm trung kiên cho sự lãnh do hạng hăng hái đó mà nâng cao hạng vừa vừa và kéo hạng kém lên Phải học hỏi dân chúng, nhưng “không phải dân chúng nói gì, ta cũng cứ nhắm mắt theo”; phải “tìm ra mâu thuẫn trong những ý kiến khác nhau, xem cái nào đúng, cái nào sai” để vận dụng.

Một sự kiện nữa được nhiều người nhắc tới là tháng 10/1949 khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo Dân vận Người diễn đạt rất khái quát: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân Quan điểm của Người thật rõ ràng: Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Điều mà cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh nung nấu trăn trở là vấn đề thực hiện dân chủ với dân; làm thế nào để nhân dân “biết dùng quyền dân chủ” và “hưởng quyền dân chủ” Ngày 6/1/1946, chỉ bốn tháng sau khi khai sinh nền Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ lâm thời do Người đứng đầu đã tổ

Trang 10

chức cuộc tổng tuyển cử phổ thông, trực tiếp, bình đẳng lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam Tháng 11/1946, Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 2 đã thông qua bản Hiến pháp do Người chỉ đạo soạn thảo Nhà nước dân chủ, pháp quyền từ ý tưởng của Người đã dần dần trở thành hiện thực trên đất nước Việt Nam Quan điểm của Người trong những sự kiện lịch sử này rất mẫu mực, rõ ràng: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà”, “Hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền bầu cử.”

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà nước của dân còn bao hàm việc dân có quyền bãi miễn Chính phủ và nhân viên chính quyền Nhà nước các cấp, nếu họ có tư tưởng hoặc việc làm có hại đến nhà nước, hại đến dân Nhà nước Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập là Nhà nước kiểu mới: Nhà nước của dân Sức mạnh và sự trường tồn của nhà nước bắt nguồn từ lực lượng toàn dân đoàn kết, với tinh thần làm chủ - tự chủ Bởi thế nhà nước ta còn là nhà nước do dân Bác viết: “Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”, “Không có lực lượng nhân dân thì việc nhỏ mấy, dễ mấy làm cũng không xong”; “Vậy nên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối” Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân, do dân phải được thể hiện ở các chủ trương, chính sách của nhà nước trong mọi mặt đời sống xã hội là vì dân

Thân dân thì phải hiểu dân, nghe được dân nói, nói được cho dân nghe, làm được cho dân tin, là nhận biết được những nhu cầu của họ, biết được họ đang suy nghĩ gì, trăn trở cái gì? Họ mong muốn những gì? Và họ đang mong đợi gì ở người khác, nhất là ở người lãnh đạo, quản lý; phải biết phát hiện và đáp ứng kịp thời những nhu cầu và lợi ích thiết thực của dân; là nhìn thấy cả cái thực tại và vạch ra được viễn cảnh (tương lai) đúng đắn cho dân phát triển; là biết chia sẻ, đồng cảm và gần gũi với cuộc sống của dân, mọi suy nghĩ và hành động đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của dân, phản ánh đúng tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của dân.

Những ngày đầu xây dựng chính quyền cách mạng từ sau ngày Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói rõ vai trò to lớn của nhân dân, đồng thời vạch ra 12 điều răn rất cụ thể để giáo dục bộ đội, cán bộ “khi tiếp xúc và chung sống với nhân dân” Đảng ta tiếp thu tư tưởng “Nước lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó khẳng định: Cần thắt chặt hơn nữa quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, chính Đảng cũng từ nhân dân, là một bộ phận tiên tiến của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân thực sự là người chủ, trực tiếp tham gia công việc quản lý đất nước, quản lý xã hội trong giai đoạn mới của cách mạng Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật Việc gì lợi cho dân, ta

Trang 11

phải hết sức làm Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì người dân mới yêu ta, kính ta” (7)

Người yêu cầu cán bộ từ Chủ tịch nước trở xuống đều phải là đày tớ trung thành của nhân dân Theo Người: “Dân làm chủ thì Chủ tịch, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Ủy viên này khác là làm gì? Làm đày tớ Làm đày tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng” (8).

Từ thực tế, Bác đã thẳng thắn phê phán nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao, khi xuống cấp dưới triển khai công việc thì khệnh khạng như “ông quan” và nội dung truyền đạt thì rất đại khái, hình thức, vì vậy mà quần chúng không hiểu và rất sợ đi họp Đó là bệnh xa quần chúng, bệnh hình thức, không phải vì lợi ích của quần chúng

Việc đặt ra chương trình làm việc, kế hoạch hành động, tuyên truyền, nhiều cán bộ cũng không hỏi xem quần chúng cần cái gì, muốn nghe, muốn biết cái gì, “chỉ mấy ông cán bộ đóng cửa lại mà làm, ngồi ỳ trong phòng giấy mà viết, cứ tưởng những cái mình làm ra là đúng, mình viết là hay Nào có biết, cách làm chủ quan đó, kết quả là “đem râu ông nọ chắp cằm bà kia”, không ăn thua, không thấm thía, không lợi ích gì cả”

Là người phục vụ nhân dân, cán bộ Đảng, Nhà nước, đoàn thể đồng thời là người lãnh đạo, người hướng dẫn của nhân dân Theo Người: Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng, nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường Cán bộ, đảng viên phải làm thế nào để xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân Điều này cho thấy, Hồ Chí Minh không bao giờ đối lập vai trò người lãnh đạo với người đày tớ của nhân dân trong bản thân người cán bộ của Đảng và Nhà nước, mà trái lại Người yêu cầu phải làm thế nào để xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân Là lãnh đạo không có nghĩa là đè đầu cưỡi cổ nhân dân Bởi vì: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ cấp nào và ngành nào đều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân” (9).Trong Nhà nước của dân thì dân là chủ, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, nghĩa là có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành được các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân Cũng trên ý nghĩa đó, các vị đại diện của dân, do dân cử ra, chỉ là thừa ủy quyền của dân, chỉ là “công bộc” của dân theo ý nghĩa đúng đắn của từ này.

3) Quan điểm “lấy dân làm gốc” của Hồ Chí Minh là sự tiếp thu tưtưởng của Nho gia nhưng đã có nhiều sự tiến bộ

Tìm hiểu quan điểm “lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ta thấy có những điểm tương tự với quan điểm trên đây của Nho gia Điều đó cũng dễ hiểu, vì Người được tiếp thu một nền giáo dục Nho học từ người cha, một nhà nho có khí phách là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc Nhưng so với tư

Ngày đăng: 07/09/2012, 14:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan