tìm hiểu về tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh so với các bậc tiền bối.DOC

19 1.6K 5
tìm hiểu về tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh so với các bậc tiền bối.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tìm hiểu về tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh so với các bậc tiền bối

Trang 1

Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Bài tập lớn môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đề tài: Anh (chị) hãy tìm hiểu về tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh so với các bậc tiền bối Vấn đề này được Đảng và Nhà nước ta hiện nay giải quyết như thế nào?

Giáo viên hướng dẫn: Thạc sỹ Lê Thị Hoa Sinh viên thực hiện: Trần Khánh Linh STT:

Lớp tín chỉ: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2010

Trang 2

Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) là vị lãnh tụ cách mạng, là người lãnh đạo.công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho dân tộc Việt Nam Cuộc đời Hồ Chí Minh là một cuộc hành trình huyền thoại Trong chuyến hành trình 30 năm đi tìm đường cứu nước cho dân tộc mình (từ năm 1911 cho đến năm 1941) , Người đã tới nhiều quốc gia khác nhau để trực tiếp quan sát những chuyển biến tại các nước châu Phi, châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ và Trung Đông - một việc mà không có lãnh tụ nào khác làm được trong thế kỷ 20, tiếp nhận chủ nghĩa cách mạng khoa học Mác – Lênin, đúc rút nên hệ tư tưởng Hồ Chí Minh Trong công cuộc đấu tranh của nhân dân ta, tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn đuốc soi đường đi tới chiến thắng, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta, có ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ trong thời chiến mà cả trong thời bình.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã xác định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức

Trang 3

cách mạng, cần, kiêm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân…”

Tìm hiểu cụ thể hơn về tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh, có thể thấy tư tưởng này bao trùm và được thể hiện rất rõ nét qua các quan điểm của Người về con người, về sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, về xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân, về chú trọng đời sống nhân dân.

Từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã được tiếp xúc với Nho giáo, hiểu và tiếp thu các tư tưởng của Nho giáo, trong đó có tư tưởng “lấy dân làm gốc” Người cũng am hiểu lịch sử của dân tộc ta, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước qua bao triều đại phong kiến, hiểu được ngọn nguồn sức mạnh dân tộc là từ nhân dân mà ra, điều đó được phản ánh trong các loại hình văn hóa bình dân và văn hóa bác học của dân tộc: “Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

“Có lật thuyền mới biết sức dân như nước” “ Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc”

Sau này, khi ra đi tìm đường cứu nước, tiếp nhận chủ nghĩa Mác – Lênin làm đường lối cách mạng dân tộc, một lần nữa sức mạnh của nhân dân lại được nhắc tới: “cách mạng là sự nghiệp quần chúng của nhân dân, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử” Hoàn cảnh bên ngoài đó cùng với lòng yêu nước thương dân và tầm nhìn mới về tầm quan trọng của nhân dân đã đúc rút nên tư tưởng thân dân của Người.

Trang 4

Tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh có xuất phát điểm là tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Nho giáo, được thể hiện rõ trong quan điểm của Khổng Tử và các thế hệ học trò về sau qua câu nói: "Quân vi khinh, xã tắc thứ chi, dân vi bản", nghĩa là: vua không quan trọng, xã tắc cũng chỉ là thứ yếu, quan trọng và cơ bản là dân Nhưng khác với Nho giáo, khác với các vị tiền bối, trong tư tưởng thân dân của Người, quan điểm về “dân” có phạm vi rộng hơn, với biên độ sâu sắc hơn, đồng thời, tầm quan trọng của “dân” được nâng lên một tầm cao hơn, và lợi ích của “dân” được đặt ở mức cao nhất

Trong mấy nghìn năm lịch sử phong kiến của nước ta, triều đại nào phồn thịnh, triều đại nào suy thoái cũng là phụ thuộc vào việc được mất lòng dân.Tư tưởng lấy dân làm gốc tiến bộ nhất phải nói đến thời Lý - Trần, trên vũ đài chính trị và tư tưởng hai triều đại này, nhân dân đã được nhìn nhận như một lực lượng xã hội cần phải quan tâm đến khi tiến hành những cuộc chiến tranh giữ nước và duy trì trật tự xã hội nhằm đem lại sự thịnh vượng cho nước nhà Trần Hưng Đạo cho rằng "vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước chung sức" là nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên Theo ông, "chúng chí thành thành", chí dân là bức thành giữ nước Chính vì nhận thức về vai trò đoàn kết toàn dân là rất quan trọng, Trần Quốc Tuấn đã đề ra "thượng sách giữ nước" là "khoan thư sức dân làm kế rễ bén gốc" Đó là điều kiện tiên quyết để chiến thắng kẻ thù Thấy được tầm quan trọng của nhân dân trong việc giữ nước, cho nên ngay từ thời Lý việc chăm lo đời sống nhân dân, quan tâm đến nguyện vọng của nhân dân đã được khẳng định là điều quan trọng hàng đầu trong đạo trị nước Trong bài văn lộ bố khi đánh Tống của Lý Thường Kiệt có viết: "Trời sinh ra dân chúng; vua hiền tất hòa mục Đạo làm chủ dân cốt ở nuôi dân" Với tinh thần khoan dung trước cảnh khổ

Trang 5

của con dân, nhà Lý đặt chuông lớn ở Long Trì để dân "ai có điều oan ức không bày tỏ được" thì đến đánh chuông tâu vua Nhà Lý còn dựng cung Long Đức ở ngoài Hoàng thành, trong khu vực phố phường cho Hoàng thái tử ở, để có điều kiện "gần dân và xem xét việc dân".

Thời Lý - Trần, cũng như các triều đại hưng thịnh khác, sự quan tâm đến dân được đề ra, nhưng vấn đề đó chỉ mới được coi là một yếu tố của khái niệm đức trị mà chưa thành đạo trị: vua có đức thì được lòng dân Thời phong kiến, lấy dân làm gốc, chăm lo cho dân, đất nước yên cảnh thái bình chung quy cũng là để bảo vệ quyền lực thống trị của tầng lớp quý tộc vì bản chất của Nhà nước phong kiến là Nhà nước của tầng lớp quý tộc Trong khi đó, Hồ Chí Minh đã lấy tư tưởng thân dân làm đường lối, chủ trương trong phương hướng hoạt động của bộ máy Nhà nước để giữ nước Đồng thời, việc chú trọng đời sống nhân dân, sâu sát nhân dân là vì lợi ích của toàn bộ nhân dân, không vì riêng một tầng lớp nào bởi Nhà nước là của dân, do dân, vì dân.

Hồ Chí Minh đã nói: “Nước lấy dân làm gốc, gốc có vững, cây mới bền Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” Người rất tâm đắc với câu nói dân gian: “Dễ mười lần không dân cũng chịu Khó vạn lần dân liệu cũng xong” Người khẳng định: “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” Hồ Chí Minh đề cao sức mạnh của nhân dân, mà cụ thể ở đây là sức mạnh đại đoàn kết dân tộc So với Phan Bội Châu hay Phan Chu Trinh… thì Người nắm rõ hơn sức mạnh đoàn kết của nhân dân Con đường cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh quá đề cao vai tò của tầng lớp trí

Trang 6

thức, sĩ phu yêu nước mà lại không biết tận dụng, liên kết sức mạnh của các tầng lớp nhân dân khác, lo đào tạo đội ngũ lãnh đạo mà quên không nuôi dưỡng lực lượng thực hiện cách mạng chủ yếu, chưa biết tổ chức, tập hợp đông đảo nhân dân vào sự nghiệp cứu nước Theo phương cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người lựa chọn những hạt giống tài giỏi trong mọi tầng lớp nhân dân làm thế hệ tiên phong tiếp thu tư tưởng cách mạng, làm những người dẫn đường, đồng thời cũng không quên dựa trên mối quan hệ gắn bó, vốn đã có truyền thống đoàn kết của nhân dân để truyền bá tư tưởng cách mạng cũng như khơi dậy lòng yêu nước sẵn có, thổi bùng tinh thần chiến đấu chống giặc ngoại xâm Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết là cái gốc của cách mạng, là lực lượng vô cùng to lớn; nhờ có đoàn kết mà cách mạng thành công, kháng chiến thắng lợi Năm 1923, khi đang hoạt động ở Pháp, Người đã xác định: “Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập” Sau khi thành lập Đảng không lâu, Hồ Chí Minh đã cùng với những đồng chí của mình lập ra Hội phản đế đồng minh - hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam Từ đây, Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam trải qua các giai đoạn cách mạng khác nhau, với bất kỳ tên gọi thay đổi nào vẫn thống nhất và cùng với Đảng nhất quán thực hiện chủ trương, chính sách đoàn kết toàn dân tộc Theo Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đoàn kết không chỉ để đấu tranh giành độc lập, thống nhất, tự do cho nước nhà mà còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà Chính vì vậy, đoàn kết được quán triệt và thực hiện thấm sâu trong mọi chủ trương, chính sách, pháp luật; trong đối nội và cả đối ngoại Đoàn kết là một chính sách dân tộc để thực hiện lâu dài chứ không phải là một thủ đoạn chính trị Đoàn kết toàn dân là kết nối hết thảy những ai là con Hồng, cháu

Trang 7

Lạc, là tất cả những người Việt Nam yêu Tổ quốc, yêu tự do, hòa bình, vô luận ở địa vị nào, làm công việc gì, không phân biệt giàu nghèo, gái trai, già trẻ, người Việt Nam ở trong nước hay ở ngoài nước, cùng nhau một lòng, một ý chí, một mục đích.

Một số triều đại phong kiến nước ta trước đây cũng đã thực hiện những chính sách gần dân, tìm hiểu đời sống nhân dân, tuy nhiên với sự tồn tại phân biệt giai cấp, phân biệt giàu nghèo, vẫn còn khoảng cách giữa vua quan và dân chúng, không tránh khỏi tình trạng gần dân nhưng chỉ gần với một bộ phận nhỏ, không có tính đại diện, không thể hiện được hết ý nguyện của đại bộ phận nhân dân Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đều thất bại một phần cũng là do đường lối cách mạng còn chưa sát với tình hình thực tế, chưa sát với tinh thần, ý chí của nhân dân

Trong tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh, muốn lấy dân làm gốc, trước hết là phải tin ở dân, gần gũi dân, và biết dựa vào dân; phải có ý thức rõ “dân chúng rất khôn khéo, rất hăng hái, rất anh hùng” Muốn hoàn thành nhiệm vụ, muốn biến đường lối chủ trương của Đảng thành phong trào quần chúng, thành sức mạnh cách mạng thì Đảng phải có đường lối đúng đắn; cán bộ đảng viên “phải liên lạc mật thiết với dân chúng, xa rời dân chúng là cô độc Cô độc thì nhất định thất bại” Thân dân thì phải hiểu dân, nghe được dân nói, nói được cho dân nghe, làm được cho dân tin, là nhận biết được những nhu cầu của dân, biết được dân đang suy nghĩ gì, trăn trở cái gì? Dân mong muốn những gì? Và dân đang mong đợi gì ở người khác, nhất là ở người lãnh đạo, quản lý; phải biết phát hiện và đáp ứng kịp thời những nhu cầu và lợi ích thiết thực của dân; là nhìn thấy cả cái thực tại và vạch ra

Trang 8

được viễn cảnh đúng đắn cho dân phát triển; là biết chia sẻ, đồng cảm và gần gũi với cuộc sống của dân, mọi suy nghĩ và hành động đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của dân, phản ánh đúng tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của dân Không chỉ vậy, cán bộ, đảng viên còn phải học hỏi dân, “nếu không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân”, mà “muốn hiểu biết, học hỏi dân thì ắt phải có nhiệt thành, có quyết tâm”.

Từ thực tế, Bác đã thẳng thắn phê phán nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao, khi xuống cấp dưới triển khai công việc thì khệnh khạng như “ông quan” và nội dung truyền đạt thì rất đại khái, hình thức, vì vậy mà quần chúng không hiểu và rất sợ đi họp Đó là bệnh xa quần chúng, bệnh hình thức, không phải vì lợi ích của quần chúng Việc đặt ra chương trình làm việc, kế hoạch hành động, tuyên truyền, nhiều cán bộ cũng không hỏi xem quần chúng cần cái gì, muốn nghe, muốn biết cái gì, “chỉ mấy ông cán bộ đóng cửa lại mà làm, ngồi ỳ trong phòng giấy mà viết, cứ tưởng những cái mình làm ra là đúng, mình viết là hay Nào có biết, cách làm chủ quan đó, kết quả là “đem râu ông nọ chắp cằm bà kia”, không ăn thua, không thấm thía, không lợi ích gì cả”

Điểm hoàn toàn mới trong tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh, ấy là vấn đề thực hiện dân chủ với dân; làm thế nào để nhân dân “biết dùng quyền dân chủ” và “hưởng quyền dân chủ” Thời phong kiến, quyết định việc nước là do vua quan quyết định, dân chỉ là yếu tố tinh thần để dựa vào đó mà quyết, chỉ là lực lượng tham gia thực hiện sau khi đã quyết Thời đại Hồ Chí Minh, dân là chủ nhân của đất nước, toàn dân cùng tham gia quản lí đất nước, Nhà nước Việt Nam là nhà nước do dân, nhà nước của dân.

Trang 9

Ngày 6/1/1946, chỉ bốn tháng sau khi khai sinh nền Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ lâm thời do Người đứng đầu đã tổ chức cuộc tổng tuyển cử phổ thông, trực tiếp, bình đẳng lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam Tháng 11/1946, Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 2 đã thông qua bản Hiến pháp do Người chỉ đạo soạn thảo Nhà nước dân chủ, pháp quyền từ ý tưởng của Người đã dần dần trở thành hiện thực trên đất nước Việt Nam Quan điểm của Người trong những sự kiện lịch sử này rất mẫu mực, rõ ràng: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà”, “Hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử” Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương là do dân cử ra Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân Đoàn thể từ Trung ương đến xã là do dân tổ chức nên Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân Quan điểm của Người thật rõ ràng: Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân Dân có quyền bãi miễn Chính phủ và nhân viên chính quyền Nhà nước các cấp, nếu họ có tư tưởng hoặc việc làm có hại đến nhà nước, hại đến dân Trong Nhà nước của dân thì dân là chủ, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, nghĩa là có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành được các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân Cũng trên ý nghĩa đó, các vị đại diện của dân, do dân cử ra, chỉ là thừa ủy quyền của dân, chỉ là “công bộc” của dân theo ý nghĩa đúng đắn của từ này Là người phục vụ nhân dân, cán bộ Đảng, Nhà nước, đoàn thể đồng thời là người lãnh đạo, người hướng dẫn của nhân dân Theo Người: Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng, nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không ai

Trang 10

dẫn đường Cán bộ, đảng viên phải làm thế nào để xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân Điều này cho thấy, Hồ Chí Minh không bao giờ đối lập vai trò người lãnh đạo với người đày tớ của nhân dân trong bản thân người cán bộ của Đảng và Nhà nước, mà trái lại Người yêu cầu phải làm thế nào để xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân Là lãnh đạo không có nghĩa là đè đầu cưỡi cổ nhân dân Bởi vì: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ, từ trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ cấp nào và ngành nào đều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân” “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân làm chủ”, nhưng bên cạnh quyền làm chủ, Người yêu cầu: “người làm chủ trước hết phải làm tròn bổn phận công dân, tức là phải tuân theo pháp luật Nhà nước; tuân theo kỷ luật lao động; giữ gìn trật tự chung; nộp thuế đúng kỳ, bảo vệ tài sản công cộng; bảo vệ Tổ Quốc”, “phải chăm lo việc nước như việc nhà”, “phải biết tự mình lo toan gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ”; “làm chủ sao cho ra làm chủ, không phải làm chủ là muốn ăn bao nhiêu thì ăn, làm bao nhiêu thì làm”

Nhà nước Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập là nhà nước vì dân nghĩa là mọi đường lối, chủ trương, chính sách đưa ra đều nhằm vì lợi ích của nhân dân Ngay sau khi nước nhà dành được độc lập, tháng 10-1945, trong thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “ Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không

Ngày đăng: 04/09/2012, 16:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan