Tìm hiểu về xây dựng thương hiệu.doc

51 890 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Tìm hiểu về xây dựng thương hiệu.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu về xây dựng thương hiệu

Trang 1

  

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đã đem lại cho các doanh nghiệp trong nước rất nhiều cơ hội phát triển Nhưng bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng gặp phải không ít những khó khăn, thách thức cần phải vượt qua Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước đã khốc liệt, nay lại càng khốc liệt hơn bởi có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài Và một trong những yếu tố có thể nâng cao sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp đó chính là thương hiệu Thương hiệu dẫn dắt chiến lược tổ chức, là chất xúc tác quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu kinh doanh và là điểm trọng tâm kết nối mọi nguồn lực hay khía cạnh quản trị tổ chức, nhân viên, đối tác & khách hàng Để nâng cao khả năng cạnh tranh và có thể đứng vững trên thị trường thì các doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một thương hiệu bền vững trong lòng người tiêu dùng Tạo dựng một thương hiệu là cả một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu không ngừng và sự đầu tư thích đáng của doanh nghiệp Quá trình xây dựng thương hiệu không chỉ dừng lại ở việc thiết kế, xây dựng mà còn phải quan tâm đến việc làm sao thương hiệu đó có thể trở thành một thương hiệu mạnh Một thương hiệu mạnh sẽ mang lại các cơ hội kinh doanh và sức mạnh đòn bẩy cho các hoạt động khác, được xem như vũ khí cơ bản trong cạnh tranh.

Vậy làm thế nào để có thể xây dựng được một thương hiệu đi vào lòng khách hàng, đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp? Đây là vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay Nhận thức được vấn đề này

nên nhóm quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu về xây dựng thương hiệu” để nghiên

cứu.

Trang 2

2 Giới hạn nghiên cứu ( đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu)

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thương hiệu của các doanh nghiệp được đặt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu.

3 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nhóm thực hiện đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: sử dụng các nguồn tài liệu sách báo, tạp chí, trang web, văn bản.

 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát

 Nhóm các phương pháp nghiên cứu vấn đề: phương pháp tổng hợp, phân tích, tư duy logic.

4 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm những mục tiêu sau:

 Hiểu rõ hơn về thương hiệu, tầm quan trọng của thương hiệu và giá trị thương hiệu.

 Biết cách xây dựng một thương hiệu, phân tích các yếu tố cần thiết và các giai đoạn để xây dựng và thiết kế nên một thương hiệu.

 Từ việc phân tích quá trình xây dựng thương hiệu, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng thương hiệu.

5 Kết cấu đề tài

Đề tài nghiên cứu gồm ba nội dung chính: Chương I: Tổng quan về thương hiệu Chương II: Xây dựng thương hiệu

Chương III: Các giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng thương hiệu

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU

1.1.Các khái niệm về thương hiệu

1.1.1 Khái niệm về thương hiệu

Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung

cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO)

Theo hiệp hội Marketing của Mỹ: “Thương hiệu là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác để phân biệt chính doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác”.

Như vậy, thương hiệu là tập hợp tất cả các yếu tố vô hình và hữu hình của một sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ mà khách hàng có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa tổ chức hoặc cá nhân này với tổ chức hoặc cá nhân khác.

1.1.2 Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu

- Là dấu hiệu riêng của cơ sở sản xuất.

- Là hình tượng của doanh nghiệp - Dấu hiệu dùng để phân biệt hàng

hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân

Nhãn hiệu là dấu hiệu riêng dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân này với các tổ chức, cá nhân khác Còn nói đến thương hiệu không chỉ là nói đến các dấu hiệu như trong nhãn hiệu hàng hoá mà quan trọng

Trang 4

hơn là nói đến hình tượng về hàng hoá trong tâm trí người tiêu dùng Nó thật sự trừu tượng và vì thế đã có người gọi thương hiệu là phần hồn, còn nhãn hiệu hàng hoá là phần xác Ví dụ như hình ảnh ông già cùng với chữ “Dr Thanh” chính là nhãn hiệu của trà thảo mộc Dr Thanh dùng để phân biệt với các sản phẩm cùng loại khác như C2, trà xanh chẳng hạn Còn thương hiệu Trà Dr Thanh là sự cảm nhận của khách hàng khi uống Dr Thanh đó chính là sự thanh nhiệt cơ thể, không bị nóng.

Nhãn hiệu là một cái cụ thể, mỗi sản phẩm của doanh nghiệp đều có nhãn hiệu riêng và không bị trùng với sản phẩm của doanh nghiệp khác, nó được viết bằng chữ hay hình ảnh cụ thể, rõ ràng nên bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy và đọc được khi thấy sản phẩm Còn thương hiệu thì trừu tượng, có ý nghĩa rộng hơn nhãn hiệu, nó có được là do nhận thức của khách hàng sau khi đã sử dụng sản phẩm, mà mỗi ngừơi có một cách nghĩ khác nhau nên do đó nó trừu tượng và vô hình Ví dụ như nhãn hiệu của Pepsi là chữ “Pepsi” mà ta có thể nhìn thấy và đọc được, còn thương hiệu của Pepsi là những liên tưởng của người tiêu dùng đến các loại sản phẩm của Pepsi, có người thì liên tưởng đến sản phẩm có nhiều gaz, ngon, cũng có người liên tưởng đến sự nổi tiếng và uy tín của Pepsi,…

Đối với nhãn hiệu thì người chủ có thể tạo ra và kiểm soát được Khi doanh nghiệp sản xuất ra một loại sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ thiết kế cho sản phẩm đó một nhãn hiệu, và kiểm soát nhãn hiệu đó trong suốt quá trình sản phẩm lưu thông trên thị trường Ví dụ như chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh khi mới kinh doanh thì họ đã tạo ra một nhãn hiệu là “Kentucky Fried Chicken”, sau một thời gian hoạt động họ cảm thấy nó không còn phù hợp vì khó nhớ và khó đọc ở những thị trường không sử dụng tiếng Anh phổ biến Vì vậy, họ đã thay đổi nhãn hiệu “Kentucky Fried Chicken” thành KFC để dễ đọc và dễ nhớ hơn Còn đối với thương hiệu đã đi vào lòng khách hàng thì khó mà thay đổi được, nó phụ thuộc vào suy nghĩ và cảm nhận của khách hàng nên chủ doanh nghiệp không thể chủ động thay đổi được.

Vì nhãn hiệu là cụ thể nên sẽ được pháp luật bảo hộ (nếu có đăng ký bản quyền) trong trường họp có sư sao chép của các doanh nghiệp khác Chẳng hạn

Trang 5

như trà xanh không độ đã được công ty Tân Hiệp Phát đăng ký bản quyền và các doanh nghiệp khác không được sử dụng nhãn hiệu này nữa Cũng do tính chất trừu tương mà thương hiệu không được pháp luật bảo hộ hoàn toàn.

1.2 Các thành phần của thương hiệu

Một thương hiệu có thể được cấu tạo bởi hai phần :

1.2.1 Phần lý tính:

Lý tính của một thương hiệu bao gồm các đặc điểm có thể nhìn thấy được và dễ dàng đo đếm được như: Chất lượng, giá cả, tính năng, công năng, chức năng, hiệu năng…Ví dụ: là một doanh nhân thì họ sẽ cần 1 cây viết thật tốt và để lựa chọn viết họ sẽ xem xét những yếu tố lý tính của thương hiệu tạo ra cây viết như sau: đầu viết, ngòi viết, nắp viết, thân viết đều phải đẹp và trông thật sang trọng Khi cầm cây viết trên tay người mua có thể thấy được chất lượng, kiểu dáng, công dụng, tính năng có đáp ứng được nhu cầu của mình hay không và cuối cùng dẫn đến hành động mua hay không mua cây viết này.

1.2.2 Phần cảm tính:

Ngược lại với lý tính, cảm tính của một thương hiệu gồm những đặc tính trừu tượng, khó có thể nhìn thấy được và cũng khó đo đếm được:

o Là các cảm xúc tạo ra nhận thức, niềm tin, thái độ của người tiêu dùng với thương hiệu Thông qua những gì quan sát được như: biểu tượng, màu sắc, kiểu dáng, cung cách phục vụ của nhân viên,… người tiêu dùng bắt đầu có những nhận thức về thương hiệu, và từ đó hình thành niềm tin và có những thái độ cụ thể đối với thương hiệu đó Ví dụ phần cảm tính của thương hiệu Honda chính là những cảm nhận của người tiêu dùng như độ bền, kiểu dáng đẹp, …

o Là các giá trị văn hóa (dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, môi trường sống), xã hội (giai cấp, nhóm) hay là phong cách, lối sống mà thương hiệu làm đại diện Ví dụ như Áo dài Việt Nam đã tạo dựng thương hiệu cho mình qua các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, thể hiện nét đẹp duyên dáng, bình dị của người con gái Việt Nam.

Trang 6

Khi xây dựng thương hiệu, hãy nghĩ nhiều đến lợi ích lý tính của sản phẩm Nhưng nếu có sự kết hợp đúng đắn giữa lợi ích lý tính và những giá trị cộng thêm của yếu tố cảm tính, chúng ta sẽ dễ tạo được sự ưa chuộng nhờ đó tăng doanh thu cũng như lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu của doanh nghiệp.

1.3 Vai trò của thương hiệu trong doanh nghiệp

Thương hiệu là một trong các nhân tố quan trọng góp phần duy trì, mở rộng, phát triển thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp, nâng cao văn minh thương mại, góp phần chống cạnh tranh không lành mạnh Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, các doanh nghiệp đứng trước việc cạnh tranh gay gắt, nhất là khi có nhiều hàng hóa của nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam Vì vậy, điều hết sức cần thiết là các doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu cho hàng hóa của mình.

Thứ nhất, xây dựng một thương hiệu mạnh mang đến cho doanh nghiệp

lợi thế rất to lớn, không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá và là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh

Thứ hai, với một thương hiệu mạnh, người tiêu dùng sẽ có niềm tin với

sản phẩm của doanh nghiệp, sẽ yên tâm và tự hào khi sử dụng sản phẩm, trung thành với sản phẩm và vì vậy tính ổn định về lượng khách hàng hiện tại là rất cao Hơn nữa, thương hiệu mạnh cũng có sức hút rất lớn với thị trường mới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường và thu hút khách hàng tiềm năng, thậm chí còn thu hút cả khách hàng của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh

Thứ ba, với một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp sẽ có được thế đứng

vững chắc trong các cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường về giá, phân phối sản phẩm, thu hút vốn đầu tư, thu hút nhân tài…

Thứ tư, trước nhu cầu đời sống và mức thu nhập ngày càng cao, nhận thức

về thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam đã cao hơn nhiều so với trước đây Thương hiệu chính là yếu tố chủ yếu quyết định khi họ lựa chọn mua sắm,

Trang 7

bởi thương hiệu tạo cho họ sự an tâm về thông tin xuất xứ, tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin, giảm rủi ro

Thứ năm, một thương hiệu mạnh có thể làm tăng lợi nhuận và lãi cổ phần

Xem xét bất kỳ một nhãn hiệu nào trong số những thương hiệu hàng đầu thế giới như - Coca-Cola, BMW, American Express, Adidas, chúng ta có thể thấy họ đều rất coi trọng thương hiệu Tất cả những công ty lớn này đều coi thương hiệu của họ có ý nghĩa nhiều hơn là một công cụ bán hàng Họ coi đó là một công cụ quản lý có thể tạo ra giá trị trong kinh doanh

Thứ sáu, thương hiệu không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là tài

sản quốc gia, khi thâm nhập thị trường quốc tế thương hiệu hàng hóa thường gắn với hình ảnh quốc gia thông qua nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, đặc tính của sản phẩm Một quốc gia càng có nhiều thương hiệu nổi tiếng thì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế càng cao, vị thế quốc gia đó càng được củng cố trên trường quốc tế tạo điều kiện cho việc phát triển văn hoá xã hội, hợp tác giao lưu quốc tế và hội nhập kinh tế thế giới Khi nói đến Sony, Toyota, Toshiba,… không ai không biết đây là những sản phẩm nổi tiếng của Nhật, mặc dù ngày nay nó được sản xuất thông qua rất nhiều quốc gia dưới hình thức phân công lao động quốc tế hoặc dưới hình thức liên doanh, liên kết thông qua đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ.

1.4 Giá trị thương hiệu

1.4.1 Giá trị thương hiệu là gì?

Giá trị thương hiệu là những lợi ích mà công ty có được khi sở hữu thương hiệu này Có 6 lợi ích chính là: có thêm khách hàng mới, duy trì khách hàng trung thành, đưa chính sách giá cao, mở rộng thương hiệu, mở rộng kênh phân phối, tạo rào cản với đối thủ cạnh tranh

Thứ nhất, công ty có thể thu hút thêm được những khách hàng mới thông

qua các chương trình tiếp thị

Thứ hai, sự trung thành thương hiệu sẽ giúp công ty duy trì được những

khách hàng cũ trong một thời gian dài Sự trung thành sẽ được tạo ra bởi 4 thành tố trong tài sản thương hiệu là: sự nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận,

Trang 8

thuộc tính thương hiệu và các yếu tố sở hữu khác Chất lượng cảm nhận và thuộc tính thương hiệu cộng thêm sự nổi tiếng của thương hiệu sẽ tạo thêm niềm tin và lý do để khách hàng mua sản phẩm, cũng như những thành tố này sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng Gia tăng sự trung thành về thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng ở thời điểm mua hàng khi mà các đối thủ cạnh tranh luôn sang tạo và có những sản phẩm vượt trội Sự trung thành thương hiệu là một thành tố trong tài sản thương hiệu nhưng cũng bị tác động bởi tài sản thương hiệu Sự trung thành thương hiệu là một trong những giá trị mà tài sản thương hiệu mang lại cho công ty

Thứ ba, tài sản thương hiệu sẽ giúp cho công ty thiết lập một chính sách

giá cao và ít lệ thuộc hơn đến các chương trình khuyến mãi Trong những trường hợp khác nhau thì các thành tố của tài sản thương hiệu sẽ hỗ trợ công ty trong việc thiết lập chính sách giá cao Trong khi với những thương hiệu có vị thế không tốt thì thường phải sử dụng chính sách khuyến mãi nhiều để hỗ trợ bán hàng Nhờ chính sách giá cao mà công ty càng có thêm được lợi nhuận.

Thứ tư, tài sản thương hiệu sẽ tạo một nền tảng cho sự phát triển thông

qua việc mở rộng thương hiệu

Thứ năm, tài sản thương hiệu còn giúp cho việc mở rộng và tận dụng tối

đa kênh phân phối Cũng tương tự như khách hàng, các điểm bán hàng sẽ e ngại hơn khi phân phối những sản phẩm không nổi tiếng Một thương hiệu mạnh sẽ hỗ trợ trong việc có được một diện tích trưng bày lớn trên kệ Bên cạnh đó thương hiệu lớn sẽ dễ dàng nhận được hợp tác của nhà phân phối trong các chương trình tiếp thị.

Thứ sáu, thương hiệu còn mang lại lợi thế cạnh tranh và cụ thể là sẽ tạo ra

rào cản để hạn chế sự thâm nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới Giá trị thương hiệu được hiểu là những giá trị đặc thù mà thương hiệu mang lại cho những đối tượng liên quan (bản thân doanh nghiệp, khách hàng, cổ đông, nhân viên…) Khi nói về giá trị thương hiệu thì chúng ta lại quan tâm đến hai khía cạnh: Thứ nhất, giá trị cảm nhận là những cảm xúc, tình cảm của người tiêu

Trang 9

dùng đối với thương hiệu; Thứ hai, giá trị tài chính là hành vi của người tiêu dùng Họ chọn dùng thương hiệu của tổ chức hay là những đối thủ cạnh tranh.

1.4.2 Các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu

Giá trị thương hiệu gồm 5 thành tố chính đó là: sự nhận biết thương hiệu,

chất lượng cảm nhận vượt trội, sự liên tưởng thương hiệu, sự trung thành thương hiệu, các yếu tố giá trị thương hiệu khác Việc tạo dựng được những giá trị này là cả một quá trình, đòi hỏi sự đầu tư và quyết tâm của doanh nghiệp Vì vậy, để tạo nên giá trị thương hiệu thì các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu rõ về các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu cụ thể như sau:

1.4.2.1 Sự nhận biết thương hiệu

Nhận biết thương hiệu là khả năng mà một khách hàng tiềm năng có thể nhận biết hoặc gợi nhớ đến một thương hiệu Người mua thường lựa chọn thương hiệu mà mình đã biết bởi vì họ cảm thấy được an toàn và thoải mái hơn các thương hiệu khác mà họ không biết rõ Vì theo lệ thường thì một thương hiệu được nhiều người biết đến sẽ đáng tin cậy hơn và chất lượng sẽ tốt hơn Sự nhận biết thương hiệu sẽ rất quan trọng đối với các mặt hàng tiêu dùng, mỗi khi mua hàng hóa thì người ta thường hoạch định thương hiệu từ trước Trong trường hợp này thì những thương hiệu không được biết đến sẽ không có cơ hội được chọn lựa.

1.4.2.2 Chất lượng cảm nhận vượt trội

Giá trị cảm nhận, chính là sự chênh lệch giữa tổng giá trị người tiêu dùng nhận được và những giá trị mà họ mong đợi ở một sản phẩm khi quyết định mua tại một mức chi phí nào đó.

Một thương hiệu thường đi kèm theo một cảm nhận tổng thể của khách hàng về chất lượng sản phẩm Chất lượng cảm nhận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua sắm và sự trung thành của khách hàng, đặc biệt là trong trường hợp người mua không có thời gian hoặc không thể nghiên cứu kỹ lưỡng các tính năng sản phẩm trước khi mua Chất lượng cảm nhận còn hỗ trợ cho việc xác định một chính sách giá cao vì thế sẽ tạo ra lợi nhuận nhiều hơn để tái đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu.

Trang 10

1.4.2.3 Sự liên tưởng thương hiệu

Sự liên tưởng thương hiệu là sự liên tưởng của khách hàng đến một hay vài điểm đặc trưng đối với một thương hiệu nào đó khi thương hiệu này được nhắc đến Giá trị tiềm ẩn đằng sau cái tên của thương hiệu đó chính là những liên tưởng riêng có gắn liền với thương hiệu đó Hình ảnh thương hiệu được xây dựng dựa trên các liên tưởng thương hiệu Ví dụ như khi nhắc đến thương hiệu Honda thì người tiêu dùng sẽ liên tưởng ngay đến một đặc tính nổi bật của thương hiệu Honda là xe Honda rất bền.

1.4.2.4 Sự trung thành thương hiệu

Các thương hiệu mạnh luôn được nhận diện và đảm bảo bởi những “người hâm mộ” này Và thêm vào đó, việc kiếm tìm một khách hàng mới sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với việc duy trì được khách hàng cũ Điều này đặc biệt quan trọng trong thị trường khi mà việc chuyển sang sử dụng các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh ngày càng dễ dàng Đối với một khách hàng trung thành thì công ty còn được một lợi ích rất lớn đó là những khách hàng này sẽ giới thiệu và thuyết phục người thân và bạn bè sử dụng sản phẩm của công ty.

Ngoài ra, sự trung thành thương hiệu sẽ làm cho đối thủ cạnh tranh nản chí trong việc tìm cách lôi kéo khách hàng mới vì chi phí mà họ bỏ ra sẽ rất lớn mà hiệu quả mang lại thì không cao.

Có thể nhận định rằng: khách hàng trung thành là tài sản lớn nhất của một

thương hiệu.

1.4.2.5 Những giá trị thương hiệu khác

Một số giá trị thương hiệu khác chẳng hạn như sự bảo hộ của luật pháp hay là mối quan hệ với kênh phân phối.

Việc bảo hộ của luật pháp để tránh hiện tượng một đối thủ cạnh tranh sử dụng tên tuổi hay kiểu dáng hoàn toàn giống sản phẩm của công ty.

Mối quan hệ của kênh phân phối sẽ giúp cho sản phẩm chiếm được những vị trí tốt trên vị trí trưng bày Những thương hiệu thành công luôn nhờ vào một hệ thống phân phối tốt Mọi thương hiệu phải nỗ lực để được mọi người nhìn

Trang 11

thấy và ghi nhận Vì vậy, nếu không có một hệ thống phân phối tốt, các thương hiệu sẽ gần như trở nên vô hình và không thể được khách hàng biết đến.

1.5 Vòng đời thương hiệu

Vòng đời thương hiệu có thể được chia thành 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có những ảnh hưởng nhất thời và lâu dài đối với cách nhìn của người tiêu dùng về thương hiệu và bất kỳ một sơ suất nào trong mỗi giai đoạn đều dẫn đến những hậu quả bất lợi cho thương hiệu

Vòng đời thương hiệu bắt đầu từ brand definition và phát triển qua 4 giai đoạn trải nghiệm tiếp theo của khách hang,đó là:

1 Định nghĩa thương hiệu (The brand definition) 2 Nhận biết thương hiệu (The Awareness Experience) 3 Trãi nghiệm khi mua hàng (The Buying Experience)

4 Trãi nghiệm khi sử dụng (The Using and Service Experience) 5 Trãi nghiệm khi là thành viên (The Membership Experience)

1.5.1 Giai đoạn định nghĩa thương hiệu :

Giai đoạn đầu tiên trong vòng đời thương hiệu (brand lifecycle) là sự hình thành thương hiệu Thương hiệu không phải là một sản phẩm hay dịch vụ, mà là tượng trưng cho lời cam kết đáp ứng nhu cầu của khách hàng Lời cam kết có thể mang tính thực tế hoặc có thể thiên về tình cảm

Mọi người đều có thể nhận ra liệu một thương hiệu có hoàn thành lời cam kết hay không, nhưng làm thế nào để một doanh nghiệp có thể đặt ra một lời hứa thương hiệu? Điều này dựa vào 4 yếu tố sau:

 Who: đối tượng khách hàng mục tiêu chính của sản phẩm/dịch vụ Đây là những đối tượng khách hàng được nhắm đến và cách họ chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp Nói cách khác, đây chính là những cá nhân hoặc tập thể sẽ chi tiền để sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, là những người sẽ trực tiếp trải nghiệm thương hiệu đầy đủ nhất.

 What: sản phẩm và các tính năng mang đến cho khách hàng Đây là yếu tố giúp xác định các loại sản phẩm và dịch vụ do thương hiệu mang lại và vạch ra các yêu cầu cần thiết cho các sản phẩm và dịch vụ trên để có thể đáp ứng

Trang 12

đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng Các sản phẩm và dịch vụ được miêu tả dựa trên các tính năng đặc trưng cũng như những yếu tố cần thiết khác để có thể đáp ứng được lời hứa của thương hiệu.

 Why: lợi ích mà thương hiệu mang đến cho khách hàng Yếu tố này giúp các doanh nghiệp đưa ra được 2-3 lợi ích người tiêu dùng có được khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty Yếu tố này nêu rõ những gì khách hàng mong muốn có được sau khi đã chi ra một khoản tiền cho sản phẩm của công ty Đó chính là giá trị do doanh nghiệp mang lại

 How: phương thức thực hiện lời cam kết với khách hàng Đây là cách doanh nghiệp chuyển giao lời hứa và quan trọng không kém, là cách khách hàng kiểm nghiệm lời hứa thương hiệu Trong đại đa số các trường hợp, đây là yếu tố quan trọng nhất giúp phân biệt các thương hiệu bởi vì đây là một yếu tố không dễ bắt chước được Lời hứa thương hiệu tượng trưng cho đối tượng khách hàng, sản phẩm, hình thức thực hiện và những giá trị doanh nghiệp mang lại Lời hứa thương hiệu cần phải ngắn gọn, dễ hiểu, và chứng tỏ được thế mạnh của doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh khác Xác định lời hứa thương hiệu được xem như giai đoạn đầu tiên trong vòng đời sản phẩm, không phải vì đây là khâu dễ thực hiện nhất (trái lại, giai đoạn này có thể rất khó khăn so với các giai đoạn tiếp theo), nhưng vì đây là bước đầu tiên để đưa thương hiệu đến thành công.

Lời hứa thương hiệu tượng trưng cho đối tượng khách hàng, sản phẩm, hình thức thực hiện và những giá trị doanh nghiệp mang lại Lời hứa thương hiệu cần phải ngắn gọn, dễ hiểu, và chứng tỏ được thế mạnh của doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh khác Xác định lời hứa thương hiệu được xem như giai đoạn đầu tiên trong vòng đời sản phẩm, không phải vì đây là khâu dễ thực hiện nhất (trái lại, giai đoạn này có thể rất khó khăn so với các giai đoạn tiếp theo), nhưng vì đây là bước đầu tiên để đưa thương hiệu đến thành công.

Một khi đã xây dựng lời hứa thương hiệu, điều các doanh nghiệp cần tiến hành tiếp là làm cho các khách hàng mục tiêu biết đến mình và những lợi ích thiết thực mà họ có thể mang đến cho khách hàng Đây chính là thời điểm thương hiệu bước vào thị trường và đánh dấu sự hiện diện của mình trong tâm

Trang 13

trí người tiêu dùng Tuy một số người xem đây chỉ đơn thuần là bước tiếp thị truyền thông nhưng thật ra giai đoạn này phải được nhìn nhận chính xác là sự trải nghiệm về nhận biết của khách hàng (customer’sawareness experience) Giai đoạn nhận biết thương hiệu :

Thương hiệu có thể tìm cho mình một vị trí trong lòng người tiêu dùng qua một trong hai con đường lý trí hoặc tình cảm Não người có rất nhiều phần phân tích và nhận thức giúp xác định tính xác thực, ý nghĩa và sự liên quan của các ý tưởng, quan niệm hoặc thương hiệu Thông thường về lý trí, các khách hàng thường quan tâm đến lợi ích về tính năng của sản phẩm như màu sắc, kiểu dáng, giá cả, chất lượng và dịch vụ…

Đưa thương hiệu vào lòng người tiêu dùng dựa vào tình cảm thường sẽ mang lại hai kết quả: hoặc khách hàng chấp nhận thương hiệu hoặc họ sẽ từ chối Vì thế các thương hiệu khi đi theo con đường này cần phải chú tâm đến các yếu tố đại loại như sản phẩm có giúp người sử dụng cảm thấy mình hoàn hảo, thành công hoặc vui vẻ hay không; hoặc nó có giúp cải thiện hình ảnh của bản thân trong mắt những người xung quanh không? Tuy nhiên, cả hai cách thức trên đều có cùng một mục đích: thiết lập nhận thức thương hiệu ở các khách hàng mục tiêu chính Có rất nhiều phương tiện để phục vụ cho mục đích trên như các phương tiện truyền thông, tờ bướm quảng cáo, thư quảng cáo, bảng hiệu, cửa hàng, bán hàng trực tiếp, v.v., tuy nhiên cũng có một vài cách khá hữu hiệu khi nhắm đến các nhóm khách hàng nhất định.

Mức độ nhận biết thương hiệu được đo lường bằng hình thức là sự gợi nhớ thương hiệu và nhận biết thương hiệu

Vậy ý nghĩa của sự nhận biết thương hiệu là gì? Nhận biết thương hiệu chứng tỏ rằng các khách hàng đã “hiểu” và thật sự ưa chuộng thương hiệu, rằng thương hiệu đã thu hút họ về mặt tình cảm lẫn lý trí và rằng khách hàng đã thực sự tin tưởng vào lời hứa thương hiệu - những điều hứa hẹn đến với họ qua quảng cáo, qua những lời truyền miệng và qua quan sát những người đã từng mua và sử dụng sản phẩm mang thương hiệu.

Trang 14

Tuy nhiên, giai đoạn nhận biết thương hiệu không phải là mục tiêu cuối cùng Nhiều doanh nghiệp đã thất bại tại giai đoạn này, họ chỉ tập trung chủ yếu vào lợi nhuận và bỏ quên việc khiến cho khách hàng chi tiền cho sản phẩm, mặc dù mục đích đặt ra tại đây là tạo sự nhận biết, đảm bảo sự cam kết mua hàng cũng như tạo quan hệ với khách hàng Để đạt được điều này, các doanh nghiệp cần phải trải qua một giai đoạn kế tiếp là giai đoạn trải nghiệm khi mua hàng.

1.5.3 Giai đoạn trải nghiệm khi mua hàng:

Người tiêu dùng lúc nào cũng muốn thương hiệu được chọn thể hiện sự am hiểu và sáng suốt trong lựa chọn của mình Thương hiệu giữ vai trò tượng trưng cho chất lượng và sự bảo đảm, giúp đơn giản hoá các quyết định mua hàng rối rắm và là bằng chứng của giá trị Nếu người tiêu dùng nhận biết được thương hiệu thì họ có thể nắm bắt được lời hứa và hiểu các lợi ích do thương hiệu này mang lại cho họ trong cuộc sống.

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến trải nghiệm khi mua hàng như màu sắc và hình dạng sản phẩm, giá cả và cách giao tiếp và tư vấn của các nhân viên phục vụ và các nhà quản lý Khách hàng tiếp xúc với thương hiệu qua nhiều phương tiện khác nhau, nhưng dù chọn mua hàng ở bất kỳ nơi nào như tại cửa hiệu, qua Internet, qua các nhân viên bán hàng, một khi đã chọn thương hiệu mình ưa thích, người mua lúc nào cũng muốn sự trải nghiệm của mình luôn luôn dễ chịu

Trong giai đoạn trải nghiệm mua hàng, các doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng, và khách hàng sẽ cân nhắc xem liệu lời hứa thương hiệu có xứng đáng với số tiền mà họ sắp phải chi ra hay không Đây là ranh giới giữa khách hàng tiềm năng và khách hàng thật sự Thương hiệu cần phải vựơt qua các đối thủ khác trong việc thu hút các khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thật sự nếu không vòng đời thương hiệu sẽ sớm dừng kết thúc.

1.5.4 Giai đoạn trải nghiệm khi sử dụng:

Trong giai đoạn này, thương hiệu sẽ có thêm 2 cơ hội khác để thực hiện lời hứa của mình Trước hết là giai đoạn sử dụng Khi mua hàng, người mua được các nhân viên bán hàng hướng dẫn tận tình về những khó khăn có thể gặp

Trang 15

phải Nhưng ngược lại, sau khi đã mang sản phẩm về nhà, những rắc rối khác có thể nảy sinh khi sử dụng.

Ai cũng muốn có được những lợi ích về tính năng và cảm xúc (emotional benefits) khi mua bất kỳ mặt hàng nào Các lợi ích về tính năng có thể là kiểu dáng, kích cỡ, màu sắc, cho đến độ bền, chất lượng và hiệu suất hoạt động của sản phẩm Các lợi ích về tình cảm chính là tính an toàn, sự tự tin cùng những dấu hiệu về chất lượng và uy thế của thương hiệu được chọn so với các thương hiệu khác Sản phẩm và dịch vụ phải luôn luôn đảm bảo rằng sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm khi sử dụng dễ chịu

Cơ hội kế tiếp để có thể thực hiện lời hứa thương hiệu chính là giai đoạn trải nghiệm dịch vụ trợ giúp Giai đoạn này có ảnh hưởng không nhỏ đến mối liên hệ với khách hàng và liên quan trực tiếp đến việc khách hàng có tiếp tục sử dụng thương hiệu và nhận xét của họ với người thân Thực hiện thành công dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng quan trọng không kém việc mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm khi mua dễ chịu và cần phải được nhìn nhận như một trong những hoạt động chính trong xây dựng thương hiệu.

1.5.5 Giai đoạn trải nghiệm khi là thành viên:

Khi thương hiệu đã được nhận biết, được nhiều người tin dùng, và khách hàng muốn gắn liền thương hiệu với mình, khi đó thương hiệu đã phát triển đến một giai đoạn mới: giai đoạn trải nghiệm khi là thành viên.

Lợi ích của việc trở thành một thành viên được các khách hàng đánh giá rất cao Trong mắt họ, thương hiệu sẽ được xem như những tên tuổi độc nhất, chất lượng và được ưa chuộng Khách hàng luôn thích được chia sẻ những kinh nghiệm với những người cùng sử dụng thương hiệu Các thương hiệu cũng mong muốn đạt đến giai đoạn này vì nhờ đó họ có thể thu hút được một số lượng khách hàng trung thành, luôn sẵn sàng gạt những thương hiệu khác cho dù chúng có tiện lợi hơn chăng nữa để chọn thương hiệu mình tin dùng.

Khi thương hiệu tạo ra những cơ hội cho khách hàng thể hiện tình cảm, hình thành những cung cách ứng xử chung, và làm cho khách hàng có cái nhìn chung về thương hiệu, khi ấy thương hiệu đã tạo ra được những trải nghiệm khi

Trang 16

làm thành viên (membership experience) - một đặc quyền mà bất kỳ khách hàng nào cũng muốn có được Tuy nhiên, không có công thức chung nào giúp các thương hiệu đạt đến giai đoạn sau cùng này Một điều rõ ràng các nhà quản lý thương hiệu cần ghi nhớ là nếu không thành công trong việc định nghĩa thương hiệu, truyền thông và tạo cho khách hàng những trải nghiệm khi mua và khi sử dụng tốt thì họ sẽ không bao giờ có được giai đoạn trải nghiệm khi làm thành viên.

Trang 17

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU

2.1 Nghiên cứu thị trường và khách hàng

Để có thể đạt hiệu quả cao trong quá trình xây dựng thương hiệu của mình thì các doanh nghiệp cần phải thực hiện một công việc đầu tiên và rất quan trọng đó là nghiên cứu thị trường và khách hàng Mục đích của việc nghiên cứu này là nhằm tìm hiểu xu hướng của thị trường cũng như cảm nhận của khách đối với sản phẩm/dịch vụ và hình ảnh thương hiệu trong mối quan hệ cạnh tranh với các đối thủ trong cùng ngành hàng Bên cạnh đó,việc nghiên cứu thị trường và khách hàng sẽ giúp các doanh nghiệp xác định các yếu tố cạnh tranh chủ yếu và ưu thế cạnh tranh trong quan hệ với lợi ích cảm nhận của khách hàng Đây là cơ sở tiền đề giúp doanh nghiệp xây dựng định vị thương hiệu (brand positioning), hoặc tái định vị thương hiệu (brand re-positioning) hay đơn giản hơn là làm mới thương hiệu (brand refresh) nhằm tạo ra sự khác biệt và phù hợp đối với khách

hàng trong từng phân khúc thị trường và ngành hàng cạnh tranh Nếu không

thực hiện công việc nghiên cứu thị trường và khách hàng thì các doanh nghiệp sẽ không thể nào xây dựng được một thương hiệu mạnh,tồn tại trong tâm thức khách hàng.

Để nghiên cứu thị trường và khách hàng có hiệu quả thì các doanh nghiệp cần phải xác định và trả lời câu hỏi: khách hàng mục tiêu mà chúng ta cần hướng tới là ai? Phân khúc thị trường mà chúng ta cần hướng tới ở đâu? Nhóm khách hàng mà chúng ta quan tâm ở độ tuổi nào? Họ có ở thích gì? Họ có thói quen gì? Thu nhập của họ cao hay thấp? Song song đó thì các doanh nghiệp còn cần phải tìm hiểu những thông tin cần thiết qua các phương tiện thông tin đại chúng để làm phong phú hơn cho việc nghiên cứu Bên cạnh đó, thông qua việc nghiên cứu các yếu tố của môi trường vi mô tác động đến công ty, chúng ta lập và phân tích ma trận SWOT để đưa ra các chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp mình.

Mục tiêu của việc nghiên cứu thị trường và khách hàng đó là xác định được thị trường mục tiêu cũng như khách hàng mục tiêu để từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng thương hiệu.

Trang 18

2.2 Định vị thương hiệu

2.2.1 Khái niệm về định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu là việc tạo ra vị thế riêng biệt của thương hiệu trong một môi trường cạnh tranh để bảo đảm rằng mỗi người tiêu dùng trong thị trường mục tiêu có thể phân biệt được thương hiệu ấy với các thương hiệu cạnh tranh khác Việc định vị thương hiệu mang tính chất quan trọng là do nó có liên quan trực tiếp đến suy nghĩ và nhận định của người tiêu dùng

Việc lựa chọn thương hiệu rất phong phú và mức độ khác nhau giữa các thương hiệu này cũng giảm đi rõ rệt khi mà chức năng và lợi ích của các sản phẩm mang lại khá giống nhau Đó là lý do tại sao thương hiệu cần nhanh chóng được định vị với những đặc tính nổi bật khác biệt so với các thương hiệu cạnh tranh.

Để có thể định vị thương hiệu thành công thì bạn cần phải khảo sát thật kĩ vị trí hiện tại trên thị trường của thương hiệu Bản đồ thương hiệu cần phải được thiết lập để xác định chính xác vị trí của thương hiệu và so sánh kết quả này với đối thủ cạnh tranh

Khi đã hiểu rõ các lợi ích mà vị thế thương hiệu mang lại, bạn cần phải hiểu thêm rằng không phải tất cả các thương hiệu đều là đối thủ của nhau Có 6 thương hiệu của cùng một loại sản phẩm được giới thiệu cho một người tiêu dùng và người này chỉ cân nhắc 3 trong 6 thương hiệu đó như một sự lựa chọn để mua

Chẳng hạn như: Cách định vị của 7up là một trường hợp điển hình của cách định vị khôn ngoan Khi mà thị trường nước cola đã được chiếm giữ bởi 2 thương hiệu khổng lồ là Coke và Pepsi Cứ 3 sản phẩm nước ngọt được tiêu thụ ở thị trường Mỹ thì trong đó Coke và pepsi đã chiếm tới 2 sản phẩm Khi mà hai vị trí đầu tiên trong tâm trí người tiêu dùng với sản phẩm nước cola đã bị chiếm giữ bởi Coke và Pepsi thì 7up sẽ không thành công nếu định vị là một sản phẩm tương tự.

Bằng cách tạo mối liên kết của sản phẩm với vị trí vững chắc của cola đã được hình thành trong tâm trí người tiêu dùng, 7up đã định vị mình là sản phẩm

Trang 19

“không phải cola” (uncola), đây chính là một chọn lựa khác để thay thế khi người tiêu dùng không uống cola Nếu nhìn từ khía cạnh tâm trí của người tiêu dùng thì Coke sẽ chiếm vị trí đầu tiên, Pepsi sẽ chiếm vị trí thứ 2 và 7up sẽ chiếm vị trí thứ 3

Nếu theo nguyên tắc định vị truyền thống thì 7up sẽ không có được thành công ngày hôm nay Theo nguyên tắc định vị truyền thống thì phải tìm sự khác biệt của sản phẩm hay chính bản thân của công ty để định vị Điều này không hoàn toàn đúng vì điều mà chúng ta cần phải làm đó là phải xác định được vị trí nào trong tâm trí người tiêu dùng mà thương hiệu có thể có được Người tiêu dùng sẽ không tìm được vị trí “không cola” (uncola) trong mỗi lon 7up nhưng lại có thể tìm được chúng trong tâm trí chính mình.

2.2.2 Các giai đoạn của chiến lược định vị

2.2.2.1 Định vị đột phá hay tiệm tiến

Định vị đột phá là một thuật ngữ thường được áp dụng trong tình huống bạn bắt đầu xây dựng thương hiệu mới hoàn toàn, ví dụ như với một sản phẩm, một công ty mới hoặc với một mục tiêu cá nhân nào đấy chẳng hạn Trong các tình huống như vậy chúng ta chưa hề có một hình ảnh thương hiệu nào, và vị trí trên thị trường cũng vừa mới được tạo lập Hay nói cách khác bạn đang ở chỗ không ai biết bạn là ai và bạn đang cần đạt tới một vị trí nào đó Trong trường hợp này, chiến lược định vị nên đột phá Như vậy định vị đột phá là bạn phải chọn được một vị trí mạnh giữa tất cả các thương hiệu cạnh tranh đã tồn tại và phải tạo được một ảnh hưởng nhất định.

Mặt khác, định vị tiệm tiến lại nói về việc phát triển nâng cấp dần hình ảnh thương hiệu của bạn lên một tầm cao hơn nữa Vấn đề đặt ra ở đây là một khi bạn đã có vị trí nào đó trên thị trường rồi, bạn lại phải tính xem mình sẽ làm gì tiếp theo và làm sao để không bị cho “ra rìa” Đây là một vấn đề của chiến lược tái định vị và có thể sẽ cực kỳ nguy hiểm Mối nguy tiềm ẩn ở việc đột ngột xa rời hoàn toàn khỏi vị trí mà bạn đã và đang chiếm lĩnh trên thị trường và cũng là vị trí mà người tiêu dùng ( đặc biệt là những người tiêu dùng hiện có của

Trang 20

thương hiệu) đã quen thuộc từ trước tới giờ và đánh mất đi hình ảnh độc đáo của mình.

Trong hầu hết các trường hợp, các giám đốc thương hiệu rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan khi phải cân nhắc giữa hai lựa chọn trên.Ví dụ như: Nhà thiết kế thời trang nổi tiến Georgio Armani trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình CNN đã mô tả vấn đề lớn nhất của ông là một việc vừa phải giữ được phong cách thiết kế cổ điển của mình đồng thời cũng phải thích nghi với những xu hướng thời trang mới Ông thừa nhận đó thực sự là một thế “ tiến thoái lưỡng nan”, hay nói cách khác, những khách hàng quen thuộc của thương hiệu mong được thưởng thức phong cách thiết kế cổ điển của ông Trong khi đó xu hướng thời trang thì thay đổi chống mặt, nhờ vào những tiến bộ kỹ thuật và sự thổi phòng quá mức của giới truyền thông Georgio Armani nhận xét: “giới truyền thông bây giờ chẳng mặn mà gì mấy với những phong cách cá nhân và ngày càng hùa theo những gì mà số đông những nhà thiết kế sản xuất ra Vậy cho nên nếu xu hướng thời trang mới nhất của đa số các nhà thiết kế sử dụng màu đỏ, mọi nhà thiết kế (trong đó có Armani) sẽ được mong đợi là sẽ tung ra những mẫu thiết kế nào đó có màu đỏ Ông nói nếu không làm thế thì ông sẽ bị cho “ra rìa” và giới truyền thông sẽ không “ngó ngàng” gì tới ông trong suốt mùa thời trang ấy Bởi vậy tình thế khó xử cho những nhà thiết kế như Armani là làm sao phải trung thực với phong cách thiết kế của cá nhân – tức là chiến lược định vị của mình, nhưng vẫn kết hợp được với những xu hướng mới nhất Và câu trả lời của ông là: thay đổi theo tiến trình phát triển của thương hiệu chứ không phải thay đổi theo lối cách tân Ông phải làm sao để định vị sản phẩm của mình thỏa mãn được sự mâu thuẫn giữa bản sắc vốn có của mình và hơi thở hiện đại Ông phải giữ vững được sự chung thủy với khách hàng và thỏa mãn được kỳ vọng của họ, kể cả tuýp cổ điển lẫn tuýp thời trang đương đại.

2.2.2.2 Chiến lược định vị tạo thế cân bằng.

Thời gian trôi qua nhanh chóng và những mong muốn, nhu cầu và khát vọng của con người cũng thay đổi theo thời gian Đôi khi bạn cũng phải chấp nhận sự thật rằng bạn đang (hoặc đã) trở nên lạc lõng với những người xung

Trang 21

quanh và phải cố gắng bắt kịp họ Bạn phải thuyết phục mọi người rằng bạn cũng thời thượng lắm, chứ không phải lỗi thời trước những xu hướng mới nhất, rằng bạn hết sức cập nhật theo sát thời đại, và có thể tương xứng với bất cứ gì mà họ nói đến Điều đó có nghĩa là bạn đang tiến hành chiến lược định vị để tạo vị thế cân bằng – làm cho mọi người thấy bạn chẳng hề thua kém gì ai cả.

Loại hình chiến lược này thường khá quan tâm đến nhân tố cạnh tranh cơ bản hơn về mặt tính năng và lợi ích mang lại và song song với việc theo dõi những nhu cầu và những mong muốn của những người bạn đang cố giữ lại hoặc cố giành lấy làm khách hàng của mình Nó đang hầu như hạn chế việc định vị chống lại làn sóng cạnh tranh trong một ngành hàng riêng biệt nào đó, ví dụ như máy tính cá nhân Với ngành hàng này thì vòng đời sản phẩm đã được rút ngắn đến mức khi khách hàng đang phân tích và đánh giá xem những tính năng với những tính năng và lợi ích nào của sản phẩm có tác dụng gì và đáng đồng tiền họ bỏ ra hay không, hàng loạt model mới của sản phẩm ra đời và khiến cho lựa chọn của họ trở thành lõi thời nhất Vậy định vị ở đây nhằm vào việc truyền đạt cho khách hàng thông điệp giúp cho bạn có đầy đủ những nhân tố cần thiết để trở thành một thương hiệu cạnh tranh hợp thức trong lịnh vực đặc biệt này Vì thế với vị trí là một nhà sản xuất hay phân xưởng máy tính, bạn phải có đời máy hiện đợi nhất với những bọ mạch, kích thước đĩa cứng, dung lượng bộ nhớ, tốc độ xử lý tất cả đều phải mới nhất.

2.2.2.3 Chiến lược định vị tạo thế thượng phong

Ai cũng muốn mình là vượt trội, là tốt nhất, là sự lựa chọn của mọi người nhưng vị trí ấy thường khó đạt được và cũng khó giữ vững Nó vượt xa chiến lược định vị tạo thế cân bằng, bằng cách nổ lực để tạo ra những khác biệt vượt trội, nhữngvị thế khác biệt và một hình ảnh tách khỏi phần còn lại của thị trường xung quanh, một vị thế dẫn đầu không thể phủ nhận Một số công ty bao gồm hàng loạt những thương hiệu hàng đầu thế giới đã thực hiện được điều đó.

Chiến lược định vị tạo thế thượng phong chỉ có thể đạt được một khi khách hàng mục tiêu của bạn xác nhận sự tương đồng Hay nói cách khác, bạn phải chứng tỏ rằng bạn cũng tốt ít nhất ngang với đối thủ cạnh tranh cho dù bạn

Trang 22

đang cung cấp mặt hàng nào đi nữa Và chỉ khi đó bạn mới có thể khuyết phục được mọi người rằng bạn thật sự cung cấp những sản phẩm vượt trội hoặc đặc biệt hơn.

Công ty nào chiếm được thế thượng phong có thể nói là đã đạt được một lợi thế cạnh tranh rõ ràng, và trở thành lựa chọn yêu thích của người tiêu dùng trong ngành hàng họ đang cạnh tranh.

2.3 Thiết kế thương hiệu:

Để xây dựng một thương hiệu thì điều quan trọng đầu tiên không thể thiếu là phải thiết kế thương hiệu Thiết kế thương hiệu là thiết kế sáu yếu tố nguyên liệu chính của thương hiệu, bao gồm: tính cách thương hiệu, tên thương hiệu, biểu tượng thương hiệu, hình tượng thương hiệu, khẩu hiệu thương hiệu, bao bì và màu sắc thương hiệu Thiết kế sáu nguyên liệu này là bước đầu tạo nên nền tảng để xây dựng một thương hiệu.

2.3.1 Tính cách thương hiệu – Brand personality

Tính cách thương hiệu thường góp phần quan trọng trong việc làm cho khách hàng yêu mến Đặc biệt là những khách hàng có cùng tính cách với thương hiệu đó Ví dụ các fan bóng đá thường hay uống Pepsi và trẻ con thì lại rất yêu mến McDonald Tính cách thương hiệu còn làm cho các thương hiệu của cùng nhóm sản phẩm trở nên khác nhau rõ hơn và từ đó khách hàng sẽ dễ dàng nhận biết cũng như ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn (Ví dụ: Cùng là bột giặt, nhưng cảm nhận của khách hàng sẽ rất khác nhau khi nói về Omo, Viso, Tide ).

Đúng ra từ Brand personality dịch đúng nghĩa là “ nhân cách thương hiệu” Nhưng thương hiệu không phải là con người thì tại sao lại có nhân cách? Dùng từ ngữ như vậy nhằm để ví thương hiệu cũng như một con người, nghĩa là có cách hành xử riêng, nhân cách riêng, cá tính riêng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, hay nếu loài người có bao nhiêu loại tính cách thì thương hiệu cũng có bấy nhiêu Đó là vì doanh nghiệp đã khéo léo lựa chọn và xây dựng tính cách cho thương hiệu phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu Ví dụ như: Yomost xây dựng tính cách của một đứa trẻ mới lớn độ tuổi 15-16 thích phiêu lưu mạo

Trang 23

hiểm, trong khi Milo lại xây dựng tính cách một đứa trẻ yêu thích thể thao với tinh thần nổ lực vươn lên.

Thiết kế một tính cách riêng cho thương hiệu của mình là một điều cơ bản cần phải có nhưng không phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng lưu ý ngay từ đầu, để rồi một ngày nào đó đã quá trể để uốn nắn trở lại Hiện nay, nhiều thương hiệu trên thị trường không có cá tính rõ ràng, lẫn lộn lúc này lúc khác hay thậm chí không có cá tính gì cả Richard moore đã đem thương hiệu ra so sánh với con người khá thú vị qua trích dẫn sau: “ Bạn có thể thật dịu dàng khi chăm sóc con trẻ ở nhà, nhưng lại rất nghiêm trang khi làm công việc quản lý kinh doanh nơi công sở và vẫn rất vui nhộn trong các dịp gặp gỡ bạn bè Vào những lúc như vậy bạn vẫn không thay đổi con người của mình, bạn chỉ thể hiện những khác biệt trong con người của bạn trước những đối tượng khác nhau vì mục đích khác nhau mà thôi Dù vậy, nếu như mỗi năm bạn lại thay đổi công việc và cá tính cốt lõi của bạn biến đổi mỗi khi gặp một ai đó thì những người quen sẽ cho rằng bạn không thành thật và thế là họ không tin tưởng bạn nữa” Thương hiệu cũng giống như con người, nghĩa là cũng cần có cá tính rõ ràng để mọi người nhớ đến, để nổi bật trong đám đông Cá tính rõ ràng này sẽ góp phần quan trọng để định hình những chi tiết còn lại trong bức tranh thiết kế một thương hiệu.

 Tạo dựng tính cách cho thương hiệu

* Xác định nhóm khách hàng mục tiêu: Nhóm khách hàng mục tiêu càng tập

trung càng chuyên biệt thì tính cách thương hiệu sẽ càng rõ Vì vậy , bạn cần phải thật sự cân nhắc và phải biết ai là đối tượng quan trọng nhất của thương hiệu Tránh những suy nghĩ kiểu chung chung như “phục vụ mọi người” , “nhóm khách hàng mục tiêu càng rộng càng tốt” Nếu thương hiệu phải phục vụ nhiều phân khúc thị trường khác nhau (ví dụ: dầu gội dành cho cả nam và nữ) bạn cần phải “can đảm” chọn một phân khúc làm trọng tâm để làm “bề nổi” cho tính cách thương hiệu, những phân khúc còn lại nên sử dụng những cách tiếp cận khác để tránh gây nhầm lẫn về tính cách thương hiệu.

* Xác định nhu cầu, sở thích của nhóm khách hàng mục tiêu: Một khi đã xác

định được nhóm khách hàng mục tiêu, bước tiếp theo là tìm hiểu nhu cầu, sở

Trang 24

thích và tính cách đặc trưng của nhóm Thường người ta hay sử dụng kỹ thuật nghiên cứu khám phá để tìm hiểu khách hàng Bạn càng hiểu rõ khách hàng bao nhiêu thì tính cách thương hiệu càng gần gũi bấy nhiêu và cơ hội được khách hàng chấp nhận cũng sẽ cao hơn (Không phải ngẫu nhiên mà Pepsi chọn tính cách thể thao, Viso chọn tính cách bà nội trợ, Yomost chọn tính cách phiêu lưu mạo hiểm )

* Thành lập hồ sơ tính cách khách hàng: Sau khi đã “lắng nghe và thấu hiểu”

khách hàng mục tiêu, bạn cần phải chọn lọc những tính cách nào là tiêu biểu nhất Vì xây dựng tính cách thương hiệu đòi hỏi phải tiêu tốn một khoản ngân sách, nếu xây dựng một cách tùy tiện sẽ gây lãng phí và làm cho tính cách thương hiệu mờ nhạt, không rõ nét.

 Xây dựng tính cách cho thương hiệu: Có nhiều cách để xây dựng tính cách

cho thương hiệu :

 Sử dụng “ngôi sao” có cùng tính cách với thương hiệu: Đây là cách dễ dàng nhất nhưng cũng rất tốn kém để xây dựng tính cách thương hiệu Chỉ cần “tuyển” một ngôi sao có những tính cách giống với tính cách mà bạn đã chọn cho thương hiệu là đủ Ví dụ: Castrol chọn Beckham, Mì vua bếp chọn Martin Yan, X-Men chọn BradPit

 Sử dụng chiến lược giá : Như đã nói ở trên giá cũng góp phần xây dựng tính cách thương hiệu Tuy nhiên phải vận dụng một cách khéo léo và nhất quán để tránh rơi vào tình trạng “ bán cơm bình dân trong tiệm máy lạnh ” Và chiến lược giá phải đi cùng với chiến lược chất lượng sản phẩm (ví dụ: Tính cách sang trọng của xe Mercedes, tính cách bình dân của siêu thị Co-opmart đều do chiến lược giá tạo nên).

 Hình thức sử dụng sản phẩm : Bia Bến Thành sử dụng cho các cuộc gặp gỡ với bạn bè, Nestcafe dùng vào buổi sáng để khởi đầu một ngày mới, kẹo Chewinggum Doublemint dùng làm thơm miệng Thời gian sử dụng, hình thức sử dụng, cách sử dụng cũng góp phần tạo nên tính cách thương hiệu.

 Sử dụng hình ảnh của nhóm khách hàng mục tiêu: Đây là cách mà các giám đốc thương hiệu hay chọn nhất, vì nó dễ hiểu, trực tiếp và dễ thực hiện

Trang 25

Điều này giải thích tại sao khi quảng cáo dầu gội người ta hay chọn phụ nữ và quảng cáo bánh kẹo lại chọn trẻ con

 Sử dụng PR: Nếu bạn chọn tính cách “thích giúp đỡ người khác” làm tính cách cho thương hiệu của mình, thì PR là sự lựa chọn tốt (ví dụ: thương hiệu Nutifood với nhiều năm gắn bó với những chương trình từ thiện gây quỹ giúp đỡ bệnh nhân nghèo đã tạo nên tính cách “nhân hậu” cho thương hiệu của mình).

 Sử dụng “ lọai” sản phẩm: Cùng là thuốc bổ, nếu bạn chọn hình thức viên sủi sẽ tạo ra tính cách năng động, sirô tạo tính cách trẻ con, viên nén tạo tính cách chững chạc, gói bột tạo tính cách chăm sóc, quan tâm gia đình

 Sử dụng đối thủ cạnh tranh: Sử dụng nguyên tắc “cùng nhóm” để xây dựng tính cách cho thương hiệu của mình Điều cần lưu ý là bạn phải chọn cho mình đối thủ “nổi tiếng” được nhiều người biết đến, có tính cách rõ ràng (ví dụ: Thay vì phải nói địa chỉ nhà bạn với đầy đủ tên đường và số nhà, hãy nói nhà bạn ở gần một địa chỉ nổi tiếng nào đó sẽ làm cho người nghe dễ nhớ và “ấn tượng” bạn hơn.)

 Sử dụng hình ảnh đất nước hoặc vùng địa lý nơi sản sinh ra thương hiệu: Đã có một thời “Xe ôm kiểu Úc”, “Câu cá kiểu Úc”, “Bia kiểu Úc” khuấy động thị trường bia tại Việt Nam Hiệu quả của chiến dịch như thế nào còn tùy vào quan điểm của từng người, tuy nhiên đây là một ví dụ điển hình cho việc sử dụng hình ảnh đất nước Úc để xây dựng tính cách cho thương hiệu bia Foster.

2.3.2 Tên thương hiệu – Brand name

Sức mạnh của một thương hiệu nằm ở chỗ tên thương hiệu đó có nằm trong tâm trí của khách hàng hay không Với một tên thương hiệu hay, Công ty của bạn cũng sẽ dễ dàng đi đến thành công hơn

Trong thực tế có những doanh nghiệp lựa chọn tên cho thương hiệu của mình xảy ra trước việc lựa chọn tính cách cho thương hiệu Cũng như một đứa trẻ mới ra đời- thậm chí chưa kịp ra đời – thì cha mẹ chúng đã đặt cho chúng một cái tên tâm đắt nhất Điều này không phù hợp cho lắm khi áp dụng đặt tên cho thương hiệu, vì cái tên phải đi sâu vào cái tính Xác định cái tính xong rối

Ngày đăng: 29/09/2012, 23:46

Hình ảnh liên quan

Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung  cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức - Tìm hiểu về xây dựng thương hiệu.doc

h.

ương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức Xem tại trang 3 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan