1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh.DOC

19 1,2K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 102 KB

Nội dung

Tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Macr-Lenin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người Tư tưởng Hồ Chí Minh

đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng Cộng Sản Việt Nam và của dân tộc Việt Nam TT HCM trung thành với những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời khi nghiên cứu, vận dụng những nguyên lý đó, Hồ Chí Minh đã mạnh dạn loại bỏ những gì không thích hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, dám đề xuất những vấn đề mới do thực tiễn đặt ra và giải quyết một cách linh hoạt, khoa học, hiệu quả TT HCM soi đường cho Đảng ta và nhân dân ta trên con đường thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Lịch sử đã chỉ rõ những cuộc chiến tranh yêu nước thắng lợi đều là những cuộc chiến tranh nhân dân, phát huy được sức mạnh tinh thần và vật chất tiềm tàng của toàn dân Kháng chiến chống Tống, chống Mông - Nguyên thời Lý - Trần là những minh chứng hùng hồn Từ những hoàn cảnh, đặc điểm và thực tế của lịch sử dân tộc, một số nhân vật tiến bộ trong giai cấp phong kiến như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo đã nhận thức khá sâu sắc vai trò quyết định của nhân dân trong chiến tranh chống ngoại xâm cũng như trong các biến cố lớn của lịch sử Trần Hưng Đạo cho rằng "vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước chung sức" là nguyên nhân thắng lợi của kháng chiến thời Trần Theo ông, "chúng chí thành thành", chí dân là bức thành giữ nước Chính vì nhận thức về vai trò đoàn kết toàn dân là rất quan trọng, Trần Quốc Tuấn đã đề ra "thượng sách giữ nước" là "khoan thư sức dân làm kế rễ bén gốc" Đó là điều kiện tiên quyết để chiến thắng kẻ thù Ông đã

Trang 2

thấy vai trò quyết định của quần chúng nhân dân đối với vĩ nhân trong lịch sử Trần Quốc Tuấn nói: "Chim hồng học bay được cao là nhờ ở sáu cái lông cánh, nếu không có sáu cái lông cánh ấy thì cũng như chim thường thôi" Như vậy, anh hùng xuất chúng làm nên nghiệp lớn là nhờ sự ủng hộ của quần chúng nhân dân tộc

Trên vũ đài chính trị và tư tưởng thời Lý - Trần, nhân dân đã được nhìn nhận như một lực lượng xã hội cần phải quan tâm đến khi tiến hành những cuộc chiến tranh giữ nước và duy trì trật tự xã hội nhằm đem lại sự thịnh vượng cho nước nhà Và giá trị tích cực của quan điểm thân dân, "khoan thư sức dân" là ở chỗ đó

I Hình thành tư tưởng

Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Ngyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành ) chịu ảnh hưởng tư tưởng thân dân, lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi cuộc cải cách của cụ thân sinh Nguyễn Sinh Sắc; chịu ảnh hưởng đức tính nhân hậu, đảm đang, sống chan hòa với mọi người của mẹ là Bà Hoàng Thị Loan; lòng yêu nước, thương nòi trong mối quan hệ và sự tác động của ba chị

em của Người; ảnh hưởng của truyền thống văn hóa, giàu lao động, chống ngoại xâm của quê hương Nghệ Tĩnh; tấm gương của các lãnh tụ yêu nước, của các anh hùng, liệt sĩ của quê hương Từ thuở thiếu thời, Nguyễn Tất Thành đã chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột đến cùng cực của đồng bào mình cùng với thái độ ươn hèn của bọn phong kiến Nam triều thêm đó là sự thất bại của các nhà yêu nước tiền bối và đương thời Tất cả điều đó đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm một con đường mới để cứu nước, cứu dân Cùng với việc phê phán hành động cầu viện Nhật và ý tưởng

“ỷ Pháp cầu tiến”, Nguyễn Tất Thành đã tự định ra cho mình một hướng đi mới là phải đi ra nước Pháp và các nước khác

Trang 3

II Tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh

1 Vì sao phải thân dân

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nước lấy dân làm gốc; Gốc có vững, cây mới bền Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân Người rất tâm đắc với câu nói dân gian: “Dễ mười lần không dân cũng chịu Khó vạn lần dân liệu cũng xong” Dân là gốc của nước Dân là người đã không tiếc máu xương

để xây dựng và bảo vệ đất nước Nước không có dân thì không thành nước Nước do dân xây dựng nên, do dân đem xương máu ra bảo vệ, do vậy dân là chủ của nước Nhân dân đã cung cấp cho Đảng những người con ưu tú nhất Lực lượng của Đảng có lớn mạnh được hay không là do dân Nhân dân là người xây dựng, đồng thời cũng là người bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ của Đảng Dân như nước, cán bộ như cá Cá không thể sinh tồn và phát triển được nếu như không có nước Nhân dân là lực lượng biến chủ trương, đường lối của Đảng thành hiện thực Do vậy, nếu không có dân, sự tồn tại của Đảng cũng chẳng có ý nghĩa gì Đối với Chính phủ và các tổ chức quần chúng cũng vậy

2 Thân dân thì phải làm thế nào?

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, biểu hiện trước hết của dân là gốc là phải

tin ở dân, gần gũi dân, và biết dựa vào dân; Phải có ý thức rõ “dân chúng rất khôn khéo, rất hăng hái, rất anh hùng” Muốn hoàn thành nhiệm vụ, muốn biến đường lối chủ trương của Đảng thành phong trào quần chúng, thành sức mạnh cách mạng thì Đảng phải có đường lối đúng đắn; cán bộ đảng viên

“phải liên lạc mật thiết với dân chúng, xa rời dân chúng là cô độc Cô độc thì nhất định thất bại” Cán bộ đảng viên còn phải học hỏi dân, “nếu không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân”, mà “muốn hiểu biết, học hỏi dân thì ắt phải có nhiệt thành, có quyết tâm”

Trang 4

Phải thực hiện dân chủ với dân để phát huy tinh thần làm chủ của dân là cốt lõi của vấn đề dân là gốc Người thường nói: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân làm chủ” Vậy quyền hạn, nghĩa vụ của người làm chủ phải thế nào? Câu trả lời của Người là: “Nếu Chính phủ sai thì phải phê bình, phê bình nhưng không phải là chửi” Và người yêu cầu: người làm chủ trước hết phải làm tròn bổn phận công dân, tức là phải tuân theo pháp luật Nhà nước; tuân theo kỷ luật lao động; giữ gìn trật tự chung; nộp thuế đúng kỳ, bảo

vệ tài sản công cộng; bảo vệ Tổ Quốc “Phải chăm lo việc nước như việc nhà”, “phải biết tự mình lo toan gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ”; “làm chủ sao cho ra làm chủ, không phải làm chủ là muốn ăn bao nhiêu thì ăn, làm bao nhiêu thì làm”

Thiết thực nhất của việc bồi dưỡng “cái gốc” là phải thường xuyên chăm

lo đời sống cho dân, chăm lo lợi ích chính đáng của dân Người thường nhắc tới những câu của người xưa “có thực với vực được đạo”, “dân dĩ thực vi thiên” Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “Đối với nhân dân không thể lý luận suông” Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm lo đời sống của dân: “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi Nếu dân rét là Đảng

và Chính phủ có lỗi Nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi Nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”

Thân dân thì phải hiểu dân, nghe được dân nói, nói được cho dân nghe, làm được cho dân tin, là nhận biết được những nhu cầu của họ, biết được họ đang suy nghĩ gì, trăn trở cái gì? Họ mong muốn những gì? Và họ đang mong đợi gì ở người khác, nhất là ở người lãnh đạo, quản lý; phải biết phát hiện và đáp ứng kịp thời những nhu cầu và lợi ích thiết thực của dân; là nhìn thấy cả cái thực tại và vạch ra được viễn cảnh (tương lai) đúng đắn cho dân phát triển;

là biết chia sẻ, đồng cảm và gần gũi với cuộc sống của dân, mọi suy nghĩ và hành động đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của dân, phản ánh đúng tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của dân Từ thực tiễn cuộc sống, Hồ Chí Minh lưu ý:

“Bất kỳ nơi nào có quần chúng, thì nhất định có ba hạng người: hạng hăng hái, hạng vừa vừa và hạng kém… Người lãnh đạo phải dùng hạng hăng hái

Trang 5

làm trung kiên cho sự lãnh đạo, do hạng hăng hái đó mà nâng cao hạng vừa vừa và kéo hạng kém lên Phải học hỏi dân chúng, nhưng “không phải dân chúng nói gì, ta cũng cứ nhắm mắt theo”; phải “tìm ra mâu thuẫn trong những

ý kiến khác nhau, xem cái nào đúng, cái nào sai” để vận dụng

Một sự kiện được nhiều người nhắc tới là tháng 10/1949 khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo Dân vận Người diễn đạt rất khái quát: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân Quan điểm của Người thật rõ ràng: Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.Tháng 10-1945, trong thư gửi Ủy ban nhân dân các

kỳ, tỉnh, huyện và làng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “ Nếu nước độc lập

mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”1 Người yêu cầu cán bộ từ Chủ tịch nước trở xuống đều phải là đày tớ trung thành của nhân dân Theo Người: “Dân làm chủ thì Chủ tịch, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Ủy viên này khác là làm gì? Làm đày tớ Làm đày tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm quan cách mạng”

Điều mà cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh nung nấu trăn trở là vấn đề thực hiện dân chủ với dân; làm thế nào để nhân dân “biết dùng quyền dân chủ” và “hưởng quyền dân chủ” Ngày 6/1/1946, chỉ bốn tháng sau khi khai sinh nền Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ lâm thời do Người đứng đầu đã tổ chức cuộc tổng tuyển cử phổ thông, trực tiếp, bình đẳng lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam Tháng 11/1946, Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 2 đã thông

Trang 6

qua bản Hiến pháp do Người chỉ đạo soạn thảo Nhà nước dân chủ, pháp quyền từ ý tưởng của Người đã dần dần trở thành hiện thực trên đất nước Việt Nam Quan điểm của Người trong những sự kiện lịch sử này rất mẫu mực, rõ ràng: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà”, “Hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử” Nhà nước của dân còn bao hàm việc dân có quyền bãi miễn Chính phủ và nhân viên chính quyền Nhà nước các cấp, nếu họ có tư tưởng hoặc việc làm có hại đến nhà nước, hại đến dân

Nhà nước Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập là Nhà nước kiểu mới: Nhà nước của dân Sức mạnh và sự trường tồn của nhà nước bắt nguồn

từ lực lượng toàn dân đoàn kết, với tinh thần làm chủ - tự chủ Bởi thế nhà nước ta còn là nhà nước do dân Bác viết: “Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”, “Không có lực lượng nhân dân thì việc nhỏ mấy, dễ mấy làm cũng không xong”; “Vậy nên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối”

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân, do dân phải được thể hiện ở các chủ trương, chính sách của nhà nước trong mọi mặt đời sống xã hội là vì dân Ngay sau khi nước nhà dành được độc lập, Người nói rõ: “… nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân Nhân dân đã và sẽ mãi mãi là người làm nên lịch sử Thực hiện tốt Di huấn của Bác về lấy dân làm gốc, chắc chắn bộ máy Nhà nước ta sẽ “chạy” đều, hiệu quả quản lý điều hành chắc chắn có hiệu lực cao Đó là việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn

to lớn

Là người phục vụ nhân dân, cán bộ Đảng, Nhà nước, đoàn thể đồng thời

là người lãnh đạo, người hướng dẫn của nhân dân Theo Người: Nếu không

có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng, nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường Cán bộ, đảng viên phải làm thế nào để xứng

Trang 7

đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân Điều này cho thấy, Hồ Chí Minh không bao giờ đối lập vai trò người lãnh đạo với người đày tớ của nhân dân trong bản thân người cán bộ của Đảng và Nhà nước, mà trái lại Người yêu cầu phải làm thế nào để xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân Là lãnh đạo không có nghĩa là đè đầu cưỡi cổ nhân dân Bởi vì: “Chế độ ta là chế

độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất

cả các cán bộ, từ trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến xã, bất kỳ cấp nào và ngành nào đều phải là người đày tớ trung thành của nhân dân”

Từ thực tế, Bác đã thẳng thắn phê phán nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao, khi xuống cấp dưới triển khai công việc thì khệnh khạng như “ông quan”

và nội dung truyền đạt thì rất đại khái, hình thức, vì vậy mà quần chúng không hiểu và rất sợ đi họp Đó là bệnh xa quần chúng, bệnh hình thức, không phải vì lợi ích của quần chúng

Việc đặt ra chương trình làm việc, kế hoạch hành động, tuyên truyền, nhiều cán bộ cũng không hỏi xem quần chúng cần cái gì, muốn nghe, muốn biết cái gì, “chỉ mấy ông cán bộ đóng cửa lại mà làm, ngồi ỳ trong phòng giấy

mà viết, cứ tưởng những cái mình làm ra là đúng, mình viết là hay Nào có biết, cách làm chủ quan đó, kết quả là “đem râu ông nọ chắp cằm bà kia”, không ăn thua, không thấm thía, không lợi ích gì cả”

báo Việt Nam độc lập, số 3 ra ngày 21-8-1941, ngay trên trang nhất, báo

đã in trang trọng câu thơ: "Có Tổ quốc mới có ta; Nước là rất trọng ta là rất khinh" (Khinh là xem nhẹ - TVH, Người kịch liệt phê phán những cán bộ miệng thì nói dân chủ, nhưng khi thực hiện công việc thì lại theo lối quân chủ

và xa rời nhân dân Người viết: Bệnh quan liêu mệnh lệnh từ đâu mà ra? Nguyên nhân bệnh ấy là:

Xa nhân dân: do đó mà không hiểu tâm lý của nhân dân, nguyện vọng của nhân dân

Trang 8

Khinh nhân dân: cho là dân ngu khu đen, bảo sao làm vậy, không hiểu được chính trị cao xa như mình

Sợ nhân dân: Khi có sai lầm khuyết điểm thì lại sợ nhân dân phê bình, sợ mất thể diện, sợ phải sửa chữa

Không tin cậy nhân dân: họ quên rằng không có lực lượng nhân dân thì việc nhỏ mấy dễ mấy làm cũng không xong; có lực lượng nhân dân thì việc khó mấy to mấy cũng làm được

Không hiểu biết nhân dân: họ quên rằng nhân dân cần trông thấy quyền lợi thiết thực, lợi ích gần và lợi ích xa, lợi ích riêng và lợi ích chung, lợi ích

bộ phận và lợi ích toàn cuộc, đối với dân không thể lý luận suông

Không yêu thương nhân dân: do đó họ chỉ biết đòi hỏi nhân dân, không thiết thực giúp đỡ nhân dân tăng gia sản xuất, cải thiện sinh hoạt, để bồi dưỡng sức của sức người của nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt, qua đó để giáo dục tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc, tinh thần dám xả thân vì độc lập tự do của dân tộc

Cuối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra cách chữa bệnh quan liêu mệnh lệnh là phải theo đúng đường lối quần chúng và phải thực hiện tốt 6 điều:

+Đặt lợi ích nhân dân lên trên hết;

+Liên hệ chặt chẽ với nhân dân;

+Việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ;

+Có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân và hoan nghênh nhân dân phê bình mình

+Sẵn sàng học hỏi nhân dân;

+Tự mình phải làm kiểu mẫu cần kiệm liêm chính, để nhân dân noi theo Tiếp nhận dòng chảy văn hóa truyền thống của dân tộc và thời đại, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được vai trò to lớn của nhân dân Không chỉ dừng lại ở đó, Người còn luôn luôn tôn trọng, tin tưởng và đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, trước hết Chính vì vậy, cả cuộc đời của Hồ Chí Minh

Trang 9

chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành Về thực chất, đây cũng chính là tư tưởng thân dân Người cán bộ giữ nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn

tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học được cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, là người có ý thức phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc, của Đảng lên trên hết, là thân dân Điều này được thể hiện rõ trong Quan điểm của Khổng Tử và các thế hệ học trò về sau qua câu nói: "Quân vi khinh, xã tắc thứ chi, dân vi bản", nghĩa là: vua không quan trọng, xã tắc cũng chỉ là thứ yếu, quan trọng và cơ bản là dân Vận dụng tư tưởng Nho gia Nguyễn Trãi đã cùng với Lê Lợi xây dựng lên đỉnh cao của các triều đại Phong kiến việt Nam và ông đã từng phát biểu: "Có lật thuyền mới biết sức dân như nước" Và trong thời đại ngày nay tư tưởng gần dân vẫn vẹn nguyên giá trị Chẳng vậy mà tư tưởng Mác - Lênin đã khẳng định luận đề: người sáng tạo ra lịch sử là nhân dân đó thôi

3 Tình hình hiện nay

Hiện nay, đại đa số cán bộ, đảng viên ta đã nhận thức và làm tốt việc coi

trọng nhân dân, vì nhân dân phục vụ, làm cho kinh tế, văn hóa và xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt; đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện

Tuy nhiên, dưới tác động mặt trái của cơ chế thị trường và mở cửa, hội nhập cùng những thiếu sót, khuyết điểm chủ quan của chúng ta trong lãnh đạo, quản lý cũng như trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước nên thời gian qua ở nước ta, các hiện tượng tiêu cực xã hội phát triển, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống Tệ tham nhũng diễn ra nghiêm trọng, có nguy cơ làm biến chất Đảng, làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào Nhà nước và chế độ, làm giảm sút mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân, gây nguy hại cho sự nghiệp cách mạng

Trang 10

Trong quan hệ giữa Đảng với nhân dân, những biểu hiện như quan liêu, cửa quyền, vô cảm với nhân dân, xa dân, sách nhiễu dân đang có nguy cơ phát triển Sự tha hóa của một bộ phận cán bộ có chiều hướng phát triển, thể hiện ở xa dân, sách nhiễu dân, tệ quan liêu, tham nhũng… Cán bộ lãnh đạo một số nơi còn lúng túng trước nhiệm vụ đặt ra, hội họp nhiều nhưng giải quyết công việc chưa hiệu quả, không sâu sát thực tế

Đối thoại giữa chính quyền và người dân chưa thường xuyên Còn đùn đẩy, né tránh trách nhiệm nên giải quyết khiếu nại, tố cáo chậm Bệnh che giấu khuyết điểm, nơi này đổ lỗi cho nơi kia còn khá phổ biến Tình trạng hành dân, khinh dân, thậm chí lợi dụng quyền hành để bắt dân cống nạp, vẫn xảy ra ở nơi này nơi kia trong bộ máy chính quyền các cấp, kể cả cấp cơ sở, ở các vùng nghèo, vùng sâu

Nhiều cơ quan công quyền thường có thói quen ra những mệnh lệnh, những quyết định bắt người dân phải thi hành mà không tham khảo ý kiến của nhân dân Ở nhiều địa phương việc xây dựng Quy chế dân chủ còn hình thức, trên thực tế người dân chưa được thực hiện quyền chính đáng của mình Chính quyền một số nơi, nhất là ở cơ sở, nơi trực tiếp với nhân dân nhưng lại

xa dân, ít quan tâm đến đời sống của nhân dân, không chú ý tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc và tâm tư, nguyện vọng của dân, phong cách chỉ đạo, quản lý nặng về quan liêu, mệnh lệnh, vô cảm trước khó khăn, vất vả của dân Những chủ trương liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của dân không được đưa ra bàn bạc, thảo luận, lấy ý kiến của nhân dân hoặc giải thích cho nhân dân hiểu rõ để nhân dân tự giác chấp hành Vì vậy, một số quyết định của chính quyền cấp cơ sở không được nhân dân đồng tình, có nơi khiến nhân dân bất bình, là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh tình trạng khiếu kiện vượt cấp, kéo dài

Thời đại Hồ Chí Minh, những giá trị văn hóa chính trị yêu nước, thương dân, lấy dân là gốc được soi sáng và phát triển rực rỡ, trở thành chân lý khoa học, kim chỉ nam cho hành động Thân dân, luôn coi dân là gốc là đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự đặt mình vào

Ngày đăng: 06/09/2012, 12:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w