Với môn ngoại ngữ, đồ dùng dạy học được sử dụng trong mọi hoạt động của quá trình dạy học, từ khâu giới thiệu ngữ liệu đến khâu thực hành, làm đa dạng và phong phú thêm rất nhiều các thủ
Trang 1A ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong giảng dạy nói chung và trong dạy học ngoại ngữ nói riêng, đồ dùng dạy học vẫn thường đóng vai trò hỗ trợ rất tích cực Để một tiết dạy đạt được kết qủa tốt thì đồ dùng dạy học là một yếu tố không thể thiếu của tiết dạy đó Với môn ngoại ngữ, đồ dùng dạy học được sử dụng trong mọi hoạt động của quá trình dạy học, từ khâu giới thiệu ngữ liệu đến khâu thực hành, làm đa dạng và phong phú thêm rất nhiều các thủ thuật và hoạt động dạy học khác nhau
Đồ dùng dạy học hiện nay tương đối nhiều và phong phú Nhưng chủ yêú vẫn là đồ dùng dạy học do Bộ Giáo dục và đào tạo phát hành giao cho những công ty Sách và thiết bị trường học của các tỉnh, thành sản xuất, cung cấp Các trường học - trên cơ sở danh mục thiết bị được giới thiệu - đăng kí, mua hoặc nhận về Ở trường, giáo viên mượn ở thư viện để dạy mặc cho các đồ dùng đó có phù hợp với nội dung bài học hay không Chất lượng và những bất cập của đồ dùng dạy học khi sử dụng cũng đã được các giáo viên và các phương tiện truyền thông đại chúng phản ánh rất nhiều trong những năm gần đây
Riêng đối với bộ môn Tiếng Anh, đã mười năm nay đồ dùng dạy học được cấp về rất nghèo nàn, đơn điệu (chủ yếu là tranh và băng casette); vừa thiếu lại vừa không sử dụng được Năm học này, khối lớp Ba lại được thay giáo trình mới Đồ dùng dạy học mới để phục vụ cho việc giảng dạy giáo
Trang 2trình này có tiến bộ hơn một chút song vẫn lặp lại trường hợp cũ “vừa thiếu vừa không sử dụng được”.
Xuất phát từ những lí do trên, để đáp ứng nhu cầu giảng dạy của giáo viên và việc học tập bộ môn Tiếng Anh của học sinh trường Tiểu học Trần Bình Trọng, nhiều năm qua tôi đã không ngừng tìm tòi, học hỏi để năm nào cũng có thể làm thêm một số đồ dùng dạy học đơn giản, rẻ tiền, dễ làm, dễ sử dụng và phù hợp với thực tế nội dung bài dạy hơn dựa trên cơ sở bộ đồ dùng dạy học đã phát hành Đặc biệt trong năm học này, để đáp ứng yêu cầu giảng dạy môn Tiếng Anh với giáo trình mới ”Let’s learn English” - Book 1, tôi xin giới thiệu đến các anh chị và các bạn đồng nghiệp cách làm một số đồ dùng dạy học đơn giản dựa trên bộ đồ dùng đã cấp về kết hợp với các ứng dụng của máy vi tính và một số văn phòng phẩm đơn giản qua đề tài " Giới thiệu một số đồ dùng dạy học tự làm để dạy tốt môn Tiếng Anh
ở trường Tiểu học Trần Bình Trọng ”
Trang 3B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Thực trạng các bộ đồ dùng dạy học hiện có :
1 Bộ đồ dùng dạy học của giáo trình cu î( Sách Tiếng Anh - Dùng cho học sinh tiểu học - Quyển 1, 2 & 3) :
Bộ đồ dùng dạy học của giáo trình cu î hiện nay chỉ gồm:
- Bộ tranh cho từng cấp độ 1, 2, 3
- Băng cassette cho từng cấp độ
- Đĩa CD tiếng cho từng cấp độ
Tuy nhiên, số lượng tranh được cung cấp ít, có bài học có 1 hoặc 2 tranh, song có bài học cần tranh thì lại không có, nội dung tranh lại không phù hợp với nội dung tranh trong sách giáo khoa Với băng từ, chất lượng thu
âm hơiï kém, giáo viên chỉ sử dụng được một thời gian rất ngắn thì phải mua băng khác Đó là chưa kể đến sự bất cập của nội dung trong băng: với 11 hoặc 12 phần nhỏ của một bài, giáo viên cần nhất là phần nghe (Part 7- Listening- Listen and check) song băng từ lại bỏ quên không ghi âm phần này Với đĩa CD tiếng, nội dung chỉ chia ra từng đơn vị bài chứ không chia ra từng đơn vị nhỏ của bài nên người nghe muốn nghe thì phải nghe cả bài Nói tóm lại, cả đĩa CD và băng từ chỉ phục cho giáo viên nghe tham khảo ở nha,ì chưa phục vụ cho học sinh phần luyện nghe giọng người bản ngữ ở trên lớp
Trang 42 Bộ đồ dùng dạy học của giáo trình “ Let’s learn English”- Book 1:Bộ đồ dùng dạy học của giáo trình “ Let’s learn English” - Book 1 hiện nay gồm có:
- Bộ tranh: gồm 12 tranh, loại tranh mở có thể áp dụng cho nhiều bài học Tuy nhiên số lượng tranh vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng đủ cho
12 đơn vị bài học
- Băng cassette : chất lượng băng tương đối tốt Tuy nhiên, nếu trong một tiết học với điều kiện nhà trường không có máy đĩa, giáo viên phải sử dụng máy cassette để bấm lui bấm tới nhiều lần cho học sinh nghe thì rất mất thời gian Giá như nhà xuất bản ghi âm một phần bài học 3 hoặc 4 lần thì đỡ tốn thời gian cho cả học sinh lẫn giáo viên biết bao nhiêu !
- Đĩa CD tiếng : chất lượng đĩa CD khá tốt
- Đĩa CD - ROM : nội dung trình bày khá tốt
- Bộ quân bài gồm 33 quân ( thẻ từ - tranh trên 2 mặt) : thẻ từ này hơi nhỏ nếu giáo viên sử dụng trên bảng lớp, còn nếu để học sinh dùng thì đòi hỏi mỗi học sinh phải có một bộ - điều này khó có thể thực hiện được
ở những vùng điều kiến sống còn thấp như ở địa bàn trường Tiểu học Trần Bình Trọng
- Bộ chữ cái và bộ kí âm : Giáo viên chỉ có một bộ chữ cái và các chữ cái chỉ có một màu duy nhất không tiện cho việc sử dụng để giới thiệu từ hoặc trò chơi điền chữ cái còn thiếu Đối với một số kí hiệu phiên
âm, giáo viên không biết sử dụng để làm gì khi sách hướng dẫn của giáo viên có chú ý rằng giáo viên “ không ghi kí hiệu âm” khi dạy
Trang 5- Bộ con rối dẹp 2 mặt (hình 6 nhân vật trong sách giáo khoa): được dùng để gắn vào các tranh tuỳ theo tình huống.
Như vậy, so với bộ đồ dùng của sách giáo khoa cũ, bộ đồ dùng lần này phù hợp với nội dung bài học hơn Tuy nhiên, các đồ dùng đó chỉ đáp ứng một phần nào nhu cầu giảng dạy của nội dung các bài trong chương trình chứ không thể cung cấp đầy đủ các đồ dùng cần thiết để đem lại hiệu quả tốt cho quá trình dạy và học Chính vì thế mà việc giáo viên tự làm thêm đồ dùng để phục vụ cho việc dạy và học là việc làm hết sức cần thiết
II Biện pháp tiến hành:
1 Vị trí, vai trò của đồ dùng dạy học trong dạy và học ở trường Tiểu học và sự cần thiết phải làm thêm đồ dùng dạy học:
1.1 Vị trí của đồ dùng dạy học:
Đồ dùng dạy học là tất cả những phương tiện vật chất cần thiết giúp giáo viên và học sinh tổ chức và tiến hành hợp lí, có hiệu quả quá trình dạy - học ở các môn học, cấp học
Đồ dùng dạy học bao gồm nhiều loại hình khác nhau : tranh, ảnh, bản đồ, biểu bảng, mô hình, mẫu vật, băng ghi âm, băng ghi hình, phim đèn chiếu, đĩa mềm vi tính Mỗi loại đồ dùng dạy học phát huy tính năng, tác dụng khác nhau trong quá trình dạy học nói chung và ở từng môn học nói riêng
Thực tiễn sư phạm cho thấy các phương pháp dạy học chỉ được thực hiện nhờ sự hỗ trợ của các đồ dùng dạy học nhất định, với những thủ pháphết sức phong phú, đa dạng
Trang 61 2 Vai trò của đồ dùng dạy học nói chung:
- Đẩy mạnh hoạt động nhận thức của học sinh
- Giúp học sinh tự khám phá,chiếm lĩnh kiến thức
- Phát triển trí tuệ của học sinh
- Giáo dục nhân cách cho học sinh
- Kích thích hứng thú nhận thức của học sinh
- Hợp lí hóa quá trình hoạt động của học sinh và giáo viên
1 3 Vai trò của đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn Tiếng Anh:
- Hỗ trợ tạo nên tình huống, ngữ cảnh để giới thiệu ngữ liệu, hoặc chủ đề nội dung bài học
- Hỗ trợ làm rõ nghĩa các khái niệm mới
- Hỗ trợ tạo tình huống, ngữ cảnh giúp cho việc thực hành trở nên có nghĩa
- Là phương tiện giới hạn và khống chế phạm vi sử dụng ngôn ngữ của học sinh trong các bài tập máy móc ( Ví dụ : Học sinh chỉ nói hoặc viết trong phạm vi gợi ý của tranh)
- Là phương tiện hướng dẫn, gợi ý cho các bài luyện tập
- Tạo tiền đề, làm cơ sở cho các bài tập thực hành ( Ví dụ : thảo luận qua tranh)
- Phản ánh, cung cấp các nội dung văn hoá
- Gây hứng thú, làm cho bài học trở nên thú vị và gắön với cuộc sống thật hơn
1.4 Sự cần thiết phải làm thêm đồ dùng dạy học:
Trang 7Phong trào tự làm đồ dùng dạy học đã được phát động từ nhiều năm qua Thực tế, qua những cuộc thi và triển làm đồ dùng dạy học tự làm đã chứng tỏ sự nhiệt tình, sáng tạo của giáo viên trong quá trình nghiên cứu, thiết kế, sáng chế được những đồ dùng dạy học tự làm có giá trị cao.
Đồ dùng dạy học tự làm bổ sung cho nguồn đồ dùng dạy học cung cấp, phục vụ kịp thời những yêu cầu dạy học, đặc biệt trong điều kiện đồ dùng dạy học cung cấp còn nhiều hạn chế và điều kiện nhà trường còn nhiều khó khăn như trường Tiểu học Trần Bình Trọng
2 Giới thiệu một số đồ dùng dạy học đơn giản dễ làm, dễ sử dụng:
Các loại đồ dùng đơn giản có thể tự làm như :
- Thẻ từ - thẻ tranh
- Các bảng gắn từ - tranh đa dạng
- Bộ thẻ từ (bộ quân cờ Đôminô)
Các chất liệu cần dùng:
- Giấy A3, A4 : giấy bìa, giấy thường, giấy gương (loại để đóng bìa)
- Lịch tập cũ (loại lịch lò xo càng tốt)
- Băng keo trong cỡ lớn (5 cm) , băng keo 2 mặt
2.1 Các loại thẻ từ - thẻ tranh :
a Thẻ từ :
- Mục đích sử dụng: Dùng để giới thiệu từ mới, ôn từ hoặc dùng trong phần trò chơi ghép từ với tranh, tìm từ đồng nghĩa, phản nghĩa, từ cùng
Trang 8chủ đề hoặc dùng để ôn từ cùng chủ đề cho học sinh hằng ngày, sau mỗi bài học, mỗi chủ đề ( có thể dùng kèm với thẻ tranh).
- Chất liệu : giấy bìa, giấy gương( giấy A3, A4), băng keo trong
- Cách làm : để làm được những thẻ từ - tốt nhất chúng ta nên dùng máy vi tính đánh các từ cần thiết vào các khung tuỳ thích rồi in ra, sau đó có thể ép nhựa hoặc dán băng keo trong để có thể sử dụng lâu dài Lưu ý : cỡ chữ đủ to để học sinh có thể nhìn rõ ( co chữ khoảng chừng 100)
- Cách sử dụng: dùng nam châm hoặc su dính để gắn những thẻtừ lên bảng theo cột dọc hoặc theo hàng ngang( tuỳ theo số lượng thẻ nhiều hay ít), yêu cầu học sinh viết nghĩa của từ tương ứng( hoặc vẽ hình chỉ tranh), hoặc yêu cầu học sinh gắn thẻ hình tương ứng, thẻ từ trái nghĩa, đồng nghĩa
- Ví dụ : với bài “ Zoo animals ” - Sách Tiếng Anh quyển 3 dùng cho lớp 5, ta có thể làm một số thẻ từ sau:
b Thẻ tranh :
- Mục đích sử dụng: dùng để giới thiệu ngữ liệu mới, từ mới hoặc dùng trong phần trò chơi ghép từ với tranh, tìm từ chỉ tranh, đoán tranh, dùng cho phần nghe ( Listen and tick/ Listen and match/ Listen and number)
zebra
lionelephant
kangaroomonkeytiger
Trang 9- Chất liệu : giấy ( giấy A3, A4 thường hoặc giấy bìa).
- Cách làm : để làm được những thẻ tranh giáo viên cần phải sưu tầm thật nhiều nguồn tranh Các nguồn tranh có thể sưu tầm như : tranh copy trong Clip Art ở máy vi tính và các đĩa hình trên thị trường; các bức tranh, ảnh được cắt ra từ các loại báo, tạp chí, đặc biệt tranh ở mục quảng cáo trên các báo; tranh quét từ các loại sách, báo
* Với các tranh được quét từ các loại sách, báo, copy từ Clip Art ở máy vi tính hoặc từ các đĩa mềm, chúng ta có thể in ra rồi tô màu lên cho giống màu thật hoặc in màu nếu có điều kiện
Ví dụ : - Chúng ta có thể vào Clip Art ở máy vi tính copy tranh con hổ rồi in ra, sau đóï dùng loại bút lông để tô màu cho giống con hổ thật (nếu có điều kiện thì in màu)
* Với các tranh được cắt ra từ các loại báo, tạp chí, tranh quảng cáo, chúng ta nên dán lên những tờ giấy bìa cứng (giấyA4 hoặc A3), sau đó dùng ni lông để bọc lại hoặc ép nhựa để dùng được lâu dài
Ví dụ: Chúng ta có thể sưu tầm tranh (tranh có màu hoặc tranh đen trắng) được cắt ra từ các loại báo, tạp chí, các tờ rơi như tờ rơi giới thiệu các mặt hàng ở siêu thị Metro, sau đó dán lên các tờ giấy bìa và bọc lại bằng giấy
ni lông bao vở để dùng được bền lâu (loại tranh này đã có màu sắc thật)
Trang 10
* Với các tranh của giáo trình “Let’s learn English”, chúng ta có thể copy từ CD ROM rồi in ra ( in màu hoặc in đen trắng rồi dùng chì màu tô lên cho giống màu sắc trong sách giáo khoa) Với các loaị tranh dùng cho phần nghe ( Listen and tick/ Listen and match/ Listen and number) chúng ta có thể in trên giấy A4, không cần ép nhựa mà chỉ cần dùng giấy gương (loại để đóng bìa) đặt lên trên thẻ tranh để học sinh có thể lên bảng đánh dấu (∨) - loại bài “ Listen and tick ” hoặc viết số - loại bài “Listen and number”
Ví dụ: Đây là một tranh được copy từ đĩa CD ROM “Let’s learn English”- Book 1: ( Tranh b- phần B3- Unit 9)
Và chúng ta cũng có thể kết hợp các thẻ tranh với các thẻ từ để cung cấp từ mới, tổ chức trò chơi hoặc dùng cho các mục đích khác
Ví dụ : Với trò chơi cho Bài 8- Lớp 5 - “ Zoo animals “ - Trò chơi :
“Let’s match”, ta có thể kết hợp các thẻ sau:
Trang 11- Cách sử dụng: tương tự the ítừ.
2.2 Bảng cài:
- Mục đích sử dụng: để cài các thẻ từ hoặc thẻ tranh
- Chất liệu : lịch tập cũ (loại lịch lò xo càng tốt)
- Cách làm : để làm được những bảng cài đa kích thước, tốt nhất chúng ta nên sưu tầm loại lịch tập cũ ( loại lịch lò xo càng tốt - vì loại này dễ giở qua lại), sau đó dùng giấy gương A3 cắt thành các mảnh hình chữ nhật với chiều cao thấp hơn chiều cao của các thẻ từ hoặc thẻ tranh 1cm để dễ luồn thẻ tranh hoặc thẻ từ vào bảng cài Số lượng các dòng trên bảng cài tuỳ thuộc vào chiều cao của các the í( cỡ 5, 6 dòng)
Lưu ý: Chúng ta có thể làm nhiều bảng cài loại này rồi đánh vi tính các từ theo từng chủ đề để học sinh các lớp có thể dùng để ôn từ hằng ngày
elephant giraffe zebra
Trang 12- Cách sử dụng : dùng nam châm để gắn bảng cài lên bảng lớp hoặc treo lên nam châm móc, sau đó dễ dàng cài thẻ từ hoặc thẻ tranh vào bảng.
Trang 132.3 Bộ thẻ từ ( Bộ Đôminô):
- Mục đích sử dụng: dùng cho các trò chơi ôn từ ( từ theo chủ đề hoặc từ trái nghĩa, đồng nghĩa
- Chất liệu : giấy bìa A4, bì ni lông
- Cách làm : Hình dạng thẻ từ này giống như quân bài Đôminô : một phần là tranh, một phần là từ, tuy nhiên từ và tranh trên một quân bài không giống nhau, vì thế chúng ta sẽ đánh các từ theo một chủ đề nào đó trên một phần của các quân cờ, phần kia chúng ta chèn các hình chỉ các từ Kích thước của các quân cờ tuỳ ý thích của mỗi giáo viên và tuỳ theo đặc điểm phòng học, có thể khoảng 9 cm x 18 cm Sau khi đã in các thẻ từ (quân cờ) trên giấy bìa, chúng ta có thể bọc thêm một lớp ni lông ở ngoài để dùng được bền lâu (dùng bì ni lông tương ứng kích cỡ)
- Cách sử dụng: học sinh có thể sắp các quân cờ lên bàn học để chơi ( theo nhóm hoặc theo cặp) hoặc dùng nam châm gắn lên bảng lớp hoặc gắn lên bảng từ để chơi mẫu trước lớp
Lưu ý :
Trang 14* Để bảo đảm các học sinh đều được chơi trò chơi Đôminô, chúng ta phải làm nhiều bộ thẻ từ này ( cỡ 6 đến 8 bộ một chủ đề).
* Để học sinh có thể chơi tốt, giáo viên nên làm một bộ mẫu với kích cỡ to hơn một chút và làm thêm 1 bảng phụ để cài các thẻ ( hoặc dùng nam châm để gắn nếu trường có bảng từ) Giáo viên sẽ sử dụng bộ này để hướng dẫn hoặc cho một nhóm nào đó chơi mẫu sau khi cả lớp đã chơi
- Ví dụ : Với bộ Đôminô chủ đề Con vật phục vụ Lesson 8 - Lớp 5 -
“ Zoo animals “, chúng ta có thể làm một số thẻ sau:
III Kết quả thu được :
Sau nhiều năm sử dụng các đồ dùng tự làm kết hợp với các bộ đồ dùng đã phát hành, đặc biệt trong năm học này- với những đồ dùng tự làm phục vụ giáo trình “ Let’ s learn English” - Book 1, tôi đã thu được một số kết quả khảquan ban đầu và rút ra được một số nhận xét sau:
dog
zebr a
giraff e
lion
Trang 151 Đối với học sinh:
- Quá trình tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn vì đã có đồ dùng minh hoạ Hơn nữa, vốn sống của chúng cũng nhờ thế mà phong phú hơn qua những tranh minh hoạ về con vật, đồ vật hiếm gặp hằng ngày, tranh về những thành phố nổi tiếng trên thế giới
- Chất lượng học từ của học sinh có phần tiến bộ: học sinh dễ nhớ từ và nhớ được nhiều từ hơn, đặc biệt học sinh rất ham thích các trò chơi ôn từ
2 Đối với giáo viên:
- Quá trình truyền thụ kiến thức thêm phần sinh động, phong phú, sức thu hút sự chú ý của học sinh cao hơn
- Việc chuyển tải kiến thức dễ dàng, nhẹ nhàng hơn
- Việc tự làm đồ dùng để phục vụ việc giảng dạy giúp giáo viên thấy yêu nghề, có trách nhiệm với nghề, với học sinh hơn
IV Những ưu điểm - hạn chế và nguyên nhân:
1 Những ưu điểm của các đồ dùng kể trên:
- Nguyên liệu dễ kiếm, rẻ tiền
- Dễ làm, dễ sư ídụng nhưng hiệu quả khá cao
- Dê ùlưu giữ (kích thước nhỏ, gọn)
2 Những hạn chế và nguyên nhân:
- Dễ hư nếu không bảo quản tốt Tuy nhiên, giáo viên có thể dễ dàng làm lại nếu đã sử dụng nhiều năm hoặc lỡ bị hư hỏng
- Giáo viên sẽ khó làm được các đồ dùng trên nếu không biết sử dụng
vi tính và không chịu khó tìm tòi các nguồn dữ liệu ( tranh ảnh, băng đĩa )