http://khcn.hcmup.edu.vn/sdh/boiduong - khai giảng 23.09.07 1. Những khó khăn của sinh viên khi lĩnh hội khái niệm trong tình huống a − didactic Lĩnh hội khái niệm trong tình huống a- didactic, sinh viên còn gặp rất nhiều khó khăn vì khi ấy không có sự can thiệp trực tiếp của giảng viên. 1.1 Những khó khăn sinh viên thường gặp khi tìm tòi kiến thức 1.1.1. Khi nhận biết và định hướng giải quyết tình huống, SV gặp các khó khăn sau: 1/ Kĩ năng phân tích vấn đề kém, nên không phân biệt các dữ kiện quan trọng và ít quan trọng, dấu hiệu đ• cho và dấu hiệu phải tìm trong tình huống. 2/ Không phát hiện được mâu thuẫn cần giải quyết trong của tình huống. 3/ Không tái hiện kiến thức, khái niệm, kinh nghiệm để xây dựng các giải pháp. 4/ Không hình dung trước những phương pháp, phương tiện cần sử dụng để giải quyết tình huống. 1.1.2. Khi sinh viên giải quyết tình huống, có các khó khăn như: 1/ Không chủ động, tự giác giải quyết tình huống (ỉ vào thầy, vào bạn). 2/ Không đủ điều kiện giải quyết tình huống (như những khái niệm được hình thành trước đó chưa trở thành khái niệm - công cụ để giải thích khái niệm mới trong tình huống; không tìm được thông tin liên quan đến vấn đề cần giải quyết ngay cả khi đ• có địa chỉ). 3/ Phương pháp tự học chưa tốt ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng hoạt động tìm tòi kiến thức. 4/ Các thao tác tư duy như đối chiếu, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá, phân tích và tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để chứng minh cho giả thuyết còn kém hiệu quả, nên thông tin không được SV xử lí hiệu quả. 5/ Tồn tại nhiều khoảng cách lớn trong việc hoàn thành nhiệm vụ học tập của từng cá nhân và của chung cả nhóm. 6/ Sinh viên nản chí khi không tìm được những hiểu biết mới. 1.1.3. Khi sinh viên trình bày kết quả giải quyết tình huống, gồm: 1/ Thiếu vốn thuật ngữ để diễn đạt những hiểu biết mới được hình thành trong qúa trình tìm tòi. 2/ Kết quả tìm tòi chỉ được trình bày dưới dạng mô tả bằng ngôn ngữ thông dụng vì chưa được kiểm nghiệm theo yêu cầu khoa học, do đó chúng mới chỉ là những hiểu biết chứ chưa phải là kiến thức khoa học. TS. Nguyễn Thị Bích Hạnh 1 http://khcn.hcmup.edu.vn/sdh/boiduong - khai giảng 23.09.07 3/ Kết quả tìm tòi được trình bày thiếu tính hệ thống, thiếu tính logic. 1.1.4. Khi trình bày, thảo luận kết quả tìm tòi trên lớp Khi sinh viên trình bày kết quả nghiên cứu trên lớp dưới sự điều khiển của giảng viên, thì lúc này không còn là tình huống a – didactic nữa, mà để trở lại tình huống didactic, ở đó các hiểu biết sinh viên tìm tòi được chính xác hoá để trở thành tri thức khoa học dưới sự hướng dẫn của GV. Điều này phản ánh tính nối tiếp giữa các tình huống dạy học trong sư phạm học tương tác. Trong tình huống này, sinh viên thường gặp phải các khó khăn sau: 1/- Sinh viên không làm nổi bật những nội dung chính, những khái niệm đ• được làm rõ và những khái niệm chưa tháo gỡ được cần đến trí tuệ của tập thể và của giảng viên. 2/ Sinh viên không phát hiện ra những vấn đề chính cần làm sáng tỏ trong từng báo cáo của nhóm; hoặc phát hiện ra vấn đề nhưng chưa nêu bật được vấn đề một cách rõ ràng và kích thích trả lời. 3/ Những câu trả lời của sinh viên thiếu tính hợp lí, không có tính thuyết phục, không mở ra hướng giải quyết hợp lí vấn đề nghiên cứu, nhưng, vì thế lại tạo ra vấn đề cho sự tranh luận. 4/ Sinh viên không tự ghi được các ý kiến kết luận của bạn, của GV trong giờ seminar. 5/ Không biết dựa vào những ý kiến của bạn, kết luận của thầy để tự kiểm tra, tự điều chỉnh kết quả nghiên cứu của cá nhân, của nhóm. Những khó khăn ở các giai đoạn trên có thể được phát hiện thông qua những câu hỏi sinh viên đặt ra trong quá trình giải quyết tình huống; thông qua tiến độ giải quyết tình huống của sinh viên; và thông qua kết quả giải quyết tình huống (kết quả từng công đoạn và kết quả cả qui trình). 1.2 Những hỗ trợ từ phía giảng viên 1.2.1. Hỗ trợ sinh viên nhận thức và định hướng cách giải quyết tình huống, gồm: 1/ Yêu cầu sinh viên đọc kĩ tình huống và gạch chân những từ hoặc cụm từ phản ánh những dữ kiện quan trọng mà sinh viên phải làm rõ. 2/ Giảng viên chia vấn đề nghiên cứu thành các vấn đề nhỏ hơn sao cho kết hợp các vấn đề nhỏ thành vấn đề ban đầu. 3/ Giảng viên phát biểu vấn đề nghiên cứu dưới một dạng khác sao cho vẫn giữ được nội dung khoa học của vấn đề. TS. Nguyễn Thị Bích Hạnh 2 http://khcn.hcmup.edu.vn/sdh/boiduong - khai giảng 23.09.07 4/ Giảng viên có thể chuyển giao kĩ hơn hoặc phải chuyển giao lại (nếu cần) tình huống có vấn đề. 1.2.2. Những trợ giúp để sinh viên giải quyết tình huống và viết kết quả, gồm: 1/ Giảng viên có thể gợi ý hướng giải quyết phù hợp với tình huống có vấn đề; đặt những câu hỏi mà khi sinh viên trả lời sẽ nhìn thấy hướng giải quyết cho vấn đề. 2/ Giảng viên cung cấp thêm thông tin phụ hoặc chỉ thêm nguồn thông tin. 3/ Giảng viên hướng dẫn phương pháp tự học như phương pháp xây dựng kế hoạch tự học, phương pháp đọc sách và ghi chép khi đọc sách, phương pháp tóm tắt thông tin từ những ghi chép… 4/ Giảng viên yêu cầu sinh viên tiếp cận lại khái niệm đ• học (như phân tích lại nội hàm khái niệm, hoặc tìm lại logic của khái niệm hoặc cụ thể hoá khái niệm trong các tình huống để cụ thể hoá, chính xác hoá khái niệm, làm sống lại khái niệm trong ngữ cảnh mà khái niệm được hình thành….) 5/ Cung cấp những báo cáo khoa học của sinh viên các khoá trước để sinh viên tham khảo, gợi ý những thuật ngữ khoa học có thể được dùng trong tình huống. - Theo dõi sự phân công của nhóm, kiểm tra tiến độ của từng cá nhân và kết quả chung của nhóm. 1.2.3. Những giúp đỡ đối với sinh viên khi trình bày, thảo luận kết quả nghiên cứu trên lớp, gồm: 1/ Yêu cầu mỗi nhóm khi trình bày báo cáo phải ngắn, gọn, nêu bật trọng tâm vấn đề đ• được giải quyết và nêu rõ những vấn đề mà nhóm chưa giải quyết thoả đáng. 2/ Giảng viên nhấn mạnh vào những chỗ cần làm rõ để sinh viên phát hiện và nêu câu hỏi; hoặc giảng viên có thể đặt câu hỏi tại điểm đó để sinh viên thảo luận. 3/ Giảng viên nên cho nhiều sinh viên cùng đóng góp ý kiến về một vấn đề được nêu ra, không nên vội vàng xác nhận ý kiến đóng góp của một sinh viên; nên xác nhận câu trả lời của SV theo chiều huống tích cực để kích thích tranh luận ở họ. 1.2.4. Những trợ giúp khi sinh viên kết thúc tình huống, gồm: 1/ Giảng viên chuẩn bị trước những câu hỏi, bài tập ngắn làm tại lớp để sinh viên tự xác nhận kết quả tìm tòi của cá nhân và tập thể có giá trị đến mức nào so với nội dung bài học để có những quyết định tiếp sau. 2/ Giảng viên chuẩn bị những câu hỏi tổng kết, các bảng so sánh hay sơ đồ để chính xác hoá kiến thức của sinh viên thành tri thức khoa học. 3/ Đánh giá kết quả công việc cá nhân gắn liền với kết quả hoạt động của nhóm, hoặc cho nhóm quyền tự bình công đối với hoạt động của từng thành viên. TS. Nguyễn Thị Bích Hạnh 3 http://khcn.hcmup.edu.vn/sdh/boiduong - khai giảng 23.09.07 Trong tình huống a – didactic, sinh viên thường gặp khó khăn về phương pháp học, nhất là phương pháp tìm tòi, nên giảng viên cần trợ giúp về phương pháp (chuyển giao kiến thức về phương pháp tự học, chia sẻ với sinh viên kinh nghiệm về tự học, tự nghiên cứu của bản thân và của sinh viên những khoá trước). Sự chia sẻ cả thành công và thất bại, cả kiến thức và kĩ năng, cả tình cảm, niềm tin và cách thức, phương tiện trong hoạt động dạy học đ• kéo thầy trò xích lại gần nhau trong hoạt động dạy học; nâng đỡ, giúp đỡ nhau để đạt đến mục đích cuối cùng của môn học; đấy cũng là điều sư phạm tương tác nhắm đến. TS. Nguyễn Thị Bích Hạnh 4 . ngữ cảnh mà khái niệm được hình thành….) 5/ Cung cấp những báo cáo khoa học cu a sinh viên các khoá trước để sinh viên tham khảo, gợi ý những thuật ngữ khoa học có th ̉. và th ́t bại, cả kiến th ́c và kĩ năng, cả tình cảm, niềm tin và cách th ́c, phương tiện trong hoạt động dạy học đ• kéo th ̀y trò xích lại gần nhau trong hoạt động dạy. hàm khái niệm, hoặc tìm lại logic cu a khái niệm hoặc cụ th ̉ hoá khái niệm trong các tình huống để cụ th ̉ hoá, chính xác hoá khái niệm, làm sống lại khái niệm trong