1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.DOC

28 8K 78
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Điều Hành Chính Sách Tiền Tệ Của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
Trường học Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
Chuyên ngành Chính Sách Tiền Tệ
Thể loại bài tiểu luận
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 165,5 KB

Nội dung

Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC 4

1.1.Khái niệm và đặc trưng của chính sách tiền tệ 4

1.1.1.Chính sách tiền tệ 4

1.1.2 Đặc trưng của chính sách tiền tệ: 5

1.1.2.1 Chính sách tiền tệ là một bộ phận hữu cơ cấu thành chính sách tài chính quốc gia 5

1.1.2.2 Chính sách tiền tệ là công cụ vĩ mô của ngân hàng nhà nước .5

1.1.2.3 Mục tiêu tổng quát của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền và góp phấn thực hiện một số mục tiêu vĩ mô khác 6

1.1.3 Hệ thống mục tiêu của chính sách tiền tệ 6

1.1.3.1 Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng bản tệ 6

1.1.3.2.Tạo việc làm và giảm thất nghiệp 7

1.1.3.3.Tăng trưởng kinh tế 7

1.2 Các công cụ của chính sách tiền tệ 9

1.2.1.Công cụ tái cấp vốn 9

1.2.2.Công cụ tỷ lệ dữ trữ bắt buộc 10

1.2.3.Công cụ nghiệp vụ thị trường mở 12

1.2.4.Công cụ kiểm soát hạn mức tín dụng 13

1.2.5.Quản lý lãi suất tín dụng 15

1.2.5.1.Cơ chế điều hành gián tiếp: 15

1.2.5.2.Cơ chế điều hành trực tiếp 16

Trang 2

1.2.6.Tỷ giá hối đoái 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRONG THỜI GIAN QUA 18

2.1 Thực trạng chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước 18

2.1.1.Chính sách tiền tệ năm 2007: 18

2.1.2 Chính sách tiền tệ năm 2008: 20

2.1.3 Giai đoạn từ cuối năm 2008 đến nay 21

2.2 Đánh giá hiệu quả của chính sách tiền tệ trong thời gian qua 23

KẾT LUẬN 26

Danh mục tài liệu tham khảo 27

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế ngày càng một phát triển như ngày nay thì đồng tiền

và sự ổn định của đồng tiền là điều vô cùng quan trọng với mọi quốc gia trênthế giới Tất cả các nền kinh tế luôn mong muốn ổn định giá trị đồng tiền Sự

ổn định này chịu sự tác động mạnh mẽ bởi hoạt động của hệ thống các ngânhàng Thông qua việc quản lý và điều hành của mình, NHTW có thể làm thayđổi tiền tệ trên tất cả các mặt lưu lượng, chi phí hay giá trị… Tất cả những tácđộng từ phía NHTW đều mang tính chiến lược mà chúng ta vẫn gọi là chínhsách tiền tệ Chính sách tiền tệ tập trung vào giải quyết vấn đề thanh toán chotoàn bộ nền kinh tế bao gồm việc đáp ứng khối lượng tiền tệ cung ứng cho lưuthông, điều khiển hệ thống tiền tệ và tín dụng, thúc đẩy thị trường tiền tệ pháttriển theo những hướng đã định, kiểm soát giá trị đồng tiền trong nước cũngnhư xác định tỷ giá với ngoại tệ… hướng tới mục tiêu cuối cùng là là ổn địnhtiền tệ, giữ vững sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả hàng hóa

Chính sách tiền tệ có ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế của mỗi quốcgia, nền kinh tế tăng trưởng hay khủng hoảng đều có tác động của chính sáchtiền tệ Ví dụ tiêu biểu mà chúng ta có thể thấy là cuộc khủng hoảng tài chínhtoàn cầu mà nguồn gốc là cuộc khủng hoảng về cho vay bất động sản ở Mỹ.Trong cơn bão khủng hoảng ấy, nền kinh tế mới phát triển của Việt Nam cũng

bị ảnh hưởng nặng nề Việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả việc điều hànhchính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam là cần thiết để nền kinh tế Việt Nam

ổn định và phát triển vững chắc hơn Chính vì thế mà em chọn đề tài “ Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”

để có cơ hội tìm hiểu hơn về chính sách tiền tệ và việc điều hành chính sáchtiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

1.1.Khái niệm và đặc trưng của chính sách tiền tệ

1.1.1.Chính sách tiền tệ

Hoạt động của ngân hàng liên quan đến sự ổn định hay thay đổi của tiền

tệ về lưu lượng, chi phí và giá trị, dẫn đến sự tác động vào giá cả hàng hóa vềgiá trị tài sản, thu nhập của dân cư, làm chuyển biến mức sống của họ theo haihướng: khó khăn, đắt đỏ hay thuận lợi, tiện nghi Vì vậy, để đạt được sự biếnđộng về đời sống và sinh hoạt kinh tế của cả cộng đồng, người ta có thể bắtđầu tác động vào tiền tệ Mối quan hệ đó đã tạo ra những biến động về tiền tệđược gọi là chính sách tiền tệ

Tùy theo trình độ phát triển của nền kinh tế, thể chế chính trị và giác độnghiên cứu, người ta phân biệt chính sách tiền tệ theo nghĩa rộng và nghĩathông thường; chính sách tiền tệ của NHTW và chính sách tiền tệ quốc gia

Chính sách tiền tệ theo nghĩa rộng là chính sách điều hành toàn bộ khốilượng tiền trong nền kinh tế nhằm phân bổ một cách hiệu quả nhất các nguồntài nguyên nhằm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, cân đối kinh tế, trên cơ

sở đó ổn định giá trị đồng tiền quốc gia

Chính sách tiền tệ theo nghĩa hẹp là chính sách đảm bảo sao cho khốilượng tiền cung ứng tăng thêm trong một năm tương ứng với mức tăng trưởngkinh tế và chỉ số lạm phát nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần thực hiệncác mục tiêu kinh tế vĩ mô

Chính sách tiền tệ quốc gia là tổng thể các biện pháp của Nhà nướcpháp quyền nhằm cung ứng đầy đủ các phương tiện thanh toán cho nền kinh

tế phát triển trên cơ sở đó ổn định giá trị đồng tiền quốc gia

Trang 5

Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước là tổng thể tất cả các biệnpháp, công cụ mà ngân hàng nhà nước sử dụng nhằm điều tiết khối lượng tiền

tệ, tín dụng, ổn định tiền tệ, góp phần đạt được các mục tiêu của chính sáchkinh tế

Ở những nước mà NHTW trực thuốc Chính phủ thì không có sự táchbiệt giữa chính sách tiền tệ của NHTW và quốc gia Trong trường hợp nàychính sách tiền tệ của NHTW thực hiện là chính sách tiền tệ quốc gia

1.1.2 Đặc trưng của chính sách tiền tệ:

1.1.2.1 Chính sách tiền tệ là một bộ phận hữu cơ cấu thành chính sách tài chính quốc gia.

Trong tổng thể các chính sách kinh tế của một quốc gia, mỗi chính sáchđều có vai trò riêng trong đó chính sách tiền tệ được coi là có vị trí trung tâm,quan trọng, gắn kết các chính sách lại với nhau

Mức độ tiền tệ hóa cao hay thấp của một nền kinh tế phản ánh trình độphát triển kinh tế của nước ấy Do đó, tiền tệ đã thâm nhập và trở thành mộtyếu tố hết sức quan trọng trong mọi nền kinh tế Luật NHNN Việt Nam khẳngđịnh chính sách tiền tệ là một bộ phận của chính sách tiền tệ - tài chính củaNhà nước Cùng với chính sách tài khóa thì chính sách tiền tệ có thể được coi

là công cụ để NHTW điều tiết vĩ mô nền kinh tế

1.1.2.2 Chính sách tiền tệ là công cụ vĩ mô của ngân hàng nhà nước.

Để đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô đã được hoạch định, chính phủ cầnphải sử dụng hệ thống các công cụ Nếu xét riêng về chính sách kinh tế thì có

4 chính sách chủ yêu là: chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách đốingoại và chính sách thu nhập

Chính sách tiền tệ được sử dụng để làm thay đổi lượng tiền cung ứng chonền kinh tế từ đó tác động đến lãi suất, tác động đến đầu tư và ảnh hưởng đến

Trang 6

sản xuất, lưu thông hàng hóa, và do vậy chính sách tiền tệ là một chính sáchthuộc tầm vĩ mô.

1.1.2.3 Mục tiêu tổng quát của chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền và góp phấn thực hiện một số mục tiêu vĩ mô khác.

Với bất kì một nền kinh tế nào, vai trò của ổn định kinh tế và nâng caosức mua đồng tiền trong nước cũng luôn được coi là mục tiêu có tính chất dàihạn Trên cơ sở thực thi chính sách tiền tệ, nhằm tác động đến lượng tiền cungứng để từ đó tác động đến các yếu tố khác trong nền kinh tế như lãi suất, lạmphát, đầu tư, việc làm, ổn định được tiền tệ thì mới khuyến khích tiết kiệm, cótiết kiệm mới có đầu tư, từ đó sẽ có tăng trưởng kinh tế, giảm thất nghiệp

1.1.3 Hệ thống mục tiêu của chính sách tiền tệ

1.1.3.1 Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng bản tệ

Có thể nói lạm phát luôn luôn tồn tại trong nền kinh tế thị trường sảnxuất hàng hóa, đặc biệt là khi nền sản xuất hàng hóa phát triển ở mức độ cao.Lạm phát có thể được hiểu là sự gia tăng giá cả trung bình của hàng hóa theothời gian

Lạm phát tác động đến kinh tế - xã hội theo cả hai hướng tích cực và tiêucực Khi lạm phát gia tăng, nó tác động đến mọi mặt của nền kinh tế, làm sailệch các chỉ tiêu kinh tế, làm phân phối lại thu nhập, kích thích tâm lý đầu cơtích trữ hàng hóa, bất động sản, vàng bạc… gây tình trạng khan hiếm hànghóa giả tạo, giảm sức mua thực tế của dân chúng về hàng hóa tiêu dùng Do

đó, đời sống của người dân sẽ khó khăn hơn, gây khó khăn cho hoạt động của

hệ thống ngân hàng vì ngân hàng sẽ không thu hút được các nguồn tiền nhànrỗi cho hoạt động của mình Bên cạnh những tác động tiêu cực mà lạm phátgây ra cho nền kinh tế thì một tỷ lệ lạm phát nhất định lại là yếu tố kích thíchtăng trưởng kinh tế Khi đó lạm phát trở thành công cụ điều tiết Các nhà kinh

Trang 7

tế học còn gọi đó là liều thuốc bổ cho tăng trưởng kinh tế Do đó cần chấpnhận sự tồn tại của lạm phát trong nền kinh tế để có những quyết sách kiềmchế chứ không phải là triệt tiêu nó Vấn đề quan trọng là phải kiểm soát đượclạm phát, ổn định tiền tệ, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, đảm bảo đờisống cho người lao động.

1.1.3.2.Tạo việc làm và giảm thất nghiệp

Việc làm cho biết người lao động cũng là một trong các mục tiêu củachính sách tiền tệ Để đạt được mục tiêu này, chính sách tiền tệ hướng vàoviệc khuyến khích đầu tư, gia tăng sản xuất, từ đó việc làm gia tăng; mặt khác,khi các hoạt động kinh tế được mở rộng, sẽ có tác dụng chống suy thoái, nhất

là suy thoái chu kỳ, để đạt được mức tăng trưởng ổn định

Nhìn tổng quát, giữa các mục tiêu vĩ mô: lạm phát, tăng trưởng kinh tế

và việc làm có mâu thuẫn đối nghịch nhau Khi kiềm chế lạm phát thì có nguy

cơ tăng trưởng kinh tế sẽ giảm, dễ dẫn đến suy thoái và thất nghiệp: ngược lạikhi mở rộng đầu tư, khắc phục suy thoái kinh tế, tạo việc làm và khuyến khíchtăng trưởng kinh tế thì sẽ khó thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát

1.1.3.3.Tăng trưởng kinh tế

Về đại thể, khi tỷ lệ tăng tổng sản phẩm quốc nội lớn hơn nhịp độ tăngdân số thì sẽ có sự tăng trưởng kinh tế Việc thay đổi khối lượng tiền tệ cungứng sẽ tác động lớn đến nền kinh tế Tăng trướng kinh tế là mục tiêu vĩ môcủa bất kì quốc gia nào Tuy nhiên thực hiện mục tiêu này không có nghĩa làchỉ khuyến khích tăng trưởng kinh tế mà còn thực hiện việc kìm hãm tốc độtăng trưởng của nền kinh tế nếu nền kinh tế phát triển quá nóng Điều này cónghĩa là mỗi quốc gia phải xác định một tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dự kiến phùhợp với điều kiện nội tại của nền kinh tế nước đó Trên cơ sở đó, căn cứ vàotốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay là thấp hay cao để sự điều tiết của chính

Trang 8

sách tiền tệ sẽ hướng vào khuyến khích hay kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinhtế.

Nếu cần khuyến khích tăng trưởng, NHTW sẽ thực hiện chính sách tiền

tệ mở rộng nhằm tăng khối lượng tiền tệ, làm giảm lãi suất, do đó sẽ kíchthích đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng tổng sản phẩm quốc nội Mặt khác, tăngkhối lượng tiền tệ sẽ làm tăng tổng cầu, sức mua hàng hóa trên thị trường tănglên, hàng hóa tồn đọng được tiêu thụ hết là tiền đề cho các doanh nghiệp giatăng sản xuất dẫn đến GDP tăng

Trong trường hợp kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế, NHTW sẽ thựchiện chính sách thặt chặt tiền tệ Khi đó, khối lượng tiền tệ trong lưu thônggiảm xuống, lãi suất có xu hướng tăng lên, đồng vốn đầu tư đắt lên, đầu tưgiảm, dẫn đến tổng sản phẩm quốc nội giảm xuống Mặt khác khi giảm khốilượng tiền tệ, sẽ làm giảm tổng cầu, sức mua giảm, làm tăng hàng hóa tồnđọng của các doanh nghiệp, do đó các doanh nghiệp không có cơ sở để mởrộng, vì vậy tốc độ tăng GDP giảm

Việc kiểm soát khối lượng tiền tệ cho nền kinh tế trong thời kì đầuthường được các quốc gia sử dụng thông qua công cụ hạn mức tín dụng Khinền kinh tế thị trường vận động một cách thuần thục thì việc cung ứng tiềnchủ yếu được thực hiện thông qua các công cụ: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tái chiếtkhấu, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tín dụng…

1.2 Các công cụ của chính sách tiền tệ

1.2.1.Công cụ tái cấp vốn

Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của NHTW đối với các NHTM.Khi cấp một khoản tín dụng cho NHTM, NHTW đã tăng lượng tiền cung ứng

Trang 9

và tạo cơ sở cho các NHTM tạo bút tệ cũng như khai thông được năng lựcthanh toán của họ.

Tùy từng quốc gia mà công cụ này được áp dụng dưới các hình thứckhác nhau Đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, tái cấp vốnđược thực hiện dưới hình thức tái chiết khấu Vì vậy đối với các quốc gianày, công cụ này được gọi là công cụ tái chiết khấu Ngoài ra hoạt động táicấp vốn của NHTW với NHTM được thực hiện thông qua các hình thức khác:

- Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạnkhác

- Cho vay dưới hình thức cầm cố, thế chấp các chứng từ có giá ngắn hạn

- Cho vay thanh toán bù trừ

- Cho vay theo hình thức chỉ định

- Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng

 Cơ chế tác động:

+ Với công cụ này NHTM sẽ điều chỉnh tăng hay giảm lãi suất tái cấpvốn và lãi suất chiết khấu phụ thuộc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ là thắtchặt hay mở rộng tiền tệ, từ đó làm giảm hay tăng lượng tiền cung ứng tronglưu thông

+ Khi NHTW thấy rằng cần tăng thêm lượng tiền cho lưu thông, họ sẽ hạthấp lãi suất tái cấp vốn xuống Điều này sẽ khuyến khích các NHTM đếnNHTW để vay vì giá cả tín dụng giảm, mặt khác khối lượng tín dụng đượccấp tăng lên Ngược lại, khi NHTW cần giảm khối lượng tiền trong lưuthông, họ sẽ tăng lãi suất tái cấp vốn lên Do đó chi phí tín dụng tăng lên sẽhạn chế các NHTM đi vay, mặt khác làm giảm khối lượng tín dụng được cấpnếu NHTM vẫn quyết định vay

Trang 10

+ Bên cạnh tác động thông qua lãi suất tái cấp vốn, NHTW còn sử dụnghạn mức tái cấp vốn để tác động trực tiếp về mặt lượng đối với dự trữ của hệthống NHTM Điều này có nghĩa là nếu NHTW tăng hạn mức tái cấp vốn thìNHTM sẽ được vay NHTW nhiều hơn, làm tăng vốn khả dụng của NHTM,từ

đó tăng khả năng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, tăng khả năng tạo tiềncủa hệ thống ngân hàng Nếu NHTW giảm hạn mức tái cấp vốn thì các tácđộng sẽ diễn ra ngược lại

 Ưu điểm của công cụ tái cấp vốn:

+ Ưu điểm: qua công tác tái cấp vốn, NHTW là người cho vay cuối cùng,kiểm tra chất lượng tín dụng của các NHTM, bơm tiền ra lưu thông theo mức

độ đã được khống chế để kìm chế lạm phát hoặc kích thích tăng trưởng kinh

tế Đối với các NHTM, với tư cách là người đi vay để cho vay khi vốn khảdụng bị đe dọa thì NHTW là chỗ dựa của họ Bởi vì, với số tiền NHTW cungứng, họ có khả năng điều tiết được vốn khả dụng, phục hồi khả năng sẵn sàngthanh toán

+ Nhược điểm: NHTW không thể nắm chắc được kết quả của sự điềutiết Trong trường hợp này, quyền lực của NHTW và NHTM hầu như làngang nhau NHTW có quyền cho vay và để khuyến khích để khuyến khíchcho vay, họ hạ lãi suất tái cấp vốn xuống Nhưng NHTM lại có quyền quyếtđịnh vay hoặc không cho vay, nếu NHTM không vay thì mục đích điều tiếtcủa công cụ tái cấp vốn không thực hiện được

1.2.2.Công cụ tỷ lệ dữ trữ bắt buộc

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện thanh toán cần

vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanhtoán của NHTM Nếu khả năng thanh toán quá lớn thì việc tăng tỷ lệ dự trữbắt buộc nhằm giảm quy mô tín dụng từ đó giảm khối lượng tiền tệ Ngược

Trang 11

lại, nếu khả năng thanh toán thấp thì giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm tăng khảnăng cho vay của các NHTM

 Cơ chế tác động của tỷ lệ dự trữ bắt buộc:

Thông qua công cụ dữ trữ bắt buộc, NHTW tác động đến cả khối lượng

và giá trị tín dụng của các NHTM từ đó tác động đến khả năng cung ứng tíndụng và khả năng tạo tiền của hệ thống NHTM:

- Về chi phí: giảm hay tăng dự trữ bắt buộc sẽ làm giảm hoặc tăng chiphí tín dụng của các NHTM

- Tăng hay giảm số lượng tín dụng kép: việc tăng hay giảm chi phí, tănggiảm lãi suất cho vay dẫn đến giảm hoặc tăng lượng tín dụng

Công cụ này được áp dụng lần đầu tiên ở Mỹ nhằm đảm bảo vốn khảdụng tối ưu cho hệ thống NHTM, để các NHTM có thể thỏa mãn nhu cầu tiềnmặt từ các khoản tiền gửi Dự trữ bắt buộc nhanh chóng được sử dụng với vaitrò là một công cụ của chính sách tiền tệ

 Ưu nhược điểm của tỷ lệ dự trữ bắt buộc

+ Ưu điểm:

- Tác động đến lượng tiền cung ứng

- Tạo nên mối quan hệ máy móc giữa tạo tiền do NHTM thực hiện vànhu cầu tái cấp vốn tại NHNN

- Tăng cường quyền lực cho NHTW vì tùy theo mục đích của chính sáchtiền tệ và tùy theo mức vốn khả dụng của NHTM, NHTW có quyền điềuchỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các NHTM có trách nhiệm thực hiện

- Tôn trọng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng vì nó áp dụng không phânbiệt mọi ngân hàng trong toàn hệ thống ngân hàng

- Đảm bảo khả năng thanh toán cho NHTM, giúp NHTM tránh được rủi

ro do mất khả năng thanh toán

Trang 12

+ Nhược điểm:

- Mặc dù có thể đạt được những thay đổi trong cung ứng tiền tệ bằngnhững thay đổi nhỏ trong dự trữ bắt buộc nhưng lại khá tốn kém về chi phíquản lý

- Việc tăng dự trữ bắt buộc có thể gây ra vấn đề khả năng thanh khoảnngay đối với một ngân hàng có dự trữ vượt mức thấp

- Việc không ngừng thay đổi dự trữ bắt buộc cũng gây ra tình trạng kém

ổn định cho các ngân hàng và làm cho việc quản lý khả năng thanh khoản củangân hàng khó khăn hơn

1.2.3.Công cụ nghiệp vụ thị trường mở

Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động NHTW mua, bán giấy tờ có giáchủ yếu là ngắn hạn ( tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHTW, chứng chỉ tiềngửi…) trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung – cầu về giấy tờ có giá, gây ảnhhưởng đến khối dự trữ của các NHTM, dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượngtỉền tệ:

- Bằng cách bán các giấy tờ có giá ngắn hạn, NHTW có thể thu hẹp tíndụng, giảm khối lượng tiền tệ theo ý muốn để ngăn chặn lạm phát

- Ngược lại, khi NHTW mua các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, tăng khốilượng tiền tệ, mở rộng tín dụng, thúc đẩy đầu tư và tăng cường kinh tế, tăngkhả năng thanh toán của các NHTM

Công cụ thị trường mở đang trở thành công cụ quan trọng bậc nhất đểđiều hòa lưu thông tiền tệ

 Ưu điểm của công cụ nghiệp vụ thị trường mở

- NHTW có thể chủ động can thiệp vào thị trường tiền tệ từ đó tác độngtrực tiếp vào khả năng cung ứng tín dụng của các tổ chức tín dụng

Trang 13

- Độ linh hoạt và chính xác cao, có thể sử dụng ở bất kì mức độ nào.Mong muốn mức thay đổi của dự trữ hoặc cơ số tiền tệ lớn hay nhỏ thìNHTW cũng có thể thực hiện được bằng cách mua hay bán một khối lượnglớn, nhỏ chứng khoán.

- NHTW dễ dàng đảo ngược tình thế khi có một quyết định sai lầm vềviệc sử dụng công cụ này bằng cách lập tức đảo ngược lại việc sử dụng công

cụ đó Nếu NHTW thấy rằng việc cung ứng tiền tệ tăng quá nhanh do muaquá nhiều giấy tờ có giá trên thị trường mở thì ngân hàng có thể sửa chữangay bằng cách tiến hành nghiệp vụ bán trên thị trường mở

- Việc thực hiện có thể được hoàn thành nhanh chóng không gây nênnhững chậm chễ về mặt tài chính Khi muốn thay đổi cơ số tiền tệ hoặc dữ trữ,NHTW có thể quyết định và thực hiện ngay trong phiên giao dịch

1.2.4.Công cụ kiểm soát hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng là một trong những công cụ can thiệp một cách trựctiếp mang tính hành chính của NHTW để khống chế mức tăng khối lượng tíndụng của hệ thống tổ chức tín dụng cung ứng cho nền kinh tế đảm bảo mứctăng trưởng tổng phương tiện thanh toán theo mục tiêu đề ra Hạn mức tíndụng là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các NHTM phải tôn trọng khi cấptín dụng cho nền kinh tế Mức dư nợ quy định cho từng ngân hàng là khácnhau, căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của từng ngân hàng, trong định hướng

cơ cấu kinh tế tổng thể và nằm trong giới hạn của tổng dư nợ tín dụng dự tínhcủa toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định

 Cơ chế tác động của công cụ hạn mức tin dụng:

Hạn mức tín dụng được sử dụng khống chế tổng dư nợ tín dụng, qua đókhống chế tổng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế Do vậy cơ chế tác độngcủa nó mang tính áp đặt đối với hệ thống ngân hàng

Trang 14

Qua sử dụng hạn mức tín dụng, NHTW điều chỉnh khả năng tạo tiền củacác NHTM phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế Tránh tình trạngtổng khối lượng tiền tăng quá mức trong lưu thông, NHTW quy định hạn mứctín dụng tối đa cho từng NHTM Trong phần lớn các trường hợp những hạnmức riêng được xác định tối đa cho từng NHTM Trong phần lớn các trườnghợp những hạn mức riêng cho được xác định căn cứ vào tỷ trọng cho vay của

nó trong quá khứ so với tổng mức cho vay của hệ thống ngân hàng, NHTMchỉ được cấp tín dụng cho nền kinh tế tối đa bằng hạn mức tín dụng được quyđịnh NHTW phải theo dõi hoạt động cho vay của các NHTM để nếu có viphạm sẽ xử phạt

 Ưu nhược điểm của công cụ hạn mức tín dụng

+ Ưu điểm:

Hạn mức tín dụng là một công cụ trực tiếp điều tiết lượng tiền trong lưuthông Bằng việc quy định hạn mức tín dụng, NHTW có thể kiểm soát chặtchẽ tổng lượng tiền cung ứng Công cụ này thực sự phát huy hiệu quả khi tổngphương tiện thanh toán trong nền kinh tế tăng cao

Ngày đăng: 07/09/2012, 14:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w