các công cụ điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam - thực trạng và giải pháp hoàn thiện

124 1.4K 8
các công cụ điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam - thực trạng và giải pháp hoàn thiện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, đồ thị LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 3 Chương I: Lý luận cơ bản về Ngân hàng Trung ương và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương 3 1.1 Ngân hàng Trung ương 3 1.1.1 Lịch sử phát triển hệ thống ngân hàng và sự ra đời của Ngân hàng trung ương 3 1.1.2 Chức năng của Ngân hàng Trung ương 7 1.1.3 Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 10 1.2 Chính sách tiền tệ 14 1.2.1 Khái niệm và vai trò của chính sách tiền tệ 14 1.2.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ 15 1.2.3 Các công cụ của chính sách tiền tệ 17 1.3 Kinh nghiệm sử dụng công cụ chính sách tiền tệ của một số nước trên thế giới 26 1.3.1 CSTT của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBC) 26 1.3.2 CSTT của Thái Lan 30 1.3.3 Bài học kinh nghiệm 32 Kết luận chương I 34 2 Chương II: Thực trạng sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 2000 - 2011 35 2.1 Khái quát về điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2011 35 2.2 Thực trạng sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 2000 – 2011 39 2.2.1 Quá trình sử dụng công cụ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 39 2.2.2 Thực trạng sử dụng công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 45 2.2.3 Việc sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 51 2.2.4 Thực trạng sử dụng công cụ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 60 2.2.5 Thực trạng sử dụng công cụ hạn mức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 70 2.2.6 Việc sử dụng công cụ tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 75 Kết luận chương II 88 Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện các công cụ chính sách tiền tệ đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 89 3.1 Chiến lược tài chính tiền tệ của Việt Nam đến năm 2020 89 3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020 89 3.1.2 Định hướng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến năm 2020 90 3.2 Các giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ 91 3.2.1 Giải pháp đối với công cụ tái cấp vốn 91 3 3.2.2 Giải pháp thực hiện công cụ dự trữ bắt buộc 92 3.2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ thị trưởng mở 97 3.2.4 Giải pháp về chính sách lãi suất 101 3.2.5 Kiểm soát tăng trưởng tín dụng 103 3.2.6 Giải pháp sử dụng hiệu quả công cụ tỷ giá hối đoái 103 3.3 Điều kiện cho thực thi chính sách tiền tệ 112 KẾT LUẬN 119 NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TÀI LIỆU THAM KHẢO 4 LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của Đề tài nghiên cứu: Nói đến chính sách tiền tệ là nói đến một hệ thống các biện pháp điều tiết kinh tế vĩ mô cực kì quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường bởi nó có tác động mạnh mẽ nhiều mặt đến các biến số vĩ mô như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, công ăn việc làm, Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, hạn chế thất nghiệp thì việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ có vai trò cơ bản, quyết định. Sau hơn 30 năm tiến hành đổi mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, trong đó, có vai trò tác động của việc thực hiện các chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, hoạt động tiền tệ - tín dụng tại Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập dẫn đến tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức cao, đồng nội tệ mất giá Do đó, đòi hỏi việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ phải có sự điều chỉnh linh hoạt để các hoạt động tiền tệ - tín dụng đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Do vậy, đề tài: “Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” luôn mang tính thời sự, cấp thiết trong từng thời điểm. Mục đích nghiên cứu của Đề tài: Căn cứ vào cơ sở lý luận, những phân tích đánh giá thực trạng điều hành các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 – năm 2011, rút ra những mặt được, hạn chế yếu kém, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 5 - Đối tượng nghiên cứu: lý luận về tiền tệ, tín dụng; thực tiễn sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 2000 - 2011. - Phạm vi nghiên cứu: các công cụ chính sách tiền tệ từ năm 2000 - 2011. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp triết học duy vật biện chứng và lịch sử, cùng với phương pháp logic, phương pháp thống kê, phân tích so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn Luận văn sử dụng các bảng biểu, đồ thị để minh họa dựa trên các số liệu tin cậy được lấy từ nguồn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương I: Lý luận cơ bản về Ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Chương II: Thực trạng sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2011 Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện các công cụ chính sách tiền tệ đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 6 Chương I LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 1.1- Ngân hàng trung ương 1.1.1- Lịch sử phát triển hệ thống ngân hàng và sự ra đời của Ngân hàng trung ương Hoạt động ngân hàng với các nghiệp vụ truyền thống nhận gửi, cho vay và cung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng ra đời khi quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hóa của xã hội đã phát triển ở mức độ cao. Quá trình hoàn thiện các nghiệp vụ ngân hàng và sự ra đời một ngân hàng hoàn chỉnh kéo dài hàng nghìn năm, bắt đầu từ hoạt động ngân hàng sơ khai vào khoảng 3500 năm trước Công nguyên cùng với sự khởi đầu của các thiết chế tổ chức xã hội. Có thể chia quá trình phát triển hệ thống ngân hàng thành các giai đoạn chủ yếu sau: 1.1.1.1- Thời kỳ hoạt động của các ngân hàng sơ khai Từ năm 3500 trước CN đến 1800 trước CN là giai đoạn các ngân hàng sơ khai. Nghiệp vụ ban đầu của nghề kinh doanh tiền tệ là nhận giữ tiền vàng và các tài sản có giá trị khác được thực hiện bởi các nhà thợ vàng, các lãnh chúa, nhà thờ. Người gửi tiền được nhận lại một tờ biên lai làm căn cứ để xác định quyền sở hữu và trả lệ phí gửi tiền. Dần dần những người gửi tiền nhận ra rằng thay vì sử dụng tiền kim loại vốn khó bảo quản và vận chuyển khó khăn họ có thể sử dụng các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu vàng để thanh toán. Người nhận các chứng thư này không gặp khó khăn gì trong việc chuyển chúng sang tiền mặt. Việc thanh toán dễ dàng hơn nếu hai người cùng gửi tiền ở một nơi. Đây là mầm mống đầu tiên của nghiệp vụ phát hành dấu hiệu giá trị. Mặt khác, những người nắm giữ tiền cũng nhận thấy rằng trong cùng một khoảng thời gian có 7 một số người đến đổi chứng thư lấy tiền, nhưng cũng có những người khác gửi tiền vào. Sự bổ sung qua lại giữa lưu lượng gửi tiền vào và rút tiền ra làm xuất hiện một lượng tiền nhàn rỗi trong kho. Điều này chứng tỏ những người thợ vàng giờ đây chỉ cần dự trữ tiền mặt với một tỷ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi, phần còn lại có thể sử dụng để cho vay. Đến đây các ngân hàng bắt đầu tham gia vào quá trình cung ứng tiền. 1.1.1.2- Giai đoạn từ thế kỷ thứ V đến XVII Đây là giai đoạn phát triển và hoàn thiện các nghiệp vụ của một ngân hàng thương mại. Các nghiệp vụ ghi chép sổ sách, hình thành các số hiệu tài khoản, chi tiết đến đối tượng cho vay, mục đích vay cũng như nguồn vốn cho vay – tiền thân của kế toán ngân hàng – ra đời từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ X. Cho đến thế kỷ thứ XVII các nghiệp vụ của một ngân hàng kinh doanh đã được hoàn thiện, bao gồm: - Nhận gửi, cho vay; - Phát hành tiền; - Chiết khấu thương phiếu; - Chuyển khoản, thanh toán bù trừ và bảo lãnh. Một ngân hàng hoàn chỉnh các nghiệp vụ này đã hình thành đầu tiên ở Hà Lan – 1609, sau đó là Thụy Điển -1656, hệ thống ngân hàng Anh – 1694, hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ - 1791, ngân hàng Pháp – 1800. 1.1.1.3- Giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến XX Đến thế kỷ XVIII, các ngân hàng bắt đầu lợi dụng ưu thế của mình để phát hành khối lượng lớn các kỳ phiếu tách rời khỏi dự trữ vàng để cho vay, điều này đe dọa dự trữ vàng và khả năng chuyển đổi ra tiền mặt của các kỳ phiếu được phát hành. Vì tất cả các ngân hàng đều có quyền phát hành tiền nên nhà nước không thể kiểm soát được khối lượng tiền trong lưu thông và càng không thể kiểm soát được tính chất đảm bảo của lượng tiền lưu thông 8 đó. Mặt khác, mỗi ngân hàng có quy mô hoạt động, uy tín và khả năng ảnh hưởng khác nhau nên công chúng bắt đầu có sự lựa chọn kỳ phiếu được phát hành bởi những ngân hàng khác nhau. Kết quả là, các kỳ phiếu do các ngân hàng lớn có uy tín phát hành dần dần chiếm lĩnh thị trường và đẩy kỳ phiếu của các ngân hàng nhỏ ra khỏi lưu thông. Tình trạng này kéo dài gây sự bất ổn định trong lưu thông tiền tệ và nhà nước buộc phải can thiệp nhằm thiết lập trật tự và sự thống nhất cho việc phát hành tiền và đảm bảo an toàn cho các giấy chứng nhận nợ của ngân hàng. Kết quả của sự can thiệp này là chỉ còn có một số các ngân hàng lớn được quyền phát hành tiền kèm theo nghiệp vụ kinh doanh. Các ngân hàng khác chỉ được phép hoạt động kinh doanh tiền tệ và tín dụng, không được quyền phát hành tiền. Chúng được quyền mở tài khoản và thanh toán bù trừ thông qua ngân hàng phát hành, biến ngân hàng phát hành thành trung tâm thanh toán. Cho đến cuối thế kỷ XIX, hầu hết các nước Châu Âu (trừ Italia và Thụy Sĩ), cùng với một vài nước thuộc châu Á và châu Phi như Nhật Bản, Java, Angerie đã hình thành ngân hàng phát hành với quyền lực và sự ưu tiên đặc biệt từ Chính phủ. Tất cả các ngân hàng này, với mức độ khác nhau, từng bước đã thực hiện các chức năng của một NHTW: phát hành tiền, kiểm soát lưu thông tiền tệ, là ngân hàng của các ngân hàng trung gian và là ngân hàng của Chính phủ. Với ý nghĩa như vậy, khái niệm “Ngân hàng trung ương” bắt đầu được nhắc đến từ cuối thế kỷ XIX. 1.1.1.4- Giai đoạn từ thế kỷ XX đến nay Là giai đoạn hoàn thiện hoạt động NHTW về tổ chức và chức năng, đồng thời là giai đoạn thành lập một loạt các NHTW mới. Trước hết là sự tách rời chức năng độc quyền phát hành ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ trực tiếp với công chúng, được thực hiện đầu tiên bởi Ngân hàng Anh và sau đó là các ngân hàng phát hành các nước khác, nhằm 9 hoàn thiện chức năng quản lý của NHTW. Các NHTW giờ đây chỉ quan hệ trực tiếp với các ngân hàng trung gian, với Chính phủ và ngân hàng nước ngoài, thông qua các hoạt động kiểm soát tín dụng, quản lý dự trữ của các ngân hàng trung gian cũng như dự trữ vàng và ngoại tệ của nhà nước và thực hiện điều hòa vốn khả dụng cho toàn hệ thống ngân hàng trong nước. Có thể nói, cho đến trước Chiến tranh Thế giới thứ nhất, NHTW với các chức năng đầy đủ của nó đã thực sự ra đời phổ biến ở các nước Châu Âu, mà điển hình cho mô hình này là Ngân hàng Anh, sau thời kỳ phát triển hàng nghìn năm từ hoạt động ngân hàng sơ khai. Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới 1929 – 1933 và sự phát triển học thuyết của Keynes vào cuối những năm 30 (và sau đó được phát triển bởi Milton Friedman 1960) về sự cần thiết của vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước đối với nền kinh tế, cũng như ảnh hưởng của khối lượng tiền cung ứng đối với các biến số kinh tế vĩ mô đã tạo nên sự thay đổi toàn bộ trong nhận thức của các quốc gia về vai trò của NHTW. Cho đến trước Chiến tranh Thế giới thứ hai, phần lớn các ngân hàng phát hành là ngân hàng tư nhân hoặc cổ phần, vai trò điều tiết kiểm soát các hoạt động kinh tế của nhà nước thông qua ngân hàng phát hành là hết sức hạn chế. Vì thế, sau Chiến tranh Thế giới thứ hai phần lớn các NHTW được quốc hữu hóa, trở thành ngân hàng của nhà nước. Đây là giai đoạn bắt đầu hoạt động của NHTW hiện đại với các chức năng: độc quyền phát hành tiền; là ngân hàng của các ngân hàng; là ngân hàng của Chính phủ và thực hiện vai trò điều tiết vĩ mô: thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính. Như vậy, NHTW có thể ra đời từ sự phát triển và phân hóa hệ thống ngân hàng thương mại kéo dài nhiều thế kỷ theo mô hình Ngân hàng Anh và các nước Châu Âu, bằng cách thành lập hoàn toàn mới vào nửa đầu thế kỷ XX. Dù hình thành bằng con đường nào thì các NHTW đều có chung một bản 10 chất: là một định chế công cộng, có thể độc lập hoặc trực thuộc Chính phủ; thực hiện chức năng độc quyền phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng của Chính phủ và chịu trách nhiệm trong việc quản lý Nhà nước về các hoạt động về tiền tệ, tín dụng cho mục tiêu phát triển và ổn định của cộng đồng. 1.1.2- Chức năng của Ngân hàng trung ương Hoạt động của NHTW là cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế, điều hòa lưu thông tiền tệ và quản lý hệ thống ngân hàng nhằm đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn định. Từ đó tạo điều kiện thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế. Để đạt được mục đích trên, NHTW phải hoạt động theo ba chức năng cơ bản sau: 1.1.2.1- Chức năng phát hành tiền Tiền trong lưu thông bao gồm các loại: giấy bạc ngân hàng, tiền kim loại và tiền chuyển khoản (bút tệ). - Ngân hàng trung ương giữ độc quyền phát hành giấy bạc Ngân hàng và tiền kim loại. Ngày nay, việc phát hành giấy bạc Ngân hàng và tiền kim loại không còn dựa trên cơ sở dự trữ vàng. Nó được thực hiện dựa trên cơ sở đảm bảo bằng giá trị hàng hóa, dịch vụ thể hiện trên các giấy nhận nợ do các doanh nghiệp phát hành hoặc trái phiếu chính phủ. Thông qua cơ chế tín dụng ngắn hạn, NHTW thực hiện tái chiết khấu hoặc tái cầm cố các chứng từ có giá để đưa tiền vào lưu thông. Khối lượng tiền phát hành phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và nhu cầu tiền trong từng thời kỳ. - Ngân hàng trung ương tham gia và kiểm soát chặt chẽ việc tạo tiền chuyển khoản của các ngân hàng thương mại (NHTM) và tổ chức tín dụng (TCTD). Tiền chuyển khoản được tạo ra thông qua nghiệp vụ tín dụng và thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng. Cơ chế tạo tiền này không [...]... Ngân hàng Nhà nước 12/1997 như sau: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan của Chính phủ và là Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam , thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và 16 hoạt động ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ” Quyền lực điều hành hoạt động NHNN tập trung vào ban lãnh... gia - Thay mặt Chính phủ ký kết các hiệp định tiền tệ, tín dụng, thanh toán với nước ngoài và tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế - Đại diện cho Chính phủ tham gia vào một số tổ chức tài chính - tín dụng quốc tế với cương vị là thành viên của các tổ chức này 1.1. 3- Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Sự ra đời NHTW của Việt Nam dưới tên gọi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không giống... tái cầm cố các chứng từ có giá của các NHTM và TCTD Đây là kênh phát hành tiền quan trọng nhất và phù hợp với cơ chế phát hành tiền hiện nay - Phát hành qua thị trường vàng và ngoại tệ: NHTW phát hành tiền để mua vàng và ngoại tệ nhằm tăng dự trữ ngoại hối nhà nước và điều tiết tỷ giá hối đoái khi cần thiết - Ngân sách nhà nước vay: Chính phủ vay của NHTW trong trường hợp ngân sách nhà nước bị thiếu... dung của chức năng này được thể hiện trên các phương diện quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng sau đây: - NHTW xây dựng và thực thi CSTT quốc gia, quản lý nhà nước về các hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng đối nội cũng như đối ngoại - Nhận tiền gửi của kho bạc nhà nước, cho ngân sách nhà nước vay khi ngân sách bị thiếu hụt tạm thời hoặc bội chi, quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia -. .. trọng trong hệ thống các chính sách kinh tế - tài chính vĩ mô của Nhà nước Chính sách tiền tệ là một trong các chính sách kinh tế vĩ mô, mà NHTW thực hiện thông qua các công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền cung ứng nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong một thời kỳ nhất định” (Giáo trình Lý thuyết tiền tệ - Học viện Tài chính) Trong nền kinh... hình tổ chức của hệ thống NHNN VN 17 Trải qua gần 60 năm xây dựng và trưởng thành, hệ thống Ngân hàng đã góp phần xứng đáng vào những thành tựu của cách mạng Việt Nam, góp phần củng cố nền độc lập, tự chủ, phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội 1. 2- Chính sách tiền tệ 1.2. 1- Khái niệm và vai trò của chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ của NHTW là một... của các Pháp lệnh ngân hàng Định hướng chỉ rõ: “NHNN là NHTW, có chức năng quản lý Nhà nước đối với hệ thống ngân hàng Chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng thuộc về các ngân hàng và TCTD” Sau thời gian thử nghiệm và khẳng định tính hiệu quả của mô hình ngân hàng hai cấp, cùng với sự hoàn thiện dần chức năng NHTW của NHNN VN, khái niệm NHTW đã được quy định cụ thể trong Luật Ngân hàng Nhà. .. hoạt động với tư cách là ngân hàng độc quyền phát hành, là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và là cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối của Nhà nước Với chức năng như vậy, NHNN VN thực sự trở thành một NHTW Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước 5/1990 thực sự đánh dấu bước đổi mới căn bản hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam và khẳng định lại sự đúng đắn của cải cách ngân hàng trong Nghị định 53... do vậy có lúc thừa và có lúc thiếu tiền Do đó, CSTT được vận hành theo xu hướng nào là tùy thuộc vào thực trạng kinh tế và nhu cầu tiền trong từng thời kỳ 1.2. 2- Mục tiêu của chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ do NHTW thực thi nhằm đạt tới một hệ thống các mục tiêu: a) Mục tiêu cuối cùng - Ổn định tiền tệ: Ổn định tiền tệ là ổn định sức mua đối nội và sức mua đối ngoại của đồng tiền quốc gia  Ổn... biệt các nước đang phát triển càng cần phải thận trọng hơn trong chính sách tỷ giá để đảm bảo tăng trưởng và khả năng trả nợ nước ngoài 1. 3- Kinh nghiệm sử dụng công cụ chính sách tiền tệ của một số nước trên thế giới 1.3. 1- CSTT của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBC) Hiện tại theo Luật Ngân hàng nhân dân Trung Quốc thì chức năng nhiệm vụ của PBC là: (i) Hoạch định và thực hiện chính sách tiền tệ; . hoạt động tiền tệ - tín dụng đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Do vậy, đề tài: Các công cụ điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện luôn. giải pháp hoàn thiện các công cụ chính sách tiền tệ đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 6 Chương I LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 1. 1-. hướng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến năm 2020 90 3.2 Các giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ 91 3.2.1 Giải pháp đối với công cụ tái cấp vốn 91 3 3.2.2 Giải pháp thực

Ngày đăng: 22/09/2014, 16:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan