Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu các công cụ điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam - thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 35 - 95)

Mặc dù là nước đi sau nhưng quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam lại diễn ra trong môi trường quốc tế tương đối thuận lợi, xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trong khu vực và trên toàn thế giới. Các nước trong khu vực có nhiều điều kiện kinh tế tương tự; con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế có nhiều điểm tương đồng. Do đó, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của các nước khác để hoạch định CSTT trong quá trình hội nhập quốc tế đạt được hiệu quả cao, rút ngắn khoảng cách chênh lệch và giảm thiệt hại trong quá trình thực hiện.

a) Về cách thức lựa chọn mục tiêu và phương thức điều hành CSTT

Về mặt lý thuyết, cũng như kinh nghiệm thực tiễn của các nước cũng cho thấy, CSTT chỉ đạt hiệu quả khi theo đuổi duy nhất một mục tiêu cuối cùng. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua, CSTT của Việt Nam không phải theo đuổi một mục tiêu mà thực hiện một CSTT đa mục tiêu, vừa kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và ổn định hệ thống ngân hàng. Do vậy, sự lựa chọn đa mục tiêu sẽ giảm đáng kể đến hiệu quả của CSTT trong việc kiểm soát lạm phát. Trong thực tế việc điều hành CSTT của Việt Nam trong những năm vừa qua chủ yếu nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Qua kinh nghiệm điều hành CSTT của các nước, chúng ta nhận thấy có một điểm chung là khi quốc gia đã đạt mức ổn định nhất định, để tác động đến cung ứng tiền, NHTW các nước dần dần sử dụng các công cụ gián tiếp thay cho các công cụ trực tiếp. Trong đó, NHNN nên tăng cường sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở để điều chỉnh dự trữ của các NHTM và lãi suất trên thị trường liên ngân hàng phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Muốn vậy, cần phát triển mạnh thị trường tiền tệ, tạo ra nhiều công cụ tài chính có tính thanh khoản cao, làm cơ sở để nghiệp vụ thị trường mở phát huy tác dụng.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần chú trọng chính sách tỷ giá hối đoái, mở rộng biên độ dao động phù hợp để tỷ giá niêm yết sát với tỷ giá thị trường, phát triển các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối đa dạng phù hợp với thông lệ quốc tế.

c) Về hoạt động của hệ thống ngân hàng

Qua nghiên cứu CSTT của Thái Lan chúng ta nhận thấy các cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thường bắt đầu từ sự khủng hoảng của hệ thống ngân hàng. Do đó, trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế thì nên xem việc hoàn thiện hệ thống ngân hàng theo thông lệ quốc tế là nhiệm vụ quan trọng nhất, làm cơ sở để thực hiện các mục tiêu của CSTT:

- Chính phủ cần có khung pháp lý lành mạnh cho hệ thống tài chính, một cơ chế giám sát hữu hiệu, minh bạch hệ thống ngân hàng nhằm điều tiết tín dụng hợp lý, kiềm chế sự bùng nổ cho vay, nếu không quá trình tự do hóa tài chính dễ dẫn đến sự đổ vỡ hàng loạt của hệ thống ngân hàng.

- Xây dựng hệ thống ngân hàng có tiềm lực vững mạnh bằng cách ban hành chính sách gia tăng vốn điều lệ của hệ thống NHTM, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và dịch vụ ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh

của hệ thống ngân hàng trong nước cùng với việc phát triển thị trường tài chính.

- Đa dạng các hình thức xử lý nợ, nhanh chóng xử lý tài sản thế chấp tồn đọng để thu hồi nợ, thành lập các công ty mua bán nợ, xử lý các khoản nợ khó đòi, tích cực thu hồi nợ.

- Cơ cấu lại hệ thống NHTM, kiên quyết giải thể những ngân hàng yếu kém, chấn chỉnh, sát nhập, hợp nhất, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tạo nên hệ thống ngân hàng lớn mạnh đủ sức tiếp nhận có hiệu quả luồng vốn quốc tế đổ vào trong nước khi thực hiện tự do hóa tài chính và ngăn chặn những mầm mống gây ra khủng hoảng tài chính – tiền tệ.

Kết luận Chương I

Từ nội dung chương I có thể thấy vai trò quan trọng của việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ đối với các mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, tạo công ăn việc làm. Tuy nhiên, nếu sử dụng nó không phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của thực tế thì chính những công cụ này lại có tác động xấu đến nền kinh tế - xã hội. Do vậy, đòi hỏi NHTW phải sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ một cách linh hoạt để nó phát huy những tác động tích cực thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia trong từng giai đoạn.

Vậy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã sử dụng các công cụ này trong thời gian qua như thế nào? Chương II của luận văn, phần phân tích thực trạng sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sẽ làm rõ vấn đề này.

Chương II

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 - 2011

2.1- Khái quát về điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2011

Mục tiêu của chính sách tiền tệ theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân. Hơn 10 năm qua, việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN luôn hướng vào việc thực hiện các mục tiêu chung đã quy định, trong đó chú trọng ổn định thị trường tiền tệ, kiềm chế và kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thông qua các công cụ chính sách tiền tệ, NHNN điều tiết khối lượng tiền cung ứng phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô đã đề ra. Thay vì sử dụng công cụ điều tiết tiền tệ trực tiếp (hạn mức tín dụng), đến nay NHNN đã chuyển dần sang sử dụng chủ yếu các công cụ điều tiết tiền tệ gián tiếp (tái chiết khấu, tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc). Cùng với các công cụ nói trên, thì tỷ giá và lãi suất cũng trở thành công cụ hỗ trợ có hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của NHNN ngày càng nâng lên, đã góp phần ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an sinh xã hội.

Đánh giá công tác điều hành chính sách tiền tệ năm 2011, NHNNVN nêu rõ: các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ trong năm đã phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 02/NQ-CP và Nghị quyết 11/NQ-CP, đạt được các mục tiêu đề ra và góp phần quan trọng trong kiểm soát lạm phát, dần ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.

Theo đó, lượng tiền cung ứng được điều hành chặt chẽ từ đầu năm, góp phần kiểm soát tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp, góp phần tập trung kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 11/NQ-CP. Ước cả năm, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 10%, tín dụng tăng khoảng 12%, góp phần kiềm chế lạm phát tăng chậm lại (từ tháng 8 đến nay, lạm phát tăng dưới 1%/tháng); đồng thời, góp phần tích cực giảm nhập siêu, cải thiện đáng kể cán cân thanh toán quốc tế.

Tín dụng được kiểm soát chặt chẽ, tăng ở mức thấp, nhưng cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu, giảm cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất. Ước đến cuối năm, tín dụng tăng 12%, trong đó VND tăng 10,2%; tín dụng ngoại tệ tăng 18,7%, nhưng từ tháng 8 đến nay tín dụng ngoại tệ đã có xu hướng tăng chậm lại. Tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất tăng 18% (trong đó: tín dụng nông nghiệp, nông thôn tăng 25%, tín dụng xuất khẩu tăng 58%); tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất giảm 20%, trong đó, dư nợ cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán giảm 43%, dư nợ cho vay để đầu tư kinh doanh bất động sản giảm 18,4%, dư nợ cho vay tiêu dùng giảm 23%.

Các mức lãi suất điều hành đã được điều chỉnh hợp lý hơn, phản ánh vai trò cho vay cuối cùng của NHNN; từ tháng 9, lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh tăng lên 15%/năm và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng lên 16%/năm; nghiệp vụ thị trường mở được sử dụng linh hoạt hàng ngày phù hợp với diễn biến vốn khả dụng của hệ thống và diễn biến lãi suất thị trường liên ngân hàng, nhờ vậy, lãi suất liên ngân hàng ở mức cao trong 4 tháng đầu năm nhưng từ tháng 5 đã giảm và ổn định, dần hình thành được mặt bằng lãi suất hợp lý. Mặc dù trong tháng 10, lãi suất thị trường liên ngân hàng có áp lực tăng nhưng với sự hỗ trợ kịp thời của

NHNN trên nghiệp vụ thị trường mở và tái cấp vốn đối với một số tổ chức tín dụng (TCTD) gặp khó khăn về thanh khoản, đến nay đã ổn định trở lại; đến ngày 14/12/2011, lãi suất kỳ hạn qua đêm ở mức 14,0-14,5%/năm; 1 tuần: 15- 16%/năm; 2 tuần 16-17%; 1 tháng 18-19%/năm.

Các mức lãi suất trên thị trường đã hợp lý hơn, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và chỉ đạo của Chính phủ: Trong 8 tháng đầu năm, lãi suất huy động và cho vay VND ở mức cao, nhiều TCTD có lãi suất huy động thực tế trên 14%/năm. Với việc tăng cường thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trần lãi suất huy động và các giải pháp khơi thông vốn giữa thị trường 1 và thị trường 2 đã tạo điều kiện giảm dần mặt bằng lãi suất huy động và cho vay. Từ tháng 9 đến nay, hầu hết các NHTM thực hiện nghiêm túc trần lãi suất huy động. Nhiều NHTM đã giảm lãi suất cho vay VND đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xuất khẩu, phổ biến ở mức 15-17%/năm, giảm so với mức phổ biến từ 18-21%/năm trước khi triển khai Hội nghị toàn ngành ngày 07/9; một số trường hợp doanh nghiệp vay vốn nhằm khắc phục hậu quả bão lụt hoặc doanh nghiệp xuất khẩu cam kết bán ngoại tệ cho TCTD được vay vốn với mức lãi suất khoảng 13,5-14,5%/năm. Lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác thấp nhất là 17%/năm (mức phổ biến là 18-21%/năm).

Thanh khoản VND toàn hệ thống về cơ bản được đảm bảo. Từ tháng 10, một số TCTD có khó khăn thanh khoản cục bộ do huy động vốn trên thị trường 1 (huy động vốn từ dân cư và các tổ chức) giảm mạnh, huy động vốn trên thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng) chưa đủ bù đắp, nhưng đã được NHNN hỗ trợ kịp thời thông qua tái cấp vốn, tăng cung trên nghiệp vụ thị trường mở. Thanh khoản ngoại tệ ở mức thấp trong 7 tháng đầu năm, từ tháng 8 đã cải thiện sau khi NHNN thực hiện một số biện pháp kiểm soát tín dụng bằng ngoại tệ.

Việc điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, kết hợp với việc thu hẹp đối tượng được vay ngoại tệ trong nước, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ, quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức và cá nhân tại TCTD đã góp phần giảm tình trạng đô la hóa, tăng niềm tin vào đồng Việt Nam. Các biện pháp nhằm bình ổn thị trường ngoại hối đã góp phần cải thiện thanh khoản ngoại tệ, tái lập thế cân bằng trên thị trường ngoại hối cũng như thúc đẩy xuất khẩu. Từ tháng 4 đến giữa tháng 8/2011, NHNN đã mua được khối lượng ngoại tệ khá lớn để bổ sung cho Dự trữ ngoại hối Nhà nước. Đến nay, thị trường ngoại hối đã có một số chuyển biến tích cực, thị trường ngoại tệ tự do hầu như không còn hoạt động công khai, các TCTD nhìn chung đã chấp hành các quy định về mua bán ngoại tệ, tâm lý thị trường ổn định hơn, các nhu cầu ngoại tệ cấp thiết đã được đảm bảo.

Việc triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm ổn định giá vàng và thị trường vàng trong nước đã góp phần đưa giá vàng trong nước bám sát với giá vàng thế giới; giới đầu cơ đã không còn khả năng thao túng thị trường; các ngân hàng đã bắt đầu mua được vàng từ thị trường trong nước để bù đắp lại lượng vàng đã bán ra, giảm bớt áp lực nhập khẩu vàng, tiết kiệm ngoại tệ và giảm bớt áp lực lên tỷ giá.

Công tác thanh tra, giám sát về lãi suất và hoạt động huy động, cho vay của các TCTD được thực hiện quyết liệt, lập lại kỷ cương thị trường; tạo ra sự phân hóa giữa nhóm TCTD hoạt động lành mạnh, có hiệu quả với nhóm các TCTD hoạt động kém hiệu quả. Diễn biến này là bài học quý giá cho các TCTD trong việc cần chú trọng quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, khuyến khích các ngân hàng tự nguyện liên kết, hợp nhất, sáp nhập để tăng cường sức cạnh tranh, qua đó góp phần từng bước lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng và tiến tới cơ cấu lại hệ thống ngân hàng trong tương lai.

2.2- Thực trạng sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ từ năm 2000 – 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1- Quá trình sử dụng công cụ tái cấp vốn của NHNN VN

2.2.1.1- Diễn biến tình hình lãi suất tái cấp vốn ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2000 - 2011:

Theo quy định tại Điều 17 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12, các hình thức tái cấp vốn đang được áp dụng ở Việt Nam hiện nay là: cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá; chiết khấu giấy tờ có giá và các hình thức tái cấp vốn khác.

a) Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá

Cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá là hình thức cho vay của NHNN đối với các NHTM trên cơ sở cầm cố GTCG thuộc sở hữu của ngân hàng để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ.

b) Chiết khấu giấy tờ có giá:

Chiết khấu, tái chiết khấu GTCG của các ngân hàng là nghiệp vụ NHNN mua ngắn hạn các GTCG còn thời hạn thanh toán, mà các GTCG này đã được các ngân hàng giao dịch trên thị trường sơ cấp hoặc mua lại trên thị trường thứ cấp.

c) Các hình thức tái cấp vốn khác: cho vay lại theo Hồ sơ tín dụng; cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng; …

Có sự phân biệt giữa lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn: Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất được áp dụng cho các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác như tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi. Như vậy, sự khác biệt giữa lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn là các tài sản dùng để thế chấp cho việc vay mượn tiền là khác nhau. Lãi suất tái chiết khấu áp dụng đối với các giấy tờ có độ rủi ro thấp như trái phiếu chính phủ, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn.

Còn lãi suất tái cấp vốn là lãi suất áp dụng cho các tài sản thế chấp có độ rủi ro cao hơn. Đây cũng là lý do giải thích cho việc lãi suất tái chiết khấu thường thấp hơn lãi suất tái cấp vốn.

Bảng 2.1: Lãi suất tái cấp vốn của NHNN từ năm 2000 - 2011

Giá trị (/năm) Văn bản quyết định Ngày áp dụng

15% 2210/QĐ-NHNN ngày 06/10/2011 10/10/2011

Một phần của tài liệu các công cụ điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam - thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 35 - 95)