Điều kiện cho thực thi chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu các công cụ điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam - thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 115 - 124)

Đây là những giải pháp cần thiết đảm bảo cho việc thực thi CSTT với một môi trường pháp lý phù hợp với thực tế thị trường và một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, cụ thể là:

3.3.1- Hoàn thiện khung pháp lý để thị trường tài chính vận hành thông suốt, tạo môi trường thuận lợi để các giao dịch trên thị trường phải tuân theo các nguyên tắc thị trường, hạn chế sự can thiệp của nhà nước.

Hệ thống pháp luật có một vai trò quan trọng đối với sự vận hành và phát triển của thị trường tài chính. Hệ thống pháp luật này bao gồm Luật, các văn bản dưới luật (các văn bản hướng dẫn thi hành luật). Tuy nhiên, khuôn khổ pháp lý hiện nay còn có những bất cập, thiếu đồng bộ làm cản trở sự phát triển của thị trường. Chẳng hạn, hiện nay còn một số vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động của các TCTD nhưng chưa được quy định cụ thể trong Luật chứng khoán hoặc quy định tại Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn Luật chứng khoán có sự khác biệt với các quy định tại Luật các TCTD và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật các TCTD. Có thể nêu một số ví dụ như các quy định về quy trình, thủ tục phát hành chứng khoán ra công chúng nói chung gắn liền với việc tăng vốn điều lệ, phát hành trái phiếu chuyển đổi, đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng của các NHTMCP, hay kể cả việc phát hành trái phiếu ra công chúng nói riêng của các TCTD còn có những sự khác biệt liên quan đến quy trình, thủ tục, hồ sơ trong các quy định

của UBCK và NHNN. Nói chung Luật các TCTD hiện hành sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung vẫn chưa thể đáp ứng được sự phức tạp ngày càng gia tăng của các thị trường tài chính.

Một thị trường tài chính hình thành và phát triển nếu thiếu một khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thị trường thì sớm hay muộn thị trường đó sẽ vấp phải những trở ngại trên con đường phát triển. Chính vì vậy phải có môi trường pháp lý quy định đảm bảo nguyên tắc vận hành của các loại thị trường trên cơ sở xác lập các quan hệ thị trường thực sự, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia thị trường phát hành, mua bán có hiệu quả các loại chứng khoán, tài sản tài chính khác; hệ thống pháp luật giải quyết các tranh chấp hợp đồng, các quy định đảm bảo tính chắc chắn của hợp đồng giao dịch tài chính phải rõ ràng; các quy định về phá sản, cạnh tranh phải rõ ràng … Các trung gian tài chính phải được tự do theo đuổi những cơ hội kinh doanh vì mục đích đáp ứng nhu cầu của khách hàng, của nền kinh tế nói chung và tăng thu nhập, tăng khả năng cạnh tranh, tăng tính thanh khoản của thị trường, đảm bảo tính minh bạch của thị trường, hạn chế rủi ro.

3.3.2- Cần đảm bảo sự phù hợp về mục tiêu và biện pháp của các chính sách vĩ mô

Sự phù hợp về mục tiêu và giải pháp của các chính sách vĩ mô là điều kiện quan trọng để đảm bảo tính ổn định khi mở cửa thị trường tài chính. Điều kiện này xuất phát từ những nhân tố cốt yếu để có được hệ thống tài chính ổn định. Nhân tố cốt lõi đó là sự ổn định của nền kinh tế nói chung, mà sự ổn định này chỉ bền vững khi các mục tiêu và giải pháp của các chính sách kinh tế vĩ mô phải có tính đồng nhất, hỗ trợ nhau.

Nhất là các chính sách tiền tệ, tài khóa và tỷ giá hối đoái cần phải được xây dựng đồng bộ và hỗ trợ lẫn nhau, đảm bảo các mục tiêu rõ ràng, nhất quán và khả thi. Đồng thời các chính sách cần được hoạch định trong cơ chế

minh bạch hóa và ràng buộc trách nhiệm, nhằm tăng cường khả năng hoạch định và thực thi chính sách kinh tế, tài chính có chất lượng, giảm thiểu nguy cơ thông qua các quyết định đầu tư với những thông tin đầu vào thiếu chính xác. Chính sách tài khóa với mức thâm hụt ngân sách gia tăng có thể làm giảm uy tín của chính sách tỷ giá hối đoái cố định hay quản lý chặt chẽ, do sự thâm hụt ngân sách lớn gây sức ép nới lỏng CSTT (lãi suất giảm), điều này có thể kích thích vốn chảy ra nước ngoài. Do vậy, sự nhất quán giữa các chính sách kinh tế vĩ mô là rất cần thiết, là điều kiện quan trọng cho quá trình tự do hóa thị trường tài chính.

3.3.3- Cần xây dựng một hệ thống các định chế tài chính vững mạnh

Sự vững mạnh của các định chế tài chính không chỉ tạo cơ sở vững chắc cho tăng trưởng kinh tế mà còn hỗ trợ trực tiếp cho việc thực thi CSTT, vì các định chế tài chính là một mắt xích quan trọng để tiếp nhận và phản ứng các quyết định chính sách của NHTW, là khâu trọng yếu trong chu trình luân chuyển vốn của xã hội. Sự yếu kém và đổ vỡ các định chế tài chính là ngòi nổ cho sự mất ổn định tiền tệ, qua đó CSTT không đạt được mục tiêu.

Đối với Việt Nam, để tạo sự vững mạnh của các định chế tài chính, ngoài giải pháp tạo dựng một môi trường pháp lý đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, giải pháp quan trọng khác là phải nâng cao năng lực tài chính bằng cách nâng cao vốn tự có, chất lượng tài sản có; phải nâng cao năng lực quản trị điều hành và đạo đức nghề nghiệp của các NHTM, nhất là NHTMCPNN. Đây là giải pháp rất hữu hiệu để nâng cao sức cạnh tranh và tính vững mạnh của các định chế tài chính.

3.3.3.1. Phải có cơ chế giám sát và quản lý thận trọng hoạt động của các ngân hàng

Một hệ thống các quy định quản lý, giám sát thận trọng hoạt động các ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định hệ thống tài

chính. Tính chất của cơ chế giám sát ngân hàng sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia thông qua rất nhiều yếu tố, bao gồm trình độ phát triển kinh tế, đặc điểm và khuôn khổ pháp lý, cấu trúc và cơ cấu tổ chức của hệ thống tài chính, mức độ vận dụng các quy luật thị trường để hỗ trợ hoạt động quản lý rủi ro của các NHTM.

Đối với Việt Nam, các cơ quan quản lý ngoài việc phải xây dựng một môi trường pháp lý hiệu quả, có hiệu lực đảm bảo cho các NHTM cạnh tranh bình đẳng và thực hiện tái cơ cấu các NHTM Nhà nước và NHTMCP, thì NHNN với tư cách là một cơ quản lý các hoạt động tiền tệ, tín dụng cần đảm bảo quản lý khu vực ngân hàng tránh không để các ngân hàng chấp nhận nhiều rủi ro đến mức thành rủi ro hệ thống. Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng sẽ ngày càng gia tăng khi khả năng tạo cạnh tranh được cải thiện, khi các luồng vốn qua biên giới gia tăng và các ngân hàng có thêm vốn mới để hỗ trợ tăng hoạt động cho vay. Vì vậy phải có những cải cách mạnh mẽ công tác giám sát hoạt động của các TCTD phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, cơ cấu của hệ thống tài chính của Việt Nam và mức độ vận dụng các quy luật thị trường để hỗ trợ cho hoạt động quản lý rủi ro trong các ngân hàng.

Trong thời gian qua cơ chế giám sát rủi ro của NHNN đối với các hoạt động của các ngân hàng đã có nhiều đổi mới, như đưa ra các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, phương pháp giám sát dựa trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu giám sát CAMELS được xây dựng để bước đầu thiết lập hệ thống thông tin báo cáo phục vụ giám sát từ xa. Tuy nhiên, cơ chế giám sát hoạt động ngân hàng của NHNN còn nhiều hạn chế về tính giám sát toàn diện các rủi ro trong hoạt động ngân hàng, về tính độc lập tương đối, về phương pháp tổ chức thanh tra giám sát và năng lực của thanh tra viên. Do vậy, việc giám sát toàn bộ thị trường tiền tệ, phát hiện cảnh báo sớm, ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động của NHNN còn yếu. Vấn

đề cải cách cơ chế giám sát hoạt động của các NHTM trong bối cảnh hội nhập là rất cần thiết. NHNN cần có các chính sách giám sát đối với các loại rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, chính sách về duy trì trạng thái ngoại hối, duy trì các tài sản có tính thanh khoản, chính sách quản lý về dịch vụ ngân hàng điện tử. Trong các chính sách này phải quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của ban điều hành, quy định quy trình quản lý rủi ro, hướng dẫn đánh giá, kiểm soát và giám sát rủi ro. Bên cạnh đó, NHNN phải có các quy định về các công cụ tài chính phái sinh, như giao dịch phái sinh ngoại hối, lãi suất, hàng hóa, hoán đổi cổ phiếu và trái phiếu.

3.3.3.2. Phát triển thị trường vốn và tạo sự gắn kết giữa thị trường tiền tệ với thị trường chứng khoán

Sự hữu hiệu vận hành tốt của thị trường vốn sẽ giúp người đầu tư đa dạng hóa các khoản đầu tư và từ đó loại bỏ các rủi ro không đáng có. Khi đó ngoài hệ thống ngân hàng đóng vai trò trung gian trong huy động và cho vay, các thị trường cổ phiếu, trái phiếu có thể chuyển vốn một cách hữu hiệu từ các nhà đầu tư đến các doanh nghiệp thông qua phát hành và kinh doanh chứng khoán. Đồng thời thị trường tiền tệ chỉ có thể định giá được hữu hiệu nếu thị trường vốn vận hành tốt và thuận lợi cho các chứng khoán không chứa đựng rủi ro. Cụ thể là thị trường trái phiếu Chính phủ được hình thành vững chắc và có tính thanh khoản cao sẽ được coi là mốc chuẩn để định giá các tài sản tài chính khác.

Hơn nữa, thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán phát triển sẽ như hai bình thông nhau trong sự luân chuyển vốn, lãi suất ngân hàng tăng hoặc giảm sẽ ảnh hưởng đến giá chứng khoán giảm hoặc tăng, cũng như ảnh hưởng đến dòng luân chuyển vốn (capital flow): Vốn được chuyển từ thị trường chứng khoán sang thị trường tiền tệ hoặc ngược lại.

Mặt khác, thị trường chứng khoán phát triển còn tạo thêm những công cụ mới, tạo điều kiện cho các NHTM có thể mở rộng khả năng tham gia các nghiệp vụ thị trường tiền tệ. Điều này thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển, đồng thời hỗ trợ NHTW thực hiện tốt vai trò điều tiết tiền tệ thông qua các công cụ CSTT, nhất là thông qua công cụ nghiệp vụ thị trường mở.

Đề xuất một số giải pháp để thị trường tiền tệ và thị trường vốn thực sự là hai chiếc bình thông nhau:

- Tăng cường khả năng kiểm soát dòng vốn đầu tư nước ngoài và trong nước vào thị trường chứng khoán. Việc kiểm soát dòng vốn của NHNN sẽ hiệu quả hơn cũng như đảm bảo tính an toàn cho hoạt động của TTCK, tránh xảy ra rủi ro trong thanh toán khi khối lượng giao dịch chứng khoán gia tăng vượt khả năng xử lý của một ngân hàng chỉ định thanh toán, nếu có sự tập trung hóa dòng vốn của TTCK vào NHNN. Để thực hiện sự tập trung này, giữa NHNN và UBCK cần thiết thúc đẩy nhanh hơn việc thiết lập hệ thống kết nối thanh toán bù trừ giữa các công ty chứng khoán tại NHNN.

- Bên cạnh đó, để thúc đẩy tốc độ luân chuyển chứng khoán, góp phần tăng tính thanh khoản của các chứng khoán, cũng như nâng cao tính chủ động, linh hoạt trong việc điều hành các nghiệp vụ tiền tệ của NHNN, cần thực hiện kết nối giữa hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia với hệ thống thanh toán bù trừ và quyết toán chứng khoán, tạo môi liên kết trực tiếp giữa Sở Giao dịch NHNN và Trung tâm lưu ký chứng khoán.

- Để thúc đẩy TTCK tiếp tục phát triển nhanh, lành mạnh, bền vững, Bộ Tài chính mà trực tiếp là UBCKNN cần thực hiện tốt hơn nữa sự phối hợp trong điều hành TTCK; Phối hợp trong việc đưa ra các quy định về quản lý ngoại hối và hoạt động đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư phải đảm bảo phù hợp với tiến trình tự do hóa thị trường tài chính và hạn chế những ảnh hưởng bất lợi đến việc thực thi CSTT cũng như đến sự phát triển của TTCK; Phối

hợp trong việc đưa ra các quy định đảm bảo các thành viên thị trường tài chính thuận lợi trong việc phát hành chứng khoán, cũng như nâng cao tính thanh khoản của các chứng khoán.

- Hoạt động thanh tra, giám sát thị trường tài chính của các cơ quan quản lý cần phải được tăng cường cả về lực lượng cán bộ (số lượng và chất lượng) và thẩm quyền quyết định, cũng như các chi phí cho hoạt động thanh tra này. Đồng thời cũng cần khẩn trương hoàn chỉnh hệ thống thông tin thống kê về hoạt động của thị trường vốn, làm cơ sở cho việc phân tích dự báo những rủi ro thị trường có thể xảy ra, và hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng cơ chế chính sách quản lý, giám sát các hoạt động của thị trường tài chính, nhằm phát triển thị trường tài chính ổn định, bền vững, tận dụng hiệu quả nhất nguồn vốn đầu tư gián tiếp.

Hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thị trường tài chính là một tất yếu thì sự non yếu của thị trường tiền tệ là một thách thức không nhỏ đối với việc thực thi CSTT. Trong bối cảnh như vậy, để hoàn thiện cơ chế tác động CSTT cũng như điều hành CSTT đạt hiệu quả, tức NHNN kiểm soát được luồng vốn, không để xảy ra những cú sốc trên thị trường tiền tệ, trước hết cần phải tạo dựng một cơ sở hạ tầng tốt cho lưu chuyển tiền tệ, bởi vì cho dù công cụ tốt, phân tích dự báo tốt, nhưng cơ chế tác động không thông suốt thì hiệu quả điều hành cũng không đạt được.

KẾT LUẬN

Chính sách tiền tệ với vai trò là các công cụ quan trọng trong hệ thống các công cụ nhà nước sử dụng để điều chỉnh kinh tế vĩ mô, nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như ngân hàng trung ương của các quốc gia khác là cơ quan của Nhà nước, với nhiệm vụ quản lý, điều tiết các hoạt động tiền tệ - tín dụng của quốc gia. Cùng với việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trở thành định chế quan trọng định hướng cho các hoạt động tiền tệ - tín dụng nhằm điều chỉnh các hoạt động kinh tế ở tầm vĩ mô.

Chương I của Luận văn cho thấy vai trò quan trọng của các công cụ chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, mọi công cụ đều có hai mặt (đó là tính hai mặt của một vấn đề). Do vậy, việc sử dụng các công cụ này sao cho hữu hiệu để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ phụ thuộc vào việc ngân hàng trung ương đánh giá và dự đoán tương lai.

Trong thập kỷ vừa qua, các công cụ chính sách tiền tệ đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sử dụng khá hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của nước ta. Tuy vậy, có lúc, có thời điểm các công cụ này đã tác động mặt trái của nó, làm cho các hoạt động kinh tế trở nên kém hiệu quả. Một số hạn chế cơ bản và những nguyên nhân của nó đã được khái quát trong Chương II của luận văn. Việc xác định những hạn chế và nguyên nhân của nó là điều kiện để cơ quan quản lý (NHNN) đề ra các giải pháp hợp lý mang lại kết quả hữu hiệu.

Những kiến nghị mà luận văn đề xuất ở Chương III, thiết nghĩ Ngân hàng Nhà nước cũng như các nhà quản lý nói chung có thể nghiên cứu, xem

Một phần của tài liệu các công cụ điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước việt nam - thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 115 - 124)