BÀI 3 VƯỢT QUA KHÓ KHĂN I MỤC TIÊU

Một phần của tài liệu 29_Dao_duc (Trang 77 - 82)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

BÀI 3 VƯỢT QUA KHÓ KHĂN I MỤC TIÊU

I. MỤC TIÊU

– Xác định được những khó khăn cần phải vượt qua trong cuộc sống. – Kể được một số biểu hiện của vượt qua khó khăn.

– Giải thích được sự cần thiết phải vượt qua khó khăn.

– Lập được kế hoạch để vượt qua một số khó khăn trong cuộc sống của bản thân. – Quý trọng gương vượt khó trong cuộc sống.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. GV chuẩn bị:

- Clip về tấm gương vượt khó của thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí.

- Một số câu chuyện, trường hợp điển hình về vượt khó trong cuộc sống. - Một số tình huống liên quan đến cách ứng xử thể hiện tinh thần vượt khó. - Mẫu kế hoạch vượt khó của cá nhân.

2. HS chuẩn bị:

- Sưu tầm một số câu chuyện, tấm gương về vượt khó trong cuộc sống.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Tiết 1 1. Khởi động

- GV chiếu cho HS xem clip về tấm gương vượt khó của thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí. - Hỏi HS:

1) Em có suy nghĩ gì sau khi xem clip này?

2) Câu chuyện về thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?

78

2. Khám phá

Hoạt động 1. Chia sẻ về những khó khăn thường gặp trong cuộc sống

* Mục tiêu: HS nêu được một số khó khăn các em thường gặp trong cuộc sống.

* Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, liệt kê những khó khăn các em thường gặp trong cuộc sống.

- HS làm việc nhóm

- Các nhóm báo cáo kết quả. - Trao đổi chung cả lớp.

- GV nhận xét về kết quả làm việc của các nhóm và kết luận: Trong cuộc sống, ai cũng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức. các khó khăn có thể lớn hoặc nhỏ; có thể là khó khăn trước mắt, tạm thời hoặc là khó khăn lâu dài; có thể về mặt này hoặc mặt khác. Với lứa tuổi các em, những khó khăn thách thức thường gặp là: khó khăn trong học tập, khó khăn về sức khỏe, khó khăn về gia đình (nhà nghèo, gia đình thiếu bố/mẹ, bố mẹ đi làm ăn xa…), khó khăn về địa bàn nơi ở (có nhiều tệ nạn XH, …). Về khó khăn trong học tập và cách vượt qua khó khăn trong học tập các em đã được học ở lớp 4. Bài hôm nay chúng ta sẽ tập trung tìm hiểu về cách thức để vượt qua những khó khăn khác trong cuộc sống.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về một số cách để vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

* Mục tiêu: HS nêu được một số cách để vượt qua khó khăn trong cuộc sống

* Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS chia sẻ một số câu chuyện về vượt khó trong cuộc sống mà các em đã sưu tầm được.

- Thảo luận chung:

+ Nhân vật trong mỗi câu chuyện đã gặp khó khăn như thế nào trong cuộc sống?

79

+ Em học tập được gì từ những người trong câu chuyện?

- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm HS thảo luận về cách vượt qua một loại khó khăn.

- Các nhóm thảo luận. - Trao đổi, thảo luận chung.

- GV kết luận: Khi gặp khó khăn trong cuộc sống, chúng ta không nên tự ti, nản chí mà cần bình tĩnh tìm cách vượt qua khó khăn. Tùy điều kiện từng người, tùy từng khó khăn mà các biện pháp vượt khó khăn có thể khác nhau. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, các em có thể tìm thêm sự giúp đỡ của những người tin cậy và có trách nhiệm như: bố mẹ, người thân trong gia đình, thầy cô giáo ... Ví dụ:

STT Khó khăn Cách thức/Biện pháp vượt qua khó khăn

1 Khó khăn về sức khỏe - Nói với bố mẹ, người thân cho đi khám bệnh.

- Điều trị bệnh, ăn uống và tập luyện thể dục thể thao theo chỉ dẫn của bác sĩ.

-Nói với thầy cô giáo để thầy cô sắp xếp chỗ ngồi và phân công các nhiệm vụ ở lớp, ở trường cho phù hợp với sức khỏe của bản thân.

-… 2 Khó khăn về hoàn cảnh

kinh tế gia đình

- Giữ gìn sách vở, quần áo, đồ dùng, đồ chơi để sử dụng được lâu bền.

- Chi tiêu tiết kiệm, không đua đòi

- Đảm nhận làm việc nhà để cha mẹ có thêm thời gian, sức khỏe đi làm kiếm thêm thu nhập.

80

- Phụ giúp cha mẹ tăng gia, sản xuất phù hợp với lứa tuổi để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

-…

3 Khó khăn về thiếu thốn tình cảm của cha mẹ.

- Viết thư/Nói với cha mẹ, người thân về mong muốn được quan tâm, chăm sóc của em.

- Chủ động gần gũi, trò chuyện với cha mẹ, người thân trong gia đình mỗi khi gặp mặt. - Thường xuyên viết thư, gọi điện, nhắn tin cho cha mẹ khi cha mẹ không sống cùng em hoặc đang đi làm ăn xa nhà.

- Nhờ thầy cô giáo, người có uy tín trong họ hàng nói chuyện với cha mẹ về mong muốn của em. -… 4 Khó khăn … … Tiết 2 3. Luyện tập Hoạt động 3. Đóng vai

* Mục tiêu: HS lựa chọn và thể hiện được cách ứng xử phù hợp khi gặp khó khăn trong cuộc sống

81

- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm HS thảo luận, lựa chọn cách ứng xử và đóng vai thể hiện cách ứng xử trong một tình huống dưới đây:

Tình huống 1: Bố mẹ Minh đều đi làm ăn xa, hai anh em Minh sống ở quê cùng với ông bà nội. Ông bà cũng đã già và ốm đau luôn. Minh rất buồn và nhớ bố mẹ. Những lúc đó, Minh thường trốn vào một chỗ và ngồi khóc một mình. Thậm chí có lần Minh còn định bỏ học, bỏ nhà đi ra thành phố tìm bố mẹ…

Nếu là bạn thân của Minh, em sẽ khuyên Minh như thế nào?

Tình huống 2: Hàng ngày, khi đi học qua một quán nước ở ven đường, Hạnh thường bị mấy thanh thiếu niên hư đón đường trêu chọc, giật cặp sách, thậm chí còn lấy cả tiền quà sáng của em khiến Hạnh rất sợ hãi và ngại đi học.

Nếu là Hạnh, em sẽ làm gì để vượt qua khó khăn này?

- HS làm việc nhóm, thảo luận lựa chọn cách ứng xử và chuẩn bị đóng vai. - GV mời một số nhóm lên đóng vai.

- Thảo luận chung về cách ứng xử qua đóng vai của mỗi nhóm. - GV nhận xét các cách ứng xử của HS và kết luận:

Tình huống 1: Nếu là bạn thân của Minh, em nên khuyên Minh đừng quá buồn mà thỉnh thoảng nên viết thư, gọi điện nói chuyện với bố mẹ cho đỡ nhớ; bày tỏ mong muốn được bố mẹ về thăm, được sống cùng bố mẹ; đồng thời nên thường xuyên trò chuyện với ông bà, chơi đùa với em và các bạn cho đỡ buồn…

Tình huống 2: Nếu là Hạnh, em nên kể rõ chuyện xảy ra với bố mẹ, đề nghị bố mẹ đưa đón em đi học và có biện pháp đề nghị với chính quyền địa phương cảnh cáo, ngăn chặn việc làm của những thanh thiếu niên đó.

4. Vận dụng

Hoạt động 4. Lập kế hoạch vượt qua khó khăn

* Mục tiêu: HS lập được kế hoạch vượt qua khó khăn của bản thân

82

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy xác định những khó khăn hiện em đang gặp phải trong cuộc sống và lập kế hoạch vượt qua khó khăn trong mẫu sau:

STT Khó khăn Biện pháp vượt khó khăn Thời gian thực hiện Người có thể giúp đỡ em 1 2 - HS làm việc cá nhân.

- HS chia sẻ kế hoạch vượt khó theo nhóm đôi.

- Một số HS xung phong chia sẻ kế hoạch vượt khó với lớp. - GV nhận xét chung về kế hoạch đã lập của HS

Nhiệm vụ sau giờ học:

Một phần của tài liệu 29_Dao_duc (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)