65chép có tính khả thi, GV cần:

Một phần của tài liệu 29_Dao_duc (Trang 65 - 67)

- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.

65chép có tính khả thi, GV cần:

b) Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên c) Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.

65chép có tính khả thi, GV cần:

chép có tính khả thi, GV cần:

− Hướng việc quan sát vào những hành vi không thể đánh giá được bằng những phương pháp khác.

− Giới hạn việc quan sát tập trung vào một vài loại hành vi nào đó được xem là đặc trưng, điển hình… tuỳ theo mục đích đánh giá và mục tiêu quan sát của GV.

− Giới hạn phạm vi quan sát ở một vài đối tượng HS cần tới sự giúp đỡ đặc biệt của GV.

Rubrics

Rubrics (Phiếu đánh giá theo tiêu chí) là một bản mô tả cụ thể các tiêu chí đánh giá và các mức độ đạt được của từng tiêu chí đó về quá trình hoạt động hoặc sản phẩm học tập của HS. Cũng tương tự như bảng kiểm, rubrics gồm một tập hợp các tiêu chí đánh giá quá trình hoạt động/sản phẩm của người học về một nhiệm vụ nào đó. Các tiêu chí đánh giá của Rubrics là những đặc điểm, tính chất, dấu hiệu đặc trưng của hoạt động hay sản phẩm được sử dụng làm căn cứ để nhận biết, xác định, so sánh, đánh giá hoạt động hay sản phẩm hoạt động đó. Các tiêu chí cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Thể hiện đúng trọng tâm những khía cạnh quan trọng của hoạt động/sản phẩm cần đánh giá.

- Mỗi tiêu chí phải đảm bảo tính riêng biệt, đặc trưng cho một dấu hiệu nào đó của hoạt động/sản phẩm cần đánh giá.

- Tiêu chí đưa ra phải quan sát và đánh giá được.

Việc sử dụng rubric để đánh giá và phản hồi kết quả thường được thực hiện ngay khi HS thực hiện xong các bài tập/nhiệm vụ được giao.

Khi tiến hành sử dụng rubric cần lưu ý:

- GV cần đưa ra các tiêu chí sẽ được sử dụng để đánh giá cho HS ngay khi giao bài tập/nhiệm vụ cho các em để chúng hình dung rõ công việc cần

66

phải làm, những gì được mong chờ ở HS và làm thế nào để giải quyết nhiệm vụ.

- Không những thế, GV cần tập cho HS cùng tham gia xây dựng tiêu chí đánh giá các bài tập/nhiệm vụ để các em tập làm quen và biết cách sử dụng tiêu chí trong đánh giá.

Việc xây dựng rubric bao gồm hai nội dung: xây dựng tiêu chí đánh giá và xây dựng các mức độ đạt được của tiêu chí đó.

Nguyên tắc thiết kế rubric:

- Rubric phải là bảng thang điểm chi tiết mô tả đầy đủ các tiêu chí mà HS cần phải đạt được, là công cụ đánh giá chính xác mức độ đạt chuẩn của HS và cung cấp thông tin phản hồi để HS triến bộ không ngừng.

Một tiêu chí tốt cần phải bảo đảm: được phát biểu rõ ràng, ngắn gọn, quan sát được, mô tả hành vi, dễ hiểu với HS, mỗi tiêu chí là riêng biệt, đặc trưng cho dấu hiệu của bài kiểm tra.

- Nội dung rubric là một tập hợp các tiêu chí liên hệ với mục tiêu học tập và được sử dụng để đánh giá hoặc thông báo về sản phẩm, NL thực hiện hoặc quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Rubric bao gồm một hoặc nhiều khía cạnh như NL thực hiện được đánh giá, các khái niệm và/hoặc ví dụ làm sáng tỏ yếu tố được đánh giá. Các khía cạnh được gọi là tiêu chí, thang đánh giá gọi là mức độ và định nghĩa được gọi là thông tin mô tả.

- Các mô tả tiêu chí cần phải diễn đạt theo phổ từ mức cao nhất đến mức thấp nhất và ngược lại.

- Các mô tả tiêu chí cần phải chỉ ra được ranh giới giữa mức độ hoàn thành đối với từng HS và giữa các HS với nhau.

- Các mô tả tiêu chí cần phải thể hiện được hết các đặc tính khía cạnh của hoạt động hoặc kết quả sản phẩm thực hiện theo mục tiêu.

67

- Các mô tả tiêu chí cần phải chỉ ra được định hướng mà HS hoặc GV cần hướng tới để thực hiện mục tiêu, giúp họ tự đánh giá và cùng đánh giá.

Nhiệm vụ :

1) Đọc thông tin cơ bản về định hướng đánh giá theo Thông tư 27/2020 của Bộ GD&ĐT, về một số PP, công cụ đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức của HS theo định hướng phát triển năng lực.

2) Vận dụng để thiết kế thử 1 công cụ để đánh giá một chủ đề Đạo đức trong chương trình môn Đạo đức lớp 5.

Hoạt động 4: Tìm hiểu cấu trúc bài học theo định hướng phát triển năng lực HS

Mục tiêu hoạt động: GV trình bày được cấu trúc bài học theo định hướng phát triển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năng lực HS

Thông tin cơ bản:

Cấu trúc bài học theo định hướng phát triển năng lực:

Tên chủ đề:... I. Mục tiêu/Yêu cầu cần đạt

Mục tiêu cần được diễn đạt bằng những động từ và có thể lượng hóa, đánh giá được. Ví dụ như: Nêu được, trình bày được, xác định được, phân tích được, so sánh được, chứng minh được, lập được kế hoạch, vẽ được sơ đồ, thực hiện được, làm được, ...

Một phần của tài liệu 29_Dao_duc (Trang 65 - 67)