38 Các nhóm lên đóng vai.

Một phần của tài liệu 29_Dao_duc (Trang 38 - 44)

c) Một số lư uý

38 Các nhóm lên đóng vai.

- Các nhóm lên đóng vai.

- Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử.

- GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho.

c) Một số lưu ý

- Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ HS và điều kiện, hoàn cảnh lớp học.

- Tình huống không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép - Tình huống phải có nhiều cách giải quyết

- Tình huống cần để mở để HS tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp; không cho trước “ kịch bản”, lời thoại.

- Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai - Phải dành thời gian phù hợp cho HS thảo luận xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai

- Cần quy định rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm

- Trong khi HS thảo luận và chuẩn bị đóng vai, GV nên đi đến từng nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ HS khi cần thiết

- Các vai diễn nên để HS xung phong hoặc tự phân công nhau đảm nhận - Nên khích lệ cả những HS nhút nhát cùng tham gia.

- Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của tiểu phẩm đóng vai.

● Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (Nghiên cứu trường hợp)

a) Bản chất

Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện có thật hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề. Đôi khi nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện trên video hay một băng catset mà không phải trên văn bản viết.

39

Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình còn được gọi là phương pháp nghiên cứu trường hợp.

b) Quy trình thực hiện

Các bước nghiên cứu trường hợp điển hình có thể là: - HS đọc (hoặc xem, hoặc nghe) về trường hợp điển hình

- Suy nghĩ về nó (có thể viết một vài suy nghĩ trước khi thảo luận điều đó với người khác).

- Thảo luận về trường hợp điển hình theo các câu hỏi hướng dẫn của GV.

c) Một số lưu ý

- Vì trường hợp điển hình được nêu lên nhằm phản ánh tính đa dạng của cuộc sống thực, nên nó phải tương đối phức tạp, với các tuyến nhân vật và những tình huống khác nhau chứ không phải là một câu chuyện đơn giản.

- Trường hợp điển hình có thể dài hay ngắn, tuỳ từng nội dung vấn đề song phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với trình độ HS và thời lượng cho phép. - Tùy từng trường hợp, có thể tổ chức cho cả lớp cùng nghiên cứu một trường hợp điển hình hoặc phân công mỗi nhóm nghiên cứu một trường hợp khác nhau.

- HS có thể lạc đề nếu trường hợp điển hình đưa ra không phù hợp hoặc câu hỏi thảo luận không tốt.

● Phương pháp trò chơi

a) Bản chất

Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay luyện tập, thực hành những thao tác, kĩ năng, hành vi thông qua một trò chơi nào đó.

Ưu điểm

- Qua trò chơi, HS có cơ hội để thể nghiệm những thái độ, hành vi. Chính nhờ sự thể nghiệm này, sẽ hình thành được ở các em niềm tin vào những thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

40

- Qua trò chơi, HS sẽ được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống.

- Qua trò chơi, HS được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi.

- Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động; không khô khan, nhàm chán. HS được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải trừ được những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập.

- Trò chơi còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa HS với HS, giữa GV với HS.

Hạn chế

- Trong quá trình chơi, HS có thể ồn ào, làm ảnh hưởng đến các lớp khác. - HS có thể ham vui, kéo dài thời gian chơi, làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác của tiết học.

- Sự ganh đua nhau thái quá giữa các cá nhân và nhóm HS trong khi chơi có thể dẫn đến mất đoàn kết trong tập thể HS.

- Ý nghĩa giáo dục của trò chơi có thể bị hạn chế nếu lựa chọn trò chơi không phù hợp hoặc tổ chức trò chơi không tốt.

b) Quy trình thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị

- GV cần căn cứ vào chủ đề bài học, đặc điểm của HS Tiểu học, quỹ thời gian dạy học, điều kiện không gian, phương tiện vật chất của lớp học để lựa chọn và thiết kế trò chơi cho phù hợp.

- GV chuẩn bị hoặc hướng dẫn HS chuẩn bị các phương tiện cần thiết cho trò chơi.

Bước 2: Tổ chức chơi

- GV phổ biến tên trò chơi, cách chơi và luật chơi. - Tổ chức cho Hs chơi thử, nếu cần thiết.

41

Bước 3: Tổng kết, đánh giá

- GV hướng dẫn HS cùng đánh giá kết quả thắng – thua giữa các cá nhân và các đội.

- Thảo luận về những điều HS rút ra được sau khi chơi.

c) Một số lưu ý

- Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp với chủ đề bài học, với đặc điểm và trình độ HS Tiểu học, với quỹ thời gian, với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của lớp học, đồng thời phải không gây nguy hiểm cho HS.

- HS phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi. - Phải quy định rõ thời gian, địa điểm chơi.

- Phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, tạo điều kiện cho HS tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu: từ chuẩn bị, tiến hành trò chơi và đánh giá sau khi chơi.

- Trò chơi phải được luân phiên, thay đổi một cách hợp lí để không gây nhàm chán cho HS.

- Sau khi chơi, GV cần cho HS thảo luận để nhận ra ý nghĩa giáo dục của trò chơi.

● Phương pháp dự án/Học theo dự án

a) Bản chất

Phương pháp dự án được hiểu như là một phương pháp trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết với thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này được HS thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện dự án.

Phương pháp dự án có 3 đặc điểm cơ bản sau :

- Định hướng HS: Trong phương pháp dự án, HS tham gia tích cực và tự lực vào quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm và sáng tạo của người học. GV chủ yếu đóng vai trò tư vấn, giúp đỡ. Tuy nhiên mức độ tham gia cần phù hợp với kinh nghiệm và khả năng của HS và mức độ khó (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

42

khăn của nhiệm vụ. Sử dụng phương pháp này cần chú ý đến hứng thú của HS : HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Hứng thú của các em cũng cần được tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án. Trong khi xây dựng và thực hiện dự án còn cần có sự hợp tác làm việc theo nhóm. Phương pháp dự án đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng hợp tác của HS.

- Định hướng hoạt động thực tiễn: Phương pháp dự án kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. Chủ đề dự án gắn liền với các vấn đề, tình huống thực tiễn. Nhiệm vụ dự án cần phù hợp với trình độ và khả năng HS.

- Định hướng sản phẩm: Trong phương pháp dự án, các sản phẩm được tạo ra không giới hạn trong những thu hoạch lí thuyết mà còn tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành.

Ưu điểm

- Gắn lí thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội - Kích thích động cơ, hứng thú học tập của HS

- Phát huy tính tự lực, tinh thần trách nhiệm; phát triển khả năng sáng tạo, rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn; kĩ năng hợp tác; năng lực đánh giá, năng lực thực tiễn.

- HS có cơ hội rèn luyện nhiều kĩ năng sống quan trọng như: giao tiếp, ra quyết định, giải quyết vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin, đặt mục tiêu, tư duy phê phán và tư duy sáng tạo...

Hạn chế

- Đòi hỏi nhiều thời gian

- Cần có một số kinh phí nhất định

b) Quy trình thực hiện

- Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án : GV và HS cùng nhau đề xuất, xác định đề tài và mục đích dự án. GV có thể giới thiệu một số hướng đề tài để HS lựa chọn và cụ thể hoá. Trong một số trường hợp, việc đề xuất đề tài có thể từ phía HS.

43

- Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện: Trong giai đoạn này, với sự hướng dẫn của GV, HS xây dựng đề cương, kế hoạch cho việc thực hiện dự án. Trong kế hoạch, cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, cách tiến hành, người phụ trách mỗi công việc,...

- Thực hiện dự án: Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra cho nhóm và cá nhân

- Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: Kết quả thực hiện dự án có thể được viết dưới dạng thu hoạch, báo cáo. Sản phẩm dự án cũng có thể là tranh, ảnh, pan- nô,... để triển lãm, cũng có thể là những sản phẩm phi vật thể như: diễn một vở kịch, biểu diễn văn nghệ, tổ chức một cuộc tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống văn hoá mới trong cộng đồng dân cư,... Sản phẩm dự án có thể được trình bày giữa các nhóm HS, có thể được giới thiệu trong nhà trường hay ngoài xã hội.

- Đánh giá dự án: GV và HS đánh giá quá trình thực hiện, kết quả và kinh nghiệm đạt được. Từ đó rút kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo.

c) Một số lưu ý

- Đề tài dự án phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương, phù hợp với đặc điểm và trình độ HS.

- Mục tiêu dự án phải rõ ràng và có tính khả thi.

- Kế hoạch thực hiện dự án phải cụ thể: Các hoạt động? Người chịu trách nhiệm chính? Người phối hợp thực hiện? Các mốc thời gian thực hiện? sản phẩm/ kết quả hoạt động? Những thuận lợi đã có? Những khó khăn có thể gặp phải và biện pháp khắc phục?...

- Cần tạo cơ hội để tăng cường sự tham gia của HS trong dự án, tuy nhiên phải phù hợp với đặc điểm và trình độ của các em.

- Để tăng cường sự tham gia của HS trong quá trình dự án, GV cần chú ý những điểm sau:

+ Giao nhiệm vụ phải phù hợp với khả năng của HS, phù hợp với nhu cầu, mong muốn của HS .

44

+ Phân công nhiệm vụ theo các nhóm có cả HS khá và yếu để các em có thể hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

+ Chú ý động viên, khích lệ HS; kịp thời hỗ trợ các em khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- GV cũng cần huy động thêm sự tham gia của cha mẹ HS, chính quyền địa phương và cộng đồng đối với các dự án của HS.

- Phương pháp dự án có thể sử dụng trong dạy học môn Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Khoa học,... và nên sử dụng đối với HS các lớp 4, 5. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vì phương pháp dự án đòi hỏi nhiều thời gian nên mỗi môn học chỉ nên yêu cầu HS thực hiện 1 – 2 dự án trong năm học.

Một phần của tài liệu 29_Dao_duc (Trang 38 - 44)