1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Phân tích cơ sở lý thuyết và mô phỏng quy trình tháo lắp hệ thống trao đổi khí, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát động cơ diesel, chương 15 pptx

7 455 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 151,13 KB

Nội dung

Kiểm tra và sửa chữa bầu lọc dầu Kiểm tra bầu lọc dầu xem có bị nứt không, dùng tay lắc nghe bên trong xem có dầu máy không, nếu bầu lọc dầu bị kẹt quá nhiều hoặc trong bầu có dầu thì ph

Trang 1

Chương 15: Hao mòn, hư hỏng của

bầu lọc

Hao mòn, hư hỏng của bầu lọc: Khả năng lưu thông của bầu giảm, bầu lọc thô quá bẩn, tốc độ bầu lọc ly tâm giảm, hao mòn các cặp lắp ghép sai lệch do các kích thước các van Ngoài ra hư hỏng đường ống và lưới lọc bị tắc hoặc bầu lọc dầu

bị thủng

Nếu lưới lọc bị tắc thì ảnh hưởng rất nghiêm trọng vì sau khi tắc nguồn dầu

bị gián đoạn làm ổ trục cam, trục khuỷu, thanh

truyền bị cháy

Vỏ bầu lọc dầu có thể bị nứt hao mòn hoặc hỏng lỗ ren

4 Kiểm tra và sửa chữa

bầu lọc dầu

Kiểm tra bầu lọc dầu xem có bị nứt không, dùng tay lắc nghe bên trong xem có dầu máy không, nếu bầu lọc dầu bị kẹt quá nhiều hoặc trong bầu có dầu thì phải tháo ra để sửa chữa Kiểm tra van an toàn ở bầu lọc thô trên với máy chuyên dụng với p = (0.70.9) kG/cm2, van phải mở

Trục bầu lọc không quá cong 0,05 mm Nếu hơn thì phải thay thế cái mới vì nó ảnh hưởng tới chất lượng lọc

3.2.2.3 Bình làm

mát dầu

1 Nhiệm vụ,

yêu cầu

Bình làm mát dầu có tác dụng hạ thấp nhiệt độ của dầu

Trang 2

xuống mức quy định (70  80)0C để bảo đảm chất lượng bôi trơn bằng cách đưa dầu nóng đi qua bình làm mát dầu Bình làm mát bằng không khí (gió) được đặt phía trước két nước làm mát động cơ

Khi động cơ làm việc dầu lưu thông trong hệ thống bôi trơn, tiếp xúc với

những bộ phận bị đốt nóng, hoặc do ma sát nóng lên Khi nhiệt

độ của dầu lên quá

900C thì tính chất bôi trơn của dầu kém đi, có hại cho các bề mặt làm việc, đồng thời dầu dễ bị biến chất, thời gian dùng dầu ngắn lại Vì vậy, trong hệ thống bôi trơn người ta chế tạo bộ làm mát dầu

Trang 3

2 Phân loại

Người ta làm giảm nhiệt độ của dầu bằng các bình làm mát Ở đây, dầu truyền nhiệt cho môi chất làm mát như nước, không khí… Động cơ ôtô, máy kéo thường dùng không khí Động cơ tàu thủy thường dùng nước để làm môi chất nhận nhiệt từ dầu

Trên hình 3.18 trình bày cấu tạo bình làm mát “dầu nước” của động cơ thủy

Kết cấu bao gồm các chi tiết cơ bản sau :

Hình 3.18 Bình làm mát “dầu nước” của

động cơ thủy

1 nắp bình; 2 tấm tròn; 3 vỏ bình; 4 đường dầu vào; 5 nắp bình; 6 các đai

dẹp; 7 các ống nước; 8 đường dầu ra

Trong vỏ 3 và hai nắp 5,1 có một ruột gồm các ống đồng song song, hai đầu gắn vào hai tấm tròn 2, đoạn giữa gắn các đai dẹp 6 Ruột này có một đầu ghép chặt với vỏ, đầu còn lại (tấm 2) có thể trượt dọc tự do so với vỏ, phòng khi khối ống

có dãn nở nhiệt, các mối hàn sẽ không bị phá hỏng

Nguyên lý làm việc: thông thường người ta cho nước

Trang 4

có nhiệt độ thấp chuyển động dọc trong các ống đồng, còn dầu nóng chuyển động vòng xoắn ốc ở phía ngoài Nếu cấn nước có đọng trong các thành ống, ta có thể làm sạch dễ dàng

3 Tháo lắp bình làm mát

Trước khi tháo bộ làm nguội dầu cần đổ dầu khoáng vào hộp bộ làm nguội để có thể tẩy rửa cặn và tạp chất bên trong

bộ làm nguội Ngâm bộ làm nguội dầu trong dung dịch cho đến khi sự tạo bọt dừng lại, sau đó lấy bộ làm nguội ra ngoài và rửa sạch bằng nước nóng

Trang 5

Hình 3.19 Bộ làm nguội dầu kiểu ống

Để tháo các bộ phận (ví dụ tháo bộ làm nguội kiểu ống, hình 3.19), trước hết ta phải tháo nắp, vòng chặn làm kín, và vòng –O, lắp hai bulông vào dụng cụ tháo chuyên dùng, sau đó lắp thanh kéo thích hợp, để tránh các cặn bị đóng cứng, ta phải làm sạch phía dầu của bộ làm nguội Phun dung dịch kiềm hoặc trichloroethylene

( tùy theo loại cặn trong bộ làm nguội ) xung quanh các ống làm nguội hoặc cửa vào

ống làm nguội Dùng nước nóng để tẩy hết dung dịch làm sạch khỏi bộ làm nguội

Khi có các hạt kim loại từ các bộ phận động cơ bị mòn hoặc bị gãy lọt vào bộ làm nguội, bộ này phải được thay mới,

do không thể kiểm tra hiệu quả của quá trình làm sạch

Quá trình lắp ngược lại với quá trình tháo

4 Hao mòn và hư hỏng bình làm mát

Các ống làm mát, các tấm làm mát bị ăn mòn, bị nứt, bị xước và dẫn đến bị hỏng Ngoài các bình làm mát còn có hiện tượng hư hỏng, rỉ nắp cũng như rỉ các tấm chắn

Các vòng đệm kín bị mòn

5 Kiểm tra và sửa chữa bình làm mát

Trang 6

Tháo ống mềm dẫn dầu qua bình làm mát, rồi mới tháo bộ làm mát dầu máy

dùng dầu hỏa rót vào để rửa và dùng không khí nén thổi vào

để làm sạch cặn bẩn

Nếu tấm thảm bị biến dạng chồng vào nhau phải nắn lại và dùng khí thổi vào để làm sạch cặn bẩn giữa các tấm sau đó kiểm tra qua các van đóng mở của bộ phận làm mát dầu máy xem có bình thường không cuối cùng lắp lại với các ống mềm

và chùi sạch những vết dầu bên ngoài

Trang 7

Làm sạch bình làm mát bằng không khí tăng áp sau đó

ta tiến hành tháo ống dẫn nước làm mát Tháo bulông xiết nắp trên của bộ phận tản nhiệt, tháo bộ phận làm kín phía dưới tách thiết bị khỏi bình khí quét Dùng không khí cao

áp thổi vào các bộ phận Nếu cần thiết có thể dùng xút nóng vào để làm sạch ống sau khi làm sạch thì cần phải rửa lại bằng nước và lau khô

Các bình làm mát còn có hiện tượng hư hỏng là rỉ nắp

và cũng như rỉ các tấm

chắn Hiện nay người ta phủ lên mặt trong của chúng một lớp nhựa Ebocit

Khi bị ăn mòn, bị nứt xước thì cần phải sửa chữa Để xác định ống hỏng cần phải tháo nắp bình làm mát đổ đầy nước vào khoảng giữa giữa các ống và quan sát nước rỉ ra ngoài đánh dấu và sửa chữa

Có thể sửa chữa ống bị hư bằng cách lồng ống nhỏ hơn vào ống bị hư, làm loe cả hai đầu và hàn chúng lại với nhau

Còn đối với bình làm mát kiểu tấm thì mỗi năm tháo nước và làm sạch các tấm hai lần, rửa các tấm bằng dầu Sơla Nếu các bề mặt có cặn bẩn thì phải dùng bàn chải sợi

để tẩy sạch

Ngày đăng: 08/07/2014, 02:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w