Tổng hợp 10 tài liệu về khai thác động cơ hay nhất

Khai thác động cơ ZMZ 4062 lắp trên xe UAZ 3160 và tính toán hệ thống làm mát

Khai thác động cơ là một loại đề tài thường xuyên được xuất hiện trong những đồ án tốt nghiệp hoặc luận văn cuối khóa. Dạng đề tài về khai thác động cơ thường sẽ tiến hành phân tích những đặc điểm cũng như cấu tạo của động cơ đó. Chúng ta thấy rằng động cơ là một khái niệm rất quen thuộc và phổ biến, chính vì vậy những nghiên cứu khai thác động cơ là cần thiết để chúng ta hiểu thêm về khái niệm động cơ là gì cũng như cách thức để vận dụng nó vào thực tế cuộc sống.

Trong bài viết này, chúng mình sẽ gửi đến các bạn 10 tài liệu về khai thác động cơ hay nhất để các bạn có thể tham khảo. Giờ thì hãy cùng chúng mình tìm hiểu ngay nào.

I. Những tài liệu về khai thác động cơ hay nhất

1. Khai thác động cơ ISURU 4JA1-L và thiết lập mô hình hệ thống phun xăng điện tử 

Đây là một tài liệu mẫu về cách trình bày đề tài nghiên cứu khoa học nói chung và đề tài khai thác động cơ ISURU 4JA1-L cũng như thiết lập mô hình hệ thống phun xăng điện tử  nói riêng. Đối với dạng đề tài này, chúng ta sẽ phải giới thiệu cũng như phân tích về hệ thống  động cơ ISURU 4JA1-L cũng như các ứng dụng liên quan khác.

Khai thác động cơ ISURU 4JA1-L và thiết lập mô hình hệ thống phun xăng điện tử 
Khai thác động cơ ISURU 4JA1-L và thiết lập mô hình hệ thống phun xăng điện tử

Download tài liệu

2. Khai thác động cơ 1MZ-FE V6 trên xe Lexus RX-300

Đề tài này sẽ giới thiệu đến chúng ta động cơ 1MZ-FE V6 trên xe Lexus RX-300. Cùng với những thông số, số liệu cơ bản về động cơ 1MZ-FE V6, những hướng dẫn về cách thức vận hành của máy, cách khai thác động cơ,… cũng sẽ được tác giả cung cấp trong nội dung bài viết này.

Khai thác động cơ 1MZ-FE V6 trên xe Lexus RX-300
Khai thác động cơ 1MZ-FE V6 trên xe Lexus RX-300

Download tài liệu

3. Slide Khai thác động cơ ISURU 4JA1-L và thiết lập mô hình hệ thống phun xăng điện tử 

Thời đại mà công nghệ và khoa học càng ngày càng phát triển và các ứng dụng của nó ngày càng được áp dụng vào cuộc sống hằng ngày. Đối với động cơ xe cộ nói chung và đặc biệt là động cơ  ISURU 4JA1-L nói riêng đều đã được trang bị khá nhiều công nghệ hiện đại như hệ thống phun xăng điện tử. Tài liệu này sẽ giới thiệu đến các bạn hệ thống này, cùng với đó là những ứng dụng và lưu ý khi sử dụng.

Slide Khai thác động cơ ISURU 4JA1-L và thiết lập mô hình hệ thống phun xăng điện tử 
Slide Khai thác động cơ ISURU 4JA1-L và thiết lập mô hình hệ thống phun xăng điện tử

Download tài liệu

4. Khai thác động cơ ô tô TOYOTA 1TR FE thiết kế mô hình hóa hệ thống đánh lửa trên xe TOYOTA

Tài liệu này sẽ giới thiệu cho chúng ta về động cơ ô tô TOYOTA 1TR FE cũng như thiết kế mô hình hóa hệ thống đánh lửa trên xe TOYOTA. Tác giả sẽ cung cấp cho chúng ta một vài thông số cơ bản về động cơ cũng như các hệ thống và các bố trí hệ thống trên động cơ ô tô TOYOTA 1TR FE.

Khai thác động cơ ô tô TOYOTA 1TR FE thiết kế mô hình hóa hệ thống đánh lửa trên xe TOYOTA
Khai thác động cơ ô tô TOYOTA 1TR FE thiết kế mô hình hóa hệ thống đánh lửa trên xe TOYOTA

Download tài liệu

5. Khai thác động cơ ZMZ 4062 lắp trên xe UAZ 3160 và tính toán hệ thống làm mát

Đề tài khai thác động cơ ZMZ 4062 lắp trên xe UAZ 3160 và tính toán hệ thống làm mát là một đề tài rất hay về phân tích và đánh giá khả năng khai thác động cơ nói chung. Chúng ta thấy rằng hệ thống làm mát trên xe UAZ 3160 sẽ giúp điều hòa nhiệt độ cho động cơ xe giúp động cơ tăng độ bền trong quá trình sử dụng lâu dài.

Khai thác động cơ ZMZ 4062 lắp trên xe UAZ 3160 và tính toán hệ thống làm mát
Khai thác động cơ ZMZ 4062 lắp trên xe UAZ 3160 và tính toán hệ thống làm mát

Download tài liệu

6. Khai thác động cơ FIAT 900 lắp trên xe UNO

Đồ án tốt nghiệp khai thác động cơ FIAT 900 lắp trên xe UNO là một đồ án được đánh giá cao về nội dung và hình thức trình bày, chúng ta thấy rằng động cơ FIAT 900 có khả năng điều khiển tốc độ mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng năng lượng nhiên liệu cung cấp. Đây là ưu điểm và là điểm mạnh của xe UNO.

Khai thác động cơ FIAT 900 lắp trên xe UNO
Khai thác động cơ FIAT 900 lắp trên xe UNO

Download tài liệu

7. Khai thác động cơ TOYOTA 7M-GE

Động cơ Toyota 7M-GE  bao gồm: Hệ thống làm mát bằng nước, hệ thống đánh lửa điện tử (ESA), tự động điều chỉnh nhờ tín hiệu ECU của động cơ. Hệ thống bôi trơn, hệ thống tự động chuẩn đoán ODB được tích hợp với hệ thống cung cấp nhiên liệu EFI và hệ thống tự động điều chỉnh đánh lửa sớm ESA giúp người sử dụng nhanh chóng phát hiện tình trạng hỏng hóc của động cơ….

Khai thác động cơ TOYOTA 7M-GE
Khai thác động cơ TOYOTA 7M-GE

Download tài liệu

8. Khai thác động cơ D-108 và tính toán chu kỳ công tác của động cơ ở chế độ công suất định mức

Động cơ D-108 là loại động cơ bao gồm tổ hợp rất nhiều hệ thống nhằm chuyển đổi năng lượng với công suất định mức chuẩn. Chúng ta có thể thấy rằng hệ thống nhiên liệu phun xăng điện tử trên D-108 được tích hợp với hệ thống đánh lửa điện tử ESA giúp động cơ đạt hiệu suất lớn nhất ở mọi chế độ làm việc. Các cơ cấu chính của động cơ D-108 gồm: Cơ cấu khuỷu trục thanh truyền; Cơ cấu phối khí…

Khai thác động cơ D-108 và tính toán chu kỳ công tác của động cơ ở chế độ công suất định mức
Khai thác động cơ D-108 và tính toán chu kỳ công tác của động cơ ở chế độ công suất định mức

Download tài liệu

9. Khai thác động cơ D6

Động cơ D6 chính là động cơ chính được sử dụng trên chiếc xe tăng huyền thoại PT-76, là một loại xe tăng hạng nhẹ của Liên Xô. Động cơ này cực kỳ khỏe và phương thức khai thác cũng rất đơn giản, đặc biệt ưu tiên làm mát động cơ.

Khai thác động cơ D6
Khai thác động cơ D6

Download tài liệu

10. Phân tích kết cấu và khai thác động cơ UAZ 3151

Xe UAZ là loại xe mọi địa hình được sử dụng nhiều trong quân đội. Chúng ta có thể thấy rằng loại xe UAZ sử dụng động cơ UAZ 3151 có hai ưu điểm lớn: Xe có thể hoạt động ổn định trên mọi địa hình và sửa chữa một cách dễ dàng.

Phân tích kết cấu và khai thác động cơ UAZ 3151
Phân tích kết cấu và khai thác động cơ UAZ 3151

Download tài liệu

100+ Tài liệu về khai thác động cơ hay

Đọc thêm:

Tham khảo 10 luận văn, tiểu luận kế toán tiêu thụ hay nhất 

Top 10 mẫu báo cáo thực tập cộng đồng hay nhất

II. Những loại động cơ cơ bản, phổ biến trong cuộc sống thường ngày

Động cơ là để ám chỉ một loại thiết bị dùng để chuyển hóa một dạng năng lượng nào đó, có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra, thành một dạng năng lượng khác được gọi là động năng. Có một số loại động cơ được phân chia dựa theo khả năng chuyển hóa các dạng năng lượng ví dụ như động cơ điện chuyển hóa năng lượng điện năng thành dạng năng lượng động năng hoặc như việc chuyển hóa năng lượng của nhiên liệu (có thể là xăng, dầu, than đó,…)  thành động năng.

Ngoài ra mới đây chúng ta còn có động cơ biến đổi áp năng (tức áp suất thủy lực) thành động năng. Động cơ chính là thành phần, là yếu tố trung gian giúp chuyển hóa các dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác miễn sao con người có thể sử dụng được. 

Chính vì nhu cầu rất lớn và mục đích sử dụng khác nhau mà con người đã sáng tạo ra rất nhiều loại động cơ khác nhau nhằm đáp ứng mọi yêu cầu cả về chất lượng và số lượng năng lượng biến đổi.

Chúng ta có thể kể ra một số loại động cơ như: Động cơ DC, động cơ STEP, động cơ SERVO DC, động cơ AC SERVO, động cơ 1 pha Ac và động cơ 3 pha AC. Ngoài ra còn rất nhiều loại động cơ khác nữa, nhưng trong nội dung bài viết này, chúng mình sẽ chỉ giới thiệu đến các bạn những loại động cơ phía trên mà thôi. Chúng ta bắt đầu với:

1. Động cơ DC

Động cơ DC bao gồm động cơ điện một chiều và động cơ điện một chiều không chổi than

  • Động cơ điện một chiều bao gồm có ba phần chính đó là stator (tức phần cảm), rotor (tức phần ứng), và phần chỉnh lưu (tức chổi than và cổ góp). 
  • Khai thác động cơ điện một chiều bao gồm ba bước hay còn gọi là ba pha: Ở pha 1 thì từ trường của rotor cùng cực với stator, sẽ đẩy nhau tạo ra chuyển động quay của rotor. ​Chuyển sang pha thứ 2 thì rotor tiếp tục quay và cuối cùng là ở ​pha thứ 3, bộ phận chỉnh điện sẽ đổi cực sao cho từ trường giữa stator và rotor cùng dấu, trở lại pha 1.
  • Động cơ điện một chiều không chổi than có cấu trúc tương tự động cơ điện xoay chiều đồng bộ nhưng có các điểm khác biệt trong việc sử dụng cuộn dây stator nhưng rotor là nam châm vĩnh cửu…
  • Về cơ bản, khai thác động cơ điện một chiều không chổi than cũng giống như khai thác động cơ điện một chiều, nhưng có cấu trúc tương tự động cơ điện xoay chiều đồng bộ nhưng để tạo từ trường quay, stator được cấp năng lượng theo một trình tự cụ thể với điện năng thay đổi theo tần số, pha, phân cực và dòng điện để quay rotor theo yêu cầu của ứng dụng.

2. Động cơ STEP

Động cơ STEP cơ bản được chia làm 3 loại: Động cơ bước nam châm vĩnh cửu, động cơ bước biến trở từ và động cơ bước lai.

  • Động cơ bước nam châm vĩnh cửu cơ bản gồm 3 loại: Động cơ bước đơn cực, động cơ bước lưỡng cực và động cơ bước nhiều pha
  • Khai thác động cơ STEP cơ bản sẽ có các giai đoạn sau: Động cơ STEP bao gồm 2 cuộn dây, mỗi cuộn được nối ra ngoài ở giữa cuộn, vì vậy thông thường trên thực tế đây là loại động cơ 5 hoặc 6 dây ra. Đầu chung của các gây được nối với nguồn dương, các đầu còn lại lần lượt cho thông với đất để quay rotor. STEP được điều khiển bằng cách cho đầu dây chung nối lên nguồn và từng đầu dây còn lại lần lượt được nối mass. Rotor có 4 răng và stator có 6 cực. Mỗi cuộn dây sẽ được quấn trên hai cực đối nhau. Khi cấp điện cho cực 1 (stator), rotor sẽ quay cực gần nhất (X) để răng thẳng với cực 1. Cắt điện cuộn số 1, tiếp tục cấp điện cho cuộn 2, rotor sẽ quay răng tiếp sau (Y) cho thẳng với cực 2. Cứ như vậy điều khiển quay rotor.

3. Động cơ SERVO DC

  • Động cơ SERVO DC tiêu biểu gồm có các thành phần chính sau: Đầu tiên là stator  được gắn liền với vỏ động cơ, Tiếp đó là rotor, thành phần tạo chuyển động quay. Cuối cùng là chổi than và vành góp giúp đưa điện vào Rotor Encoder: hay còn gọi là bộ mã hóa vòng quay, phản hồi xung, đơn vị tính (xung/vòng). Ngoài ra, động cơ SERVO DC có thể có thêm các thành phần sau: Phanh điện từ giúp hãm động cơ trong trường hợp cần thiết, tachometer là thành phần phản hồi tương tự, thực chất là một máy phát điện nhỏ, với điện áp phàn hổi được tính bằng (vol/vòng quay)
  • Khai thác động cơ SERVO DC bằng cách quay đĩa quay, diode thu tín hiệu tắt khi đĩa ở vị trí che khuất tín hiệu phát sáng từ diode phát và ngược lại, tạo ra một chuỗi xung báo về bộ phận xử lý.

4. Động cơ 1 pha Ac và động cơ 3 pha AC

Về cơ bản, hai loại động cơ này không khác nhau quá nhiều về cấu tạo và cách khai thác động cơ. 

  • Cấu tạo cố định gồm có: Vỏ máy, lõi sắt, nắp máy, cuộn dây stato và chụp che quạt… Cụ thể, phần vỏ máy phần cố định thường chế tạo bởi tấm thép, nhôm đúc hoặc gang. Tác dụng của vỏ máy dùng để giữ lõi sắt của stato, chụp đầu và mômen ngược chịu phụ tải. Tiếp theo đó là lõi thép stato, lõi thép stato được cấu tạo bởi những lá tôn silic dày khoảng 0,35÷0,5mm xếp chồng lên nhau/ Và cuối cùng là cuộn dây stato, thông thường có hai bối dây, một bối dây chính gọi là cuộn dây làm việc và một bối dây phụ, còn gọi là cuộn dây khởi động, chúng được đặt lệch nhau trong không gian một góc 90º.
  • Về việc khai thác động cơ  1 pha Ac và động cơ 3 pha AC chúng ta có stator được dòng điện xoay chiều đi qua, nó tạo ra từ trường quay với tốc độ nm = 60.f/p, với f là tần số dòng điện qua dây quấn và p là số đôi cực của dây quấn. Từ trường này quét qua dây quấn rotor làm sinh ra sức điện động và dòng điện trong rotor. Dòng điện cảm ứng sẽ tác dụng với từ trường quay, tạo ra momen quay.

Đọc thêm:

Top 10 lời mở đầu luận văn hay nhất

10+ Đồ án tốt nghiệp xây dựng website tốt nhất

Vậy là trong bài viết này, chúng mình đã giới thiệu đến các bạn 10 tài liệu về khai thác động cơ, cùng với đó là những thông tin ngoài lề về những loại động cơ cơ bản, phổ biến nhất hiện nay. Mong rằng qua tài liệu này, các bạn đã có được cho mình một lượng kiến thức cơ bản về khái niệm động cơ và cách thức để khai thác động cơ. Chúc các bạn may mắn và thành công.