Hiện nay, nghề công tác xã hội (CTXH) ở Việt Nam là rất cần thiết do những biến đổi nhanh chóng về kinh tế xã hội và những tác động của quá trình đổi mới. Điều đó dẫn đến những thay đổi trong mối quan hệ gia đình và cộng đồng, tác động của quá trình công nghiệp hóa, lao động di cư từ nông thôn ra thành thị. Thêm vào đó là sự gia tăng của lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, số lượng người già và người khuyết tật, vấn đề về HIVAIDS…Thạc sĩ Võ Thị Hoàng Yến, Giám đốc Trung tâm Khuyết tật Phát triển (DRD) cho rằng: “Xã hội hiện nay đang được xây dựng cho số đông người, còn những nhóm thiểu số thì không được tính đến, trong đó có người khuyết tật”. Đây là một thực tế mà chúng ta cần phải nhìn nhận và thay đổi để tạo cơ hội hòa nhập cho những đối tượng yếu thế trong xã hội. Theo báo cáo, hiện nay tỉnh Vĩnh Phúc có hơn 18.000 đối tượng là người khuyết tật, trong đó có 8.257 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (chiếm 2,99% trẻ từ 016 tuổi); 15.000 đối tượng bảo trợ xã hội hàng tháng… Đặc biệt khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao về số lượng người khuyết tật, nhất là huyện Tam Đảo, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô. Cuộc sống của những đối tượng yếu thế gặp rất nhiều khó khăn không chỉ về kinh tế mà cả đời sống tinh thần. Do vậy, việc trợ giúp người khuyết tật là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành Lao động – thương binh và xã hội tỉnh Vĩnh Phúc. Là một cán bộ công tác trong lĩnh vực bảo trợ xã hội nên tôi cũng muốn tìm hiểu sâu hơn về quản lý trường hợp với người khuyết tật, những khó khăn trong việc hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập cộng đồng. Do đó, tôi đã chọn một trường hợp là đối tượng khuyết tật vận động tại xã Đạo Trù – huyện Tam Đảo để làm tiểu luận cuối kỳ môn học Công tác xã hội với người khuyết tật.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
- -TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Môn học: Công tác xã hội với người khuyết tật
Đề bài: Anh/chị hãy vận dụng những kiến thức, kỹ năng công tác xã hội
nói chung và công tác xã hội với người khuyết tật nói riêng trong can thiệp,
trợ giúp một người khuyết tật cụ thể
Giảng viên: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà Học viên: 42 Lê Thị Ngọc Ánh
Lớp: CTXH - 1 MSHV: 11033148
Hà nội, tháng 4 năm 2014
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, nghề công tác xã hội (CTXH) ở Việt Nam là rất cần thiết do những biến đổi nhanh chóng về kinh tế xã hội và những tác động của quá trình đổi mới Điều đó dẫn đến những thay đổi trong mối quan hệ gia đình và cộng đồng, tác động của quá trình công nghiệp hóa, lao động di cư từ nông thôn ra thành thị Thêm vào đó là sự gia tăng của lượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, số lượng người già và người khuyết tật, vấn đề về HIV/AIDS…
Thạc sĩ Võ Thị Hoàng Yến, Giám đốc Trung tâm Khuyết tật & Phát triển (DRD) cho rằng: “Xã hội hiện nay đang được xây dựng cho số đông người, còn những nhóm thiểu số thì không được tính đến, trong đó có người khuyết tật” Đây là một thực tế mà chúng ta cần phải nhìn nhận và thay đổi để tạo cơ hội hòa nhập cho những đối tượng yếu thế trong xã hội
Theo báo cáo, hiện nay tỉnh Vĩnh Phúc có hơn 18.000 đối tượng là người khuyết tật, trong đó có 8.257 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (chiếm 2,99% trẻ từ 0-16 tuổi); 15.000 đối tượng bảo trợ xã hội hàng tháng… Đặc biệt khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao về số lượng người khuyết tật, nhất là huyện Tam Đảo, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô Cuộc sống của những đối tượng yếu thế gặp rất nhiều khó khăn không chỉ về kinh tế mà cả đời sống tinh thần Do vậy, việc trợ giúp người khuyết tật là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành Lao động – thương binh và xã hội tỉnh Vĩnh Phúc Là một cán bộ công tác trong lĩnh vực bảo trợ xã hội nên tôi cũng muốn tìm hiểu sâu hơn về quản lý trường hợp với người khuyết tật, những khó khăn trong việc hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập cộng đồng Do đó, tôi đã chọn một trường hợp là đối tượng khuyết tật vận động tại xã Đạo Trù – huyện Tam Đảo để làm tiểu luận cuối kỳ môn học Công tác xã hội với người khuyết tật
Để hoàn thành bài viết tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của giảng viên PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà và lãnh đạo phòng Bảo trợ xã hội (Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Vĩnh Phúc) Bài viết khó tránh khỏi những thiếu xót nên rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 3DANH MỤC VIẾT TẮT
Nhân viên quản lý trường hợp: NV QLTH
Thương binh và xã hội: TB&XH
MỤC LỤC
Trang 4Lời nói đầu 2
II Tiến trình quản lý trường hợp với người khuyết tật 7
Bước 4 Chuẩn bị kế hoạch về dịch vụ được giới thiệu 13 Bước 5 Theo dõi và hỗ trợ thân chủ khi chuyển gửi 15 Bước 6 Duy trì mối quan hệ với cơ sở cung cấp dịch vụ 17
I TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
1 Mô tả trường hợp
Trang 5Anh Lê Văn T, 35 tuổi, đã từng làm nghề thợ xây Tính tình cục mịch, thường xuyên đánh bạc và uống rượu Mỗi lần uống say thường về đánh mắng
vợ con rất thô bạo Vợ là Nguyễn Thị H, 33 tuổi, ở nhà làm ruộng và chăm sóc con cái Chị H hiền lành, nhẫn nhịn và yêu thương chồng con Vợ chồng anh T
có 3 đứa con trai, một đứa đang học lớp 10 và một đứa học lớp 5 và con gái út 4 tuổi Cả ba đứa con đều ngoan, ngoài giờ đi học hai đứa lớn còn phụ giúp mẹ việc đồng áng Còn có mẹ già năm nay hơn 80 tuổi, bà rất thương các cháu nhưng lại rất ghét con dâu Kinh tế gia đình khó khăn, là hộ nghèo liên tiếp 3 năm nay
Trong một lần đi xây đầu năm 2014, anh T bị ngã từ giàn giáo xuống và bị liệt hai chân Anh T phải nằm gần như bất động một chỗ, mọi việc sinh hoạt cá nhân đều phải phụ thuộc vào người khác Từ đó anh T trở nên lầm lì, ít nói, hay cáu bẳn với vợ con Gần 2 tháng nay, anh T còn hay nói một mình về đêm, đã gần một tuần nay anh T không ăn gì nhiều mà đòi uống rượu, không ngủ đêm,
mà cứ ngồi thức nói là muốn được chết Vợ con nói thế nào anh cũng không chịu ăn uống và đi ngủ Có lần anh còn khóc lóc “xin vợ hãy giết anh đi, anh không muốn sống nữa”… Chị H thấy chồng mình như vậy thì lo sợ, 2 đứa con cũng không dám lại gần bố Còn mẹ anh T thấy con trai mình có biểu hiện khác thường như vậy thì liên tiếp chửi mắng con dâu, cho rằng chị H là “sao chổi” nên anh T mới bị như vậy Bản thân bà cũng già yếu, hay đau ốm
Từ ngày anh T không đi lại được thì những trận đòn roi giáng xuống vợ con anh cũng không còn, thay vào đó là những lời mắng chửi, có lúc anh còn hất
đổ cả mâm cơm Người em gái anh T ở gần đấy, nhưng cô ít khi hỏi thăm anh trai mình, nhất là từ khi anh T bị tai nạn mối quan hệ anh em càng xa rời, kinh tế cũng không khá giả
Gia đình anh chị ở xã Đạo trù huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc Nơi đây đời sống người dân còn rất nhiều vất vả, số hộ nghèo còn cao (chiếm 15,10% so với tổng số dân địa phương – nguồn Báo cáo kết quả điều tra rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2013 huyện Tam Đảo) Nên tình hình dân trí thấp, hàng xóm hầu như không quan tâm hỏi thăm từ khi biết anh bị liệt hai chân Nhiều người ác ý còn nói “nó chết đi còn hơn sống như thế, chỉ khổ vợ khổ con”…
2 Tóm tắt thông tin
Trang 6Họ tên: Lê Văn T, 35 tuổi
Quê quán: Vĩnh Phúc Giới tính: nam
Tôn giáo: không Chỗ ở hiện tại: xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
* Thành phần gia đình: gồm 5 người
- Mẹ đẻ: 80 tuổi
- Vợ: 33 tuổi, làm ruộng Tính tình
hiền lành, chăm làm, thương yêu
chồng con
- Con trai lớn: đang học lớp 10
- Con trai thứ hai: đang học lớp 5
- Con gái út: 4 tuổi
* Đặc điểm thân chủ:
- Trước kia làm nghề thợ xây
- Bị liệt hai chân
- Bản tính lầm lì, ít nói
- Thường xuyên uống rượu và mắng chửi vợ con
- Hay nói một mình, có ý định tự tử
* Nhận xét về gia cảnh:
- Kinh tế gia đình khó khăn, là hộ
nghèo đã 3 năm liên tiếp
- Mối quan hệ giữa các thành viên
không gắn bó
* Vấn đề của thân chủ:
- Bị khuyết tật đặc biệt nặng
- Có biểu hiện của rối loạn tâm thần
II TIẾN TRÌNH QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Bước 1 Đánh giá thân chủ
Trang 7a/ Mục đích: tìm hiểu những thông tin ban đầu về thân chủ và hoàn cảnh
thân chủ Từ đó, đưa ra được những vấn đề thân chủ đang gặp phải và định hướng những hoạt động sẽ trợ giúp cho thân chủ là gì
b/ Nội dung thực hiện
* Nhận diện vấn đề:
- Yếu tố bảo vệ:
+ Gia đình: có vợ con yêu thương và chăm sóc cho anh T Có mẹ và em gái thường xuyên quan tâm, giúp đỡ
+ Có Luật Người khuyết tật
+ Được sự hỗ trợ của Sở Lao động-TB&XH thông qua các chính sách về trợ giúp cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh
+ Bản thân: là người có tính chịu khó làm ăn, thương vợ con
- Yếu tố nguy cơ:
+ Có biểu hiện rối loạn về tâm lý từ sau khi gặp tai nạn và bị liệt 2 chân
- Yếu tố rào cản:
+ Môi trường xã hội nơi anh T sinh sống còn nhiều hạn chế: đời sống kinh
tế thấp, dân trí lạc hậu
=> Xác định vấn đề ban đầu: bị liệt hai chân, có ý muốn tự tử.
c/ Các khía cạnh đánh giá:
Nguồn thu thập thông tin,gồm: Đối tượng, người thân, bạn bè, hàng xóm Các thông tin cần thu thập, gồm:
* Thông tin về bản thân đối tượng:
- Anh T đã từng làm nghề thợ xây, chịu khó làm ăn
- Tính tình cục mịch, thường xuyên uống rượu và đánh chửi vợ con
- Bị tai nạn khi đang làm nên bị liệt hai chân
- Anh T trở nên ít nói sau tai nạn, không thích tiếp xúc với mọi người
* Thông tin về vấn đề của đối tượng:
- Bị liệt hai chân, không thể tự đi lại và chăm sóc bản thân được
Trang 8- Tâm tính thay đổi, có ý muốn tự tử
Nguyên nhân của vấn đề: do những thay đổi đột ngột sau tai nạn đáng tiếc, cộng thêm hoàn cảnh gia đình khó khăn nên anh T càng thấy chán ghét cuộc sống, mong muốn mình “được” chết để không là gánh nặng cho vợ con
* Thông tin về hoàn cảnh gia đình đối tượng:
- Kinh tế gia đình thuộc hộ nghèo của địa phương
- Vợ làm ruộng, hiền lành, thương yêu chồng con
- Ba đứa con (2 trai, 1 gái) rất sợ lại gần bố từ khi anh T bị liệt hai chân
- Mẹ già 80 tuổi, rất thương con trai
- Em gái gần nhà, ít quan tâm đến anh trai
* Những người xung quanh có liên quan đến đối tượng và vấn đề của đối tượng:
- Hàng xóm xung quanh hầu hết cũng khó khăn, chủ yếu làm nông nghiệp
- Hàng xóm có thái độ xa lánh, hắt hủi khi thấy anh T bị liệt hai chân
* Xác định thực chất vấn đề:
* Cây vấn đề:
* Sơ đồ phả hệ
TC bị liệt hai chân, có thái độ buông xuôi muốn
tự tử
Do gia đình ít
quan tâm
Do kinh tế gia đình khó khăn
Do ảnh hưởng môi trường xung quanh
Các con
trai xa
lánh
Em gái không
quan tâm
Khu dân
cư đời sống kinh
tế thấp
Dân trí lạc hậu,
tỏ ý xa lánh
Vợ làm ruộng, thu nhập thấp
Mẹ già hay đau ốm
Trang 9Ghi chú:
Quan hệ một chiều
Quan hệ hai chiều
Quan hệ xa cách
* Sơ đồ sinh thái
Em gái
Con trai cả
Con trai thứ
T
dì
vợ
Con gái
đẻ
Trang 10Bước 2 Đề ra mục tiêu cần giúp đỡ và lập thứ tự ưu tiên
Con trai
Con trai Co
n gái
Gia đình
mở rộng
Trạm
y tế
UBN
D xã
Hàng xóm
Phòng Lao động-TBX H
Hội phụ nữ
Nhân viên QLT H
Trang 11* Mục tiêu giúp đỡ thân chủ:
- Trợ giúp thân chủ thay đổi hành vi, lấy lại sự cân bằng về tâm lý
- Cải thiện mối quan hệ giữa thân chủ và những người xung quanh
- Giúp thân chủ tiếp cận với những trợ giúp xã hội dành cho người khuyết tật ở địa phương
- Cải thiện điều kiện kinh tế gia đình
* Thứ tự ưu tiên và người tham gia:
STT Mục tiêu Người tham gia Công việc cần thực hiện
1 Trợ giúp TC thay đổi
hành vi, cân bằng về
tâm lý
Thân chủ Vợ
NV QLTH Bác sỹ tâm thần
- Tham vấn
- Kết nối trợ giúp của trạm
y tế địa phương để kiểm tra sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của TC
2 Giúp TC tiếp cận với
những trợ giúp xã hội
dành cho người
khuyết tật
Thân chủ Vợ
NV QLTH Hội đồng giám định y khoa cấp
xã, tỉnh Các cấp chính quyền địa phương
- Tư vấn cho TC và gia đình TC hiểu về những chính sách trợ giúp cho người khuyết tật
- Kết nối với UBND xã, Phòng Lao động-TB&XH huyện, trạm y tế
3 Cải thiện mối quan hệ
của TC với những
người xung quanh
Thân chủ
NV QLTH Người thân Hàng xóm
- Tham vấn cá nhân và nhóm (cộng đồng)
4 Cải thiện điều kiện
kinh tế gia đình TC
Vợ - Kết nối sự trợ giúp từ
cộng đồng, các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể
Bước 3 Chọn lựa giới thiệu dịch vụ phù hợp
Trang 12Thân chủ là người khuyết tật tuy nhiên bản thân anh T lại không muốn thừa nhận việc này Sau biến cố tai nạn anh thay đổi tâm tính, ít nói chuyện với
vợ con, thường xuyên cáu bẳn và có tâm lý không muốn sống Cộng với hoàn cảnh gia đình anh là hộ nghèo nên không có điều kiện cũng như kiến thức để quan tâm chăm sóc anh tốt hơn
a/ Với những vấn đề và nhu cầu của thân chủ T, việc lựa chọn dịch vụ
chăm sóc y tế hiện tại là rất cần thiết và là dịch vụ được ưu tiên hàng đầu Bởi lẽ
sau tai nạn hai chân của anh T bị liệt không đi lại được, gần 2 tháng nay anh T thường xuyên không ngủ được, tâm lý không ổn định Có thể cần đến sự hỗ trợ của bác sỹ tâm thần để kiểm tra tình trạng sức khỏe tâm thần của anh T có bị ảnh hưởng gây mất bình thường không, vì từ sau tai nạn phải nằm một chỗ tính tình anh T rất khác thường, hiện tượng mất ngủ xuất hiện và hay nói một mình,
có lúc còn khóc lóc xin vợ hãy cho anh ta chết Điều này có thể hiểu được khi một người đàn ông trụ cột trong gia đình lại phải nằm một chỗ, mọi sinh hoạt cá nhân đều phụ thuộc vào người khác nên tâm lý nảy sinh những bực bội, khó chịu và muốn buông xuôi tất cả Nhất là với hoàn cảnh gia đình anh T khi mà họ còn 3 đứa con nhỏ, đều đang ở độ tuổi đi học, kinh tế nghèo khó nên nỗi vất vả mưu sinh đè nặng trên vai người vợ
b/ Tiếp đến là dịch vụ tham vấn cho gia đình anh T hiểu được tâm lý của
người khuyết tật, đặc điểm và cách chăm sóc đối với người khuyết tật
c/ Dịch vụ tư vấn, kết nối để thân chủ tiếp cận với những chính sách xã
hội trợ giúp dành cho người khuyết tật như: hướng dẫn làm hồ sơ thủ tục để xác định mức độ khuyết tật, xét nhận trợ cấp hàng tháng đối với người khuyết tật và
hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với gia đình có người khuyết tật nặng
Hiện tại, địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang tiến hành xác định và xác định lại mức độ khuyết tật theo Thông tư số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGD&ĐT ngày 28/12/2012 của Liên Bộ quy định về việc xác định mức
độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện Sở Lao động – TB&XH tỉnh Vĩnh Phúc cũng đa ban hành Hướng dẫn số 07/HDLN, ngày 09/07/2013 về việc thực hiện một số điều của Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính Phủ và Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật UBND xã Đạo Trù cũng đang tiến hành việc xác định mức độ khuyết tật, NVXH cần liên hệ với cán bộ lao động xã để nắm được
Trang 13trường hợp của anh T và hướng dẫn anh và gia đình làm hồ sơ lên Hội đồng xét
duyệt cấp xã
Ngoài ra NVXH cần kết nối với chính quyền địa phương , các tổ chức
đoàn thể như: Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Ngân hàng chính sách xã hội huyện
Tam Đảo để giúp vợ anh T có thể được hỗ trợ vay vốn sản xuất theo chương
trình cho vay vốn với lãi xuất thấp của hộ nghèo Để giúp gia đình anh khắc
phục từng bước về điều kiện kinh tế
Bước 4: Chuẩn bị kế hoạch tiếp cận dịch vụ
Lập kế hoạch
S
tt
gian
Người liên lạc
Kết quả mong muốn
1 Hỗ trợ thân chủ
thay đổi hành vi,
cân bằng về tâm
lý
- Gặp gỡ và trò chuyện cùng TC
- Tham vấn cho TC
- Tăng cường
sự hỗ trợ của các yếu tố bên ngoài cho TC
Ngay khi tiếp nhận trường hợp Tuần 1 của tiến trình
NV QLTH Bác sĩ tâm thần
- Thiết lập được mối quan hệ tin tưởng với TC và hiểu những suy nghĩ, mong muốn của TC
- TC không còn tâm lý buông xuôi muốn chết nữa
2 Giúp TC tiếp cận
với những trợ
giúp xã hội dành
cho người khuyết
tật
- Tư vấn
- Biện hộ cho
TC với chính quyền địa phương
Sau khi
TC đã ổn định về tâm lý, chấp nhận việc mình bị khuyết tật Tuần 2-3
NV QLTH
Cán bộ lao động xã Hội đồng
- Gia đình có cái nhìn toàn diện về vấn đề của TC, cùng tham gia vào tiến trình giải quyết vấn đề của TC
- NV QLTH và gia đình cùng thống nhất trong quá trình làm việc
- TC được chăm sóc về y tế, trợ cấp hàng tháng đối với người khuyết tật
Trang 14xét duyệt mức độ khuyết tật cấp xã
Phòng Lao
TB&XH huyện Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh
Hội Bảo trợ Người tàn tật và trẻ em
mồ côi tỉnh
nặng TC có thêm
tự tin và điều kiện thay đổi vấn đề của mình
- TC được trợ cấp phương tiện đi lại như: xe lăn
3 Cải thiện mối
quan hệ của TC
với những người
xung quanh
- Thu thập thêm thông tin
về TC và những mối quan hệ trong gia đình
- Tham vấn nhóm/ cá nhân:
có thể nói chuyện với trưởng thôn để tác động đến cộng đồng
Trong tuần 2
NV QLTH Trưởng thôn Hội trưởng Hội Nông dân
Hàng xóm
- Vợ con và em gái
TC quan tâm đến
TC hơn trong cuộc sống hàng ngày
- Hàng xóm xung quanh có thái độ tích cực hơn đối với hoàn cảnh của
TC và không xa lánh
- Tạo lập những buổi họp dân dành cho những người khuyết tật để lôi kéo họ tham gia, qua đó trang bị cho
họ những kiến thức
và kỹ năng (nhóm đồng đẳng) tự chăm sóc bản thân
4 Cải thiện điều Tư vấn Tuần 4 Cán bộ lao Hỗ trợ chính quyền