1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng những kiến thức, kỹ năng công tác xã hội trong can thiệp, trợ giúp người khuyết tật

20 2,9K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 183,5 KB

Nội dung

Như chúng ta đã biết, người khuyết tật là một bộ phận không thể tách rời của xã hội con người. Người khuyết tật chính là những con người chịu nhiều thiệt thòi so với những con người bình thường khác trong xã hội.Trong những năm qua chính quyền các nước trên thế giới nói chung và chính quyền Việt Nam nói riêng dã có nhiều chính sách hỗ trợ đối với người khuyết tật để họ có thể tự nuôi sống bản thân và có ích cho xã hội. Tiêu biểu như chính sách dạy nghè, hỗ trợ việc làm… Mặc dù đã thực hiên khá nhiều các chính sách như vậy nhưng người khuyết tật vẫn còn chịu khá nhiều thiệt thòi so với người bình thường.Ở nước ta, người khuyết tật vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội như dịch vụ y tế, giáo dục, giải trí… Những khó khăn này đã hạn chế sự phát triển của người khuyết tật, khiến họ ngày càng bị đẩy lùi ra khỏi sự phát triển của xã hội. Là nhân viên xã hội, trong quá trình làn việc chúng ta thường xuyên phải tiếp cận và hỗ trợ người khuyết tật. Để giúp mọi người có cái nhìn rõ hơn về quá trình hỗ trợ người khuyết tật, tối quyết định chọn đề tài: Vận dụng những kiến thức, kỹ năng công tác xã hội trong can thiệp, trợ giúp người khuyết tật. Trong bài viết này tôi chỉ tập trung những kiến thức, kỹ năng công tác xã hội vào việc hỗ trợ một trường hợp cụ thể.

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 2 I. Cơ sở lý luận: 2 1. Khái niệm người khuyết tật( tàn tật) 2 2. Quan điểm và luật pháp của Đảng, Nhà nước về người khuyết tật 5 3. Phân loại người khuyết tật 6 4. Thực trạng người khuyết tật 7 II. Vận dụng kiến thức, kỹ năng công tác xã hội vào can thiệp 8 1. Giới thiệu về ca: 8 2. Các bước can thiệp hỗ trợ 9 2.1. Đánh giá tình trạng ban đầu 9 2.2. Xác minh, đánh giá toàn diện 10 2.3. Lập kế hoạch can thiệp 14 2.4. Tổ chức thực hiện, triển khai kế hoạch 16 2.5. Giám sát và đánh giá kết thúc 17 KẾT LUẬN 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 LỜI MỞ ĐẦU Như chúng ta đã biết, người khuyết tật là một bộ phận không thể tách rời của xã hội con người. Người khuyết tật chính là những con người chịu nhiều thiệt thòi so với những con người bình thường khác trong xã hội. Trong những năm qua chính quyền các nước trên thế giới nói chung và chính quyền Việt Nam nói riêng dã có nhiều chính sách hỗ trợ đối với người khuyết tật 1 để họ có thể tự nuôi sống bản thân và có ích cho xã hội. Tiêu biểu như chính sách dạy nghè, hỗ trợ việc làm… Mặc dù đã thực hiên khá nhiều các chính sách như vậy nhưng người khuyết tật vẫn còn chịu khá nhiều thiệt thòi so với người bình thường. Ở nước ta, người khuyết tật vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội như dịch vụ y tế, giáo dục, giải trí… Những khó khăn này đã hạn chế sự phát triển của người khuyết tật, khiến họ ngày càng bị đẩy lùi ra khỏi sự phát triển của xã hội. Là nhân viên xã hội, trong quá trình làn việc chúng ta thường xuyên phải tiếp cận và hỗ trợ người khuyết tật. Để giúp mọi người có cái nhìn rõ hơn về quá trình hỗ trợ người khuyết tật, tối quyết định chọn đề tài: Vận dụng những kiến thức, kỹ năng công tác xã hội trong can thiệp, trợ giúp người khuyết tật. Trong bài viết này tôi chỉ tập trung những kiến thức, kỹ năng công tác xã hội vào việc hỗ trợ một trường hợp cụ thể. Do trình độ của cá nhân và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên bài viết chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rât mong thầy cô và các bạn bổ xung thêm để bài viết ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận: 1. Khái niệm người khuyết tật( tàn tật). - Trước khi đưa ra khái niệm chúng ta cần phân biệt giữa hai cụm từ khuyết tật và tàn tật. Đây là hai từ tiếng Việt để chỉ cùng một khái niệm, hiện nay người ta vẫn dùng song song chúng trên các phương tiện truyền thông đại chúng và văn bản 2 pháp quy. Trong các pháp lệnh trước đây của nhà nước Việt Nam, tàn tật là cụm từ được chính thức sử dụng, song trong những năm gần đây, từ khuyết tật được dùng nhiều để thay thế từ tàn tật trong các bộ luật. Thông thường từ khuyết tật được cho là mang sắc thái tình cảm, ý nghĩa tốt hơn là từ tàn tật. Người ta cho rằng từ “tàn” trong cụm từ tàn tật gợi đến hình ảnh tiêu cực, tạo cảm giác không còn khả năng gì, không còn tương lai và điều đó ảnh hưởng không tốt đến nỗ lực phấn đấu vượt khó khăn. Từ “khuyết” mang nghĩa suy giảm chức năng nhưng vẫn có khả năng phục hồi, vẫn còn hy vọng. Ngược lại cũng có ý kiến cho rằng đây chỉ là các tên gọi, các nhãn mác cho khái niệm do vậy không cần phải quá câu nệ, cốt yếu là thái độ và hành vi thực tế. Tuy nhiên xu hướng chung được khuyến nghị là sử dụng từ khuyết tật thay cho từ tàn tật - Có rất nhiều khía niệm khác nhau về người khuyết tật, trong đó có một số khái niệm nổi bật sau. + Theo công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về người khuyết tật: Người khuyết tật bao gồm những người có những khiếm khuyết lâu dài về thể chất, trí tuệ, thần kinh hoặc giác quan mà khi tương tác với các rào cản khác nhau có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong xã hội trên một nền tảng công bằng như những người khác trong xã hội. + Theo DDA (Disability Discrimination Act – Đạo luật chống phân biệt đối xử với người khuyết tật do Quốc hội Anh ban hành), khi xét về mặt thời gian tác động thì khiếm khuyết kéo dài hoặc sẽ có thể kéo dài mà ít hơn 12 tháng bình thường không được coi là khuyết tật, trừ phi là bị tái đi tái lại, một số người có khiếm khuyết kéo dài hơn một năm thì vẫn ở trong diện của DDA, cả khi họ sẽ được phục hồi hoàn toàn. + Còn Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990 (ADA - Americans with Disabilities Act of 1990) định nghĩa người khuyết tật là người có sự 3 suy yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kể đến một hay nhiều hoạt động quan trọng trong cuộc sống. Cũng theo ADA những ví dụ cụ thể về khuyết tật bao gồm: khiếm khuyết về vận động, thị giác, nói và nghe, chậm phát triển tinh thần, bệnh cảm xúc và những khiếm khuyết cụ thể về học tập, bại não, động kinh, teo cơ, ung thư, bệnh tim, tiểu đường, các bệnh lây và không lây như bệnh lao và bệnh do HIV (có triệu chứng hoặc không có triệu chứng). Có sự thống nhất tương đối về định nghĩa thế nào là khuyết tật của hai đạo luật này. + Theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới, có ba mức độ suy giảm là: khiếm khuyết (impairment), khuyết tật (disability) và tàn tật (handicap). Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lý hoặc/và sinh lý. Khuyết tật chỉ đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết. Còn tàn tật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ (WHO, 1999). Còn theo quan điểm của Tổ chức Quốc tế người khuyết tật, người khuyết tật trở thành tàn tật là do thiếu cơ hội để tham gia các hoạt động xã hội và có một cuộc sống giống như thành viên khác (DPI, 1982). Do vậy, khuyết tật là một hiện tượng phức tạp, phản ánh sự tương tác giữa các tính năng cơ thể và các tính năng xã hội mà trong đó người khuyết tật sống. - Theo Điều 1 trong Pháp lệnh về người khuyết tật của Việt nam thì người khuyêt tật được định nghĩa như sau: Người tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn. Qua các khái niệm trên ta có thể thấy “ người khuyết tật” được hiểu khác nhau, song có thể thấy rằng các khái niệm trên đều chỉ ra một số đặc trưng sau về người khuyết tật. 4 ☻Là người có khuyết tật. Đó là thiếu, hỏng, không bình thường về thể chất hoặc tâm thần do nhiều nguyên nhân khác nhau. ☻ Khả năng hoạt động bị suy giảm. Do có khuyết tật nên các bộ phận hoặc các chức năng của cơ thể không được thực hiện đầy đủ, bình thường như khả năng vận động, thính giác, thị giác, nhận thưc….bị giảm sút hoặc mất hoàn toàn. 2. Quan điểm và luật pháp của Đảng, Nhà nước về người khuyết tật. Pháp lệnh về người tàn tật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam định nghĩa người tàn tật như sau: “Không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật, người tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tàn tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn Thống kê của Chính phủ Việt Nam năm 2003 cho thấy có trên 5 triệu người khuyết tật, chiếm 6,3% tổng dân số. Theo giới tính thì, 63,5% người khuyết tật là nam giới và chỉ có 36,5% là nữ, các con số thống kê khác mới hơn ở 4 tỉnh Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và Đồng Nai cho kết quả tương tự trong đó nam giới vẫn chiếm nhiều hơn với con số xoay quanh khoảng 60% Chính phủ Việt Nam đã thông qua và thực thi nhiều luật, chính sách, quy định và sáng kiến liên quan đến người khuyết tật, kể cả quyền tiếp cận việc làm bền vững và hiệu quả, trong đó phải kể đến những văn bản chủ yếu sau: * Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc Hội thông qua năm 1992 và sửa đổi năm 2001. Việc bảo vệ người khuyết tật được nêu tại Điều 59 và 67. * Pháp lệnh Người Khuyết tật (1998). Điều 9 nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử hoặc ngược đãi người khuyết tật. * Bộ Luật Lao động (năm1994). Phần III của Bộ Luật quy định về việc làm cho người khuyết tật tại cơ quan và doanh nghiệp. Điều 123 nêu chỉ tiêu 2% đến 3% lực lượng lao động trong doanh nghiệp phải là người khuyết tật. 5 * Luật Đào tạo Nghề (năm 2006) * Bộ Quy chuẩn và Tiêu chuẩn về tiếp cận đối với người khuyết tật (2002), đưa ra những tiêu chuẩn tiếp cận cấp quốc gia. * Ban Điều phối Quốc gia về Vấn đề Người khuyết tật (2001). * Đề án Trợ giúp Người Khuyết tật của Chính phủ giai đoạn 2006-2010. Được phê duyệt tháng 10 năm 2006. Đề án đưa ra phương pháp tiếp cận toàn diện đối với vấn đề người khuyết tật với việc mở rộng đối tượng tham gia đề án và có sự tham gia của nhiều bộ ngành liên quan. * Giáo dục hòa nhập tầm nhìn tới năm 2015. Chính phủ đặt mục tiêu thực hiện giáo dục hòa nhập cho tất cả trẻ em khuyết tật vào năm 2015. * Luật Người Khuyết tật mới đang được dự thảo (từ tháng 5 năm 2009) và dự tính được Quốc hội thông qua vào năm 2010. Việt Nam vẫn được sự trợ giúp của quốc tế để hỗ trợ người khuyết tật, như trong năm 2008, Hoa Kỳ đã tài trợ hơn 2,6 triệu USD mở rộng hai dự án trợ giúp người khuyết tật tại Việt Nam. 3. Phân loại người khuyết tật. Có nhiều cách phân loại người khuyết tật khác nhau có thể chia: * Người khuyết tật có 3 dạng khuyết tật là khuyết tật vận động, khiếm thị và khiếm thính. Đối với từng dạng khuyết tật có những tính chất và cách thích ứng xã hội khác nhau. Sự khuyết tật có thể được phân loại theo các loại hình sau: - Vật lý. - Các giác quan ( nghe/nhìn). - Trí tuệ. - Tâm lý. Có nhiều cấp độ của khuyết tật - Nhẹ: Cá nhân có thể yêu cầu ít hoặc không cần yêu cầu giúp đỡ để thực hiện một hành vi cụ thể nào đó 6 - Trung bình: người đó cần một sự giúp đỡ nhỏ để thực hiện các hành vi thông thường. - Cao: cá nhân đó cần sự giúp đỡ đáng kể trong mọi hoạt động thường nhật. * Phân loại người khuyết tật ở góc độ y học và xã hội thì khuyết tật được được chia làm 8 loại. - Khuyết tật học tập. - Khuyết tật về tinh thần. - khuyết tật về cơ thể. - Bại liệt hoặc sự rối loạn về vận động. - Khuyết tật về ăm ngữ. - Khuyết tật về cảm giác. - Khuyết tật đa thể. - Sự rối lọan về nhân cách. 4. Thực trạng người khuyết tật. Theo thống kê mới đây của Viện nghiên cứu và Phát triển xã hội và Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội tại 8 tỉnh thành, hiện cả nước có khoảng 6,7 triệu người khuyết tật, chiếm 8% dân số, trong đó có 400.000 NKT nặng, có tới 42% NKT tự đánh giá tình trạng sức khoẻ của mình kém hơn rất nhiều so với người không khuyết tật; khoảng 20% NKT và 95% NKT nặng trong độ tuổi lao động không đi làm. Tỷ lệ NKT có thu nhập bao gồm lương, trợ cấp và phúc lợi ngoài lương thấp hơn nhiều so với người không khuyết tật, khoảng một nửa số NKT có mức lương tháng trung bình từ 1,25 triệu đồng trở xuống. Ngoài ra, vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với NKT vẫn đang diễn ra hàng ngày và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, lao động, học tập của NKT. Hiện số NKT bị kỳ thị cao nhất là dạng khuyết tật giao tiếp với 95,5%, khuyết tật trí não là 81% và khuyết tật trong tự chăm sóc bản thân là 80%. Mặc dù trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước ta đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ NKT nhưng vẫn còn những vấn đề mà NKT đang gặp phải vẫn là sự kỳ 7 thị và phân biệt đối xử, số đông NKT chưa biết hoặc chưa có điều kiện, khả năng tiếp cận, hiểu biết về những chính sách ưu đãi dành cho họ , điều đó đã dẫn đến khả năng hòa nhập và phát triển của NKT bị hạn chế. Mặt khác, NKT thuộc nhóm yếu thế do sự khiếm khuyết của cơ thể, các chức năng xã hội của họ có thể bị suy giảm. Từ thực tế này, sự tham gia của nhân viên CTXH sẽ giúp NKT tiếp cận với các nguồn lực, tư vấn cho họ phát huy khả năng, trình độ để NKT trở nên mạnh mẽ hơn, tự tin sống độc lập, hòa nhập cộng đồng và tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội, có cơ hội được lao động, học tập như những người bình thường. Nhân viên CTXH cũng sẽ tham vấn cho NKT có điều kiện tiếp cận để được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, làm việc, trợ giúp pháp lý, giúp họ hiểu và nắm bắt được các quyền của họ theo quy định của pháp luật Nhân viên CTXH cũng có vai trò và trách nhiệm quan trọng trong tiến trình tạo ra sự thay đổi tích cực đối với đời sống của NKT, thúc đẩy môi trường xã hội, bao gồm chính sách, pháp luật, cộng đồng thân thiện để NKT dễ dàng hòa nhập xã hội. Nhân viên CTXH còn là người tư vấn, giới thiệu những chính sách an sinh xã hội mà NKT được hưởng như miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, tiếp cận dễ dàng hơn với các công trình, phương tiện giao thông công cộng, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và tham gia đào tạo kỹ năng sống, tổ chức các dịch vụ nâng cao khả năng sống độc lập của NKT. II. Vận dụng kiến thức, kỹ năng công tác xã hội vào can thiệp 1. Giới thiệu về ca: Sau đây tôi xin giới thiệu về trường hợp của em Phạm Thị Tuyết M, sinh năm 1995 bị liệt hai chân, là con của 1 gia đình nghèo khó khăn. Gia đình M có 5 nhân khẩu và đang sống ở Văn Giang, Hưng Yên. Từ khi sinh ra, hầu hết mọi hoạt động của em đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của cha mẹ. Hiện tại gia đình em hết sức 8 khó khăn. Bố em thường xuyên đau ốm và hay cáu gắt, mẹ em khỏe mạnh nhưng do không có tay nghề nên hàng ngày đi buôn bán rau tại chợ làng để nuôi gia đình. Hai em của M vẫn còn nhỏ nên chưa giúp được nhiều việc cho gia định. Em rất muốn giúp đỡ gia đình nhưng gặp khó khăn vì em không có tay nghề và rất ít cơ quan muôn nhận người khuyết tật vào làm việc. Điều này đã làm cho M cảm thấy buồn và ngày càng mặc cảm về hoàn cảnh của mình 2. Các bước can thiệp hỗ trợ Sau khi biết được về hoàn cảnh của em M, nhân viên xã hội đã tiếp cận và có những bước can thiệp hỗ trợ như sau: 2.1. Đánh giá tình trạng ban đầu. Như chúng ta biết, Đánh giá tình trạng ban đầu là bước quan trọng nhằm có được thông tin quan trọng về các nhu cầu của thân chủ, xác định các dịch vụ phù hợp cho thân chủ. Đánh giá bao gồm các thông tin về tiểu sử gia đình, nguồn lực, sở thích… Để có bước đánh giá ban đầu chính xác về hoàn cảnh của M, tôi đã tiến hành vẽ sơ đồ phả hệ vè sơ đồ sinh thái gia đình nhà M. Bảng mô tả về thân chủ và gia đình thân chủ STT Họ và tên Nghề nghiệp Tình trạng sức khỏe Mối quan hệ với thân chủ 1 Phạm Văn N Nông nghiệp Hay đau yếu Bố đẻ 2 Nguyễn Thị L Buôn bán nhỏ Khỏe mạnh Mẹ đẻ 3 Phạm Thị Tuyết M ở nhà Bị liệt Thân chủ 4 Phạm Thị V Đang học Tốt Em gái 5 Phạm Thành Đ Đang học Tốt Em trai Nhìn vào bảng mô tả về thân chủ và gia đình thân chủ, chúng ta có thể thấy. Gia đình M có 05 thành viên. Bố M thường xuyên đau yếu và hay cáu gắt với mẹ của M. Hai em của M còn nhỏ và đang đi học. 9 Như vậy, gia đình M là gia đình nông nghiệp và đông con nên cuộc sống gia đình khá khó khăn. Bố M thường xuyên đau yếu nên ngánh nặng gia đình chủ yếu tập trung vào mẹ của M Không những vây, M bị liệu nên ngánh nặng của bố mẹ M lại càng nặng thêm. 2.2. Xác minh, đánh giá toàn diện Sau khi tiếp nhận thông tin về hoàn cảnh của thân chủ M, nhân viên xã hội đã tiếp cận và xác minh, đánh giá toàn diện về vấn đề của thân chủ. Để xác minh, đánh giá toàn diện về thân chủ, có thể đi từ việc phân tích nguyên nhân, xác định vấn đề ưu tiên từ phía thân chủ cũng như gia đình thân chủ. - Cây vấn đề 10 Mặc cảm, tự ty Không tìm được công việc Gia đình khó khăn Bị khuyết tật Không có trình độ Bố hay ốm đau Các em còn nhỏ Bố mẹ không có trình độ [...]... sống của người khuyết tật, thúc đẩy môi 18 trường xã hội, bao gồm chính sách, pháp luật, cộng đồng thân thiện để người khuyết tật dễ dàng hòa nhập xã hội Nhân viên CTXH còn là người tư vấn, giới thiệu những chính sách an sinh xã hội mà người khuyết tật được hưởng như miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, tiếp cận dễ dàng hơn với các công trình, phương tiện giao thông công cộng,... cho họ , điều đó đã dẫn đến khả năng hòa nhập và phát triển của người khuyết tật bị hạn chế Mặt khác, người khuyết tật thuộc nhóm yếu thế do sự khiếm khuyết của cơ thể, các chức năng xã hội của họ có thể bị suy giảm Từ thực tế này, sự tham gia của nhân viên CTXH sẽ giúp người khuyết tật tiếp cận với các nguồn lực, tư vấn cho họ phát huy khả năng, trình độ để người khuyết tật trở nên mạnh mẽ hơn, tự tin... quan ở những tiến trình sau như khi kết nối nguồn lực giúp M có thể hoàn thiện thủ tục xin hưởng trợ cấp dành cho người khuyết tật cần kết hợp luôn việc kết nối và xin trợ giúp từ phía các cơ quan về việc hỗ M có một công việc làm ổn định để ổn định cuộc sống Nhân viên xã hội cần tìm hiểu rõ về luật người khuyết tật và những chính sách, chế độ mà người khuyết tật được hưởng Việc tìm hiểu về những cơ... có những phương án cũng như sự kiến nghị đạt kết quả tốt nhất Thân chủ cùng nhân viên xã hội đến cơ quan phụ trách về mảng khuyết tật, nêu lên những vấn đề và giảm định khuyết tật của M, sau khi xem xét, điều tra cơ quan đã xác nhận M bị khuyết tật đi lại và nhận được trợ giúp và sẽ hoàn thiện hồ sơ sớm để M được nhận trợ cấp Như vậy, bằng kỹ năng thu thập thông tin, nghiên cứu tài liệu cũng như kỹ năng. .. công cộng, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và tham gia đào tạo kỹ năng sống, tổ chức các dịch vụ nâng cao khả năng sống độc lập của người khuyết tật TÀI LIỆU THAM KHẢO - Giáo trình công tác xã hội với người khuyết tật – Đại học khoa học xã hội và nhân văn - Wapsite: trankham.blogspot.com - http://www.trekhuyettat.org/ - Luật người khuyết tật năm 2012 19 20 ... hàng tháng gần địa phương hỗ trợ M học còn thấp nghề và tạo công ăn việc làm 17 KẾT LUẬN Mặc dù trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước ta đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ người khuyết tật nhưng vẫn còn những vấn đề mà người khuyết tật đang gặp phải vẫn là sự kỳ thị và phân biệt đối xử, số đông người khuyết tật chưa biết hoặc chưa có điều kiện, khả năng tiếp cận, hiểu biết về những chính sách ưu đãi dành... phủ… Các cấp, ban ngành quản lý về lĩnh vực người khuyết tật có trách nhiệm giúp đỡ hoàn thiện hồ sơ và thủ tục quan về vấn đề giải quyết cho người khuyết tật Các tổ chức phi chính phủ để M nhân được hỗ trợ học nghề Chính quyền Giúp M 3 tìm được trường dạy cơ sở học nghề cho người nghề 2 Giới thiệu đến khuyết tật Giúp tìm Kêu gọi sự Bạn bè… Chính quyền được công giúp đỡ từ địa việc ổn định địa phương Hàng... các hoạt động xã hội, có cơ hội được lao động, học tập như những người bình thường Nhân viên CTXH cũng sẽ tham vấn cho người khuyết tật có điều kiện tiếp cận để được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, làm việc, trợ giúp pháp lý, giúp họ hiểu và nắm bắt được các quyền của họ theo quy định của pháp luật Nhân viên CTXH cũng có vai trò và trách nhiệm quan trọng trong tiến trình... được Mặt hạn chế Trong thời gian thực hiện đã Quá trình kêu gọi sự hỗ trợ và kêu gọi được sự giúp đỡ từ hoàn thiện thủ tục còn lâu gây chính quyền địa phương về tốn kém thời gian việc hỗ trợ M hoàn thiện thủ tục để được hưởng trợ cấp học nghề dành cho người khuyết tật Liên hệ được một vài cơ sở M chưa thích nghi được với Giúp anh M có công việc làm ổn định làm nghề thủ công, dễ làm và công việc và lương... hiện tại của M cũng như giúp gia đình M thoát khỏi đời sống khó khăn hiện tài 13 Hội người khuyết tật trước có mối liên hệ với M, khi M còn đi học nhưng hiện tại do M đã kết thúc việc học nên Hội người khuyết tật cũng không thực sự quan tâm chú ý đến hoàn cảnh của M Hội phụ nữ, đoàn thanh niên…cũng chưa thực sự quan tâm đến M Đoàn thanh niên chưa có hoạt động thiết thực để giúp đỡ M - Điểm mạnh, hạn

Ngày đăng: 07/07/2014, 16:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w