1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kinh nghiệm rèn kỷ năng toán cho hs dtnt

8 312 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 87 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI SÁNG KINH NGHIỆM: RÈN LUYỆN MỘT SỐ KỶ NĂNG CƠ BẢN CẦN THIẾT CHO HỌC SINH DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÍNH DẠY TOÁN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ Họ và tên người viết: Võ Đại Luân Dơn vị công tác : Trường PTDT nội trú Krông Ana Trình độ chuyên môn Nghiệp vụ : Đại học Môn tạo : Sư phạm toán • • DÀN Ý CỦA ĐỀ TÀI; A/ MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT : I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở khoa học 2. Cơ sở thực tiễn’ Ii/ ĐỐI TƯỢNG, CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1. Đối tượng nghiên cứu. 2. Cơ sở nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu. B/ NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU; I/ Nội dung nghiên cứu. II/ Kết quả nghiên cứu. C/ NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ D/ KẾT LUẬN 1 A/MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ THUYẾT II/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : 1.Cơ sở khoa học: Toán học có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong khoa học kỷ thuật và đời sống giúp con người tiếp thu một cách dễ dàng các môn học khác có hiệu quả. Thông qua việc học toán các em Hs dân tộc có thể năm vững đựợc nội dung toán học và phương pháp giải toán, từ đó vận dụng vào các môn học khác nhất là các môn khoa học tự nhiên. Hơn nũa toán học còn là cơ sở của mọi ngành khoa học khác, chính vì thế toán học có vai trò quan trọng trong trường phổ thông, nó đòi hỏi người thầy phải có nghệ thuật để tạo được những phương pháp dạy học tốt giúp Hs nói chung và con em đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng có hệ thống. Việc nắm vững tốt các kiến thức toán học không giúp các em học tốt môn toán mà còn mà còn có tác dụng hỗ trợ cho nhiều môn học khác như: Hóa học, vật lý, tin học v v. Đặc biệt giúp cho Hs phát triển tư duy sáng tạo một cách tốt nhát. Trong quá trình dạy toán cấp THCS ở trường dân tộc nội trú và qua trình tìm hiểu bản thân tôi nhận thấy đẻ giúp cho Hs các trường Dân Tộc Nội Trú học tốt bộ môn toán GV cần rèn các kỷ năng cơ bản như: Kỷ năng nghe – hiểu – ghi chép; Kỷ năng đọc – hiểu ; Kỷ năng xào bài- truy bài ; Kỷ năng vận dụng lý thuyết – giãi bài tập đơn giản 2. Cơ sở thực tiễn: Do đặc thù của các trường phổ thông đân tộc nội trú hầu hết đối tượng học sinh là con em các đồng bào dân tộc thiếu số nên mỗi dân tộc, mỗi địa phương có phong tục tập quán, ngôn ngữ khác nhau. Khi mới vào các trường phổ trường phổ thông dân tộc nội trú các em còn nhỏ (độ tuổi từ 11 =13 tuổi), có không ít chưa thành thạo tiếng phổ thông. Khả năng tiếp thu của các em còn chậm. Việc giúp các em học tốt các môn học nói chung và môn toán nói riêng là một điều vô cùng khó khăn đối với GV dạy các trường phổ dân tộc nội trú. Nhằm giúp các em học sinh dân tộc thiểu số học tốt các môn nói chung và môn toán nói riêng theo tôi GV cần rèn luyện cho Hs một số kỷ năng cơ bản như: Nghe-hiểu-ghi chép ; Đọc-hiểu ; Xào bài-truy bài ; Vận dụng lý thuyết-giải bài tập đơn giản. Dưới đây tôi xin giới thiệu nội dung một một số kỷ năng cơ bản để các thầy cô cùng nghiên cứu và có thể vận dụng vào việc giảng dạy môn toán tại các trường phổ thông dân tộc nội trú nhằm giúp các em Hs dân tộc thiểu số lĩnh hội các kiến thức của môn toán một cách nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn. II/ ĐỐI TƯỢNG, CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 1. Đối tượng nghiên cứu: Áp dụng vào việc giảng dạy môn toán trường phổ thông dân tộc nội trú Krông Ana từ năm học 2007 -2008. 2. Cơ sở nghiên cứu Căn cứ vào những tài liệu chỉ đạo về đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo dục-Dào tạo, đặc biệt là việc đổi mới sách giáo khoa và các tài liệu giảng dạy 2 khác có liên quan đến môn toán. Căn cứ vào các kỳ bồi dưỡng thường xuyên do ngành GD&ĐT tổ chức vào các năm học : 2002-2003; 2003-2004; 2005-2006;2006- 2007. Qua kinh nghiệm giảng dạy môn toán 18 năm ở trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Krông Ana. 3. Phương pháp nghiên cứu: Đề tải được thực hiện bằng cách đem lý thuyết áp dụng vào thực tế có điều chỉnh bổ sung và từ thực tiễn rút ra những kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy môn toán. B/ NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. I/ NỘI DUNG: KỶ NĂNG MỘT: GIÚP HỌC SINH CÁCH NGHE- HIỂU-GHI CHÉP Qúa trình học của học sinh, ban đầu về cơ bản là quá trình bắt chước theo mẫu, tuân thủ quá trình nhận thức chung. Để có được kiến thức cho mình, trên lớp HS phải biết kết hợp nghe-hiểu- ghi. Tuy nhiên không phải Hs nào, đặc biệt là Hs dân tộc cũng ý thức được điều đó. Do đó cần thiết phải hình thành và rèn luyện cho Hs khả năng nghe- hiểu –ghi. Trước hết, cần hình thành và luyện tập cho Hs khả năng nghe-ghi. Để hình thành và luyện tập khả năng này trước hết khi giảng dạy môn toán lời nói của GV cần phải ngắn gọn chậm rãi và chính xác có như vậy các em Hs dân tộc mới nghe được, tiếp theo GV cần luyện tập cho HS từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp… - Ban đầu GV nên giúp học sinh bằng cách nói rõ đoạn nào chỉ nghe, đoạn nào cần ghi, khi đó GV đọc cho Hs chép các kiến thức cơ bản. - Tiến tới, luyện tập cho HS cách nghe-ghi bằng cách tự cho Hs nghe, sau đó tóm lại ý chính, GV chỉnh sửa. - Về sau, ở mức độ cao hơn, yêu cầu mỗi em tự nghe-ghi theo cách hiểu của mình, nội dung nhấn mạnh GV đọc chậm hoặc lặp lại, gọi vài em lặp lai… Qua nhiều lần như thế hình thành và rèn luyện ở người học cách nghe-ghi trên lớp. Chú ý rằng, để hình thành cho Hs cách nghe-ghi cần luyện tập theo mẫu và luyện đi luyện lại. Chỉ chuyển tiếp khi thấy Hs đã tự làm được theo yêu cầu đặt ra, phần này chỉ áp dụng với học sinh lớp 8, 9 Sau khi Hs đã biết cách nghe-ghi, GV nên luyện tập cho Hs cách nghe-hiểu. Khi Hs nghe-hiểu, tức là Hs nắm được kiến thức cơ bản để có thể rự ghi, Gv không phải can thiệp vào quá trình Hs ghi bài nữa. Qúa trình hình thành và rèn luyện khả năng nghe-hiểu tương tự như nghe-ghi. Nghe-hiểu giúp Hs tiếp nhận được lượng thông tin lớn, do tốc độ nghe nhanh hơn tốc độ ghi. Tuy nhiên, cần yêu cầu Hs tự ghi lại kiến thức cơ bản khi tự học bài ở nhà, lúc này Hs hồi tưởng lại lần hai, góp phần hiểu và nhớ thêm một lần nữa kiến thức. 3 thực tế cho thấy, nhiều Hs về nhà không tự ghi lại kiến thức đã nghe-hiểu, do đó, sau một thời gian kiến thức bị mai một, dẫn tới rỗng kiến thức. Chú ý rằng, một trong các giải pháp đổi mới PPDH môn toán ở trường THCS là sử dụng tối đa SGK do đó khả năng nghe-hiểu là quan trọng, và đảm bảo được tiến độ bài giảng với SGK mới, nếu GV vẫn dạy theo kiểu nghe-ghi thường không đủ thời gian. Khi Hs biết cách nghe-ghi cũng như nghe-hiểu là đã hình thành được ở Hs một kỹ năng quan trọng, đó là kỹ năng hiểu được ý tưởng người khác. Về sau Hs có thể biết cách học hỏi Gv, học hỏi bạn những nội dung chưa thật sự hiểu, cũng có thể biết tranh luận để tìm ra chân lý, tiếng nói chung. Khi kỹ năng hiểu được ý tưởng người khác được hình thành thì Hs tự chủ hơn trong học tập. Biện pháp này cần được thực hiện tốt trong các khâu của qus trình lên lớp. đồng thời GV cần hình dung trước cách Hs nghe-ghi, nghe-hiểu khi tự học ở nhà như thế nào để kịp thời hướng dẫn Hs tự học. Với cách dạy học như vậy, Gv chủ động thiết kế, hướng dẫn quá trình tự học của Hs ở nhà. Nên tận dụng tối đa cơ hội trong giờ học trên lớp để Hs có thể được nghe-ghi, nghe-hiểu. Đồng thời GV cần kiểm tra để đảm bảo đã hình thành và rèn luyện cho mỗi Hs thói quen, ý thức nghe-ghi và nghe-hiểu KỶ NĂNG HAI : GIÚP HỌC SINH ĐỌC - HIỂU Hầu hết các em Hs trường Dân Tộc Nội Trú các em đèu ở nịi trú tại trường nên chú ý rằng, quan trọng nhất là tự học là tự đọc, đọc bài học, đọc sách,…do đó, cần thiết phải luyện tập cho Hs cách đọc-hiểu. Thực tế cho thấy những Hs học tốt là những Hs có thể tự hoc, có thể tự đọc. Khi biết đọc tài liệu là Hs đã có thể hiểu được ý tưởng của người khác. Tương tự như nghe-hiểu, Hs cần được luyện tập cách đọc-hiểu.Tuy nhiên, so với nghe-hiểu thì đọc-hiểu ở cấp độ cao hơn, mức độ độc lập, tự giác ở Hs cao hơn. Việc hình thành và rèn luyện cho Hs cách đọc-hiểu tương tự như hình thành việc nghe-hiểu, cần theo mức độ tăng dần từ dẽ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, … Chẳng hạn: - Ban đầu nên tập cho Hs cách đọc hiểu một nội dung đơn giản (ngắn), ví dụ: đọc-hiểu khái niệm hai góc đôi đỉnh (toán 6). Chú ý rằng SGK toán THCS viết theo chương trình 2002 tạo điều kiện để Hs được đọc-hiểu, thông qua đó hình thành khái niệm, giúp Hs chiếm lĩnh khái niệm một cách không áp đặt. - Sau khi Hs đã có thể đọc-hiểu một nội dung đơn giản, cho Hs đọc –hiểu một chứng minh đơn giản (ngắn). Chẳng hạn, đọc hiểu: chứng minh tính chất : “ hai góc đối đỉnh thì bằng nhau” ( toán 6). - Tiếp theo luyện cho Hs cách đọc-hiểu lời giải một bài toán đơn giản (ngắn). chẳng hạn, đọc-hiểu lời giải của một bài tập có trong SGK hoặc lời giải của một bài toán mà Gv chuẩn bị trước Khi Hs đã biết cách đọc-hiểu thì có thể biết cách tự đọc trước bài học ở nhà, đến lớp chủ động hơn khi tham gia chiếm lĩnh kiến thức. 4 Khi biết đọc hiểu, Hs có thể tự đọc và hiểu được câu hỏi của bài tập, cũng như câu hỏi của bài kiểm tra, từ đó biết cách trả lời trúng hướng, góp phần nâng cao hiệu quả học tập. Trên cơ sở biết đọc-hiểu và nắm được kiến thức cơ bản, Hs tự đọc hiểu quả các sách đọc thêm hoặc sách nâng cao. Khi đó Hs tự nâng mình lên một tầm mới. Kỷ năng này cần được thực hiện tốt trong các khâu cảu quá trình lên lớp, đặc biệt trong khi tìm lời giải cho một số bài tập. Cùng với việc thiết kế bài học, Gv cần hình dung trước cách Hs đọc-hiểu bài học khi tự ôn bài ở nhà như thế nào để kịp thờih ướng dẫn Hs tự học, cố gắng lựa chọn các câu hỏi, bài tập có phân bậc hoạt động để giúp Hs luyện tập cách đọc-hiểu. một cách đọc hiểu SGK là đọc và gạch chân (bằng bút màu) nội dung chính. KỶ NĂNG BA : GIÚP HỌC SINH CÁCH XÀO BÀI - TRUY BÀI Để Hs có thể xào bài được tốt Gv cần hướng dẫn Hs xào bài khi học bài ở nhà theo trình tự : - Sau khi học ở trường về, học lại ngay, làm ngay những nội dung được học, khi đó do có thể nhớ được hầu hết những lời giảng trên lớp nên thuộc nhanh, từ đó không tốn thời gian, mặt khác chẳng may bận hoặc ốm đau gì đó, khi đã xào bài tức là đã tích luy một lần rồi, trong trường hợp đó vẫn thuộc bài, làm bài đầy đủ. - Sau khi xào bài có thể truy bài ( xem phần truy bài dưới đây). - Gần đến ngày học bài tiếp theo phải xem lại một lần nữa, như vậy dương như mỗi bài được học hai lần, kiến thức được khắc sâu hơn. - Giai đoạn đầu, khi Hs bắt đầu học cách tự học, để hình thành cách xào bài, Gv nên chuẩn bị ra dãy các công việc (thường là câu hỏi và bài tập) mà mỗi Hs cần tiến hành để có thể hoàn thành nhiệm vụ xào bài. Sau đó hướng dẫn tỉ mỉ từng bước tiến hành. Chẳng hạn : với bài tập “ tập hợp phần tử của tập hơp” (toán 6). Để giúp Hs xào bài, Gv có thể hướng dẫn : - Về nhà, các em cần bố trí thời gian ôn lại bài học ngay trong ngày hôm nay, gọi là xào bài để một lần nữa củng cố, khắc sâu kiến thức. - Trước hết các em tự hồi tưởng lại bài học xem đã được học những gì? Nội dung nào đã hiểu, nội dung nào chưa biêt? Nội dung nào quên,…với nội dung chưa nhớ, chưa hiểu, hoặc quên cần học lại ngay. - Khi xào bài các em nhớ đọc lại để hiểu kĩ lý thuyết, tức là nắm được : tập hợp? kí hiệu tập hợp? cách viết bài tập? minh họa tập hợp? nhận biết phần tử thuộc, không thuộc tập hợp? số lượng phần tử thuộc tập hợp, sau đó vận dụng làm bài tập. Để Hs có thể truy bài được tốt Gv cần dựa vào trọng tâm bài đã học, cũng như kiến thức chuẩn bị cho bài học sau, đồng thời dựa vào những vấn đề chuẩn bị cho các bài kiểm tra, các kỳ thi,… mà thiết kế các câu hỏi, bài tập, để kiểm tra,…có phân bậc theo mức độ khó dễ, phức tạp,…để Hs tự học, tự truy bài, sau đó truy bài theo nhóm. Như vậy câu hỏi và bài tập cho Hs truy bài phần nào đó giống với câu hỏi kiểm tra 5 thi,…Tức là kiểm tra Hs có thực hiện được mục tiêu bài dạy hay không, đồng thời kiểm tra Hs đã chuẩn bị được gì cho việc ôn thi,kiểm tra. Gv cần hướng dẫn Hs các bước tiến hành để có thể truy bài được tốt: - Tự xào bài. - Tự vận dụng kiến thức trong giải bài tập (như đã nêu trong các biện pháp trên). - Tự trả lời câu hỏi (Gv dự kiến trước). - Khi đã vượt qua được các công đoạn trên Hs có thể chủ động truy bài thông qua cách đọc, cách học nhóm, từ hai Hs trở lên, một Hs nào đó đề xuất câu hỏi để các thành viên cùng tranh luận. Như vậy, để truy bài Hs phải trãi qua tự ôn, tự xào bài trước. Khi đã hình thành được thói quen truy bài Hs sẽ tự phân biệt được xào bài, truy bài,…đồngt hời tổ chức quá trình tự học của mình sao cho có hiệu quả nhất. Chú ý rằng : trong học tập nhiều khi Hs không tự nhận thức được mình đang sai, do đó tự học, tự xào bài, tự truy bài đôi khi vẫn không chắc chắn hiểu bản chất kiến thức. Do đó phải cần có người đối chữ, thông qua tranh luận mà mỗi Hs tự nhận thức được lại việc nắm kiến thức của mình, sau đó tự điều chỉnh truy bài như thế là biện pháp chuẩn bị bài tích cực. Nhiều khi qua tranh luận câu hỏi của Hs đưa ra trùng với câu hỏi mà Gv định kiểm tra. Trong trường hợp đó Hs sẽ hiểu được việc tự học đã có giá trị tạo đà cho việc học tập tiếp theo. Truy bài vừa giúp Hs thực hiện hoạt động củng cố, khắc sâu kiến thức, giúp Hs hoạt động ngôn ngữ. Như vậy qua truy bài, Hs chẳng những củng cố được kiến thức mà còn luyện tập được cách diễn đạt sự hiểu biết của mình, một năng lực cần có của người Hs học tập tích cực. Một hình thức truy bài thường thấy là khâu kiểm tra bài cũ của Hs trước khi vào bài mới. Do đó, nếu Hs đã truy bài tốt sẽ có thể đạt kết quả cao trong khi kiểm tra bài. Ngược lại, truy bài chưa tốt Hs sẽ bất ngờ và lúng túng trong trả lời. Một khó khăn trong việc truy bài là Hs không có thời gian và điều kiện gặp gỡ bạn để trao đổi. Góp phần khắc phục tình trạng này, Gv giúp Hs truy bài thông qua phiếu học tập, mà nội dung đáp ứng được các vấn đề đã nêu. Với cách làm đó và trong điều kiện có sự hỗ trợ của computer Hs có thể truy bài với sự trợ giúp của máy đóng vai trò người thầy. Luyện tập cho Hs cách truy bài là luyện tập cho Hs đóngv ai Gv khi đứng trước nội dung học vấn. Sau đó để giúp Hs truy bài được tốt, Gv cần hướng dẫn Hs đóng vai người dạy, biết xác định trọng tâm, biết mục tiêu bài học, hiểu được kĩ năng cơ bản, trên cơ sở đó có được tri thức và tri thức phương pháp. Sau đó biết tự đưa ra câu hỏi để hỏi mình hoặc hỏi bạn, tất nhiên phải biết cách trả lời câu hỏi đã dặt ra, trong trường hợp không tự trả lời được thì biết cách tìm câu trả lời đúng ở đâu, tức là biết cách hỏi thầy, hỏi bạn. Truy bài cũng là hình thức giúp Hs tự đánh giá và đánh giá bạn, thông qua đó giúp mình giúp bạn cùng tiến bộ. Biết cách giúp Hs truy bài là có được biện pháp phát huy tính chủ động tích cực ở người học, cũng đồng thời iups Hs tự học ở mức độ cao, do đó cần quan tâm đến truy bài trong suốt quá trình dạy học. 6 KỶ NĂNG BỐN : GIÚP HỌC SINH CÁCH VẬN DỤNG LÝ THUYẾT VÀO BÀI TẬP ĐƠN GIẢN Trong dạy học toán, mỗi bài tập toán được sử dụng với những dụng ý khác nhau, có thể dùng để tạo tiền đề xuất phát, để gợi động cơ, để làm việc với những nội dung mới để củng cố hoặc kiểm tra,… Ở thời điểm cụ thể nào đó, mỗi bài tập chứa đựng tường minh hay ẩn tàng những chức năng khác nhau (chức năng dạy học, chức năng giáo dục, chức năng phát triển, chức năng kiểm tra), những chức năng này đều hướng tời việc thực hiện các mục đích dạy học. Tuy nhiên, trên thực tế các chức năng này không bộc lộ một cách riêng lẽ và tách rời nhau, khi nói đến chức năng này hay chức năng khác của một bài tập cụ thể tức là có ý nói chức năng ấy được thực hiện một cách tường minh, công khai. Bài tập đơn giản là những bài tập mà các từ (cụm từ), các ý, các câu trong giả thiết đều đơn trị, tức là chỉ có 1 cách hiểu và kiến thức tương ứng với nội hàm đó đã được Hs hiểu. II/KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sau khi nghiên cứu nhiều kỷ năng cơ bản cần thiết nhằm giúp học sinh học tốt bộ môn toán cấp Trung Học Cơ Sở bản thân tôi đã sàng lọc và vận dụng bốn kỷ năng cần thiết nhắt như: Nghe-hiểu-ghi chép ; Đọc-hiểu ; Xào bài-truy bài ; Vận dụng lý thuyết-giải bài tập đơn giản vào việc giảng dạy môn toán tại trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Krông Ana từ năm học 2007-2008. Trong 3 năm qua khi tôi chú ý vận dụng 4 kỷ năng này vào việc học môn toán cho lớp 6 năm học;2007-2008. Lớp 7 năm học:2008-2009. Lớp 8 năm học; 2009-2010. Đến hôm nay tôi thấy các em tự tin hơn, chủ động hơn trong việc tiếp thu các kiến thức của môn toán cũng như các bộ môn khác Như chúng ta ai cũng biết học binh là con em đồng bào các đan tộc thiểu số khi vào lớp 6 có không ít em nói chưa thông viết chưa thạo.Vậy mà sau 3 năm vận dụng 4 kỷ năng vào việc dạy toán tại trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Krông Ana từ năm học 2007-2008 đến nay có kêt quả như sau: Năm học T S Loại giỏi Loại khá Loại TB Loại yếu Loại kém Ghi chú 2007-2008 36 2 12 12 10 0 2008-2009 36 2 15 15 4 0 2009-2010 36 C/ NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ: Một sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng được cho nhiều năm và cũng có thể nhiều năm mới có một sáng kiến kinh nghiệm do vậy tôi đè nghị các cấp của ngành GD&ĐT nên nghiên cứu và giải quyết hai vấn đề sau: 7 • Vấn đề thứ nhất: Khi một sáng kiến kinh nghiệm có giải cao nên tổ chức thành chuyên đề để áp dụng và nhân rộn. • Vấn đề thứ hai : Khi một sáng kiến kinh nghiệm có giải cao nên cho tác giả đó miễn viết thời gian nào đố. Nếu mỗi năm viết một sáng kiến thì không hiệu quả sẽ có hiện tượng sao chép của nhau. D/ KẾT LUẬN Dạy học tại trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú không không chỉ là dạy kiến thức cho học sinh mà còn dạy cho các em biết cách học,biết cách thu nhận kiến thức một cách tự lực bằng cách thu lượm và xử lý thông tin để có thể tự đổi mới những hiểu biết của mình. Khi mà lượng thông tin ngày càng tăng nhanh Trong khi đó thời gian học tập của các em tại có hạn, Giáo viên không thể dạy cho các em tất cả những gì cần cho cuộc sống này mà chỉ trang bị cho các em những kiến thức cơ bản và phưong pháp nhận thức ,phương pháp tự học đẻ có thể học tập suốt đời, dễ dàng thích ứng với thời bùng nổ thông tin và khoa học. Nghĩa là góp phần đào tạo conn em đồng dân tộc từ những người nhút nhát tụ ti thành những người năng động, linh hoạt, sáng tạo có khả năng giải quyết những vấn đề học tập hôm nay và lao động ngày mai. Với những kinh nghiệm khiêm tốn có được trong quá trình giảng dạy, tôi mạnh dạn viết lên đề tài này. Đây có thể là một kinh nghiệm hay trong quá trinh giảng dạy môn toán cho Hs nói chung và cho học sinh dân tộc thiểu số nói riêng. Trong quá trình nghiên cứu và vận dụng đề tài sẻ có nhiều bất cập bởi vậy tôi muốn lắng nghe ý kiến đống góp của quí thầy cô và bạn bề đồng nghiệp. Rất mong ý kiến phản hồi. Krông Ana, ngày 30 tháng 3 năm 2010 Người viết Võ Đại Luân Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁM KHẢO CẤP TRUỜNG: : ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………. 8 . trường Dân Tộc Nội Trú học tốt bộ môn toán GV cần rèn các kỷ năng cơ bản như: Kỷ năng nghe – hiểu – ghi chép; Kỷ năng đọc – hiểu ; Kỷ năng xào bài- truy bài ; Kỷ năng vận dụng lý thuyết – giãi bài. ĐỀ TÀI SÁNG KINH NGHIỆM: RÈN LUYỆN MỘT SỐ KỶ NĂNG CƠ BẢN CẦN THIẾT CHO HỌC SINH DÂN TỘC TRONG QUÁ TRÍNH DẠY TOÁN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ CẤP TRUNG. thức cho mình, trên lớp HS phải biết kết hợp nghe-hiểu- ghi. Tuy nhiên không phải Hs nào, đặc biệt là Hs dân tộc cũng ý thức được điều đó. Do đó cần thiết phải hình thành và rèn luyện cho Hs

Ngày đăng: 07/07/2014, 16:00

w